Thái thượng hoàng là gì của vua

Mục lục

  • 1 Phân biệt với Hoàng thái hậu
  • 2 Lịch sử
    • 2.1 Trung Quốc
    • 2.2 Việt Nam
    • 2.3 Nhật Bản
  • 3 Xem thêm
  • 4 Tham khảo

Phân biệt với Hoàng thái hậuSửa đổi

Theo lẽ thông thường, khi Hoàng đế qua đời, vị quân vương mới, người có quan hệ dòng dõi với vị quân vương tiền nhiệm, sau khi lên ngôi sẽ tôn vị Hoàng hậu của Hoàng đế tiền nhiệm là Hoàng thái hậu. Nếu vị Hoàng hậu có vị trí là chị dâu, Hoàng đế kế nhiệm sẽ tôn thêm phong hiệu để phân biệt, như trường hợp Khai Bảo hoàng hậu.

Theo lý thuyết, khi Hoàng đế chưa mất mà chỉ thiện nhượng cho người khác rồi về làm Thái thượng hoàng, thì Hoàng hậu được gọi là [Thái thượng hoàng hậu]. Khi Thái thượng hoàng mất, thì Thái thượng hoàng hậu mới thành Hoàng thái hậu.

Lịch sửSửa đổi

Trung QuốcSửa đổi

Danh vị này có từ thời kỳ rất sớm, tận thời Tây Hán. Theo Hán thư ghi lại, Lưu Thái Công khi là Thái thượng hoàng, có một chính phối không rõ họ, đấy là vị Thái thượng hoàng hậu đầu tiên được ghi nhận trong lịch sử. Trong lịch sử Trung Quốc, chỉ ghi nhận chính thức có 8 vị Thái thượng hoàng hậu:

Hiến Thánh Từ Liệt Hoàng hậu - vị Thái thượng hoàng hậu thời Nam Tống, kế hậu của Tống Cao Tông.

  1. Mỗ thị: kế thê của Lưu Thái Công nhà Tây Hán. Hán Cao Tổ Lưu Bang tôn cha làm Thái thượng hoàng, Mỗ thị làm Thái thượng hoàng hậu.
  2. Hồ thị: Hoàng hậu của Bắc Tề Vũ Thành Đế. Khi Vũ Thành Đế nhường ngôi cho Hậu chủ Cao Vĩ, bà trở thành Thái thượng hoàng hậu.
  3. Mục Hoàng Hoa: Hoàng hậu của Bắc Tề Hậu Chủ Cao Vĩ. Khi Cao Vĩ thiện vị, bà trở thành Thái thượng hoàng hậu.
  4. Trang Hiến Vương Hoàng hậu: Hoàng hậu của Đường Thuận Tông. Trong thời gian Thuận Tông được tôn là Thái thượng hoàng, bà trở thành Thái thượng hoàng hậu.
  5. Tuyên Mục Hà Hoàng hậu: Hoàng hậu của Đường Chiêu Tông. Trong thời gian Chiêu Tông được tôn là Thái thượng hoàng, bà trở thành Thái thượng hoàng hậu.
  6. Hiến Túc Trịnh Hoàng hậu: Hoàng hậu của Tống Huy Tông. Trong thời gian Huy Tông được tôn là Thái thượng hoàng, bà trở thành Thái thượng hoàng hậu.
  7. Hiến Thánh Từ Liệt Hoàng hậu: Hoàng hậu của Tống Cao Tông. Trong thời gian Cao Tông được tôn là Thái thượng hoàng, bà trở thành Thái thượng hoàng hậu.
  8. Lý Phượng Nương: Hoàng hậu của Tống Quang Tông. Trong thời gian Quang Tông được tôn là Thái thượng hoàng, bà trở thành Thái thượng hoàng hậu.

Tuy nhiên, quy tắc tôn phong [Thái thượng hoàng hậu] không phải lúc nào cũng tuyệt đối. Như Thành Túc Hoàng hậu Tạ thị, Hoàng hậu thứ hai của Tống Hiếu Tông, khi Hiếu Tông thiện vị cho Tống Quang Tông, bà được tôn hiệu [Thọ Thành Hoàng hậu; 壽成皇后], mà không phải Thái thượng hoàng hậu. Sau đó là Hiếu Trang Duệ Hoàng hậu Tiền thị của Minh Anh Tông, trong thời gian Anh Tông làm Thái thượng hoàng, không hề ghi chép Tiền hậu được tôn địa vị [Thái thượng hoàng hậu].

