Traần trọng kim là ai

Thực ra ý kiến coi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là "việc không nên làm" vì "khi thay thế Pháp, Nhật đã có chính quyền Trần Trọng Kim" của ông tiến sĩ nọ cũng không có gì mới. Trước đó đã có một vài giọng điệu lạc lõng khác cho rằng "ngày độc lập của Việt Nam là 11-3-1945" (11-3-1945 là ngày vua bù nhìn Bảo Đại ký đạo dụ "Tuyên cáo Việt Nam độc lập" sau khi Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương và tuyên bố "trao lại độc lập cho Việt Nam")! Nói cách khác thì ý kiến của ông tiến sĩ chỉ là nối dài việc "đánh lận con đen" để tảng lờ thực chất việc phát-xít Nhật giành quyền kiểm soát Đông Dương chỉ là cố gắng tuyệt vọng khi thất bại là không tránh khỏi, thêm nữa cũng để chặn trước nguy cơ bị quân đội Pháp ở Đông Dương tiến công. Tư liệu lịch sử cho thấy các sự kiện (như: hành động quân sự, lựa chọn nhân vật chính trị, thành lập chính quyền bù nhìn...) diễn ra theo kịch bản đã được tình báo của hải quân Nhật ở Đông Dương chuẩn bị kỹ lưỡng.

Sau cuộc tập kích bất ngờ vào quân Pháp đêm 9-3-1945, vấn đề quan trọng nhất đối với quân Nhật là duy trì bằng được "trật tự và ổn định" nhằm tìm nguồn cung ứng vật chất tại chỗ cho gần 100.000 lính Nhật và để phòng thủ. Tuy nhiên, đúng lúc đó, bộ máy hành chính thực dân mà Nhật muốn kế thừa từ Pháp đã tan rã, vì thế việc lập một bộ máy cai trị tay sai bản xứ đặt ra như một đòi hỏi cấp bách. "Chính phủ" Trần Trọng Kim ra đời trong bối cảnh đó.

Đánh giá về sự kiện này, trong bài báo nhan đề Trần Trọng Kim, chính khách bất đắc dĩ? đã đăng trên tiasang.com.vn ngày 18-2-2014, sau khi khái quát các sự kiện liên quan, tác giả Trần Văn Chánh viết: "có thể thấy ngày càng rõ hơn việc đưa Trần Trọng Kim đứng ra lập nội các cho Bảo Đại trước sau đều do người Nhật đạo diễn một cách khéo léo để dẫn dụ Trần Trọng Kim vào "tròng"..."! Sáng 10-3-1945, trên đường đi săn, Bảo Đại bị một toán quân Nhật áp giải về kinh thành. Đại sứ Nhật ở Huế là Masayuki Yokoyama (Ma-xa-y-u-ki Y-ô-kô-y-a-ma) đề nghị ông ra tuyên bố độc lập và sớm thành lập chính phủ để hợp tác với Nhật. Ngày 11-3, Bảo Đại ban bố một đạo dụ cam kết "... hợp tác toàn tâm toàn ý với đế quốc Nhật Bản". Bảo Đại hai lần gửi điện tín vào Sài Gòn mời Ngô Đình Diệm ra Huế lập nội các, nhưng rồi người được Nhật chọn vào vai trò này là Trần Trọng Kim. Ngày 30-3-1945, Trần Trọng Kim đang ở Băng-cốc được Nhật đưa về Sài Gòn, sau đó ra Huế thành lập "chính phủ" vào ngày 17-4 với bản tuyên cáo bày tỏ sự tri ân: "... không thể quên ơn nước Đại Nhật Bản đã giải phóng cho ta" và tin tưởng: "trên nhờ lòng tin cậy của đức Kim Thượng (Bảo Đại), dưới nhờ sự ủng hộ của quốc dân, ngoài tin vào lòng thành thực của nước Đại Nhật Bản" để "mong nền móng xây đắp được vững vàng để cơ đồ nước Việt Nam ta muôn đời trường cửu" (Dẫn theo Phạm Hồng Tung - Nội các Trần Trọng Kim, bản chất, vai trò và vị trí lịch sử, NXB Chính trị Quốc gia, H.2009, tr.191, tr.193).

Không biết khi viết tuyên cáo, ông Trần Trọng Kim có thành thực tin như vậy không, nhưng trong hồi ký Một cơn gió bụi, ông viết: "Nhật Bản trước vốn là một nước đồng văn đồng hóa ở Á Đông, nhưng về sau đã theo Âu hóa, dùng những phương pháp quỷ quyệt để mở rộng chủ nghĩa đế quốc của họ, trước đã thôn tính Cao Ly và Mãn Châu, sau lại muốn xâm lược nước Tàu và các nước khác ở Á Đông đã bị người Âu châu chiếm giữ. Người Nhật tuy dùng khẩu hiệu "đồng minh cộng nhục" và lấy danh nghĩa "giải phóng các dân tộc bị hà hiếp" nhưng thâm ý là muốn thu hết quyền lợi về mình.

Bởi vậy chính sách của họ thấy đầy những sự trái ngược, nói một đằng làm một nẻo" (Phạm Hồng Tung, Sđd)? Tồn tại trong thời gian ngắn từ ngày 17-4-1945 đến ngày 23-8-1945, "chính phủ" Trần Trọng Kim tập hợp được một số trí thức có uy tín thời đó với nhiệt thành, thực tâm yêu nước như Hoàng Xuân Hãn, Phan Anh, Trịnh Đình Thảo... và cũng cố gắng làm một số công việc hữu ích như: thống nhất về danh nghĩa phần đất Nam kỳ vào lãnh thổ Việt Nam; quy định chữ quốc ngữ và tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức ở công sở, trường học; triển khai chương trình giáo dục bằng tiếng Việt; thành lập lực lượng "thanh niên tiền tuyến" (bộ phận thanh niên yêu nước trong tổ chức này sau được "Việt Minh hóa" đã hoạt động tích cực trong khi giành chính quyền ở Huế và trong kháng chiến sau này)... Dù vậy, "chính phủ" Trần Trọng Kim thực chất vẫn được Nhật Bản bảo hộ.

Không phải ngẫu nhiên ngay buổi đầu ông Trần Trọng Kim trình danh sách nội các với Bảo Đại lại có sự hiện diện "tình cờ" và phê duyệt của viên cố vấn tối cao Nhật Bản tại Huế là Masayuki Yokoyama. Cũng nên chú ý tới một sự kiện là ngày 5-8-1945, "chính phủ" Trần Trọng Kim đã trình Bảo Đại một văn bản xin từ chức, được Bảo Đại chấp nhận nhưng lại yêu cầu ở lại tạm thời làm việc, chờ tìm người lập nội các mới.

Tuy ít nhiều nắm bắt được nguyện vọng độc lập của quốc dân, và nhận thức được ý nghĩa của khối đoàn kết dân tộc, đề ra được một số chủ trương cải cách tiến bộ, ích quốc lợi dân, nhưng "chính phủ" Trần Trọng Kim lại không quy tụ, phát huy được ý chí, sức mạnh của dân tộc. Bởi đây thực chất chỉ là một tổ chức bù nhìn, bất lực trước các nhiệm vụ tự nó đặt ra lúc đầu. Ngay một công việc cấp bách khi đó là vận chuyển gạo từ miền nam ra miền bắc để cứu đói mà "chính phủ" này cũng không thực hiện nổi. Nhưng với khẩu hiệu "Phá kho thóc Nhật" của Việt Minh đã đáp ứng nguyện vọng, quy tụ sức mạnh đấu tranh của đông đảo quần chúng.

