Trẻ 8kg uống thuốc hạ sốt Hapacol bào nhiều

Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ em cần phải thật sự chú ý vì nếu dùng không đúng cách, đúng liều dẫn đến những hậu quả khó lường. 

Sốt rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Sau khi bé tiêm phòng, khi mọc răng, hay khi thời tiết thất thường, hoặc có lúc tự nhiên bé sốt. Vì thế, ba mẹ cần biết dùng thuốc hạ sốt cho trẻ đúng cách.

Theo các chuyên gia y tế, thuốc hạ sốt an toàn nhất cho trẻ nhỏ là paracetamol. Nhưng cách sử dụng paracetamol cũng rất quan trọng, vì nếu bạn dùng quá liều sẽ gây độc cho gan của em bé. Do đó, cần đặc biệt lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ. 

Có thể bạn quan tâm:

Cách lau mát hạ sốt cho trẻ

Trẻ sốt phát ban xử trí như thế nào?

Trẻ sơ sinh bị sốt khi nào cần gặp bác sĩ?

Vậy liều lượng paracetamol như thế nào là đúng? Hãy lưu ý 3 điểm sau đây:

  • Nên dùng thuốc hạ sốt khi bé sốt >38,5 độ C;
  • Liều dùng phải tính chính xác theo cân nặng: Từ 10 – 15mg paracetamol cho 1 kg thể trọng của bé. (Ví dụ bé nặng 5 kg cần dùng từ 50mg đến 75mg là tối đa). Nếu quá liều dùng này sẽ gây hại cho gan của bé, còn ít hơn thì không hạ được sốt;
  • Mỗi lần dùng thuốc hạ sốt cho trẻ cần cách nhau từ 4-6 tiếng, sau khi uống thuốc chừng 30 phút nếu bé chưa hạ sốt thì cũng không được uống thêm thuốc mà phải chườm mát vào trán, lòng bàn tay, chân.

Trẻ 8kg uống thuốc hạ sốt Hapacol bào nhiều

Khi trẻ bị sốt ba mẹ cần hạ sốt ngay cho trẻ

Khi trẻ bị sốt, cha mẹ không nên ủ con quá kĩ hay chườm đá lạnh.

Lúc này, nên lấy khăn ấm lau các vị trí nách, bẹn, lòng bàn tay chân con đồng thời để cửa nhà thoáng mát nhưng không có gió lùa.

Nên cho con uống nhiều nước hoặc oresol để bù nước

Nếu bé sốt cao liên tục trên 39 độ uống thuốc không giảm thì nên đưa đi khám./.

Bài viết trên đã hướng dẫn mẹ cách dùng thuốc hạ sốt cho trẻ. Ba mẹ cùng tìm hiểu nhé.

Theo dõi thêm fanpage: Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS CKII Trần Thị Linh Chi - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Hầu hết trẻ em nào cũng hay gặp phải tình trạng sốt, khi trẻ sốt bậc phụ huynh rất lo lắng nên vội vàng cho bé uống thuốc khi chưa cần thiết, lạm dụng việc sử dụng thuốc hạ sốt không tốt cho trẻ.

Sốt ở trẻ có rất nhiều nguyên nhân gây ra, vì vậy cần xác định được nguyên nhân gây sốt, kết hợp điều trị cả nguyên nhân và triệu chứng trẻ mới nhanh trở về trạng thái bình thường.

Để xác định trẻ có sốt hay không, bậc phụ huynh cần phải đo nhiệt độ cơ thể trẻ bằng nhiệt kế, không nên chỉ xác định tình trạng sốt bằng cách sờ trán và ước lượng.

Trẻ sốt bao nhiêu độ thì nên cho trẻ uống thuốc:

  • Trường hợp trẻ sốt dưới 38,5 độ C: Mức nhiệt này trẻ được xác định là sốt nhẹ và trường hợp này chưa cần dùng tới thuốc hạ sốt, mà chỉ cần dùng các biện pháp vật lý. Dùng khăn ấm lau cho trẻ ở các vùng như trán, nách, cổ, bẹn cứ cách khoảng 15 phút lau lại một lần tới khi trẻ hết sốt, nới lỏng quần áo, mặc đồ thoáng mát cho trẻ, nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi cho trẻ bú theo nhu cầu và tăng số lần cho trẻ bú, nếu trẻ trên 6 tháng ngoài cho trẻ bú có thể cho trẻ uống thêm nước Oresol bù điện giải.
  • Trường hợp trẻ sốt trên 38,5 độ C: Từ mức nhiệt độ 38,5 độ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt và kết hợp với các phương pháp vật lý giúp trẻ hạ sốt như ở trường hợp sốt nhẹ. Ngoài ra trẻ sốt do nhiều nguyên nhân gây ra, nên các bậc phụ huynh nên đưa trẻ tới cơ sở y tế để xác định được nguyên nhân và được bác sĩ kê các loại thuốc hạ sốt, liều lượng phù hợp với trẻ.
  • Sốt trên 39 độ C: Sốt ở mức nhiệt độ này có thể dẫn đến co giật do sốt cao. Với trường hợp này bố mẹ sau khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt, mặc quần áo thoáng mát nên cho trẻ tới viện để được xử lý kịp thời, nếu trẻ xuất hiện co giật dùng một khăn mềm vào miệng cho trẻ đề phòng trẻ cắn vào lưỡi và phải nhanh chóng hạ sốt, cởi bớt quần áo cho trẻ.

