Tình hình tiêm vaccine covid tại việt nam

Tình hình tiêm vaccine covid tại việt nam

Tình hình tiêm vaccine covid tại việt nam

Tình hình tiêm vaccine covid tại việt nam
Tình hình tiêm vaccine covid tại việt nam
Tình hình tiêm vaccine covid tại việt nam
Tình hình tiêm vaccine covid tại việt nam

Tình hình tiêm vaccine covid tại việt nam

Tình hình tiêm vaccine covid tại việt nam

Tình hình tiêm vaccine covid tại việt nam

Tình hình tiêm vaccine covid tại việt nam

Tình hình tiêm vaccine covid tại việt nam

Tình hình tiêm vaccine covid tại việt nam

Tình hình tiêm vaccine covid tại việt nam

Tình hình tiêm vaccine covid tại việt nam

  Dịch vụ công trực tuyến

Tình hình tiêm vaccine covid tại việt nam

  Phần mềm Quản lý văn bản

Tình hình tiêm vaccine covid tại việt nam

  Phần mềm QLHS Một cửa 

Tình hình tiêm vaccine covid tại việt nam

  Phần mềm Một cửa (Mới)

Tình hình tiêm vaccine covid tại việt nam

  Tiếp nhận ý kiến công dân 

Tình hình tiêm vaccine covid tại việt nam

  Danh mục TTHC công 

Tình hình tiêm vaccine covid tại việt nam

  Tra cứu hồ sơ Một cửa 

Tình hình tiêm vaccine covid tại việt nam

  Thư điện tử TP Hà Nội 

Tình hình tiêm vaccine covid tại việt nam

  Thông tin người phát ngôn

Lượt truy cập trong tuần: 82752

Lượt truy cập trong tháng: 336928

Lượt truy cập trong năm: 7507734

Tổng số truy cập: 35303006


Page 2

Thêm 1,5 triệu liều vaccine COVID-19 Pfizer về đến Việt Nam

 Thông tin từ Viện Vệ sinh dịch tễ TW cho biết, rạng sáng nay - 12/9, thêm 1,5 triệu liều vaccine COVID-19 Pfizer đã về đến Việt Nam phục vụ nhu cầu tiêm chủng trong bối cảnh ca COVID-19, bệnh nhân nặng có dấu hiệu gia tăng.

Việt Nam đã tiêm gần 258,7 triệu liều vaccine COVID-19

Trao đổi với phóng viên báo Sức khoẻ & Đời sống sáng sớm ngày 12/9, đại diện lãnh đạo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, rạng sáng nay, thêm 1,5 triệu liều vaccine COVID-19 Pfizer tiêm cho người từ 12 tuổi trở lên đã về đến Việt Nam, bổ sung thêm nguồn vaccine phục vụ nhu cầu tiêm chủng trong bối cảnh ca mắc COVID-19 cũng như bệnh nhân nặng có dấu hiệu gia tăng.

Tính đến hết ngày 11/9, thống kê của Bộ Y tế cho biết, Việt Nam đã tiêm 258.694.921 triệu mũi vaccine COVID-19 các loại cho người từ 5 tuổi trở lên. Hiện tỷ lệ bao phủ 2 mũi cơ bản cho người trên 18 ở nước ta đạt 100%; tỷ lệ tiêm mũi 3 là là 77,3% và mũi 4 là 78,8%.

Đối với trẻ em từ 12 - dưới 18 tuổi, tỷ lệ tiêm 2 liều cơ bản cũng khoảng 100%, trong khi mũi 3 hiện mới đạt 55,2%.

Đối với trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi, tính đến nay đã gần 5 tháng triển khai tiêm cho trẻ trong độ tuổi này, tổng số mũi tiêm đạt 16.138.820, trong đó mũi 1: 9.652.586 trẻ (đạt tỷ lệ 86,4%); mũi 2 là 6.486.234 trẻ (đạt tỷ lệ 58,1%).

Trước diễn biến gia tăng của dịch COVID-19 và theo Tổ chức Y tế thế giới vaccine vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch, tại thông điệp mới nhất về phòng chống dịch trong tình hình, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện 2K: Khẩu trang, khử khuẩn, cùng với đó, Bộ Y tế cũng kêu gọi người dân tiêm vaccine COVID-19 đầy đủ và đúng lịch, kết hợp "thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân" và các biện pháp khác.

Đồng thời, Bộ Y tế cũng tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc, hỗ trợ địa phương đẩy nhanh tiêm vaccine COVID-19, nhất là mũi 3, mũi 4 cho người từ 12 tuổi trở lên; tiêm đủ 2 mũi cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi theo mục tiêu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra, bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả.

Bám sát diễn biến tình hình dịch COVID-19 và sự xuất hiện của các biến chủng mới

Bộ Y tế cho biết, ngày 11/9 ca mắc mới COVID-19 giảm sâu so với 2 ngày trước đó, còn 1.643 ca, tuy nhiên số ca khỏi bệnh lên cao kỷ lục trong thời gian gần đây với gần 35.000 ca, cao gấp khoảng 21 lần số mắc mới, nhưng cũng trong ngày, số ca tử vong lại tăng lên khi có đến 3 trường hợp được ghi nhận.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.439.613 ca nhiễm, đứng thứ 12/227quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 115.256 ca nhiễm).

Tổng số người mắc COVID-19 đã khỏi ở nước ta là: 10.322.003 ca. Hiện nay đang điều trị, giám sát 1.074.484 trường hợp, trong đó có 113 trường hợp nặng đang điều trị có: 104 ca thở ô xy qua mặt nạ; 2 ca thở ô xy dòng cao HFNC: 2 ca thở không xâm lấn và 5 ca thở xâm lấn. 

Theo Bộ Y tế hiều địa phương ở nước ta đã ghi nhận các biến thể phụ mới của Omicron với khả năng lây nhanh hơn, cùng đó số bệnh nhân COVID-19 nặng ở nước ta thời gian gần đây thường xuyên suy duy trì ở mức trên 100- 150 trường hợp thở oxy, thở máy. 

Tiếp tục tăng cường công tác thông tin, truyền thông về phòng, chống dịch bệnh; tuyên truyền nâng cao kiến thức người dân hướng đến thay đổi hành vi cá nhân có lợi cho sức khỏe để phòng, chống dịch bệnh và tiêm vaccine, lợi ích, hiệu quả của vaccine phòng COVID-19 nhằm kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh.

Tiếp tục tổ chức thực hiện hiệu quả Chương trình phòng, chống dịch COVID-19. Tăng cường công tác phân tích, dự báo tình hình dịch để có phương án đáp ứng hiệu quả với các tình huống dịch bệnh có thể xảy ra; đồng thời tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch, sự xuất hiện của các biến chủng mới; thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế thế giới để cập nhật thông tin kịp thời, chính xác về các biến chủng.

(Báo Sức khỏe và đời sống)

Gần 2.000 thí sinh tham dự kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế năm 2022

Kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế từ hạng III lên hạng II năm 2022 của Bộ Y tế tổ chức thi ở 7 chức danh với 1.980 thí sinh tham dự.

Ngày 11/9, tại Trường Đại học Y Hà Nội, Bộ Y tế đã tổ chức kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế từ hạng III lên hạng II, từ hạng II lên hạng I năm 2022. Đây là điểm thi phía Bắc. Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên là Chủ tịch Hội đồng thi.

Đợt thi thứ 2 của phía Nam diễn ra tại Trường Đại học Y dược Cần Thơ dự kiến tổ chức vào cuối tuần tới.

Kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế từ hạng III lên hạng II năm 2022, Bộ Y tế tổ chức thi ở 7 chức danh: Bác sĩ chính, bác sĩ y học dự phòng chính, y tế công cộng chính, dược sĩ chính, điều dưỡng hạng II, hộ sinh hạng II, kỹ thuật y hạng II đối với 1.980 thí sinh ở 2 điểm thi Hà Nội và Cần Thơ. Trong đó điểm thi tại trường Đại học Y Hà Nội có 1.029 thí sinh; phía Nam là 951 thí sinh.

Theo Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên xây dựng đội ngũ viên chức có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất là yếu tố quan trọng quyết định hiệu lực, hiệu quả của hoạt động nghề nghiệp, trong đó việc thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý, sử dụng đội ngũ viên chức.

Thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức là một trong những khâu quan trọng để từng bước chuẩn hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức, là thước đo đối với từng viên chức để sắp xếp vị trí việc làm phù hợp gắn với tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, động viên kịp thời chế độ, chính sách cho đội ngũ viên chức.

Kỳ thi không chỉ giúp đánh giá chất lượng viên chức mà còn là cơ hội để các viên chức tự đánh giá bản thân, từ đó khích lệ tinh thần tự giác học tập, rèn luyện, phấn đấu, hoàn thiện năng lực nghề nghiệp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh…

"Chính vì vậy trong những năm qua kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế từ hạng III lên hạng II, từ hạng II lên hạng I luôn nhận được sự quan tâm của các cơ quan, đơn vị trong ngành y tế cũng như sự mong đợi của đội ngũ viên chức chuyên môn y tế"- Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.

Theo quy định của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý viên chức có 5 hạng chức danh nghề nghiệp tương ứng với trình độ đào tạo: hạng I tương ứng với trình độ đào tạo Tiến sĩ/ chuyên khoa II; hạng II tương ưng với trình độ đào tạo Thạc sĩ/ chuyên khoa I; hạng III tương ứng với trình độ đào tạo đại học; hạng IV tương ứng với trình độ cao đẳng; hạng V tương ứng với trình độ trung cấp.

Theo thẩm quyền được quy định tại Luật viên chức, việc thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức từ hạng II lên hạng I do Bộ Y tế tổ chức, đối với hạng III lên hạng II do các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật và theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Tuy nhiên đối với các tỉnh, thành phố, các bộ, ngành không có điều kiện tổ chức kỳ thi, được sự thống nhất bằng văn bản của Bộ Nội vụ, Bộ Y tế vẫn đồng ý để các thí sinh tham dự chung với kỳ thi do Bộ Y tế tổ chức.

(Báo Sức khỏe và đời sống)

"Giải cứu" cặp song thai cùng bánh rau, dây rốn xoắn, thắt nút 2 đầu vô cùng hiếm gặp

Ngày 28/8 vừa qua, Khoa Phụ Sản của Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI mổ lấy thai thành công cho sản phụ Lê Thị Thúy (32 tuổi, quê ở Nghệ An). Đây là trường hợp mang song thai chung 1 bánh rau, 1 buồng ối, 2 dây rốn xoắn lấy nhau, cả 2 dây rốn đều bị thắt nút. Rất may mắn chị Thúy đã được theo dõi sát sao tình trạng của mẹ và thai nhi tại bệnh viện ở tuần thứ 30, từ đó các bác sĩ đã theo dõi, tiên lượng sớm cho bệnh nhân và tư vấn mổ chủ động.

Với sự hỗ trợ hết mình của ê-kíp phẫu thuật, chị Thúy đã đón 2 bé gái chào đời ở 37 tuần 6 ngày. Quá trình phẫu thuật lấy thai thuận lợi theo đúng dự định. Các bé có chỉ số cân nặng lần lượt là 2,6kg và 2,3kg khỏe mạnh, khóc to, sản phụ hồi phục bình ổn.

Theo bác sĩ Hà, hiện nay chưa có phương pháp nào phòng ngừa dây rốn thắt nút. Tuy nhiên, mẹ bầu nên đi khám thai định kì, siêu âm thai đánh giá tình trạng dây rốn trong suốt quá trình mang thai. Việc chẩn đoán dây rốn thắt nút dựa vào siêu âm thai nhi Doppler màu, siêu âm 5D, kiểm tra tưới máu ở phía trước và ở phía sau vị trí dây rốn thắt nút, đo tim thai, kiểm tra sức khỏe thai.

Thai phụ cần theo dõi chặt chẽ chuyển động của thai nhi trong suốt thai kì để đảm bảo thai nhi luôn khỏe mạnh. Đặc biệt, nếu thai nhi có các dấu hiệu bất thường như quẫy đạp mạnh hoặc cử động ít ở những tuần cuối, thai phụ cần phải đến cơ sở y tế có khả năng phẫu thuật gần nhất để được thăm khám và tư vấn sớm.

Trường hợp của chị Thúy là một trong những trưởng hợp rất hiếm hoi nhờ theo dõi thăm khám và quản lý thai nghén tốt tại Khoa Phụ Sản Bệnh Viện Đa Khoa Quốc Tế Thu Cúc mà quá trình vượt cạn đã diễn ra thành công thuận lợi. Hiện tại, sau mổ 5 ngày chị Thúy và 2 bé đã được xuất viện về nhà.

(Báo điện tử Dân Trí)

Nguy hiểm khi ngộ độc Methanol

Mặc dù đã được cảnh báo nhiều trên các phương tiện thông tin truyền thông là không nên sử dụng rượu không rõ nguồn gốc, xuất xứ vì có thể gây ngộ độc, nhưng thời gian gần đây, báo chí đưa tin trong tháng 7-2022, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có 13 trường hợp và tỉnh Bến Tre 7 trường hợp bị ngộ độc sau khi uống rượu pha chế từ cồn công nghiệp Methanol, khiến 5 người tử vong.

Methanol là loại cồn được dùng trong công nghiệp hóa chất. Methanol rất độc đối với cơ thể vì chất này thải trừ chậm, ô xy hóa thành Formol và axit Formic. Khoa học đã chứng minh, một người khỏe mạnh chỉ cần uống từ 5 đến 15ml có thể gây ngộ độc nặng. Nếu uống từ 15ml trở lên nguy cơ gây mù lòa và uống đến 30ml có thể gây tử vong. Độc tính của Methanol gây ức chế hệ thống thần kinh trung ương và ảnh hưởng tới thần kinh thị giác. Trường hợp ngộ độc Methanol nhẹ, bệnh nhân thường có biểu hiện cảm giác say, chóng mặt, buồn nôn, nôn ói, nhức đầu. Trường hợp ngộ độc nặng sẽ có biểu hiện rối loạn tiêu hóa, nôn ra máu, co giật, hôn mê, co cứng toàn thân; thở nhanh, phù phổi cấp; mạch nhanh, huyết áp giảm; đồng tử giãn, xuất huyết võng mạc và tử vong.

Do đó, người dân tuyệt đối không nên uống rượu nếu không biết đó là rượu gì hoặc rượu không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Những trường hợp sau khi uống rượu pha chế từ cồn công nghiệp hoặc uống rượu không rõ nguồn gốc có các biểu hiện nêu trên cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được bác sĩ điều trị kịp thời.

(Báo Hà Nội mới)

Không tự ý truyền dịch tại nhà

Chỉ cần lên mạng gõ từ khóa “Dịch vụ truyền dịch tại nhà” lập tức cho ra hàng trăm địa chỉ, số điện thoại cung cấp dịch vụ này. Thậm chí, trên mạng xã hội (Zalo, Facebook…) cũng có rất nhiều tài khoản cá nhân nhận truyền dịch tại nhà. Phóng viên Báo Hànộimới đã liên hệ đến một số tài khoản cá nhân trên Facebook và tất cả đều sẵn sàng đến tận nhà phục vụ mà không cần hỏi thêm bất cứ thông tin gì. Đơn cử như tài khoản N.H.N sẵn sàng đến tận nhà truyền dịch cho người bệnh. Không chỉ truyền nước biển, muối, đường, đạm…, tài khoản cá nhân này còn nhận truyền cả vitamin B, C, vitamin tổng hợp và truyền trắng để làm đẹp.

