Thế nào là truyền thống tôn sư trọng đạo năm 2024

(VOH) - “Tôn sư trọng đạo” là một truyền thống tốt đẹp, được đề cao từ ngàn đời của người Việt Nam xưa và nay. Cùng tìm hiểu ý nghĩa của câu nói đó qua bài viết này nhé!

Muốn thành công, thành tài chắc chắn phải trải qua con đường học hành, ôn luyện. Thầy cô là người có công lao vô cùng lớn trong việc rèn giũa mỗi người, bởi vậy, như một lẽ tự nhiên chúng ta cần phải biết “tôn sư trọng đạo”, giữ thái độ kính trọng các thầy cô của mình.

1. Tôn sư trọng đạo là gì?

Thế nào là truyền thống tôn sư trọng đạo năm 2024
Thế nào lè "tôn sư trọng đạo"

Đầu tiên, từ “tôn” trong “tôn sư” mang ý nghĩa là kính trọng, tôn trọng, tôn kính. “Sư” là chỉ người thầy, người đã có công dạy dỗ mỗi người. “Tôn sư” chính là một lời nhắc nhở mỗi chúng ta cần biết tôn trọng, cư xử đúng mực với thầy cô giáo của mình, dù có thể người thầy ấy chỉ dạy chúng ta 1 ngày. Biết kính trọng người dạy dỗ mình, cũng là một sự tôn trọng với chính bản thân ta.

Vế thứ hai của câu nói “tôn sư trọng đạo” nhấn mạnh vào cụm từ “trọng đạo”. Từ “đạo” mang ý nghĩa là đạo đức, đạo lý. Từ “trọng” là nói đến việc mỗi chúng ta cần coi trọng “đạo” đức, hiểu rõ đạo lý trong cuộc sống cũng như phép cư xử, đối nhân xử thế.

“Tôn sư trọng đạo” cũng như tôn trọng chính cha mẹ, tôn trọng chính chúng ta, bởi thầy cô là người cho ta con chữ, dạy dỗ, giúp ta nên người, ta cần có thái độ đúng mực, tôn trọng theo đúng đạo lý làm người. Đây là truyền thống tốt đẹp cần gìn giữ và phát huy. Dù bạn sống trong nền văn hóa, chịu sự ảnh hưởng của bất kỳ tôn giáo nào cũng cần biết “tôn sư trọng đạo”.

Xem thêm: 'Mau sao thì nắng vắng sao thì mưa': Câu tục ngữ hay chỉ về các hiện tượng tự nhiên

2. “Tôn sư trọng đạo” có ý nghĩa như thế nào?

Thế nào là truyền thống tôn sư trọng đạo năm 2024
Tôn sư trọng đạo là phẩm chất đạo đức quan trọng

Đạo lý “tôn sư trọng đạo” luôn là bài học đầu tiên được dạy khi đến trường. Bởi, thầy cô sẽ là người gắn bó với chúng ta, tạo ảnh hưởng đến ta trong những năm tháng quan trọng của cuộc đời. Đó là người cho ta con chữ, kiến thức, là người hi sinh bản thân thân đem đến cho ta những tri thức dẫn đến thành công.

“Tôn sư trọng đạo” không chỉ là lời nhắc nhở sâu sắc mà còn là bài học cho mỗi chúng ta về đạo lý làm người, về cách ứng xử, về cách sống sao cho hợp nghĩa tình, trọn vẹn và phù hợp với chuẩn mực đạo đức.

Tôn sư trọng đạo là tình cảm đạo đức của dân tộc ta đối với Nhà giáo, là nét đẹp trong văn hóa Việt Nam. Truyền thống ấy được các thế hệ nối tiếp nhau gìn giữ và phát huy. Truyền thống “Tôn sự trọng đạo” bắt nguồn từ xu hướng trọng “văn”, trọng kẻ sỹ, xuất phát từ nền văn hóa nông nghiệp cùng với những ảnh hưởng của Nho giáo được truyền bá vào nước ta.