Trong tủ thuốc cá nhân nên dự trữ một số loại thuốc trong đó có thuốc hạ sốt.Loại thuốc hạ sốt hay được sử dụng nhất là Paracetamol ( hay gọi là Acetaminophen) và Ibuprofen. Tuy nhiên Paracetamol là loại thuốc được lựa chọn ưu tiên hơn vì:

  • An toàn, có thể dùng cho nhiều đối tượng, sử dụng đúng cách ít tác dụng phụ và dễ sử dụng.
  • Ibuprofen không khuyến khích dùng cho trẻ dưới 1 tuổi.
  • Do ở Việt Nam tỉ lệ sốt xuất huyết cao nên Ibuprofen không được sử dụng rộng rãi, do làm tăng nguy cơ chảy máu trong bệnh lý sốt xuất huyết.

Đối với trẻ em hạ sốt nên dùng cho trẻ loại Paracetamol đơn thuần: Trong thành phần chính của thuốc chỉ có Paracetamol, loại này có tác dụng hạ sốt và chống viêm nhẹ. Dùng trong các trường hợp sốt do trẻ mọc răng, sốt virus...Có nhiều dạng chế phẩm phù hợp với trẻ như dạng gói bột có nhiều hương vị dễ uống tác dụng nhanh, dạng siro hay loại đặt hậu môn. Nên lựa chọn các loại thuốc có hàm lượng 80mg, 150mg và 250mg cho trẻ, tùy theo cân nặng của từng trẻ.

Trẻ 8kg uống thuốc hạ sốt Hapacol bào nhiều

Trường hợp trẻ sốt trên 38,5 độ C nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt

Dùng thuốc không hợp lý có tác hại xấu tới sức khỏe của trẻ, thậm chí có thể dẫn đến tử vong do ngộ độc thuốc hạ sốt cấp tính. Sử dụng thuốc hạ sốt như thế nào để đảm bảo an toàn cho trẻ, hạn chế tác dụng phụ của thuốc.

  • Chỉ nên sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ khi trẻ sốt trên 38,5 độ C
  • Liều lượng khi cho trẻ uống mỗi lần sốt là từ 10-15 mg/kg cận nặng.
  • Khoảng cách giữa 2 lần sử dụng thuốc ít nhất là từ 4-6 giờ nếu trẻ còn sốt.
  • Tổng liều sử dụng không được quá 60mg/kg/24h.
  • Trường hợp sốt cao và bé không thể uống thuốc có thể cân nhắc đến việc cho hạ sốt bằng thuốc nhét hậu môn, việc nhét thuốc vào hậu môn cần tiến hành nhẹ nhàng, để tránh làm tổn thương vùng hậu môn . Lưu ý viên đặt hậu môn có thể tác dụng hạ sốt chậm hơn so với dạng gói bột.
  • Chú ý hạn sử dụng thuốc, đảm bảo cho trẻ uống thuốc còn hạn sử dụng.

Trẻ 8kg uống thuốc hạ sốt Hapacol bào nhiều

Trường hợp sốt cao và bé không thể uống thuốc có thể cân nhắc đến việc cho hạ sốt bằng thuốc nhét hậu môn

  • Nhiều bậc phụ huynh cho rằng con sốt thì không nên tắm, nhưng thực chất việc cho trẻ tắm với nước ấm (tắm nhanh, hay chỉ lau qua người) sẽ giúp bé hạ nhiệt hiệu quả. Việc này không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé.
  • Lau cho trẻ bằng nước ấm, không phải lau bằng nước mát. Vì khi lau ấm làm cho mạch máu giãn nở để thoát nhiệt ra ngoài từ đó giúp cơ thể bé hạ nhiệt. Nếu như lau mát thì gây co mạch làm cho cơ thể giữ nhiệt hơn, dễ gây nguy hiểm cho bé.
  • Lưu ý không dùng đồng thời Paracetamol và Ibuprofen để hạ sốt cho trẻ vì sẽ gây nguy hiểm, tăng tác dụng không mong muốn.
  • Thời điểm bé sốt nếu trẻ đã ăn dặm có thể cho bé ăn thức ăn loãng như cháo, canh, uống nhiều nước để bù nước cho cơ thể với bé trên 6 tháng. Trẻ nhỏ thì tăng cường bú mẹ, bú theo nhu cầu của trẻ.
  • Những trường hợp sốt cần đưa tới cơ sở y tế khi:
  • Trẻ nhỏ hơn 2 tháng tuổi
  • Trẻ sốt cao trên 40 độ C
  • Trẻ bị mất nước với các biểu hiện như: Da khô, mắt trũng, khóc không ra nước mắt.
  • Trẻ xuất hiện co giật
  • Trẻ đau đầu nhiều, nôn nhiều, cứng cổ bất thường.
  • Phát ban trên da
  • Không kiểm soát được nhiệt độ cơ thể, dù đã cho uống thuốc hạ sốt.
  • Trẻ xuất hiện thay đổi tri giác như: Lơ mơ, li bì, khó đánh thức hay quấy khóc nhiều, bứt dứt.
  • Trẻ khó thở và không cải thiện sau khi làm sạch mũi trẻ.
  • Trẻ không thể nuốt thức ăn; không bú được hoặc không thể uống nước được.

Khi trẻ có dấu hiệu sốt cha mẹ cần đo nhiệt độ bằng nhiệt kế để xác định chính xác nhiệt độ trên cơ thể trẻ, khi trẻ sốt từ 38,5 độ C trở lên có thể sử dụng thuốc hạ sốt.

Nếu sau khi uống thuốc hạ sốt mà tình trạng bé vẫn không cải thiện thì cha mẹ nên đưa bé đến khoa Nhi của bệnh viện Vinmec khám và điều trị sớm, tránh để tình trạng sốt cao kéo dài gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến hệ thần kinh.

Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu về Nhi khoa: gồm các chuyên gia đầu ngành, có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Làm gì khi trẻ bị sốt? Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị sốt

Dấu hiệu, cách chăm sóc trẻ em viêm đường hô hấp trên tại nhà

XEM THÊM: