Tiểu luận so sánh cảm giác và tri giác

TIỂU LUẬN TÂM LÝ HỌC: "CẢM GIÁC, TRI GIÁC VÀ VAI TRÒ CỦA CHÚNG"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.37 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN SƯ PHẠM KỸ THUẬT
--------o0o--------

TIỂU LUẬN MÔN HỌC
TÂM LÝ HỌC

TÊN ĐỀ TÀI:
CẢM GIÁC, TRI GIÁC VÀ VAI TRÒ CỦA CHÚNG
CÁC QUY LUẬT CỦA CẢM GIÁC

Giảng viên hướng dẫn:
Mã lớp học:
Sinh viên thực hiện

Hà Nội, 4/2018


MỤC LỤC

Cảm giác và tri giác là gì

3

Những đặc điểm cơ bản của cảm giác và tri giác

4

Những đặc điểm cơ bản của cảm giác

4



Những đặc điểm cơ bản của tri giác

6

Vai trò của cảm giác và tri giác

7

Các quy luật của cảm giác

8

Quy luật về ngưỡng của cảm giác

8

Quy luật về sự thích ứng của cảm giác

9

Quy luật về sự tác động qua lại giữa các cảm giác

10

Kết luận

11

2



LỜI MỞ ĐẦU
Nhận thức là hoạt động đặc trưng của con người. Trong quá trình
sống và hoạt động con người nhận thức - phản ánh được hiện thực xung
quanh, hiện thực của bản thân mình, trên cơ sở đó mà con người tỏ thái
độ và hành động đối với thế giới xung quanh và đối với chính bản thân
mình. Có thể nói rằng, nhờ có nhận thức mà con người làm chủ được tự
nhiên, làm chủ được xã hội và làm chủ được bản thân mình.
Trong việc nhận thức thế giới, con người có thể đạt tới những mức
độ nhận thức khác nhau, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Mức
độ thấp nhất, đơn giản nhất trong số đó là nhận thức cảm tính nếu xét về
mặt phát sinh chủng loại cũng như mặt phát triển cá thể.
Nhận thức cảm tính bao gồm hai hình thức phản ánh tâm lý là cảm giác
và tri giác. Trong đó cảm giác lại là hình thức phản ánh thấp hơn. Cảm
giác và tri giác có mối quan hệ chặt chẽ và chi phối lẫn nhau trong mức
độ nhận thức “trực quan sinh động” về thế giới. Cảm giác và tri giác có
vai trị quan trọng đối với con người trong nhận thức thế giới xung
quanh.
1. Vậy cảm giác và tri giác là gì?
Mỗi sự vật, hiện tượng xung quanh ta đều được bộc lộ bởi hàng loạt
thuộc tính bề ngồi như màu sắc, hình dáng, kích thước, mùi vị hoặc âm
thanh. Những thuộc tính này tác động lên từng giác quan của chúng ta
và cho ta những cảm giác cụ thể. Khi từng thuộc tính của sự vật, hiện
3


tượng tác động vào các giác quan của chúng ta, một quá trình tâm lý
phản ánh một cách riêng lẻ các thuộc tính này diễn ra, chính là q trình
cảm giác.

Ví dụ như khi một người gọi tên ta từ phía sau, ta nghe thấy giọng
của họ, nhưng chỉ nghe được giọng mà khơng nhìn được họ, ta sẽ khơng
biết họ trông ra sao, cao thấp thế nào mà chỉ biết được giọng của họ cao
hay trầm, to hay nhỏ. Tức là ta mới phản ánh được một thuộc tính bề
ngoài đang trực tiếp tác động vào tai, ta mới chỉ có cảm giác về từng
thuộc tính bề ngồi.
Nhưng cũng trong tình huống trên, khi ta nghe tiếng gọi và lập tức
quay đầu lại phía sau và nhìn thấy người đã gọi mình, ta có thể biết được
vẻ bề ngồi của họ, thậm chí khi lại gần, bắt tay chào hỏi họ ta cịn có
thể cảm thấy bàn tay của họ như thế nào, họ dùng nước hoa gì, … Nghĩa
là ta đã tiếp xúc với nhiều thuộc tính của sự vật. Khi đó ta có thể phản
ánh một cách đầy đủ hơn, tron vẹn hơn các thuộc tính ấy. Q trình tâm
lý này chính là tri giác.
Ta đi tới kết luận:
Cảm giác là quá trình tâm lý phản ánh một cách riêng lẻ từng
thuộc tính của sự vật, hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động
vào các giác quan của chúng ta. Cịn tri giác là q trình tâm lý
phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện
tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của chúng ta.
4


2. Những đặc điểm cơ bản của cảm giác và tri giác
Tuy cảm giác và tri giác có mối quan hệ mật thiết, chi phối lẫn nhau
trong quá trình phản ánh các thuộc tính bề ngồi của sự vật hiện tượng
nhưng chúng có những đặc điểm riêng.
Những đặc điểm cơ bản của cảm giác:
Cảm giác là một quá trình tâm lý, nghĩa là nó có mở đầu, diễn biến
và kết thúc một cách rõ ràng, cụ thể. Cảm giác nảy sinh, diễn biến khi sự
vật, hiện tượng khách quan hoặc một trạng thái nào đó của cơ thể đang

trực tiếp tác động vào giác quan của chúng ta. Khi kích thích ngừng tác
động thì cảm giác ngừng tắt. Điều này dễ thấy, vì khi một người rời xa
khỏi tầm mắt của ta thì ta sẽ khơng cịn nhìn thấy hình ảnh của họ, hay
khi một người dừng nói thì ta khơng cịn nghe thấy tiếng của họ.
Cảm giác chỉ phản ánh từng thuộc tính cụ thể của sự vật hiện tượng
thông qua hoạt động của từng giác quan riêng lẻ như ta đã thấy ở ví dụ
trước đó. Do vậy, cảm giác chưa phản ánh được một cách trọn vẹn, đầy
đủ các thuộc tính của sự vật, hiện tượng. Nghĩa là, cảm giác mới chỉ cho
ta từng cảm giác cụ thể, riêng lẻ về từng thuộc tính của vật kích thích.
Mỗi kích thích tác động vào cơ thể cho ta một cảm giác tương ứng.
Cảm giác của con người khác xa về chất so với cảm giác của con
vật. Điểm khác nhau cơ bản là cảm giác của con người mang bản chất xã
hội. Bản chất xã hội của cảm giác của con người được thể hiện ở chỗ:

5


- Đối tượng phản ánh của cảm giác ở người khơng chỉ là những thuộc
tính của sự vật hiện tượng vốn có trong thế giới mà cịn phản ánh những
thuộc tính của sự vật hiện tượng do con người sáng tạo ra trong q trình
giao tiếp, ví dụ như việc lồi người làm ra máy lạnh để có thể cảm thấy
mát vào mùa hè, hay việc nấu chín thức ăn để khi ăn cảm thấy ngon
miệng hơn.
- Cơ chế sinh lý của cảm giác ở người không chỉ phụ thuộc vào hoạt
động của hệ thống tín hiệu thứ nhất mà còn chịu sự chi phối bởi hoạt
động của hệ thống tín hiệu thứ hai – hệ thống tín hiệu ngơn ngữ. Ta có
thể thấy được điều này qua nhiều tình huống trong cuộc sống. Khi một
đứa trẻ bị ngã, nếu người mẹ chạy lại ôm ấp vỗ về, tỏ ra xót con thì đứa
bé sẽ khóc rất to, cịn nếu ta lờ đi thì đứa bé sẽ khóc tỏ ra đau đớn một
lúc để gây sự chú ý nhưng rồi sẽ tự nín khóc và đứng dậy.

- Cảm giác ở người chỉ là định hướng đầu tiên đẳng nhất, chứ không
phải là mức độ cao nhất, duy nhất như ở một số loài động vật. Cảm giác
ở người chịu ảnh hưởng của nhiều hiện tượng tâm lý khác của con
người, như khi đói thì ăn gì cũng thấy ngon, hay khi gặp chuyện buồn
hoặc bị ốm thì ăn gì cũng cảm thấy chán.
- Cảm giác của con người được phát triển mạnh mẽ và phong phú dưới
ảnh hưởng của hoạt động và giáo dục, tức là cảm giác của con người
được tạo ra theo phương thức đặc thù của xã hội, do đó mang tính chất

6


xã hội. Ví dụ như nhờ hoạt động nghề nghiệp mà có người thợ “đo”
được bằng mắt, người đầu bếp “nếm” được bằng tai.
Những đặc điểm cơ bản của tri giác
Tri giác được hình thành và phát triển trên cơ sở cảm giác, nhưng tri
giác không phải là một phép cộng đơn giản của cảm giác, mà là sự phản
ánh cao hơn so với cảm giác. Do vậy, tri giác cũng có những đặc điểm
giống với cảm giác, nhưng cũng có những đặc điểm khác với cảm giác.
Tri giác có những đặc điểm giống với cảm giác như:
-Tri giác cũng là một q trình tâm lý (tức là có nảy sinh diễn biến và
kết thúc) và cũng chỉ phản ánh những thuộc tính trực quan, bề ngồi của
sự vật hiện tượng.
-Tri giác cũng chỉ phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp khi
chúng tác động vào các giác quan của chúng ta.
Ngoài hai điểm giống nhau trên, tri giác và cảm giác có những điểm
khác biệt bao gồm:
-Nếu cảm giác phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính bề ngồi của
sự vật hiện tượng thì tri giác phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính
bề ngồi của sự vật hiện tượng và phản ánh nó theo một cấu trúc nhất

định.

7


-Tri giác là mức độ cao nhất của nhận thức cảm tính trong khi cảm giác
chỉ mới là mức độ đầu tiên.
-Tri giác giúp con người định hướng nhanh chóng và chính xác hơn,
giúp con người điều chỉnh một cách hợp lí hoạt động của mình trong thế
giới, giúp con người phản ánh thế giới có lựa chọn và có tính ý nghĩa.
Cịn cảm giác giúp con người thu nhận nguồn tài liệu trực quan sinh
động, cung cấp nguyên liệu cho các hoạt động tâm lý cao hơn.
Từ những đặc điểm trên, ta có thể thấy tri giác là một mức độ
cao hơn so với cảm giác. Cảm giác là mức độ đầu tiên, sơ đẳng nhất
của nhận thức cảm tính, xuất hiện ngay khi có một kích thích tác
động lên một giác quan của ta. Tri giác có thể nói là một sự tổng hợp
của các cảm giác, tập hợp tất cả các thuộc tính của sự vật đã được
cảm giác phản ánh lại để có một sự phản ánh đầy đủ hơn, trọn vẹn
hơn về sự vật, hiện tượng đó.
3. Vai trị của cảm giác và tri giác
Cảm giác và tri giác có những vai trị quan trọng trong việc nhận
thức thế giới của con người.
Cảm giác là hình thức định hướng đầu tiên của con người trong hiện
thực khách quan. Nhờ có cảm giác mà ta mới có được những nhận thức
đầu tiên về thế giới xung quanh. Khơng có cảm giác thì con người sẽ
khơng biết được những thuộc tính của các sự vật hiện tượng xung quanh
mình. Ví dụ như một người khiếm thị sẽ không thể biết được thế giới
8



quanh mình trơng như thế nào lúc này, vì thị giác của người đó khơng
hoạt động, nên q trình cảm giác những kích thích dạng hình ảnh
khơng diễn ra.
Cảm giác cung cấp những nguyên liệu cần thiết cho các hình thức
nhận thức cao cấp hơn. Từ các phân tích ở trước, ta đã có kết luận rằng
tri giác là sự tổng hợp của cảm giác, lấy nguyên liệu từ cảm giác, nếu
khơng có cảm giác thì cũng khơng có tri giác và từ đó khơng có cả các
hình thái nhận thức khác.
Cảm giác là điều kiện đảm bảo hoạt động của vỏ não, nhờ đó mà
hoạt động tinh thần của con người được bình thường.
Cảm giác là con đường nhận thức khách quan đặc biệt quan trọng
đối với người khuyết tật. Người khiếm thị có thể nhận ra người thân qua
giọng nói nhờ vào thính giác, nhận biết đồ vật qua xúc giác,…
Cảm giác của con người được chia làm hai loại là cảm giác bên
ngoài và cảm giác bên trong. Cảm giác bên ngồi bao gồm cảm giác
nhìn (thị giác), cảm giác nghe (thính giác), cảm giác ngửi (khứu giác),
cảm giác nếm (vị giác) và cảm giác tiếp xúc (xúc giác). Cảm giác trong
được chia thành cảm giác cơ thể, cảm giác vận động, cảm giác thăng
bằng và cảm giác rung. Mỗi loại cảm giác đều có một vai trò riêng trong
phản ánh các yếu tố khách quan.

9


Tri giác, với tư cách là mức độ nhận thức cảm tính cao hơn cảm
giác, có vai trị vơ cùng quan trọng. Nó là thành phần chính của nhận
thức cảm tính, đặc biệt là ở người trưởng thành.
Tri giác là một điều kiện quan trọng cho sự định hướng hành vi và
hoạt động của con người trong môi trường xung quanh. Hình ảnh của tri
giác thực hiện chức năng điều chỉnh các hành động.

Đặc biệt, hình thức tri giác cao nhất, tích cực nhất, chủ động và có
mục đích là quan sát và làm cho tri giác của con người khác xa tri giác
của con vật. Cùng với sự phát triển và phức tạp dần lên của đời sống xã
hội và của các thao tác lao động, quan sát trở thành một mặt tương đối
độc lập của hoạt động và đã trở thành một phương pháp nghiên cứu quan
trọng của khoa học cũng như của nhận thức thực tiễn.
4. Các quy luật của cảm giác
Cảm giác tuân theo một số quy luật nhất định.
Quy luật về ngưỡng của cảm giác
Không phải kích thích nào cũng gây ra cảm giác. Chỉ những kích
thích có cường độ nằm trong một giới hạn nào đó mới có thể gây ra cảm
giác cho cơ thể. Giới hạn đó được gọi là ngưỡng của cảm giác.
Có hai loại ngưỡng tuyệt đối đánh dấu hai đầu mút giới hạn mà ở đó
cơ thể cịn cảm nhận được kích thích:

10


-Ngưỡng tuyệt đối phía trên là cường độ kích thích tối đa vẫn còn gây
cho ta cảm giác.
-Ngưỡng tuyệt đối phía dưới là cường độ kích thích tối thiểu cần thiết để
gây cho ta cảm giác.
Phạm vi nằm giữa ngưỡng tuyệt đối phía dưới và ngưỡng tuyệt đối
phía trên là vùng cảm giác, trong đó có một vùng phản ánh tốt nhất.
Quy luật này được thể hiện qua việc mắt người chỉ có thể nhìn được
các ánh sáng có tần số nằm trong khoảng từ 380nm đến 760nm và phản
ánh tốt nhất với bước sóng 565nm, tai người chỉ có thể nghe thấy âm
thanh có tần số từ 16Hz đến 20kHz và phản ánh tốt nhất với tần số
1kHz.
Tuy nhiên khơng phải tất cả kích thích (nằm trong vùng cảm giác)

với cường độ khác nhau đều gây ra những cảm giác khác nhau, chỉ khi
chúng lệch nhau một khoảng nhất định, cơ thể mới cảm nhận thấy sự
khác biệt. Sự chênh lệch này được gọi là ngưỡng sai biệt. Ngưỡng sai
biệt là mức chênh lệch tối thiểu về cường độ hoặc tính chất của hai kích
thích đủ để ta phân biệt được hai kích thích đó. Ngưỡng sai biệt là hằng
số, đối với cảm giác thị giác là 1/100, với thính giác là 1/10. Một vật
nặng 1kg thì cần thêm vào ít nhất 34g nữa để nhận thấy sự thay đổi khối
lượng của nó.
Quy luật về sự thích ứng của cảm giác

11


Để đảm bảo cho sự phản ánh được tốt nhất và hệ thần kinh không bị
hủy hoại, cảm giác của con người có khả năng thích ứng với các kích
thích. Đó là khả năng thay đổi độ nhạy cảm cho phù hợp với cường độ
kích thích.
Có nhiều kiểu thích ứng:
Cảm giác hồn tồn mất đi khi kích thích kéo dài. Đó chính là quy
luật được thể hiện khi ta ngồi lâu trên xe bt và khơng cịn cảm thấy
mùi hơi nồng nặc nữa, trong khi người mới lên xe thì cảm thấy vơ cùng
khó chịu vì mùi đó. Ở đây, mùi xe khơng hề mất đi, nó vẫn “tấn cơng”
những người mới bước chân lên, nhưng với người đã ngồi lâu trên xe
bt thì cơ thể họ đã thích ứng và mất cảm giác.
Độ nhạy cảm giảm khi cường độ kích thích tăng và ngược lại. Ví dụ
như khi bị chiếu sáng bất ngờ vào mắt thì ta sẽ bị chói mắt và khơng
nhìn thấy gì khác ngồi ánh sáng trắng lóa, một số người cịn có thể bị
mù tạm thời, phải mất một lúc sau mắt mới nhìn lại bình thường được.
Ngược lại, khi đang từ ánh sáng bước vào bóng tối, mắt lại nhạy cảm
hơn.