Việt NamSửa đổi

Tại Việt Nam, quốc gia theo mô hình phong kiến của Trung Hoa, danh vị Thái thượng hoàng hậu có được đề cập. Tuy nhiên không có sự thống nhất, vì phần lớn các Thái thượng hoàng đế sau khi thiện nhượng, các vị Hoàng hậu vẫn trở thành Hoàng thái hậu.

Thái thượng hoàng đầu tiên của Việt Nam là Sùng Hiền hầu, do có con là Lý Dương Hoán được Lý Nhân Tông chỉ định làm người kế vị, tức Lý Thần Tông. Tuy nhiên, mẹ của Lý Thần Tông là Đỗ phu nhân được ghi là tôn làm Hoàng thái hậu, ở Động Nhân cung[1]. Khi Lý Huệ Tông nhường ngôi cho Lý Chiêu Hoàng về làm Thái thượng hoàng, thì vợ ông là Thuận Trinh hoàng hậu đáng lý sẽ trở thành Thái thượng hoàng hậu của triều Lý. Tuy nhiên, không có ghi chép chứng minh việc này.

Các Hoàng đế nhà Trần nhường ngôi về làm Thái thượng hoàng, thì các Hoàng hậu theo lý cũng sẽ đều thành Thái thượng hoàng hậu. Tuy nhiên việc này lại có mâu thuẫn ngay trong ghi chép nhà Trần, ví dụ như:

  • Quý Tỵ, Trùng Hưng năm thứ 9 (1293), Trần Nhân Tông Trần Khâm nhường ngôi cho Hoàng thái tử Thuyên, tức Trần Anh Tông. Hoàng đế tự xưng là Anh Hoàng, tôn Thượng hoàng làm Hiến Nghiêu Quang Thánh Thái Thượng Hoàng Đế, tôn Bảo Thánh hoàng hậu làm Khâm Từ Bảo Thánh hoàng thái hậu.
  • Giáp Dần, Hưng Long năm thứ 22 (1314), Trần Anh Tông nhường ngôi cho Hoàng thái tử Mạnh, tức Trần Minh Tông. Hoàng đế tự xưng là Ninh Hoàng, tôn Thượng hoàng là Quang Nghiêu Duệ Vũ Thái Thượng Hoàng Đế; tôn Thuận Thánh hoàng hậu là Thuận Thánh Bảo Từ Thái thượng hoàng hậu.
  • Kỷ Tị, Khai Thái năm thứ 6 (1329), Trần Minh Tông nhường ngôi cho Hoàng thái tử Vượng, tức Trần Hiến Tông. Hoàng đế tự xưng là Triết Hoàng, tôn Thượng hoàng là Chương Nghiêu Văn Triết Thái Thượng Hoàng đế; tôn Lệ Thánh Hoàng hậu làm Hiến Từ Thái thượng Hoàng hậu.

Vào thời Lê trung hưng, Lê Thần Tông nhượng vị cho Lê Chân Tông, ĐVSKTT ghi chép thể lệ tôn vị như sau:

  • Quý Mùi, Dương Hoà năm thứ 9 (1643), mùa đông, tháng 10, ngày 13 là ngày Quý Dậu, Hoàng đế sai Quỳnh công Trịnh Đệ mang tờ cáo nhường ngôi cho Hoàng thái tử Duy Hựu. Thái tử lên ngôi ở Cần Chính điện, lúc ấy mới 13 tuổi. Đại xá, đổi niên hiệu là Phúc Thái, tôn Đế lên làm Thái thượng hoàng, tôn Hoàng hậu Trịnh thị làm Hoàng thái hậu, ở Đức Thọ cung. Gia tôn Hoàng thái hậu Trịnh thị làm Thái hoàng thái hậu.

