Thay bỉm cho bé đúng cách

Thay bỉm cho bé đúng cách

Trong những năm tháng đầu đời, tã bỉm luôn gắn liền với bé. Chính vì vậy, cha mẹ cần phải tìm hiểu kỹ trẻ sơ sinh mấy tiếng thay bỉm 1 lần để hạn chế tình trạng hăm da. Cùng Vnshop tìm hiểu nhé!

Song song với quá trình phát triển của trẻ mà thời gian giữa những lần thay bỉm tã của bé cũng thay đổi. Bài viết này sẽ chia làm 3 giai đoạn. Mời độc giả tham khảo.

Một tháng tuổi

Vào những năm tháng đầu đời, bé thường đi “đại tiện” khoảng 5 lần. Vì vậy thông thường cứ khoảng 2 – 3 tiếng thì cha mẹ nên thay tã bỉm cho bé một lần. Theo kinh nghiệm truyền tai của các mẹ bỉm sữa thì thường sau mỗi lần ăn xong bé sẽ đi “nặng”.

Từ một tháng tuổi trở lên

Từ một tháng tuổi trở đi, trẻ có nhiều sự thay đổi lớn về chế độ sinh hoạt. Bé sẽ làm ướt từ 6 miếng tã trở lên. Trung bình cứ khoảng 3.5 – 4 tiếng mẹ sẽ cần thay tã bỉm cho bé.

Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể áp dụng quy tắc trong việc chăm sóc cho con. Trên thực tế, sau khi bé tè khoảng 1 – 2 tiếng thì sẽ bắt đầu có mùi do sự phân huỷ nước tiểu, giải phóng amoniac làm tổn thương da của trẻ. Còn khi bé đị “nặng” thì mẹ cần thay ngay cho bé một chiếc tã hoặc bỉm mới.

Một số dấu hiệu nhận biết khi nào cần thay tã bỉm cho bé

Ngoài căn thời gian, cha mẹ có thể tham khảo một số dấu hiệu sau để thay tã bỉm cho bé kịp lúc. Hạn chế tình trạng hăm da cho bé.

  • Khi bé đang ngủ hoặc đang chơi nhưng đột nhiên bật khóc và gần như là không thể dỗ bé nín thì cha mẹ nên kiểm tra tã xem sao. Có thể chất thải tồn đọng bên trong đã làm bé khó chịu.
  • Khi có mùi khó chịu quanh bé thì mẹ cũng nên thay ngay cho bé.
  • Trong khi cho bé ti sữa, mẹ cũng có thể cảm nhận được bỉm đã đầy hoặc chưa. Cho nên nếu cảm thấy cần thì mẹ đừng ngần ngại thay ngay cho bé yêu nhé.

Lưu ý khi thay tã bỉm cho trẻ sơ sinh

Để việc thay tã bỉm trở nên hoàn hảo nhất có thể cha mẹ nên ghi nhớ một số lưu ý hữu ích sau đây nhé:

  1. Mỗi trẻ có thể hình thành nên một thói quen thay bỉm tã nhất định. Vì vậy cha mẹ nên ghi nhớ một số dữ liệu như thời gian, số lượng bỉm tã một ngày, thời điểm đi nặng của bé,… Từ những thông tin như vậy, cha mẹ sẽ nhàn hơn trong việc chăm sóc bé. Bên cạnh đó, dựa vào những thông tin này, cha mẹ cũng có thể tình trạng của bé. Nếu bé đi vệ sinh cũng là dấu hiệu mà cha mẹ nên lưu ý.
  2. Vệ sinh vùng kín cho bé sau mỗi lần thay tã bỉm. Sử dụng khăn sạch và nước ấm để vệ sinh. Và cha mẹ nên chờ cho da bé khô hẳn rồi mới mặc tã mới cho bé.
  3. Thay tã hợp lý: Ngoài việc căn cứ theo lý thuyết và hướng dẫn sử dụng bỉm tã. Cha mẹ nên cảm nhận bé. Trong nhiều trường hợp, bé đã rất khó chịu rồi những vẫn chưa được thay. Như vậy rất khổ thân bé yêu.
  4. Mặc tã suốt cả ngày dài cũng không tốt cho bé chút nào mẹ nhé. Vào lúc nhiệt độ trong phòng ấm áp, mẹ có thể cho bé “thả rông” một chút. Việc này vừa giúp bé vui vẻ, thoải mái hơn vừa hạn chế tình trạng mẩn đỏ, rôm sảy và hăm da.
  5. Không nên lạm dụng phấn rôm hoặc các sản phẩm trị hăm cho bé. Theo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa thì chính những lớp phấn này là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị hăm hơn.

6. Cha mẹ nào cũng biết không nên cho con mặc tã quá chật nhưng cũng không nên cho        trẻ mặc bỉm tả quá rộng ạ. Bỉm tã quá rộng cũng khiến bé không được hoạt động thoải      mái. Và chất thải cũng rất dễ bị tràn ra ngoài.

7. Nên sử dụng các loại bỉm tã chính hãng, có tiếng nhất định trên thị trường. Đồng thời          nên mua tại các cơ sở, cửa hàng uy tín để tránh tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng          kém chất lượng.

8. Nhiều mẹ thắc mắc ban đêm có nên thay bỉm cho bé, đêm có cần thay bỉm cho bé, có        nên thay bỉm cho bé khi bé đang ngủ thì câu trả lời là không ạ. Thay tã bỉm trong lúc          ngủ làm gián đoạn giấc ngủ, dẫn đến cáu gắt thâm chí căng thẳng ở trẻ. Và cha mẹ            thường rất khó đưa bé trở lại giấc ngủ.

9. Một số mẹ thường thắc mắc với từng loại bỉm riêng biệt. Ví dụ như bỉm bobby mấy tiếng      thay 1 lần, bỉm merries mấy tiếng thay 1 lần,… Mỗi loại bỉm sẽ có thiết kế và sử dụng        công nghệ thấm hút riêng nên để đưa ra sự chính xác tuyệt đối là gần như không thể.        Cha mẹ nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng và dựa trên thực tế để có                phương pháp tốt nhất cho bé.

Cách dùng tã bỉm cho trẻ sơ sinh

Sau đây là chi tiết các bước thay tã bỉm cho bé yêu. Mời người đọc tham khảo.

Bước 1: Chuẩn bị các vật dụng cần thiết

Để thay bỉm cho bé một cách hoàn hảo nhất, mẹ cần chuẩn bị sẵn bỉm sạch, tấm vải lót, giấy ướt hoặc khăn ướt sạch, kem bôi chống hăm. Nên để các đồ dùng này trong tầm tay để có thể thao tác thuận tiện nhất.

Một điểm nữa cần lưu ý là cần rửa sạch tay trước khi thay bỉm cho bé.

Bước 2: Tháo tã bẩn cho trẻ

  1. Cha mẹ hãy làm vui vẻ quá trình thay tã bằng cách trò chuyện với bé. Điều này có thể thu hút sự chú ý của bé. Công việc sẽ đơn giản và nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Vừa trò chuyện vừa nhẹ nháng cởi bỉm cũ cho bé.
  2. Sử dụng một tay cầm vào 2 cổ chân bé rồi thật nhẹ nhàng nhấc mông bé lên rồi kéo nhanh bỉm cũ ra.
  3. Sử dụng mặt trước của bỉm để lau qua phần phân hoặc nước tiểu dính trên da bé.

Bước 3: Vệ sinh sạch sẽ cho bé

  1. Sử dụng khăn sạch kết hợp với nước ấm lau từ trước ra sau. Sau đó gập khăn lại để lấy mặt sạch lau các kẽ, nếp gấp rồi nâng chân bé lên để lau sạch phần mông.
  2. Sử dụng khăn khô lau lại cho bé 1 lần nữa.

Lưu ý: Đối với bé trai thì mẹ nên phủ lên vùng kín của bé một chiếc khăn nhỏ, sạch để bé không tè ngược lên trên tràn ra ngoài hoặc vọt vào mặt.

Bước 4: Mặc bỉm mới

    1. Lấy bỉm mới đã chuẩn bị ở bước 1. Sau đó nhấc nhẹ 2 chân của bé và luồn bỉm mới vào dưới 2 chân bé.
    2. Bôi kem chống hăm lên mông bé và các phần da nếp gấp rồi kéo bỉm lên ngay ngắn cho bé. (Đây là cách đóng bỉm không bị hăm dành cho trẻ sơ sinh).
    3. Đối với bỉm dán, bạn kéo miếng dán sao cho vừa đủ để ôm lấy người trẻ. Còn đối với bỉm quần thì mẹ nên chọn cho bé loại vừa vặn nhất có thể. Tránh gây nên các vết hằn trên da bé. Việc này có thể làm bé thấy khó chịu.
    4. Sau khi đã mặc bỉm xong mẹ hãy đặt bé vào chỗ nằm an toàn, ấm áp. Cuối cùng là dọn dẹp và rửa tay thật sạch sẽ.

Trên đây là bài viết với những kiến thức tham khảo giúp mẹ có thể giải đáp những câu hỏi mấy tiếng thay tã 1 lần, tã quần bao lâu thay 1 lần, trẻ sơ sinh mấy tiếng thay bỉm 1 lần… Vnshop xin cảm ơn độc giả đã ủng hộ!

Để giúp trẻ không bị hăm, đảm bảo sạch sẽ, an toàn khi thường xuyên phải đóng bỉm, cha mẹ cần nắm được một số nội dung như: Mấy tiếng thay bỉm 1 lần, đóng bỉm như thế nào để không bị tràn, bé đang ngủ có nên thay bỉm hay không...Biết được cách thay bỉm cho trẻ sơ sinh đúng cách, cha mẹ sẽ mang lại cho bé sự dễ chịu, thoải mái và sự sạch sẽ, an toàn.

Trẻ sơ sinh nên dùng loại bỉm nào?

Trước khi tìm hiểu về cách thay bỉm cho trẻ sơ sinh đúng cách, việc lựa chọn loại bỉm phù hợp với trẻ cũng rất quan trọng. Đối với trẻ sơ sinh, trong những ngày đầu tiên sau sinh trẻ thường đi phân su với lượng khá ít. Thêm vào đó, lượng nước tiểu cũng không nhiều, do vậy, ở trong giai đoạn đầu sau sinh, cha mẹ nên chọn loại loại tã giấy đóng vào quần đóng tã rồi mặc cho bé. Các cha mẹ có thể dùng loại bỉm tã giấy (loại số 1 hoặc số 2 dựa theo cân nặng của trẻ) để dùng cho đến khi trẻ được khoảng 2 tháng tuổi.

Thay bỉm cho bé đúng cách

Bỉm Merries size NB, S phù hợp với trẻ sơ sinh 

Mấy tiếng thay bỉm 1 lần cho trẻ sơ sinh là thích hợp?

Mặc dù lượng phân hay nước tiểu của trẻ trong những tuần đầu sau sinh không quá nhiều, thế nhưng, cha mẹ cần đặc biệt để ý để thay tã cho trẻ. Bởi lúc này làn da của trẻ còn mỏng manh và rất nhạy cảm, do vậy, để trẻ không bị hăm, giữ an toàn cho da thì việc trẻ sơ sinh được thay tã thường xuyên là rất quan trọng. 

Thông thường, với cấu tạo của tã giấy  thì có thể chứa được lượng nước tiểu của trẻ sơ sinh từ 1 đến khoảng 3 lần tè còn bỉm hoặc tã dán thì khoảng 4 đến 5 lần. Vì vậy, nếu như trẻ sơ sinh chỉ tè thì cha mẹ có thể để tối đa 2 đến 3 tiếng thay tã giấy 1 lần và bỉm thì từ 4 đến 5 tiếng. Trong các trường hợp bé đi ị thì cha mẹ cần thay ngay cho trẻ, để tránh vi khuẩn gây mất vệ sinh và ảnh hưởng trực tiếp đến làn da, sự thoải mái của trẻ.

Thay bỉm cho bé đúng cách

Thông thường tối đa 2 – 3 tiếng nên thay tã bỉm cho trẻ một lần

Hướng dẫn cách thay bỉm cho trẻ sơ sinh đúng cách

Cách thay bỉm cho trẻ sơ sinh cũng rất đơn giản, các mẹ chỉ cần thực hiện theo các bước hướng dẫn sau:

Đầu tiên: chuẩn bị đồ dùng cần thiết để thay cho trẻ, bao gồm:

  • Tã bỉm phù hợp với cân nặng của bé;
  • Quần/áo cho trẻ trong trường hợp trẻ đi vệ sinh tràn bỉm hoặc vây bẩn/ướt ra quần áo;
  • Khăn xô nhỏ kèm một chậu nhỏ nước ấm hoặc khăn ướt dùng một lần để lau cho trẻ. Trong trường hợp trẻ đi ị, cha mẹ nên dùng loại khăn giấy ướt hoặc khăn khô nhưng có làm ẩm để lau cho trẻ. Sau đó có thể cho trẻ đi rửa;
  • 01 tấm lót chống thấm;
  • 01 khăn xô to cỡ vừa;
  • Để đảm bảo sự an toàn và bảo vệ làn da của trẻ, cha mẹ có thể chuẩn bị thêm kem chống hăm.

Thay bỉm cho bé đúng cách

Cha mẹ có thể dùng kem chống hăm cho trẻ trong mỗi lần thay bỉm

Tiếp theo là đến các bước trong cách thay bỉm cho trẻ sơ sinh:

  • Bước đầu tiên trong cách thay bỉm cho trẻ sơ sinh đó chính là trước khi thay cha mẹ hãy đặt trẻ nằm trên tấm lót chống thấm, rồi đặt tấm khăn xô to cỡ vừa xuống dưới phần mông của trẻ (Đặt khăn theo chiều từ mông xuống dưới chân để tránh trường hợp trong quá trình thay tã bỉm trẻ tiếp tục tè...);
  • Tháo gỡ các điểm dán của chiếc tã bỉm cũ và cuộn gọn gàng lại. Trường hợp trẻ đi ị, cha mẹ nên dùng khăn khô lau nhẹ nhàng loại bỏ hết phần phân trước, rồi tiếp tục dùng khăn ướt hoặc khăn khô thấm nước ấm để lau sạch cho trẻ;
  • Dùng khăn ướt hoặc khăn khô thấm nước ấm để lau sạch lại cho trẻ hoặc có thể cho trẻ đi rửa lại ở chậu nước ấm đã chuẩn bị;
  • Dùng khăn xô mềm lâu khô nhẹ nhàng phần mông, bẹn, khu vực vệ sinh của trẻ sau đó bôi một lớp mỏng kem chống hăm cho trẻ.

Chú ý, trong quá trình vệ sinh cho trẻ cần sử dụng một tay nắm lấy hai mắt cá nhân của trẻ và nhẹ nhàng nhấc lên, tay còn lại thực hiện các thao tác lau cho trẻ, đảm bảo trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ khu vực này.

Thay bỉm cho bé đúng cách

Cha mẹ nên chú ý nhấc chân trẻ nhẹ nhàng trong quá trình thay tã bỉm

Bước kế tiếp trong cách thay bỉm cho trẻ sơ sinh, các mẹ tiếp tục thực hiện nhấc hai chân của trẻ lên một cách nhẹ nhàng như chú ý phía trên, rồi dùng tay còn lại đặt bỉm sạch xuống dưới thắt lưng trẻ, nửa trước của phần tã phỉm thì kéo lên bụng bé rồi tiến hành dán các điểm vào vị trí. Cuối cùng, cha mẹ mặc quần lại cho bé.

Một số lưu ý trong cách thay bỉm cho trẻ sơ sinh

Như chia sẻ phía trên liên quan đến nội dung trẻ sơ sinh mấy tiếng thay bỉm 1 lần, cha mẹ hãy căn cứ vào chất lượng của bỉm và đọc kỹ hướng dẫn, khuyến cáo từ nhãn hàng để thực hiện cho đúng. Bên cạnh đó, các cha mẹ cần đặc biệt lưu ý về một số vấn đề trong cách thay bỉm cho trẻ sơ sinh, bao gồm:

  • Trong quá trình thay tã bỉm, cha mẹ không nên đặt trẻ ở phòng lộng gió hoặc bật điều hòa, quạt quá lạnh...tránh trường hợp trẻ bị nhiễm lạnh;
  • Với những trẻ sơ sinh là bé trai, trong quá trình thay bỉm, cha mẹ  hãy điều chỉnh dương vật hướng xuống để bé không tiểu tràn ra ngoài hay có cảm giác khó chịu khi đóng tã bỉm;
  • Khi đóng tã bỉm, cha mẹ nên dán các điểm sao cho kích thước là phù hợp với trẻ, tránh để quá rộng khiến khi trẻ đi vệ sinh bị tràn ra khỏi tã bỉm, hoặc quá chặt khiến trẻ khó chịu;
  • Để cách thay bỉm cho trẻ sơ sinh là đúng là an toàn với bé, cha mẹ chú ý phần cuống rốn của trẻ, tránh kích thích cuống rốn khiến trẻ bị đau hay các trường hợp viêm nhiễm khác;
  • Trước khi thực hiện các bước trong cách thay bỉm cho trẻ sơ sinh, cha mẹ nên vệ sinh sạch sẽ tay để tránh làm ảnh hưởng đến làn da nhạy cảm của trẻ;
  • Cha mẹ cố gắng thao tác nhanh gọn, sắp xếp đồ cần dùng một cách khoa học, thuận tiện theo tay làm…

Thay bỉm cho bé đúng cách

Cha mẹ chú ý đóng bỉm với kích thước phù hợp với trẻ

Bên cạnh những lưu ý trên, nhiều cha mẹ có thắc mắc: bé đang ngủ có nên thay bỉm hay không? Như đã chia sẻ, mỗi loại bỉm sẽ có sức chứa lượng nước tiểu khác nhau, bên cạnh đó trong những trường hợp bé đi ị, thì dù là ban đêm hay ban ngày, bé đang ngủ hay thức thì việc thay bỉm vẫn cần tiến hành. Vì vậy, với thắc mắc bé đang ngủ có nên thay bỉm hay không thì câu trả lời là có cha mẹ nhé! Việc thực hiện đúng cách thay bỉm cho trẻ sơ sinh không chỉ mang lại sự dễ chịu, thoải mái cho bé mà còn giúp trẻ bảo vệ được làn da của mình, đồng thời, giúp trẻ tránh khỏi trường hợp bị nhiễm khuẩn. Do đó, cha mẹ chú ý thực hiện nhé!