Trong xã hội phong kiến, đối với người cầm quyền thì “văn” là một công cụ cai trị, còn đối với người bình dân thì đây là một công cụ văn hóa, một con đường làm nên sự nghiệp lớn nên người thầy được đặt vào vị trí xứng đáng nhất trong xã hội. Ca dao tục ngữ Việt Nam có nhiều câu nhắc nhở hàng ngày "ăn vóc, học hay", "Không thầy đố mày làm nên".

Một nét đẹp nữa của truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta đó là “Tết thầy”. Dân gian có câu: Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy; ngày “Tết thầy” được tổ chức long trọng. Nề nếp cho thấy, chức tước, quyền hành không có ý nghĩa gì với người thầy, ý nghĩa chính là tình cảm gắn bó giữa thầy và trò lâu năm, thân tình hay không mà thôi. Không những thế, nó còn được nâng lên thành đạo lý thầy trò và luôn được người Việt tôn trọng. Người thầy được tôn vinh thì nghề dạy học cũng được coi trọng.

Ý nghĩa sâu xa của tôn sư trọng đạo chính là gắn bó mật thiết với sự nghiệp trồng người để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văm minh”. Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, Đảng và Nhà nước ta càng đặc biệt coi trọng việc xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay là yêu cầu cấp thiết. Trước những đòi hỏi đó, vai trò của người thầy càng có ý nghĩa.

Hiện nay, giáo dục - đào tạo luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, xác định là quốc sách hàng đầu. Định hướng phát triển giáo dục – đào tạo giai đoạn 2021-2030 được Đại hội XIII xác định là: “Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và trọng dụng nhân tài” để đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế. Để hiện thực hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về giáo dục – đào tạo, ngoài sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, đây còn là trọng trách lớn được Đảng, Nhà nước và Nhân dân tin tưởng giao phó cho người thầy, những chiến sĩ cách mạng tiên phong trên lĩnh vực “trồng người”. Vì vậy, là những người làm công tác giáo dục, chúng ta cần xác định đúng sứ mệnh và trách nhiệm của mình trước xã hội như lời Bác Hồ đã dạy: “Vì lợi ích mười năm trồng cây. Vì lợi ích trăm năm trồng người”, không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, trau dồi kiến thức lý luận chính trị, phải đầu tư nghiên cứu kỹ hơn, sâu hơn về nội dung giáo dục – đào tạo, tích cực vận dụng phương pháp “lấy người học làm trung tâm”…từ đó vận dụng một cách có hiệu quả vào thực tiễn công tác của mình.

Ngày nhà giáo Việt Nam (20/11) được tổ chức hàng năm đã trở thành ngày hội lớn của toàn dân, ngày hội tôn vinh, là dịp để toàn xã hội tỏ lòng tri ân những người thầy đã, đang gắn bó với nghề dạy học - nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý.

Truyền thống tôn sư trọng đạo là gì?

“Đạo” là những gì thầy truyền dạy, là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất, là mục đích con người luôn phấn đấu, gìn giữ... “Tôn sư trọng đạo” là phải tôn kính thầy để thực hành đạo lý, đạo nghĩa của con người. Truyền thống “tôn sư trọng đạo” của người Việt in dấu ấn đậm nét trong văn hóa dân gian.

Đối lập với tôn sư trọng đạo là gì?

Lời giải: Đối lập với tôn sư trọng đạo là vô ơn.

Truyền thống lịch sử là gì?

Truyền thống, theo nghĩa chung được hiểu là những hiện tượng văn hóa – xã hội, bao gồm tư tưởng tình cảm, tập quán, thói quen, phong tục, lối sống, cách ứng xử được hình thành trong những điều kiện lịch sử nhất định, được bảo tồn qua năm tháng trong đời sống vật chất và tinh thần của các cộng đồng xã hội khác nhau và ...