Tóm tắt nội dung ôn dịch thuốc la

Lý thuyết Ngữ văn 8: Ôn dịch, thuốc lá được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Ôn dịch thuốc lá là văn bản nhật dụng nói về tác hại của thuốc lá với đời sống của con người. Bài viết dưới đây là tìm hiểu chung về bài ôn dịch, thuốc lá để thấy được tác hại khôn lường của thuốc lá với sức khỏe, tìm hiểu về những giải pháp để hạn chế tác hại của thuốc lá mà tác giả Nguyễn Khắc Viện đã đưa ra trong văn bản. Dưới đây là nội dung chi tiết, các em tham khảo nhé

Show

Bài 12: Ôn dịch, thuốc lá

  • 1/ Tìm hiểu chung bài Ôn dịch, thuốc lá
  • 2/ Đọc - hiểu văn bản Ôn dịch, thuốc lá
  • 3/ Bài tập minh họa bài Ôn dịch, thuốc lá

1/ Tìm hiểu chung bài Ôn dịch, thuốc lá

a/ Tác giả

- Tên: Nguyễn Khắc Viện sinh năm 1913, mất năm 1997.

- Là bác sĩ, nhà khoa học nổi tiếng, ông là người dịch truyện Kiều sáng tiếng Pháp được đánh giá là hay nhất.

- Năm 2000 ông được truy tặng giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật.

b/ Tác phẩm

- Trích: "Từ thuốc lá đến ma túy - Bệnh nghiện".

- Thể loại: Văn bản nhật dụng - Thuyết minh một vấn đề khoa học - xã hội.

c/ Bố cục

Bài văn được chia làm 3 phần

- Phần 1: Từ đầu đến "còn nặng hơn cả AIDS”: Thông báo về nạn dịch thuốc lá.

- Phần 2: Tiếp theo đến "con đường phạm pháp": Tác hại của thuốc lá.

- Phần 3: Còn lại: Kiến nghị chống thuốc lá.

2/ Đọc - hiểu văn bản Ôn dịch, thuốc lá

a/ Nhan đề văn bản

- Ôn dịch nghĩa là bệnh lây truyền, cũng có thể là tiếng chửi.

- Dấu phẩy đặt giữa hai từ để ngắt giọng, được dùng theo lối tu từ nhằm nhấn mạnh sắc thái biểu cảm vừa căm tức vừa ghê tởm.

⇒ Thuốc lá là một bệnh dịch nguy hiểm. Thuốc lá là đồ ôn dịch.

b/ Nêu vấn đề ôn dịch thuốc lá

- Hiện nay loài người đang đứng trước sự đe dọa của đại dịch AIDS khủng khiếp, chưa tìm được giải pháp.

- Thuốc lá là ôn dịch đe dọa sức khỏe, tính mạng con người nặng hơn AIDS.

⇒ Hiểm họa của thuốc lá đối với đời sống xã hội.

c/ Tác hại của thuốc lá

- Tác giả mượn lời Trần Hưng Đạo nhằm gây ấn tượng mạnh, làm nổi bật vấn đề chống thuốc lá như chống giặc ngoại xâm.

- Dâu ví như sức khỏe con người.

- Tằm ví như khói thuốc lá.

⇒ Tằm ăn lá tới đâu biết tới đó còn khói thuốc lá người hút không thể thấy ngay tác hại của nó mà còn thấy sảng khoái nhả khói.

- Đối với người hút: Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc như hắc ín, chất các bon ô xít, chất nicotin,... nên gây viêm phế quản, hồng cầu bị phá hoại, ung thư phổi, ung thư vòm họng hay những bệnh về tim mạch.

- Đối với cộng đồng:

+ Tác hại về kinh tế: "Chỉ riêng bệnh viêm phế quản của hàng triệu người cũng đã làm mất bao nhiêu ngày công lao động".

+ Tác hại về sức khỏe cộng đồng: "Vợ con, những người làm việc cùng phòng với những người nghiện thuốc lá cũng bị nhiễm độc, cũng bị đau tim, viêm phế quản, cũng bị ung thư".

+ Người mẹ mang thai khi hít phải khói thuốc con sinh ra dễ suy yếu, đẻ non.

