Thuốc ho có phải kháng sinh không

Thuốc ho có phải kháng sinh không

Các bác sĩ khuyến cáo không nên tự ý dùng kháng sinh khi trẻ bị ho - Ảnh: drjillneff.com

Thời tiết thay đổi, trẻ nhỏ rất dễ bị mắc các bệnh lý về đường hô hấp và có các biểu hiện như ho, sổ mũi, sốt… Khi trẻ có biểu hiện như vậy, nhiều bậc phụ huynh có thói quen dùng kháng sinh cho trẻ. 

Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ. Bởi với trẻ nhỏ, ho có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau và không phải lúc nào cũng cần dùng đến kháng sinh.

Ho không nhất thiết phải dùng kháng sinh

Ho thông thường do cảm lạnh, cảm cúm hoặc hít phải các khí lạ trong môi trường gây kích thích ho. Còn ho bệnh lý (nặng) thì thường là do các bệnh ở đường hô hấp dưới (như viêm phổi, viêm tiểu phế quản…) có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của em bé. Còn các bệnh đường hô hấp trên (cảm lạnh, viêm mũi, viêm tai mũi họng…) không nặng đến mức nguy hiểm và không cần phải lo lắng lắm. 

Các nghiên cứu cho thấy, nếu trẻ ho thông thường (có thể có sốt, vẫn chạy nhảy ăn chơi bình thường, không có khó thở nặng) thì không phải là bệnh đường hô hấp dưới.

Đối với trẻ em, do khả năng bảo vệ và miễn dịch của trẻ kém hơn so với người lớn nên nguyên nhân chính khiến trẻ bị ho, sổ mũi thường là do nhiễm những siêu vi gây bệnh ở đường hô hấp lây lan trong không khí. 

Những siêu vi này không bị ảnh hưởng bởi kháng sinh. Vì vậy việc uống kháng sinh không thể cải thiện bệnh mà chỉ làm trẻ mệt thêm, làm cho vi khuẩn dễ nhờn thuốc, kháng thuốc và gây ra nhiều tác dụng phụ như dị ứng, tiêu chảy...

Nếu ho không phải bệnh nặng, không phải biến chứng viêm phổi, viêm tai... tức là những bệnh không cần dùng kháng sinh thì chỉ cần dùng thuốc ho theo hướng dẫn của bác sĩ là được. 

Thông thường các thuốc ho chế từ các sản phẩm thiên nhiên thì thường không độc, hoặc rất ít độc, thì các phụ huynh có thể mua được. 

Nhưng còn các loại thuốc ho tây y thì không thể dùng tuỳ tiện. Gần đây một số nước châu Âu quy định dưới 2 tuổi là phải rất cẩn thận với thuốc ho tây y. 

Còn với trẻ dưới 2 tháng tuổi thì Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo là không cho uống thuốc ho. Cần chú ý nếu dùng thuốc thời gian 2-3 ngày mà không đỡ, bệnh nặng lên hoặc các dấu hiệu khác thì cần đến bệnh viện.

Với các phương pháp chữa ho dân gian như hấp chanh quất đường phèn, rồi chanh đào mật ong cũng rất tốt với trẻ ho thông thường. Tuy nhiên, cha mẹ cần hết sức lưu ý khi dùng cách chữa ho này. 

Chúng ta có thể sử dụng những sản phẩm có sẵn được làm từ thiên nhiên đảm bảo quy trình vệ sinh, nồng độ, liều lượng.

Chăm sóc cho trẻ khi bị ho

Khi trẻ bị ho, dù có sử dụng kháng sinh hay không, đối với những trẻ đang mắc bệnh lý đường hô hấp, chúng ta cần biết cách chăm sóc trẻ.

Về chế độ dinh dưỡng chăm sóc cho trẻ bị ho, bên cạnh việc dùng thuốc, dinh dưỡng rất quan trọng trong phòng và điều trị ho. 