Mức độ thích ứng của các loại cảm giác khác nhau là không giống
nhau. Khả năng thích ứng của cảm giác là do rèn luyện. Ta có thể thấy
điều này ở những người khiếm thị, tuy rằng khơng nhìn được nhưng họ
lại có xúc giác, vận động giác, cảm giác rung nhạy bén, có thể dễ dàng
phân biệt được các vật bằng cách chạm tay, cảm nhận độ rung, … đó
12


chính là vì họ khơng thể nhìn nên họ sử dụng xúc giác, khứu giác, cảm
giác rung và vận động giác để nhận biết xung quanh, họ rèn luyện các
cảm giác đó thường xun dẫn tới chúng vơ cùng nhạy bén, vơ cùng
chính xác.
Quy luật về sự tác động qua lại giữa các cảm giác
Tính nhạy cảm của cảm giác khơng chỉ thay đổi theo cường độ của
kích thích, nó còn thay đổi dưới tác động của các cảm giác khác. Đó
chính là sự tác động qua lại giữa các cảm giác. Sự tác động đó tuân theo
một quy luật chung: sự kích thích yếu lên một cảm giác này sẽ làm tăng
sự nhạy cảm của cảm giác kia và ngược lại, sự kích thích mạnh lên một
cảm giác này sẽ làm giảm độ nhạy cảm của cảm giác kia. Ví dụ khi ngồi
học bài, người học sinh thường dấp nước lạnh lên mặt để khỏi buồn ngủ.
Bởi vì cảm giác da mặt bị lạnh nó mạnh hơn, lấn át đi cảm giác mệt mỏi,
lờ đờ của đôi mắt, làm giảm độ nhạy cảm về cảm giác buồn ngủ. Chính
vì thế nó sẽ giúp người học sinh tỉnh táo hơn.
Sự tác động qua lại giữa các cảm giác có thể diễn ra đồng thời hay
nối tiếp giữa các cảm giác cùng loại hay khác loại. Khi ăn dứa hoặc
bưởi, chúng ta thường chấm muối trước khi đưa vào miệng. Sở dĩ ta làm
như vậy vì nếu như khơng chấm muối, sau khi ăn miếng dứa, miệng và
lưỡi của bạn có cảm giác tê rát, đó là vì ruột quả dứa khơng những có rất
nhiều đường và vitamin C, mà cịn có một chất xúc tác. Chất xúc tác này
đủ mạnh để phân giải lòng trắng trứng, đối với niêm mạc miệng và biểu

13


tầng da non ở lưỡi chúng ta có tác dụng kích thích mạnh. Muối ăn thì lại
có thể ức chế hoạt động của chất xúc tác dứa, cho nên khi ăn dứa mà
chấm muối thì có thể làm giảm sự kích thích với niêm mạc miệng và
lưỡi, đồng thời cũng cảm thấy dứa thơm, ngọt hơn. Sự tác động qua lại
giữa hai cảm giác trên chính là sự tương phản đồng thời. Hay sau khi
nhúng tay vào nước lạnh, một vật nóng 30˚C được cảm nhận như một
vật ấm, mặc dù nhiệt độ của nó thấp hơn nhiệt độ bình thường của da
tay. Chính kích thích lạnh trước đó đã làm tăng sự nhạy cảm của da tay
đối với vật ấm lúc sau, khiến ta có cảm giác như vậy – Đó là tương phản
nối tiếp.
Ngồi ra, các cảm giác có thể chuyển đổi qua nhau. Điều này được
nhận thấy khá rõ khi tăng độ chiếu sáng của phòng hòa nhạc, thì các âm
thanh khơng đáng kể ở sân khấu trở nên to hơn đối với các khác giả.
Cảm giác về độ sáng của thị giác lúc này đã chuyển thành cảm giác về
độ to của thính giác.
Kết luận
Những phân tích trên cho thấy rằng: Cảm giác của con người có thể
phát triển đến vơ cùng, nếu biết rèn luyện đúng lúc, có phương pháp và
kiên trì. Tốt nhất là rèn luyện trong những hoạt động đòi hỏi độ nhạy
cảm ngày càng cao của cảm giác.
Cảm giác giúp con người nhận biết được màu sắc, mùi vị, nhiệt
độ… và biết được trạng thái bên trong cơ thể.
14


Cảm giác là nguồn gốc của sự hiểu biết và là nguồn gốc của sự phát
triển tâm lý con người.

Cảm giác thể hiện mối liên hệ trực tiếp giữa cơ thể với mơi trường
xung quanh và nhờ đó con người có khả năng định hướng, thích nghi với
mơi trường xung quanh.
Cảm giác còn là điều kiện quan trọng để đảm bảo trạng thái hoạt
động của vỏ não, nhờ đó đảm bảo hoạt động tinh thần bình thường của
con người.
Cảm giác là con đường nhận thức hiện thực khách quan đặc biệt
quan trọng đối với những người bị khuyết tật.
Lời kết
Do vốn kiến thức còn hạn hẹp cũng như thời gian thực hiện chủ đề
khá gấp rút nên không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong
nhận được sự góp ý từ cơ để chúng em có thể hồn thiện hơn bài nghiên
cứu này ạ.

15


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
-Giáo trình Tâm lý học đại cương (NXB Đại học sư phạm)
-Tâm lý học đại cương (NXB Đại học quốc gia Hà Nội)
-Wikipedia: https://www.en.wikipedia.org/cognition

16



Tiểu luận Phân biệt sự khác nhau giữa cảm giác và tri giác - quy luật và những ứng dụng của chúng trong lao động và trong đời sống

Quy luật về tính ổn định của tri giác: Điều kiện tri giác một sự vật, hiện tượng nào đó của chúng ta có thể thay đổi song chúng ta vẫn tri giác được sự vật, hiện tượng đó là ổn định về hình dạng, kích thước, màu sắc Hiện tượng này nói lên tính ổn định của tri giác. Tính ổn định của tri giác là khả năng phản ánh sự vật, hiện tượng một cách chính xác trong cách điều kiện tri giác khác nhau. VD: Khi coi truyền hình thì hình người trên màn hình nhỏ hơn rất nhiều so với người thực bên ngoài nhưng ta vẫn có hình ảnh con người lớn như hình ảnh thưc của họ ở bên ngoài.