⇒ Phê phán thái độ vô trách nhiệm của người hút thuốc lá đối với gia đình, cộng đồng và xã hội. Đồng thời bác bỏ luận điệu sai lầm của người hút thuốc "Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi".

d/ Những kiến nghị về việc chống thuốc lá

- Cấm hút thuốc lá nơi công cộng, phạt nặng người vi phạm.

- Sử dụng nhiều khẩu hiệu, tài liệu chống thuốc lá.

- Cấm quảng cáo thuốc lá trên báo chí và truyền hình.

- Cấm bán thuốc lá cho trẻ vị thành niên

- Cấm hình thức khuyến mại thuốc lá dùng thử.

- Cấm sử dụng từ ngữ đánh lừa người tiêu dùng như (nhẹ, êm, nồng độ hắc ín thấp,...)

⇒ Tác giả cổ vũ hết mình cho chiến dịch và tin tưởng, hi vọng chiến dịch sẽ giành thắng lợi.

* Tổng kết

Nội dung: Tác hại của thuốc lá đối với cuộc sống gia đình và xã hội. Cần có biện pháp phòng chống, ngăn chặn tệ hút thuốc lá.

Nghệ thuật

- Liệt kê, so sánh, phân tích phân loại, nêu ví dụ.

- Lập luận chặt chẽ, lời văn ngắn gọn, thuyết phục.

3/ Bài tập minh họa bài Ôn dịch, thuốc lá

Đề bài: Phân tích tác hại việc hút thuốc lá.

1/ Mở bài

- Giới thiệu thuốc lá là dạng thuốc cuốn dùng để hút, mang lại cảm giác hưng phấn, giải tỏa căng thẳng tức thời, giá thành vừa phải, dễ sử dụng, bị sử dụng phổ biến ở nhiều nơi, nhiều tuổi, nhiều thế hệ.

- Giải thích từ ôn dịch.

2/ Thân bài

- Tác hại của thuốc lá.

+ Sức khỏe: người dùng, người không dùng hít phải bị mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch do dùng thuốc lá. Người phụ nữ mang thai sống trong môi trường có khói thuốc: tỉ lệ sảy thai cao, sinh con dị dạng, điếc, tim mạch...

+ Nhân cách: tha hóa, kém tác phong, lịch sự, làm ảnh hưởng, là tấm gương không tốt cho giới trẻ.

+ Cảnh quan chung: làm xấu môi trường xanh-sạch-đẹp-văn minh, gây khó chịu cho mọi người xung quanh, nhất là khi ở môi trường công cộng.

+ Kinh tế: số tiền chi cho việc mua thuốc lá hằng năm ở nước ta hiện nay có thể xây dựng được rất nhiều công trình phúc lợi có ích cho xã hội.

+ Sự phụ thuộc vào thuốc lá đến mất kiểm soát, lí tính

- Giải pháp khắc phục

+ Tẩy chay vấn nạn hút thuốc lá bằng những biện pháp, hành động cụ thể

+ Nghiêm khắc phê bình, tỏ thái độ không đồng tình với người sử dụng thuốc lá

+ Tuyên truyền, giáo dục cho mọi người, mọi thế hệ về tác hại nghiêm trọng của thuốc lá

+ Tự nhắc nhở bản thân để không bị lôi kéo, sa ngã.

+ Tuyên truyền cấm hút thuốc trên báo đài, thông tin đại chúng,...

3/ Kết bài

- Kết thúc vấn đề nêu ra bài học kinh nghiệm cho bản thân.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Lý thuyết Ngữ văn 8: Ôn dịch, thuốc lá được VnDoc chia sẻ trên đây. Quan tài liệu này các em sẽ hiểu được tìm hiểu chung về tác hại của thuốc lá với đời sống của con người mà tác giả đã đưa ra trong văn bản. Chúc các em học tốt, nếu thấy tài liệu hay, hãy chia sẻ cho các bạn cùng tham khảo

-----------------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Ngữ văn 8: Ôn dịch, thuốc lá. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 8, Soạn bài lớp 8, Văn mẫu lớp 8, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8, Soạn văn 8 siêu ngắn.

