Tinh thể ngậm nước là gì

Tuy nhiên, theo thầy Nguyễn Văn Hải - giáo viên Trường THPT Dương Quảng Hàm (Hưng Yên) - hiện các dạng bài tập này chỉ tập trung ở muối khan còn các bài tập về muối kết tinh ngậm nước và tinh thể hiđrat hóa thì có rất ít và chưa phong phú.

Chính vì vậy, đôi khi làm học sinh nhàm chán và tạo thói quen thụ động trong suy nghĩ của học sinh, khi gặp bài toán về muối là chỉ nghĩ đến muối khan. Do đó, khi gặp những bài toán liên quan đến muối ngậm nước và tinh thể hiđrat hóa đa phần các em khá lúng túng. Các tài liệu tham khảo cũng rất ít khi đề cập sâu đến nội dung này.

Trước thực trạng này, thầy Nguyễn Văn Hải phân loại các bài tập về muối ngậm nước và hướng dẫn cụ thể phương pháp giải các loại bài tập, giúp học sinh có đường lối đúng khi phân tích và giải quyết bài tập về muối ngậm nước và kết tinh.

Dạng 1: Bài toán tính khối lượng chất tan trong tinh thể ngậm nước và thành phần % khối lượng nước kết tinh trong tinh thể ngậm nước.

Với dạng này, học sinh dựa vào công thức tinh thể ngậm nước, tính khối lượng mol của tinh thể và khối lượng chất tan (muối tan) có trong 1 mol tinh thể. Dựa vào khối lượng tinh thể ngậm nước, tính khối lượng chất tan trong lượng tinh thể ngậm nước này. Tính khối lượng nước kết tinh trong 1 mol tinh thể. Từ đó rút ra trong 100 gam tinh thể có bao nhiêu gam nước kết tinh.

Dạng 2. Bài toán tính khối lượng tinh thể ngậm nước cần thêm vào dung dịch cho sẵn

Dạng bài toán này thường lấy tinh thể pha vào dung dịch có cùng loại chất tan, ví dụ thêm CuSO4.5H2O vào dung dịch CuSO4. Khi làm toán cần chú ý những nội dung sau:

Dùng định luật bảo toàn để tính khối lượng dung dịch tạo thành (khối lượng dung dịch bằng khối lượng tinh thể cộng khối lượng dung dịch đã có; khối lượng chất tan trong dung dịch tạo thành (khối lượng chất tan thu được bằng khối lượng chất tan trong tinh thể cộng khối lượng chất tan trong dung dịch).

Có thể coi tinh thể ngậm nước là một dạng dung dịch đặc biệt, trong đó dung môi là lượng nước có trong tinh thể. Sau đó áp dụng phương pháp đường chéo.

Dạng 3. Bài toán tính lượng chất tan tách ra hay cần thêm vào khi thay đổi nhiệt độ của dung dịch

Theo thầy Nguyễn Văn Hải, quá trình giải bài này cần: Tính khối lượng chất tan và khối lượng dung môi có trong dung dịch bão hòa ở nhiệt độ t10C. Gọi a là khối lượng chất tan cần thêm vào hay tách ra khỏi dung dịch ban đầu, sau khi thay đổi nhiệt độ. Tính khối lượng chất tan và dung môi có trong dung dịch bão hòa ở nhiệt độ t20C. Áp dụng công thức tính độ tan và C% để tính a.

Dạng 4. Bài toán xác định công thức phân tử của muối ngậm nước và muối kép ngậm nước.

Xem các ví dụ cụ thể để hiểu phương pháp làm bài tập này TẠI ĐÂY.

Mấy bài về muối ngậm nước ít thấy lắm em ạ . Anh chỉ thấy bài này thôi em làm tạm vậy nhé : Hoà tan hết vào nước 10,95 gam hỗn hợp X gồm Na2CO3, NaHCO3 và NaCl, trong 3 muối đó chỉ có một muối ngậm nước. Ta thu được ddA. Chia ddA làm 2 phần bằng nhau: + Phần 1: Tác dụng với 70 ml dd HCl 1M, sau đó thêm một lượng dư AgNO3 thu được 11,48 gam kết tủa. + Phần 2: Thêm 50 ml dd NaOH 1M và một lượng dư BaCl2, lọc bỏ kết tủa. Để trung hoà phần nước lọc cần 25ml dd HCl 1M. a, Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Tính % khối lượng các muối khan và của nước kết tinh có trong hỗn hợp ban đầu. b, xác định xem muối nào ngậm nước, biết rằng mỗi phân tử muối chỉ có thể ngậm một số nguyên tử phân tử nước. Viết công thức tinh thể của muối ngậm nước.

À mà các bạn khac đọc bài này cũng thử giải xem nào !!

Last edited by a moderator: 20 Tháng tám 2009

em vẫn không hiểu mầy về dạng bài muối ngậm nước này , vd như có khối lượng của muối ngậm nước này thì tình khối lựng của chất thành phần trong muối ngậm nước có phải nhân lên theo số monl khơng ạ

Tinh thể ngậm nước là gì

VD: Na2CO3.10 H2O trong đó: Na2CO3 là khan và 10 H2O là nước kết tinh. Na2CO3.10 H2O là tinh thể ngậm nước. Cách tính: Na2CO3.10 H2O=106+10.18=286 Muối.nH2O ví dụ : CuSO4.5H2O đọc là "Muối đồng sunfat ngậm 5 phân tử nước" trong đó : n là số tinh thể ngậm nước. + Khối lượng mol của tinh thể ngậm nc : klg mol Muối + n . 18 ví dụ trên : M CuSO4.5H2O = (64+32+16.4)+5.18 = 250 g + Khối lượng mol nước : n . 18 ví dụ trên : n H2O = 5 . 18 = 90 g Một ví dụ cụ thể nhé : Khối lượng của CuSO4 trong dd là 64g, khối lượng của tinh thể ngậm nc là 100g. Xác định CTHH của phân tử muối ngậm nước Giải: Gọi CTHH của muối ngậm nc là CuSO4.nH2O biết M CuSO4 = 64g => nCuSO4 = 64 : (64+32+16.4) = 0,4 mol M CuSO4 = 160g Theo bài ra ta có : (160 + n . 18).0,4 = 100 <=> 160 + n . 18 = 100 : 0,4 = 250 <=> n . 18 = 250 - 160 = 90 <=> n . 18 = 90 <=> n = 5 Vậy CTHH của phân tử muối ngậm nước là CuSO4.5H2O Còn muối axit thì mình biết là : ví dụ : Ca(OH)2 + SO2 --> CaSO3 + H2O 1 ------------1 nếu tỉ lệ là 1:1 thì sản phẩm là muối trung hoà Ca(OH)2 + 2SO2 --> CaHSO3 (bạn tự cân bằng nhá) 1 ------------2 nếu tỉ lệ là 1 : 2 thì sản phẩm là muối axit số mol của tinh thể ngậm nước = số mol của đồng sunfat đó bạn. - Muối ngậm nước là những tinh thể của những chất mà có chưa một số phân tử nước nhất định. +/ Vd: +/ Na2CO3.10H2O trong đó Na2CO3 là khan còn 10H2O là nước kết tinh. Cách tính PTK: M(Na2CO3.10H2O) = 106 + 10.18 = 286(g) +/ tính chất của muối axit: - Tác dụng với axit tạo thành muối mới + khí cacbonic + Nước. Vd: NaHCO3 + HCl---> NaCl + CO2 +H2O - Tác dụng với bazo ( của cùng kim loại đó) tạo thành muối + H2O. vd: NaHCO3 + NaOH ---> Na2CO3 + H2O - tác dụng với bazo dư tạo thành muối +(OH) + H2O

- muối axit dư tác dụng với bazo tạo thành 2 muối mới + H2o

Tinh thể ngậm nước là gì

Bài tập 1)Tính thể tích của nước trong 24,5g Fe2(SO4)3.5H20 2)Cho 14,3g hợp chất Na2Co3 ngậm nước đc đun nóng để khử nước. Kết quả cho thấy muối mất nước nhẹ hơn khối lượng ban đầu là 9g. Hãy xác định công thức của muối ngậm nước. 3)Khối lượng dung dịch CuSO4.5H2O là 100g. N CuSO4 là 0,005 mol. Cm (nồng độ mol) của dung dịch là ? 4) Cho 4.48 g oxit của 1 kim loại hóa trị II tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch H2SO4 0.8M rồi cô cạn dung dịch thì nhận được 13.76 g tinh thể muối ngậm nước. Tìm công thức phân tử này 5)M là kim loại hóa trị Il . hòa tan M vào 200g dd H2S04 loãng vừa đủ thu 0,672 lít khí ở 54,6* C 2 ATM và dd A . chia dd A làm 2 phần = nhau: Phần 1 tác dụng vsNa0H dư , lọc kết tủa nung tới khối lượng không đổi thu đc 1g chất rắn a, xác định M và nồng độ % axit đã dùng b, phần 2 làm bay hơi H20 thu 6,15 g muối ngậm nước .Tìm CT muối 6)Thêm 1g MgSO4 vào 100g dung dịch MgSO4 bão hòa ở 20 độC thì tách ra 1, 58g MgSO4 ở dạng muối kết tinh ( Muối ngậm nước). Tìm công thức phân tử của tinh thể muối kết tinh đó. Biết độ tan của MgSO4 ở 20 độC là 35,1g 7)Một tinh thể muối ngậm nước có dạng Na2CO3.xH2O biết rằng thành phần phần trăm của Na2CO3 trong muối ngậm nước là 37,063% . Xác định công thức phân tử của tinh thể muối ngậm nước đem dùng.

mk chỉ biết thế thôi vì bài tập rất ít và ko phong phú

mn oi cho e hỏi bài này :trong phòng thí nghiệm có Na2CO3.xH2O và các loại dụng cụ cần thiết có đủ .hãy trình bày cách xác định công thức của muối ngậm nước