Theo Quốc sử quán triều Nguyễn, khi Thành Thái bị buộc thoái vị, người Pháp đã từng tham khảo thông lệ thoái vị. Khi ấy, triều đình chỉ ra theo lệ xưa, Hoàng đế thoái vị gọi là Thái thượng hoàng, còn Hoàng đích mẫu gọi là Hoàng thái hậu, Hoàng sinh mẫu gọi Hoàng thái phi. Cuối cùng, Thành Thái được tôn gọi là [Hoàng Phụ Hoàng đế; 皇父皇帝], Hoàng quý phi Nguyễn Thị Vân Anh được tôn gọi là [Hoàng đích mẫu; 皇嫡母], mẹ đẻ Vua Duy Tân là Nguyễn Thị Định được tôn gọi là [Hoàng sinh mẫu; 皇生母].

Nhật BảnSửa đổi

Cũng theo văn hóa Đông Á như Việt Nam, nhưng lịch sử Nhật Bản chưa từng xuất hiện danh vị Thái thượng hoàng hậu. Trong lịch sử, các Thiên hoàng sau khi trở thành Thái thượng Thiên hoàng, thì Hoàng hậu (hay Trung cung) đều trở thành Hoàng thái hậu, Hoàng thái phi, Hoàng thái phu nhân, nhưng đại đa phần cũng là xuất gia để lấy hiệu Nữ viện.

Năm 2019, ngày 30 tháng 4, Thiên hoàng Akihito chính thức thoái vị, trở thành Thái thượng Thiên hoàng sau hơn 200 năm chưa từng xuất hiện trong lịch sử Nhật Bản. Hoàng hậu Michiko được định tôn xưng danh vị 「Thượng hoàng hậu; 上皇后」, tương đương với Thái thượng hoàng hậu.

Mục lục

  • 1 Khái quát

    • 1.1 Lịch sử
    • 1.2 Ý nghĩa
    • 1.3 Các trường hợp
    • 1.4 Sắc ấn
  • 2 Danh sách Thái thượng hoàng

    • 2.1 Việt Nam
    • 2.2 Trung Quốc
    • 2.3 Triều Tiên
    • 2.4 Nhật Bản
  • 3 Xem thêm
  • 4 Tham khảo
  • 5 Chú thích

Khái quát[sửa | sửa mã nguồn]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Trong lịch sử Đông Á, không ít các trường hợp vị quân chủ sẽ thoái vị để nhường ngôi cho người kế vị vì một số lý do chính trị. Từ thời Chiến Quốc, khi các quốc gia chỉ xưng Vương, đã xảy ra trường hợp đầu tiên thời Triệu Vũ Linh vương. Ông ta nhường ngôi cho Thái tử Triệu Hà, lên ngôi sử gọi Triệu Huệ Văn vương, còn bản thân Vũ Linh vương tự xưng 「Chủ phụ; 主父」.

Dù đã thoái vị, song Vũ Linh vương vẫn nắm giữ hết tất cả quyền hành trọng đại trong nước Triệu, do đó cũng khai sinh ra hiện tượng các vị quân chủ tuy nhường ngôi nhưng vẫn thực sự nắm quyền của liên tiếp các triều đại tại Việt Nam, Nhật Bản và bản thân Trung Quốc.

Sau khi Tần Thủy Hoàng thiết lập nên nhà Tần, tạo nên danh xưng Hoàng đế, ông đã truy tôn cha mình là Tần Trang Tương vương làm Thái thượng hoàng (太上皇)[1]. Việc làm của Tần Thủy Hoàng khi đó chỉ là truy tôn, do Tần Trang Tương vương đã qua đời từ rất lâu rồi, song Tần Trang Tương vương lại chính là vị [“Thái thượng hoàng”] có danh vị chính thức đầu tiên trong lịch sử các quốc gia Hán Quyển.

Ý nghĩa[sửa | sửa mã nguồn]

Vào thời kỳ đầu, danh xưng này biểu thị một trạng thái tôn kính nhưng không thực quyền, sau lại biểu thị sự “bất lực” của Hoàng đế, khi mà phải nhường ngôi cho người khác. Thời nhà Hán, Hán Cao Tổ Lưu Bang dâng tôn cha ruột Lưu Thái Công danh vị Thái thượng hoàng, và Lưu Thái Công là người đầu tiên làm Thượng hoàng khi còn sống (ông mất năm 197 TCN, năm thứ 10 triều Hán Cao Tổ). Sau Tần Trang Tương vương cùng Lưu Thái Công, danh xưng này lại mới xuất hiện thời Tấn Huệ Đế. Sau Loạn bát vương, Tấn Huệ Đế bị buộc nhường ngôi cho ông chú Tư Mã Luân, dù trong năm đó Huệ Đế đã trở lại vị trí Hoàng đế như cũ.