Tóm tắt nội dung ôn dịch thuốc la
Đặt câu hỏi về học tập, giáo dục, giải bài tập của bạn tại chuyên mục Hỏi đáp của VnDoc
Hỏi - ĐápTruy cập ngay: Hỏi - Đáp học tập

Soạn văn 8 tập 1 ngắn nhất

Soạn văn 8 tập 2 ngắn nhất

Bài soạn văn lớp 8 siêu ngắn

Giải VNEN tiếng Anh 8 tập 1

Giải VNEN tiếng Anh 8 tập 2

Câu hỏi xoay quanh Địa lý 8

Giải môn Giáo dục công dân lớp 8

IBAITAP: Tác phẩm Ôn dịch, thuốc lá được tác giả Nguyễn Khắc Viện viết nhằm mục đích gì? Tác phẩm đã có giá trị nhân đạo như nào? Hãy cùng ibai tập đến với bài học “ Ôn dịch, thuốc lá” nhé.

Tác phẩm được trích trong Từ thuốc lá đến ma túy- Bệnh nghiện (NXB Giáo dục, Hà Nội, 1992) của của tác giả Nguyễn Khắc Viện.

II. TÓM TẮT TÁC PHẨM ÔN DỊCH, THUỐC LÁ

Thuốc lá đe dọa sức khỏe cũng như tính mạng loài người còn nặng hơn cả HIV/AIDS. Trong thuốc lá chứa rất nhiều chất nicotin gây hại cho cơ thể con người. Việc hút thuốc lá không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người hút mà con ảnh hưởng đến những người hít phải nó. Hiện nay ở nước ta tỷ lệ vị thành niên hút thuốc rất cao và nó gây ra nhiều hệ quả như cướp giật, trộm cắp thậm chí là phạm những tội nặng hơn. Chúng ta cần chung tay tổ chức và lan rộng chiến dịch chống thuốc lá.

II. BỐ CỤC TÁC PHẨM ÔN DỊCH, THUỐC LÁ

Văn bản có thể chia thành 3 phần: 

- Phần 1 (từ đầu cho đến  … còn nặng hơn cả AIDS): Khái quát về nạn dịch thuốc lá

- Phần 2 (tiếp theo đến … con đường phạm pháp): Những tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người.

- Phần 3 (còn lại): Lời kêu gọi mọi người cùng chống lại thuốc lá

IV. HƯỚNG DẪN SOẠN TÁC PHẨM ÔN DỊCH, THUỐC LÁ

Câu 1: Ý nghĩa của việc dùng dấu phẩy trong đầu đề của văn bản. (SGK Ngữ Văn 8 Tập 1- trang 121)

Lời giải chi tiết:

- Ý nghĩa của việc dùng dấu phẩy trong đầu đề của văn bản là:

  • Gây ấn tượng mạnh đối với người đọc.
  • Thuốc lá được tác giả so sánh nguy hiểm như ôn dịch rất dễ lây lan.
  • Ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn nhấn mạnh thái độ căm ghét và mức độ nguy hiểm của nạn hút thuốc.
  • Vẫn có thể bỏ dấu phẩy và đổi nhan đề thành "ôn dịch thuốc lá" hay “ thuốc là là một loại ôn dịch” nhưng như vậy sẽ giảm tính biểu đạt và biểu cảm của nhan đề.

Tóm tắt nội dung ôn dịch thuốc la

Câu 2: Vì sao tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về việc đánh giặc trước khi phân tích tác hại của thuốc lá? Điều đó có tác dụng gì trong lập luận? (SGK Ngữ Văn 8 Tập 1- trang 121)

Lời giải chi tiết:

- Tác giả trích dẫn lời của Trần Hưng Đạo bàn về việc đánh giặc nhằm:

  • So sánh sách lược của nhà quân sự đại tài nói tới vấn nạn của thuốc lá.
  • Tạo sự liên tưởng bằng lối lập luận vô cùng sắc bén chứng mình rằng thuốc lá cũng là một loại giặc cần chống.
  • Giặc thuốc lá tuy không đánh như vũ bão nhưng nó "gặm nhấm như tằm ăn dâu", vì tác hại của chúng không thấy ngay nên mức độ nguy hiểm của nó khôn lường.