Tiểu luận so sánh cảm giác và tri giác
8 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Ngày: 10/10/2013 | Lượt xem: 20865 | Lượt tải: 34
Tiểu luận so sánh cảm giác và tri giác
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân biệt sự khác nhau giữa cảm giác và tri giác - quy luật và những ứng dụng của chúng trong lao động và trong đời sống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân biệt sự khác nhau giữa cảm giác và tri giác? Trình bày các quy luật của chúng và nêu những ứng dụng của chúng trong lao động và trong đời sống? Trả lời: Nhận thức là một trong 3 mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người( nhận thức, tình cảm, hành động ) nó là tiền đề của hai mặt kia và đồng thời có quan hệ mật thiết với các hiện tượng tâm lý khác của con người. Căn cứ vào tính chất phản ánh có thể chia nhận thức làm 2 loại: Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Cảm giác và tri giác là 2 phần khác nhau của nhận thức cảm tính. Chúng chỉ phản ánh bề ngoài, không bản chất của sự vật, hiện tượng. Sự giống nhau giữa cảm giác và tri giác: Cảm giác và tri giác đều là một quá trình tâm lý, nghĩa là nó có mở đầu, diễn biến và kết thúc một cách rõ ràng, cụ thể. Chúng đều phản ánh những thuộc tính trực quan, bề ngoài của sự vật. Đều phản ánh hiện tượng khách quan một cách trực tiếp khi chúng tác động vào các giác quan của chúng ta. Nhưng cảm giác và tri giác khác nhau ở những đặc điểm cơ bản sau: Tri giác được hình thành và phát triển trên cơ sở của những cảm giác nhưng tri giác không phải là phép cộng đơn giản của những cảm giác mà là sự phản ánh cao hơn cảm giác. Nếu cảm giác phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng thì tri giác phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng trên cơ sở phối hợp của nhiều giác quan. Tính trọn vẹn của tri giác là do tính trọn vẹn của bản thân sự vật, hiện tượng quy định. Kinh nghiệm có ý nghĩa rất lớn đối với tính trọn vẹn này nên khi có kinh nghiệm thì chỉ cần tri giác một số đặc điểm của sự vật, hiện tượng ta cũng có thể tổng hợp chúng thành một hình ảnh trọn vẹn của sự vật, hiện tượng. Tri giác phản ánh sự vật, hiện tượng theo những cấu trúc nhất định. Cấu trúc này là sự khái quát từ mối liên hệ qua lại giữa các thành phần của đối tượng tri giác ở một khoảng thời gian nào đó. Tri giác là quá trình hành động tích cực được gắn liền với hoạt động của con người. Tri giác mang tính tự giác, giải quyết một nhiệm vụ nhận thức cụ thể. Các quy luật: Cảm giác: + Quy luật ngưỡng cảm giác: Muốn có cảm giác thì phải kích thích vào các giác quan song không phải kích thích nào cũng gây ra cảm giác. Kích thích quá yếu sẽ không gây ra cảm giác hoặc kích thích quá mạnh những sẽ không còn thấy cảm giác mà chỉ khi kích thích đó đạt tới một giới hạn nhất định thì mới có thể gây ra được cảm giác. Giới hạn đó được gọi là ngưỡng cảm giác. Cảm giác có 2 ngưỡng: ngưỡng cảm giác phía dưới là kích thích tối thiểu đủ để gây ra cảm giác và ngưỡng cảm giác phía trên là kích thích tối đa mà vẫn còn gây ra cảm giác. VD: Ta bị ngã từ trên cao xuống. Lúc đầu ta không cảm thấy đau vì bị kích thích quá mạnh và ta dường như cảm thấy là không sao nhưng sau một lúc mới dần dần thấy đau. + Quy luật thích ứng của cảm giác: Cảm giác của con người có khả năng thích ứng, đó là khả năng thay đổi độ nhạy cảm cho phù hợp với cường độ của vật kích thích. Nếu cường độ kích thích mạnh thì sẽ giảm độ nhạy cảm ngược lại nếu cường độ kích thích yếu thì sẽ tăng độ nhạy cảm và cảm giác mất hoàn toàn khi kích thích kéo dài với cường độ không đổi. VD: Buổi tối khi tắt đèn đi ngủ, ta có thể thích ứng ngay được với bóng đêm. Nhưng khi đang ngồi trong bóng tối mà lại bật đèn lên thì độ thích ứng của ta sẽ giảm xuống, phản ứng lại là nheo mắt một lúc. + Quy luật về sự tác động qua lại giữa các cảm giác: Cảm giác của con người có thể tác động qua lại lẫn nhau. Sự kích thích yếu lên một cơ quan phân tích này sẽ làm tăng độ nhảy cảm của cơ quan phân tích kia và sự kích thích mạnh lên một cơ quan phân tích này sẽ làm giảm độ nhạy cảm của cơ quan phân tích kia. VD: Ở những người điếc thì bao giờ cơ quan thị giác của họ cũng nhạy cảm hơn người bình thường và ở những người mù thì khả năng nghe của họ tốt hơn rất nhiều so với người bình thường. Tri giác: + Quy luật về tính đối tượng của tri giác: Hình ảnh trực quan mà tri giác đem lại bao giờ cũng thuộc về sự vật, hiện tượng của thế giới bên ngoài. Tuy nhiên khi con người tạo ra hình ảnh tri giác thì phải sử dụng một tổ hợp các hoạt động của các cơ quan phân tích, đồng thời phải đem sự hiểu biết của mình về sự vật, hiện tượng đang tri giác để tách các đặc điểm của sự vật, đưa chúng vào hình ảnh của các sự vật, hiện tượng. Hình ảnh ấy một mặt phản ánh đặc điểm của đối tượng mà ta tri giác, mặt khác nó là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan. Nhờ mang tính đối tượng mà hình ảnh tri giác là cơ sở định hướng và điều chỉnh hành vi của con người. + Quy luật về tính lựa chọn của tri giác: Có vô số sự vật, hiện tượng tác động vào con người, nó đa dạng đến mức mà con người không thể tri giác và phản ứng với những kích thích đó một cách đồng thời được. Chúng chỉ tách ra một cách rõ ràng và tự giác từ vô số những tác động đó một vài tác động mà thôi. Tri giác là quá trình tách đối tượng ra khỏi bối cảnh, vì vậy những sự vật, hiện tượng nào càng được phân biệt với bối cảnh thì càng được ta tri giác một cách dễ dàng và đầy đủ. Sự lựa chọn tri giác không có tính cố định, vai trò của đối tượng và bối cảnh có thể giao hoán cho nhau. Quy luật này được sử dụng nhiều trong: trang trí, bố cục, trong dạy học, thay đổi kiểu chữ, màu mực khi viết bảng, minh hoạ nếu ta muốn cho học sinh tri giác dễ dàng hơn… + Quy luật về tính ý nghĩa của tri giác: Các hình ảnh của tri giác luôn luôn có một ý nghĩa nhất định. Khi ta tri giác một sự vật, hiện tượng, bằng kinh nghiệm và vốn hiểu biết của mình thì ta có thể gọi được tên sự vật, hiện tượng đó và xếp nó vào một nhóm, một loại nhất định. Ngay