Năm 471, Bắc Ngụy Hiến Văn Đế bất mãn Phùng Thái hậu chuyên quyền, truyền ngôi cho con trai mới 4 tuổi là Bắc Ngụy Hiếu Văn Đế. Các quan thần tâu rằng:“Tam Hoàng đạm bạc vô vi, cho nên xưng Hoàng; Tây Hán Cao Tổ phụ được tôn làm Thái thượng hoàng, không thống trị thiên hạ, nay Hoàng đế tuổi nhỏ, bệ hạ vẫn nên chấp chính”, do đó, Hiếu Văn Đế tự xưng [Thái thượng hoàng đế; 太上皇帝], mà không phải “Thái thượng hoàng”, biểu thị trạng thái bản thân vẫn nắm quyền điều hình chính sự chứ không phải một vị Hoàng đế thoái vị cùng quẫn[2].

Thời nhà Đường là triều đại có nhiều Thái thượng hoàng nhất trong lịch sử Trung Quốc. Hầu hết, các vị Thái thượng hoàng đều bị buộc phải làm Thái thượng hoàng, chỉ còn danh vị chứ không còn quyền lực như Đường Huyền Tông Lý Long Cơ, hoặc như các vị Đường Cao Tổ Lý Uyên và Đường Duệ Tông Lý Đán tự mình rút lui, giao toàn bộ triều chính cho các con. Tuy nhiên, cũng có các vị Thái thượng hoàng tuy đã thoái vị nhưng vẫn giữ quyền lực tối cao, như Tống Cao Tông, Tống Hiếu Tông và đặc biệt là Thanh Cao Tông.

Trong lịch sử Việt Nam, nhà Lý có hai trường hợp xuất hiện Thái thượng hoàng, một là tôn xưng do là sinh phụ của Hoàng đế (Sùng Hiền hầu) dù chưa từng là Hoàng đế, và một là bị ép thoái vị (Lý Huệ Tông) để truyền cho con gái Lý Chiêu Hoàng. Thời nhà Trần là triều đại có truyền thống các Hoàng đế nhường ngôi khi con trai đã trưởng thành để về làm Thái thượng hoàng, trừ Trần Thừa ra, còn lại các vị Thái thượng hoàng nhà Trần đều tự xưng “Thái thượng hoàng đế”, biểu thị quyền lực vẫn còn nằm trong tay mình như Bắc Ngụy Hiến Văn Đế. Bằng chứng là những vị Thái thượng hoàng đế rất quyền lực như Trần Minh Tông và Trần Nghệ Tông.

Có thể bạn quan tâm [Wiki] Lễ lên nhà mới (người Pu Péo) là gì? Chi tiết về Lễ lên nhà mới (người Pu Péo) update 2021

Nhà Hồ cũng theo nếp này và đời đầu tiên là Hồ Quý Ly thực hiện việc truyền ngôi lên làm Thái thượng hoàng, nhưng triều đại không tồn tại lâu nên không kéo dài được nếp truyền nối. Sang thời nhà Hậu Lê, Thái thượng hoàng chỉ xuất hiện vào thời Lê trung hưng – khi đó quyền lực của chúa Trịnh đã rất lớn mạnh, các Hoàng đế nhà Lê chỉ là bù nhìn, do đó địa vị của Thái thượng hoàng rất yếu, hầu như đều do các chúa Trịnh bắt ép thoái vị mà có, như Lê Dụ Tông.

Các trường hợp[sửa | sửa mã nguồn]

Có trường hợp đặc biệt khi một người chưa bao giờ làm Hoàng đế nhưng vì có con trai làm Hoàng đế nên cũng được tôn là Thái thượng hoàng. Lấy ví dụ như vị Thái thượng hoàng đầu tiên trong lịch sử là Lưu Thái Công – cha ruột của Hán Cao Tổ Lưu Bang[3]. Tại Việt Nam, cũng có Sùng Hiền hầu của nhà Lý cùng Trần Thừa của nhà Trần, hai người đều chưa từng làm Hoàng đế từ trước nhưng được tôn xưng Thái thượng hoàng do con trai lên ngôi[4].