Nếu dinh dưỡng không đủ, trẻ sẽ không đủ sức đề kháng. Ăn không đúng cách càng kích thích, gây ho nhiều hơn.

Khi trẻ bị ho, đầu tiên phải chú ý tới dinh dưỡng, bởi ho khiến trẻ biếng ăn, dễ suy dinh dưỡng. Khi suy dinh dưỡng, sức đề kháng suy giảm, ho lại càng nặng lên. Trong khẩu phần ăn cần đảm bảo năng lượng cho trẻ: 

Cung cấp đủ tinh bột, đạm, chất béo, chế biến thức ăn mềm lỏng. Nên cho trẻ ăn loại đạm quý trong thời điểm này như cho trẻ ăn thịt bò, thịt gà, trứng, sữa. 

Theo quan điểm Đông y, khi ho thường kiêng thịt gà. Tuy nhiên, xét về cơ sở khoa học, thì thịt gà không có thành phần gây ra ho. Ngược lại, trong nước dùng gà còn có thành phần acid amin cấu trúc khoa học giống kháng sinh, giúp giảm viêm, chống vi khuẩn.

Bên cạnh thực phẩm giàu đạm, còn lưu ý đến thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng như chất béo có lợi cho sức khỏe: Dầu oliu, dầu đậu nành, bơ lạc, bơ đậu phộng. 

Ngoài ra, mật ong giúp tăng sức đề kháng, sát khuẩn, rất tốt. Phô mai, sữa tốt cho trẻ. Cũng để đảm bảo chất dinh dưỡng nên ăn thông thường rau và trái cây tươi, trái cây màu vàng đỏ, rau màu xanh sẫm giàu vitamin C giúp tăng sức đề kháng.

Nên uống nước giúp giảm dịch nhầy, làm sạch dịch nhầy đường hô hấp, giảm dịch tiết phế quản. Nên bổ sung thành phần do ho mà trẻ thiếu, chẳng hạn như khi ho thường đi kèm với vitamin D huyết thanh giảm. 

Vì vậy, nên bổ sung thêm vitamin D trong giai đoạn đó, có thể kèm theo omega 3, acid béo chưa no (dưới dạng thực phẩm bổ sung, thuốc, ....). Nếu phải dùng thuốc điều trị làm giảm hấp thụ canxi thì nên bổ sung thêm canxi, khoáng chất đi kèm để tránh loãng xương.

Song song với chế độ chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ, các bậc phụ huynh cần thường xuyên làm thông thoáng mũi cho trẻ.

Đối với trẻ lớn, cần hướng dẫn trẻ hỉ mũi đúng cách. Hỉ mũi từng bên. Dùng ngón tay đè một bên mũi, hỉ mạnh bên kia và làm ngược lại. Lưu ý không được bịt hai mũi cùng một lúc.

Đối với trẻ nhỏ, phụ huynh dùng giấy mềm làm sạch nước mũi cho trẻ. Trong trường hợp nước mũi đặc gây nghẹt mũi nhiều, phụ huynh nên dùng dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0,9% nhỏ 2 - 3 giọt mỗi bên mũi, sau đó dùng giấy mềm làm sạch mũi cho trẻ.

Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cần phải thường theo dõi sức khỏe, các biểu hiện bất thường của trẻ để nếu phát hiện các dấu hiệu nặng cần đưa trẻ đến bệnh viện khám ngay./.

Nguồn: Sở Y tế TP. Hà Nội

Chị Hồ Thanh có con trai 5 tháng tuổi bị ho không khỏi. Khi con trai ho đến ngày thứ 3, chị Thanh đưa bé đến phòng khám tư. Sau khi khám phổi, soi họng, bác sĩ kê đơn thuốc có 5 loại, trong đó kháng sinh. Chị Thanh mua thuốc đủ theo đơn của bác sĩ nhưng không dám cho con uống sau khi đọc tờ hướng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh với nhiều tác dụng phụ. Đặc biệt, con trai chị là trẻ sơ sinh.