cả khi tri giác một sự vật, hiện tượng không quen biết ta vẫn cố gắng tìm trong nó một cái gì đó giống với các đối tượng mà ta đã quen biết hoặc xếp nó vào một loại sự vật, hiện tượng đã biết, gẫn gũi nhất với nó. Quy luật này được ứng dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh. VD: Sử dụng tài liệu trực quan thì phải kèm theo lời chỉ dẫn để học sinh quan sát một cách đầy đủ và sâu sắc. Việc gọi tên đầy đủ, chính xác các sự vật, hiện tượng mới mẻ khi tổ chức cho học sinh quan sát là rất cần thiết. + Quy luật về tính ổn định của tri giác: Điều kiện tri giác một sự vật, hiện tượng nào đó của chúng ta có thể thay đổi song chúng ta vẫn tri giác được sự vật, hiện tượng đó là ổn định về hình dạng, kích thước, màu sắc…Hiện tượng này nói lên tính ổn định của tri giác. Tính ổn định của tri giác là khả năng phản ánh sự vật, hiện tượng một cách chính xác trong cách điều kiện tri giác khác nhau. VD: Khi coi truyền hình thì hình người trên màn hình nhỏ hơn rất nhiều so với người thực bên ngoài nhưng ta vẫn có hình ảnh con người lớn như hình ảnh thưc của họ ở bên ngoài. Quy luật tổng giác: Ngoài tính chất và đặc điểm của vật kích thích, tri giác của con người còn phụ thuộc vào nhu cầu, hứng thú, tình cảm, động cơ…của bản thân chủ thể tri giác. Sự phụ thuộc tri giác vào nội dung đời sống tâm lý và đặc điểm nhân cách của chủ thể tri giác được gọi là hiện tượng tổng giác. Chứng tỏ ta có thể điều khiển được tri giác. UD: Trong quá trình dạy học và giáo dục, chúng ta phải tính đến kinh nghiệm, vốn hiểu biết, xu hướng, hứng thú, tâm lý của học sinh khi chúng tri giác. Việc tích luỹ tri thức kinh nghiệm, giáo dục niềm tin, nhu cầu…cho học sinh làm cho sự tri giác của họ tinh tế, nhạy bén hơn. Ảo giác: Trong một số trường hợp, tri giác không cho ta hình ảnh đúng về sự vật. Những trường hợp này tuy không nhiều nhưng nó có tính quy luật. Ảo giác được vận dụng trong kiến trúc, hội hoạ, trang trí, trang phục…để phục vụ cho cuộc sống con người. Tóm lại, cảm giác và tri giác có nhiều quy luật và chúng có quan hệ chặt chẽ, bổ xung cho nhau, góp phần làm phong phú nguyên liệu cảm tính cho các hoạt động nhận thức cao hơn (tư duy và tưởng tượng). Trong quá trình dạy và học, giáo viên cần vận dụng các quy luật cơ bản của cảm giác và tri giác một cách tích cực để nâng cao hiểu quả dạy học và giáo dục. 2) Phân tích các quy luật của tình cảm? Phân biệt xúc cảm và tình cảm? Các quy luật của tình cảm: + Quy luật lây lan: Tình cảm của con người có thể truyền, lây lan từ người này sang người khác. Trong đời sống hàng ngày ta thường thấy có hiện tượng vui lây, buồn lây, đồng cảm của người này đối với người kia…Đó chính là biểu hiện của quy luật lây lan tình cảm. VD: + Quy luật thích ứng: Nếu tình cảm lặp đi lặp lại nhiều lần một cách đơn điệu thì nó sẽ suy yếu dần và trở lên chai dạn. Đó chính là sự thích ứng. VD: + Quy luật tương phản: Giống như cảm giác, tình cảm cũng có sự tương phản. Đó là sự tác động qua lại giữa xúc cảm tình cảm âm tính với xúc cảm tình cảm dương tính thuộc cùng một loại. Nghĩa là một xúc cảm tình cảm này có thể làm tăng cường một xúc cảm tình cảm khác đối với cực của nó. Đó là sự cảm ứng hay tương phản trong tình cảm. VD: + Quy luật pha trộn: Trong đời sống tình cảm cá nhân, nhiều khi hai tình cảm đối cực nhau xảy ra cùng một lúc nhưng chúng lại không loại trừ nhau mà chúng pha trộn vào nhau. VD: Sự ghen tuông của những ông chồng, bà vợ hay của những người đang yêu. Trong sự ghen tuông, tình cảm của họ lẫn lộn: có yêu, có ghét, có hờn giận, có nhớ thương. + Quy luật di chuyển: Tình cảm của con người có thể di chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác. Bởi vậy cho nên người ta thường có lúc giận cá chém thớt, vơ đũa cả nắm… VD: Một số cá nhân trong tập thể lớp không có ý thức học tập, hay nói chuyện riêng…Giáo viên rất không hài lòng với một số cá nhân này và dần dần giáo viên sẽ không có thiện cảm với lớp. + Quy luật về sự hình thành tình cảm: Tình cảm được hình thành bởi những xúc cảm cùng loại được tổng hợp hóa, động hình hóa, khái quát hóa. VD: Tình cảm giữa con cái với cha mẹ, hay là tình anh em. Con cái thường xuyên được sự quan tâm, chăm sóc, lo lắng của cha mẹ giành cho mình và dần dần tình cảm được tổng hợp, khái quát lại. Cũng giống như câu chuyện tình yêu, càng gần nhau thì tình yêu sẽ đến nhanh và tình cảm giành cho nhau cũng dần dần sâu đậm nhưng ngược lại, khi cách xa nhau thì tình cảm giành cho nhau sẽ dần nhạt phai. Phân biệt xúc cảm và tình cảm? Tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với sự vật và hiện tượng có liên quan tới nhu cầu và động cơ của họ. Xúc cảm là những rung động của con người trước một sự vật, hiện tượng cụ thể nào đó đang trực tiếp thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu động cơ con người, xúc cảm không ổn định bằng tình cảm, nó dễ thay đổi Xúc cảm và tình cảm đều biểu thị thái độ của con người đối với thế giới xung quanh nhưng xúc cảm và tình cảm cũng có những điểm khác nhau cơ bản sau: Xúc cảm Tình cảm Có ở người và động vật. Là một quá trình tâm lý. Xuất hiện trước. Có tính thời đại, đa dạng, phụ thuộc vào tình huống… Thực hiện chức năng sinh học: giúp cơ thể định hướng và thích nghi với môi trường bên ngoài với tư cách một cá thể. Gắn liền với phản xạ không điều kiện, bản năng. Chỉ có ở người Là một thuộc tính tâm lý. Xuất hiện sau. Có tính xác định và ổn định. Thực hiện chức năng xã hội: giúp con người định hướng và thích nghi với xã hội với tư cách một nhân cách. Gắn liền với phản xạ có điều kiện, với định hình động lực thuộc hệ thống tín hiệu thứ hai. Tóm lại, tình cảm được hình thành từ những xúc cảm cùng loại và được thể hiện qua những xúc cảm và tình cảm có ảnh hưởng rất lớn và chi phối các cảm xúc của con người.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • Tiểu luận so sánh cảm giác và tri giác
    Phân biệt sự khác nhau giữa cảm giác và tri giác Trình bày các quy luật của chúng và nêu những ứng dụng của chúng trong lao động và trong đời sống.doc

Tổng quan về cảm giác

Cảm giác chính là trạng thái tình cảm được tạo ra từ chính cảm xúc. Tuy nhiên, tất cả xảy ra có ý thức hơn vì bất cứ ai cũng có thể chọn duy trì tâm trạng đó trong thời gian dài. Nó khác biệt hoàn toàn với cảm xúc khi chỉ duy trì trong thời gian ngắn mà thôi.

Như vậy, một cảm giác sẽ đi từ một thứ trong bản năng hơn là từ cảm xúc để tạo ra cảm giác. Chắc chắn cần có một lý do được tạo ra bởi một ý nghĩ rồi làm cho người đó nuôi dưỡng biến nó thành cái lâu dài. Cảm giác sẽ xảy ra khi con người bắt đầu hòa nhập cảm xúc. Khi nghĩ về điều gì đó rồi khiến nó ngấm vào tâm trạng của mình. Thường cảm giác sẽ thúc đẩy từ sự pha trộn cảm xúc rồi kéo dài hơn nhiều.

Tiểu luận so sánh cảm giác và tri giác
Cảm giác chỉ duy trì trong một khoảng thời gian ngắn ngủi

Đặc điểm có ở cảm giác

  • Cảm giác là quá trình tâm lý: Thông thường quá trình tâm lý sẽ là những hoạt động diễn ra ở thời gian ngắn. Trình từ của nó có mở đầu, diễn biến và kết thúc rất rõ ràng. Chính điều đó đã kích thích để gây ra cảm giác chính sự vật và hiện tượng của hiện thực khách quan và trạng thái tâm lý bản thân.
  • Phản ánh thuộc tính riêng lẻ: cảm giác phản ánh từng thuộc tính riêng rẽ của sự vật hiện tượng. Đương nhiên sẽ không phản ánh trọn vẹn thuộc tính của hiện tượng, sự vật. Con người sẽ chỉ phản ánh ở một hay một số thuộc tính nhất định. Đó sẽ là căn bản, bởi cảm giác cho người ta biết từng cảm giác cụ thể. Có một kích thích tác động cũng sẽ cho cảm giác tương ứng.
  • Phản ánh hiện thực khách quan trực tiếp: Khi đó sự vật, hiện tượng sẽ trực tiếp tác động đến các giác quan nên tạo được cảm giác.
  • Phản ánh trực tiếp tác động vào giác quan cơ thể: Khi đó mọi thứ sẽ truyền đến não để phân biệt với phản ánh gián tiếp. Nghĩa là sự vật, hiện tượng tác động không qua các giác quan trực tiếp nhưng vẫn cho cảm giác.
Tiểu luận so sánh cảm giác và tri giác
Cảm giác liên quan đến quá trình tâm lý và những tác động từ giác quan cơ thể

Trên đây là những đặc điểm sẽ có ở cảm giác tác động một cách trực tiếp đến giác quan và não bộ.

Vai trò của cảm giác

  • Cảm giác chính là hình thức định hướng của con người ở hiện thực khác quan.
  • Nhờ cảm giác mà cung cấp những nguyên liệu cần thiết để có hình thức nhận thức cao hơn.
  • Cảm giác như điều kiện nhằm đảm bảo trạng thái hoạt động ở vỏ não. Chính điều đó khiến hoạt động tinh thần của con người được bình thường.
  • Cảm giác được coi như con đường nhận thức hiện thực khách quan đặc biệt quan trọng. Đối với người khuyết tật, cảm giác giúp họ nhận ra được người thân cũng như hàng loạt những đồ vật khác.

Nội dung Phân biệt sự khác nhau giữa cảm giác và tri giác Trình bày các quy luật của chúng và nêu những ứng dụng của chúng trong lao động và trong đời sống

Trước khi tải bạn có thể xem qua phần preview bên dưới. Hệ thống tự động lấy ngẫu nhiên 20% các trang trong tài liệu Phân biệt sự khác nhau giữa cảm giác và tri giác Trình bày các quy luật của chúng và nêu những ứng dụng của chúng trong lao động và trong đời sống để tạo dạng ảnh để hiện thị ra. Ảnh hiển thị dưới dạng slide nên bạn thực hiện chuyển slide để xem hết các trang.
Bạn lưu ý là do hiển thị ngẫu nhiên nên có thể thấy ngắt quãng một số trang, nhưng trong nội dung file tải về sẽ đầy đủ 8 trang. Chúng tôi khuyễn khích bạn nên xem kỹ phần preview này để chắc chắn đây là tài liệu bạn cần tải.