Thông thường, người truyền ngôi cho Hoàng đế rồi tôn xưng Thái thượng hoàng, nhưng có trường hợp Kim Ai Tông Hoàn Nhan Thủ Tự trong hoàn cảnh nguy cấp sắp bị quân Mông Cổ tấn công đến thành trì cuối cùng là Thái Châu, biết không cứu vãn được tình thế, đã nhường ngôi cho con là Kim Mạt Đế Hoàn Nhan Thừa Lân rồi tự sát vì không muốn bị quân Mông Cổ bắt[5]. Tại Việt Nam, trong hoàn cảnh nhà Mạc suy tàn, Mạc Mục Tông Mạc Mậu Hợp truyền ngôi cho Mạc Cảnh Tông Mạc Toàn rồi tự mình làm tướng cầm quân mà không xưng Thái thượng hoàng[6]. Ngoài ra, cuối đời nhà Trần ở Việt Nam, Trần Nghệ Tông Trần Phủ nhường ngôi cho em trai là Trần Duệ Tông Trần Kính để tự xưng làm Thái thượng hoàng. Đó là việc hi hữu khi vị trí giữa Thái thượng hoàng và Hoàng đế chỉ là anh–em. Trường hợp tương tự xảy ra ở Trung Quốc thời nhà Minh, khi Minh Đại Tông tôn anh trai Minh Anh Tông làm Thái thượng hoàng do Anh Tông bị Ngõa La bắt trong Sự biến Thổ Mộc bảo.

Theo cách hiểu thông thường, khi con làm Hoàng đế mà cha còn sống thì cha được tôn làm Thái thượng hoàng, tuy nhiên không phải lúc nào cũng như vậy, còn tùy thuộc vào pháp độ của vương triều. Như có trường hợp cuối đời nhà Thanh, Thuần Hiền thân vương Dịch Hoàn là thân sinh của Quang Tự Đế cũng không được tôn xưng Thái thượng hoàng; hay như Thuần Thân vương Tải Phong là cha Tuyên Thống Đế Phổ Nghi nhưng chỉ đóng vai trò nhiếp chính cho Hoàng đế nhỏ tuổi chứ không làm Thái thượng hoàng[7]. Đây là lý do Quang Tự Đế cùng Tuyên Thống Đế đều đã “nhập tự”, nhận dòng chính thống để kế thừa Đế vị (Quang Tự Đế nhận Hàm Phong Đế, còn Tuyên Thống Đế nhận cả Đồng Trị Đế lẫn Quang Tự Đế). Thời nhà Thanh, vấn đề chính thống rất gay gắt, cả hai người Quang Tự-Tuyên Thống đã nhận dòng chính mới có tư cách kế vị, cho nên xét về mặt pháp lý thì cả Dịch Hoàn cùng Tái Phong dù được kính trọng do là cha ruột của Hoàng đế, song cả hai vị Thân vương này không có tư cách tự xưng Thái thượng hoàng.

Tại Việt Nam, có một danh vị từng tồn tại để chỉ cha ruột của Hoàng đế, nhưng không phải Thái thượng hoàng. Khi ấy, vua Thành Thái nhà Nguyễn bị người Pháp ép phải nhường ngôi cho con là vua Duy Tân, và dụ triều đình nhà Nguyễn định việc tôn hiệu cho vị vua Thành Thái thoái vị. Sau khi bàn định lễ chế của nước Đại Nam, người Pháp không chấp nhận ngôi vị [Thái thượng hoàng] vì sẽ khiến tình hình thêm phức tạp, do vậy vua Duy Tân chỉ được phép tôn cha là [Hoàng Phụ Hoàng đế; 皇父皇帝][8].