Kỹ thuật truyền dịch tưởng đơn giản, nhưng lại tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây tai biến. Mới đây, Bệnh viện Thanh Nhàn đã cấp cứu cho một bệnh nhân 31 tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Trước đó, do bị sốt nên bệnh nhân này đã sử dụng dịch vụ truyền dịch và tiêm vitamin tổng hợp tại nhà. May mắn, sau khi được lọc máu, áp dụng các phác đồ điều trị của Bộ Y tế, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch.

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Thường trực Liên Chi hội truyền nhiễm thành phố Hồ Chí Minh, trong truyền dịch có những vấn đề đáng lo ngại, như: Người bệnh bị sốc phản vệ, tử vong; tim của người bệnh không tải nổi lượng dịch, truyền quá tốc độ sẽ gây suy tim, tử vong; không thải được dịch, người sẽ phù lên… Do đó, việc truyền dịch thường được chỉ định trong bệnh viện với những quy định rất rõ ràng, chặt chẽ, như: Truyền chất gì, lượng bao nhiêu, tốc độ ra sao, dịch đó có phù hợp với người bệnh không, người bệnh có suy thận, suy tim không…

“Không phải cứ ốm, sốt… là cần được truyền dịch. Những người bị mất nước mà không đưa nước vào được bằng đường miệng hoặc người bị mất nước nặng, nhiều mà bổ sung nước bằng đường miệng không kịp thì mới chỉ định truyền dịch. Ngoài ra, những người quá suy kiệt, ăn uống không được thì sẽ truyền các chất bị thiếu vào cơ thể”, bác sĩ Trương Hữu Khanh lưu ý.

Với tình trạng lạm dụng việc truyền dịch tại nhà như hiện nay, bác sĩ Thân Mạnh Hùng, Phó Trưởng khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương) cảnh báo, việc tự ý truyền dịch tại nhà rất nguy hiểm. Nếu xảy ra sốc phản vệ, thì điều kiện cấp cứu tại nhà không thể tốt và đầy đủ như ở bệnh viện. Ngoài ra, khi truyền dịch tại nhà, điều kiện về sát khuẩn có thể không bảo đảm bằng ở các cơ sở y tế, do đó, việc nhiễm khuẩn trong khi thao tác truyền rất dễ xảy ra.

Bác sĩ Đỗ Thiện Hải, Trưởng khoa Nội tổng quát, Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Nhi trung ương) khuyến cáo, không nên lạm dụng và tùy tiện thực hiện truyền dịch. Nếu cơ thể mất nước mà vẫn ăn uống được, thì truyền dịch không tốt hơn là mấy so với việc bù nước qua đường uống. Mọi người có thể bù nước bằng cách thông thường như với tỷ lệ 5g đường/100ml dung dịch, thì việc truyền cho trẻ một chai Glucose 5% chỉ tương đương với việc cho trẻ uống gần một thìa cà phê đường. Hay truyền một chai dung dịch muối 9% chỉ như uống một bát canh nhạt.

Thời điểm hiện nay, khi dịch sốt xuất huyết đang gia tăng, nhiều người khi mắc bệnh cảm thấy mệt mỏi, sốt cao, không thể ăn uống... cũng đã tự ý truyền dịch. Tuy nhiên, vào đầu tháng 7-2022, vụ việc một phụ nữ mắc sốt xuất huyết bị tử vong sau khi truyền dịch ở một phòng khám tư tại quận Bình Tân (thành phố Hồ Chí Minh) đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự nguy hiểm khi lạm dụng truyền dịch.

(Báo Hà Nội mới)