Xem preview Phân biệt sự khác nhau giữa cảm giác và tri giác Trình bày các quy luật của chúng và nêu những ứng dụng của chúng trong lao động và trong đời sống

Nếu bạn đang xem trên máy tính thì bạn có thể click vào phần ảnh nhỏ phía bên dưới hoặc cũng có thể click vào mũi bên sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide.Nếu sử dụng điện thoại thì bạn chỉ việc dùng ngón tay gạt sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide.

Bài thuyết trình Tâm lý học: Cảm giác và tri giác - Nhóm 3

Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài thuyết trình Tâm lý học "Cảm giác và tri giác" dưới đây để nắm bắt được những nội dung về khái niệm cảm giác, tri giác, các loại cảm giác, tri giác, các qui luật cơ bản của cảm giác, quan sát và năng lực quan sát,... » Xem thêm

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. TÂMLÝHỌC CẢ C ẢMGIÁCVÀTRIGIÁC MGIÁCVÀTRIGIÁC NHÓM NHÓM33 1
  2. ĐHQGHN 2
  3. CẢM GIÁC VÀ TRI GIÁC I.CẢM GIÁC II.TRI GIÁC. 1. Khái niệm cảm giác. 1. Khái niệm chung về 2. Đặc điểm của cảm tri giác giác 2. Đặc điểm của tri 3.Các lọai cảm giác giác 4. Vai trò của cảm giác 3. Các lọai tri giác 4. Vai trò của tri giác
  4. I. CẢM GIÁC
  5. 1. Khái niệm cảm giác Cảm giác là Phản ánh Từng thuộc tính quá trình tâm lý một cách riêng lẻ của sự vật, hiện tượng Đa Các giác quan của trự ng tiế c chúng ta tá p độ c ng
  6. 2. Đặc điểm của cảm giác - Cảm giác là một quá trình tâm lý Nảy sinh Diễn biến Kết thúc
  7. Cảm Cảm giác giác chỉ chỉ phản phản ánh ánh từng từng thuộc thuộc tính tính riêng riêng lẻ lẻ của của sự sự vật, vật, hiện hiện tượng tượng thông thông qua qua hoạt hoạt động động của của từng từng giác giác quan quan riêng riêng lẻ. lẻ. Ví Ví dụ: dụ: Thầy Thầy bói bói xem xem voi voi
  8. - Cảm giác phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp. VD: Ta không cảm thấy đau khi người khác bị chó cắn.
  9. - Bản chất xã hội của cảm giác người Cảm giác Phương Đối tượng thức tạo phản ánh Cơ chế sinh lí Mức độ ra cảm giác Sự vật Chịu ảnh Sự hiện Hệ hưởng Được Hệ tạo ra vận tượng thống của nhiều thống Mức theo động do lao tín hiện tín độ sơ phương trong động hiệu tượng tâm hiệu đẳng thức đặc tự loài thứ lí cao cấp thù xã thứ hai của con nhiên người nhất hội tạo ra người Những đặc điểm khác biệt giữa con người và con vật Bản chất xã hội của cảm giác con người
  10. 3. Các loại cảm giác 3.1. Những cảm giác bên ngoài Khứu giác Thị giác Vị giác Thính giác Mạc giác
  11. 3.Các loại cảm giác 3.1Cảmgiácngòai -Cảm giác nhìn (Thị giác): Cho ta biết hình thù khối lượng, độ sáng, độ xa màu sắc của sự vật. Nó giữ vai trò cơ bản trong sự nhận thức thế giới bên ngòai của con người nảy sinh do các sóng điện từ dài từ 380 đến 770 mi-li-mi-crông tác động vào mắt.
  12. 3.1 Cảm giác ngòai (tt) -Cảm giác nghe (thính giác): Phản ánh những thuộc tính về âm thanh, tiếng nói, nảy sinh do chuyển động của sóng âm thanh từ 16 đến 20.000 hec ( tần số giao động trong một giây) tác động vào màng tai
  13. 3.1 Cảm giác ngòai (tt) •Cảm giác ngửi •Cho biết thuộc tính mùi của đối tượng •Cảm giác nếm •Cho ta biết thuộc tính vị của đối tượng có 4 lọai: Cảm giác ngọt, cảm giác chua, mặn và đắng
  14. 3.1Cảmgiácngòai(tt) ­Cảmgiácda: Cho ta biết sự đụng chạm, sức ép của vật vào da cũng như nhiệt độ của vật. Cảm giác da gồm 5 loại:Cảmgiácđụngchạm,cảmgiácnén,cảmgiác nóng,cảmgiáclạnh,cảmgiácđau.
  15. 3.2. Những cảm giác bên trong Cảm giác vận động Cảm giác và cảm giác rung sờ mó Cảm giác cơ thể Cảm giác thăng bằng
  16. 3.2 Cảm giác bên trong -Cảm giác vận động: (cảm giác cơ khớp) Là cảm giác về vận động và vị trí của từng bộ phận của thân thể phản ánh độ co duỗi của các cơ, dây chằng, khớp xương của thân thể.
  17. 3.2Cảmgiácbêntrong Cảmgiácthăngbằng ­Cho ta biết vị trí và phương hướng chuyển động củađầutasovớiphươngcủa trọnglực. Cơ quan của cảm giác thăng bằng nằm ở thành ba của ống bán khuyên ở tai trong và liên quan chặt chẽ vớinộiquan.
  18. 3.2Cảmgiácbêntrong ­ Cảmgiáccơthể: Chotabiếtnhữngbiếnđổitronghọatđộngcủacác cơquannộitạnggồmcảmgiácđói,no,khát,buồn nôn, và các cảm giác khác liên quan đến hô hấp và tuầnhòan ­ Cảmgiácrung: Docácdaođộngcủakhôngkhítácđộnglênbềmặt thânthểtạonên.Nóphảnánhsựrungđộngcủacác sựvật,
  19. 1. Khái niệm tri giác Tri giác Các thuộc tính Phản ánh là một một cách trọn vẹn bên ngoài của sự vật quá trình tâm lý hiện tượng Đa Các giác quan của trự ng tiế c chúng ta tá p độ c ng