Chính những quy tắc phức tạp, phải có tôn ti trong việc tấn tôn vị hiệu này mà sử gia Lê Văn Hưu đã chỉ trích việc Lý Thần Tông tôn cha đẻ Sùng Hiền hầu làm Thái thượng hoàng. Khi ấy, Lý Thần Tông đã được Lý Nhân Tông chọn làm con thừa tự, phong làm Thái tử để kế vị, thì Thần Tông chỉ nên công nhận Nhân Tông mà thôi, nếu Thần Tông lại tôn cha ruột Sùng Hiền hầu thêm nữa thì “hóa ra là hai gốc ư?”. Nguyên văn nhận xét của Lê Văn Hưu:

Có thể bạn quan tâm [Wiki] Đài Phát thanh - Truyền hình Vĩnh Long là gì? Chi tiết về Đài Phát thanh - Truyền hình Vĩnh Long update 2021

Sắc ấn[sửa | sửa mã nguồn]

Thái thượng hoàng là gì của vua

Ấn “Thái thượng hoàng đế chi bảo” của vua Càn Long

Trong lịch sử, việc tôn xưng Thái thượng hoàng thường không được xem là pháp độ có tính nhất quán ổn định về quy tắc, do vậy một số nguyên tắc về trang phục, lễ nghi của Thái thượng hoàng so với Hoàng đế cũng không mấy rõ ràng. Về cơ bản, có lẽ nghi giá của Thái thượng hoàng đều cùng với Hoàng đế ngang nhau, tuy nhiên các triều đại có truyền thống tôn xưng Thượng hoàng như nhà Trần ở Việt Nam bị lâm vào tình trạng mất mát tư liệu, nên cũng không rõ những nguyên tắc cụ thể về lễ nghi cho một Thái thượng hoàng.

Thời kỳ nhà Thanh, là triều đại lớn cuối cùng ở Trung Quốc xuất hiện một vị Thái thượng hoàng – Càn Long Đế. Tuy ông đã thoái vị, song trên thực tế ông vẫn nắm hết mọi quyền hành cho đến tận khi qua đời, cho nên hẳn nhiên ổng phải thiết lập quy tắc bảo chứng cho sức mạnh đó của mình: ấn bảo.

Năm Càn Long thứ 60 (1795), ngày 3 tháng 9 (âm lịch), Càn Long Đế đã 85 tuổi, triệu tập các Hoàng tử cùng Vương công Đại thần, ra chỉ tuyên bố lập Hoàng thập ngũ tử Vĩnh Diễm làm Hoàng thái tử, sửa tên thành Ngưng Diễm, lấy năm sau làm năm đầu Gia Khánh. Sang tháng giêng năm ấy, Càn Long Đế tự mình làm lễ nhận bảo tỷ, hạ chỉ có đoạn:

「皇太子于丙辰正月上日即皇帝位。朕亲御太和殿,躬授宝玺,可称朕为太上皇帝。」 Dịch là:“Hoàng thái tử vào ngày Bính Thìn, chính nguyệt kế vị Hoàng đế. Trẫm thân ngự Thái Hòa điện, cung thụ bảo tỉ, có thể gọi Trẫm là Thái thượng hoàng đế”.

Sau đó, Càn Long Đế còn quy định về việc dùng ngọc bảo:

「朕归政后,应用喜字第一号玉宝,刻太上皇帝之宝,即将御制《十全老人之宝说》镌刻作为太上皇帝册,用彰熙朝盛瑞。」 Dịch là:“Sau khi Trẫm quy chính, nên tự dùng ngọc bảo hạng nhất, khắc chữ ‘Thái thượng hoàng đế chi bảo’, ngự chế ‘Thập toàn lão nhân chi bảo thuyết’ tuyên khắc thành ‘Thái thượng hoàng đế sách’, dùng ngọc chương hi triều thịnh”.

Đây là hiện vật duy nhất chứng minh quyền hành của một Thái thượng hoàng trong thế giới Đông Á, ngay cả một chính quyền có nhiều “Thượng hoàng” nhất là Nhật Bản cũng chưa từng có. Ấn bảo của Càn Long Đế được làm bằng bạch ngọc nguyên chất, miệng ấn khắc hình giao lao, hình vuông, mặt dưới ấn khắc chữ Hán bằng kiểu chữ triện, xưng quanh ấn có khắc “Tự đề Thái thượng hoàng đế chi bảo” (自题太上皇帝之宝) do đích thân Càn Long Đế sáng tác.

Ấn bảo có diện tích 22.5×22.5cm, thân cao 15cm, miệng ấn cao 7.3cm. Hiện vật đang được lưu giữ tại Bảo tàng Cố cung ở Bắc Kinh.