Thuốc ho có phải kháng sinh không

Trẻ ho dài ngày cần được đi khám. Ảnh: Shutterstock

Chị Thanh lại đưa con lên viện Nhi Trung Ương khám. Tại đây, các bác sĩ kết luận cháu bị viêm đường hô hấp trên, chỉ cần uống thuốc giảm ho thảo dược tiêu nhầy, đờm và vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý. Bác sĩ điều chỉnh đơn thuốc không còn kháng sinh và hướng dẫn chị Thanh chăm sóc và theo dõi bệnh của bé tại nhà.

Chị Thanh cho biết:“Sau 7 ngày sử dụng siro ho thảo dược lá thường xuân dùng cho trẻ sơ sinh của Đức, bú mẹ đầy đủ 8 lẫn mỗi ngày, con trai tôi đã hết ho, bé chơi ngoan và còn tăng cân. Con tôi khỏi ho mà không phải dùng kháng sinh hay thêm nhiều loại thuốc khác".

Thuốc ho có phải kháng sinh không

Đối với quyết định kê đơn kháng sinh, bác sĩ cần lựa chọn thuốc kháng sinh phụ thuộc 2 yếu tố: người bệnh và vi khuẩn gây bệnh.Ảnh: Shutterstock

Tìm hiểu, chị Thanh biết, kháng sinh là thuốc quan trọng được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nhưng việc lạm dụng, sử dụng kháng sinh không hợp lý đang làm gia tăng vấn đề kháng thuốc kháng sinh.

Chị Hồ Thanh áp dụng nguyên tắc hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh cho con. Khi con ốm, chị thường trao đổi với bác sĩ để lựa chọn phương án tối ưu nhất cho con mình thay vì vội đòi hỏi phương thuốc khỏi bệnh tức thì.Thực tế, có nhiều mẹ quan niệm rằng kháng sinh là biện pháp cấp thiết để cắt cơn ho cho con. Vì vậy, dù con còn bé, mẹ vẫn dùng vì nghĩ cách này có thể chữa khỏi ho khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Tổ chức Y tế thế giới WHO đã xếp Việt Nam vào danh sách các nước có tỷ lệ người dân sử dụng thuốc kháng sinh và kháng thuốc kháng sinh cao nhất thế giới. Theo Bộ Y tế khảo sát ở gần 3.000 nhà thuốc, có tới hơn 90% số người mua thuốc kháng sinh không theo đơn chỉ định của bác sĩ.

Đối với quyết định kê đơn kháng sinh, bác sĩ cần lựa chọn thuốc kháng sinh phụ thuộc 2 yếu tố: người bệnh và vi khuẩn gây bệnh. Yếu tố liên quan đến người bệnh cần xem xét bao gồm: lứa tuổi, tiền sử dị ứng thuốc, chức năng gan, thận, tình trạng suy giảm miễn dịch, mức độ nặng của bệnh, bệnh mắc kèm, cơ địa dị ứng…Vi khuẩn gây bệnh cần được nuôi cấy, xác định loại kháng sinh cần thiết để kê đơn thuốc cho phù hợp.

Ngọc Thi

Thuốc ho có phải kháng sinh không

Thuốc ho thảo dược Prospan sản xuất bởi Engelhard Arzneimittel, Đức, được nghiên cứu lâm sàng về hiệu quả và tin dùng trên 102 quốc gia. Prospan chứa cao khô lá thường xuân chiết xuất theo quy trình đặc biệt được cấp bằng sáng chế bảo hộ độc quyền.

Sản phẩm chỉ định cho trường hợp viêm đường hô hấp cấp có kèm theo ho, điều trị triệu chứng trong các bệnh lý viêm phế quản mãn tính. Chống chỉ định trường hợp bất dung nạp fructose, phụ nữ có thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng. Số đăng ký thuốc VN-17873 -14, XNQC số 0145 Bộ Y tế cấp ngày 16/8/2016. Thông tin truy cập website hoặc facebook. Hotline: 094 240 8866.