Đeo bám vào biểu tượng quân chủ đã lỗi thời và một ông vua bù nhìn, công khai xác nhận mối gắn bó, sự phụ thuộc nặng nề vào thế lực xâm lược ngoại bang, gây chiến tranh phi nghĩa và đang trên đường bị tiêu diệt, "chính phủ" Trần Trọng Kim không thể là biểu tượng quy tụ ý chí độc lập của dân tộc Việt Nam; do đó việc "được Nhật trao độc lập" không phản ánh tính chính danh chính trị của "chính phủ" này, chính vì thế nó đã tự đặt mình vào thế đối lập với xu thế thời đại. Dù tập hợp được một số trí thức có uy tín và muốn giương lên ngọn cờ yêu nước nhưng "chính phủ" Trần Trọng Kim, với hình hài và tinh thần thân Nhật, với sự ra đời và chịu sự bảo trợ, chi phối của Nhật,... chỉ là sản phẩm trực tiếp của chính sách chiếm đóng, cai trị của phát-xít Nhật trước thất bại không tránh khỏi, nên việc "chính phủ" đó sớm cáo chung là điều tất yếu.

Ngược lại với sự hình thành, bất lực rồi nhanh chóng tan rã của "chính phủ" Trần Trọng Kim, Mặt trận Việt Minh thành lập theo sáng kiến của Hồ Chí Minh (tháng 5-1941, khi Nhật Bản còn chưa tham chiến) đã nhanh chóng phát huy được vai trò của mình, nhanh chóng có ảnh hưởng mạnh mẽ trong xã hội. Với quyết tâm "làm cho nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập, làm cho dân Việt Nam được sung sướng tự do", Mặt trận Việt Minh giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, tập hợp đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Đông đảo các tầng lớp nhân dân được tổ chức trong những Hội Cứu quốc là thành viên của Việt Minh, như: Nông dân cứu quốc; Công nhân cứu quốc; Thanh niên cứu quốc; Phụ nữ cứu quốc; Phụ lão cứu quốc; Văn hóa cứu quốc... đã làm cho Mặt trận ngày càng phát triển trên khắp các địa bàn từ nông thôn, thành thị, tới miền núi, từ bắc vào nam đã hình thành nên phong trào Việt Minh sôi nổi, đưa tới các chuyển biến mạnh mẽ, tạo nên thế và lực của phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc. Tiếp cận từ nhãn quan chính trị khác nhau cho nên còn có khác biệt trong đánh giá nguyên nhân, bản chất của Cách mạng Tháng Tám, nhưng trong nghiên cứu của phần lớn sử gia phương Tây đều thừa nhận vai trò to lớn của Mặt trận Việt Minh, tinh thần dân tộc phù hợp với xu thế thời đại, cũng như tầm tư tưởng vượt trước của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thí dụ trong cuốn sách Hồ Chí Minh - một cuộc đời (Ho Chi Minh - a life), tác giả Wiliam Duiker (Uy-li-am Điu-cơ) bình luận về vai trò Hồ Chí Minh trong cách mạng: "... những đánh giá như vậy (xu hướng hạ thấp ý nghĩa của cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945 - TP) không thể che giấu sự thật rằng cuộc Cách mạng Tháng Tám là một thành tựu phi thường... trong khi những nhà lãnh đạo dân tộc chủ nghĩa khác bằng lòng ở lại nam Trung Quốc và đợi đến khi quân Nhật bị quân Đồng minh đánh bại, ông Hồ và các đồng sự của ông mới chứng tỏ khả năng có thể đối phó với thách thức và đặt cả thế giới trước sự đã rồi" (bản dịch của Phòng phiên dịch Bộ Ngoại giao, năm 2000, tr.332).

Sự thật lịch sử đã rõ như ban ngày. Chính sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc, ý chí của toàn dân khi được phát huy đến cao độ dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã trở thành động lực làm nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám. Về điều này, theo tác giả Trần Văn Chánh trong tiểu luận nhan đề Tản mạn về nhân vật lịch sử Trần Trọng Kim qua những trang hồi ký (đã được một số trang mạng đăng tải) thì trong thư viết ngày 8-5-1947 tại Sài Gòn - nay là TP Hồ Chí Minh, gửi học giả Hoàng Xuân Hãn, ông Trần Trọng Kim bàn về tình hình chính trị Việt Nam năm 1945 và vai trò của Việt Minh như sau: "Còn về phương diện người mình, thì tôi thấy không có gì đáng vui. Phe nọ đảng kia lăng nhăng chẳng đâu vào đâu cả.

Ai cũng nói vì lòng ái quốc, nhưng cái lòng ái quốc của họ chỉ ở cửa miệng mà thôi, nhưng kỳ thực là vì địa vị và quyền lợi, thành ra tranh giành nhau, nghi kỵ nhau rồi lăng mạ lẫn nhau... Tôi thấy tình thế có nhiều nỗi khó khăn quá, mà mình thì thân cô thế cô, không làm gì được, cho nên chỉ giữ cái địa vị bàng quan mà thôi... Tôi vẫn biết việc chống Pháp chỉ có Việt Minh mới làm nổi... Nay Việt Minh đứng vào cái địa vị chống Pháp, tất là có cái thanh thế rất mạnh...". Không rõ trước khi "nhận thức lại", ông tiến sĩ có đọc những dòng này?

THIÊN PHƯƠNG

Traần trọng kim là ai

Tác giả: Nguyễn Văn Nghệ

Trong bài phỏng vấn GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm: “Giáo dục hỏng chính là do triết lý giáo dục sai lầm”, ông Trần Ngọc Thêm nói rằng: “… chính là do ảnh hưởng của triết lý giáo dục “con ngoan trò giỏi” mà chúng ta đã khôi phục khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” ở khắp nơi, cứ tưởng rằng xã hội lộn xộn thì chỉ cần gò trẻ em vào lễ là xong. Nề nếp do lễ mang lại ở đâu chưa thấy, trong khi ai cũng biết rằng, Nho giáo và chữ Lễ trói buộc con người, không cho sáng tạo thì rất rõ. Không sáng tạo làm sao có phát triển?”

Vậy Nho giáo và chữ Lễ có trói buộc con người, không cho sáng tạo như nhận định của ông Trần Ngọc Thêm không? Đọc tiếp “Nho giáo và chữ Lễ có ‘trói buộc con người’ không?”

Traần trọng kim là ai

Tác giả: Trần Văn Chánh

Qua một số tập hồi ký và tài liệu loại khác có được trong tay, tác giả cố gắng trình bày tương đối đầy đủ và khách quan hơn so với quan điểm “chính thống” về nhân vật lịch sử Trần Trọng Kim cùng Nội các của ông, từ đó có thể suy nghiệm được những bài học lịch sử hữu ích áp dụng cho hiện tại và tương lai.

Thuộc thế hệ tuổi trên dưới 60 như chúng tôi, ở miền Nam, hễ có quan tâm ít nhiều tới chuyện sách vở thì hầu như không ai không biết đến nhân vật Trần Trọng Kim (1883-1953), một học giả tên tuổi, có thời gian ngắn tham gia chính trị với tư cách Thủ tướng của Đế quốc Việt Nam (1945), và là người tiên phong cho một số công trình biên khảo có giá trị lâu dài thuộc nhiều lĩnh vực học thuật khác nhau, như Việt Nam sử lược, Nho giáo, Truyện Thúy Kiều…  Đọc tiếp “Học giả Trần Trọng Kim”

Traần trọng kim là ai

Trần Trọng Kim (1883-1953) là một Học Giả danh tiếng, Thủ Tướng của Việt Nam (1945) tác giả cuốn Việt Nam Sử Lược.

Trần Trọng Kim, nhà giáo dục, nhà biên khảo văn học và sử học Việt Nam, bút hiệu Lệ Thần, sinh năm 1883 (Quý Mùi) tại làng Kiều Linh, xã Đan Phố, Huyện Nghi Xuân, Tỉnh Hà Tĩnh.

Xuất thân trong một gia đình Nho Giáo, ông học chữ Hán từ nhỏ. Năm 1897, ông học Trường Pháp-Việt Nam Định, học chữ Pháp. Năm 1900, ông thi đỗ vào Trường Thông Ngôn và đến 1903 thì tốt nghiệp. Năm 1904, ông làm Thông Sự ở Ninh Bình. Đọc tiếp “Hồi ký Trần Trọng Kim: Một cơn gió bụi”