⟹ Đây là sự so sánh sáng tạo độc đáo, làm cho lập luận của bài văn trở nên chặt chẽ hơn, tạo liên tưởng thú vị.

Câu 3: Vì sao tác giả đặt giả định có người bảo: "Tôi hút; tôi bị bệnh, mặc tôi!" trước khi nêu lên những tác hại về phương diện xã hội của thuốc lá? (SGK Ngữ Văn 8 Tập 1- trang 121)

Lời giải chi tiết:

- Đặt giả định có người bảo: "Tôi hút; tôi bị bệnh, mặc tôi!" nhằm phủ định, bác bỏ:

  • Sự coi thường sức khỏe của người thân và những người xung quanh.
  • Họ đáp lại bằng cách bám vào quyền tự do cá nhân và tuyên bố rằng họ sẽ tự chịu trách nhiệm về việc làm của chính mình.
  • Người hút không những hủy hoại sức khỏe của chính mình mà còn hủy hoại cả sức khỏe của những người xung quanh
  • Hút thuốc đúng là quyền cá nhân nhưng không thể sử dụng quyền đó mà làm ảnh hưởng tới không khí người xung quanh.

=> Tác giả đã khéo léo dùng chính quyền chính đáng để phản biện bác bỏ quyền không chính đáng của những người hút thuốc chống chế.

Câu 4: Vì sao tác giả so sánh tình hình hút thuốc lá ở nước ta với các nước Âu - Mĩ trước khi đưa ra kiến nghị: Đã đến lúc mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này? (SGK Ngữ Văn 8 Tập 1- trang 122)

Lời giải chi tiết:

- Tác giả so sánh tình hình hút thuốc lá ở nước ta với các nước Âu - Mĩ: 

  • Mặc dù nước ta nghèo hơn các nước Âu- Mĩ nhưng tỉ lệ hút thuốc lá của nước ta đã ngang bằng với họ ⟶ đây là điều đáng báo động.
  • Các nước phát triển ở Âu- Mĩ đã có chiến dịch chống hút thuốc rất  mạnh mẽ, nhưng ở nước ta hiện nay chưa có biện pháp quyết liệt nào.
  • Nước ta còn quá nhiều bệnh dịch cần giải quyết và khắc phục vậy mà chúng ta lại rước về nhiều thứ bệnh dịch nguy hiểm và tốn kém bởi thuốc lá này.

=> Sự so sánh này của tác giả là rất hợp lý và vô cùng cần thiết vì nó cảnh báo mạnh mẽ vấn nạn hút thuốc lá đang trở nên phổ biến ở nước ta, chúng ta cần chung tay đưa ra các biện pháp khắc phục.

V. Luyện tập

Câu 1: Tình trạng hút thuốc của người thân hoặc bạn bè em quen biết. (SGK Ngữ Văn 8 Tập 1- trang 122)

Tóm tắt nội dung ôn dịch thuốc la

Câu 2: Dùng năm dòng để ghi lại cảm nghĩ của mình sau khi đọc bản tin của báo Sài Gòn tiếp thị trích in ở bài đọc thêm số 2. (SGK Ngữ Văn 8 Tập 1- trang 122)

Lời giải chi tiết: 

Bản tin của báo tiếp thị Sài Gòn đã ghi lại rất chân thực cái chết của tỉ phú trẻ Rốt-sin khi chơi bạch phiến quá liều. Đó như một lời cảnh tỉnh sâu sắc cho thế hệ trẻ cần ý thức rõ về việc của bản thân và cần kiên quyết nói “không” với những tệ nạn xã hội. Các bậc phụ huynh cần quan tâm và có những biện pháp giáo dục, nâng cao hiểu biết và kĩ năng sống cho các con để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Cuộc sống càng phát triển thì lại có nhiều cám dỗ khiến con người dễ lầm đường lạc lối. Ngày nay thanh thiếu niên cần ý thức được mục đích sống của mình, nâng cao hiểu biết bằng trải nghiệm, tránh xa các tệ nạn xã hội để sống cuộc đời ý nghĩa.