Tại sao thường ngâm trái cây vào nước muối loãng trước khi ăn

Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật

Câu hỏi in nghiêng trang 107 Sinh 10 Bài 27 :

- Hãy kể tên những chất diệt khuẩn thường dùng trong bênh viện, trường học và gia đình.

- Vì sao khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối hay thuốc tím pha loãng 5 – 10 phút?

- Xà phòng có phải là chất diệt khuẩn không?

Lời giải:

- Tên một số chất diệt khuẩn thường dùng trong bệnh viện, trường học và gia đình: Iot, Rượu Iot 2%, Chất kháng sinh, Oxy già, Thuốc tím, Andehit, Cồn…

- Khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối hay thuốc tím pha loãng 5 – 10 phút vì:

+ Nước muối là môi trường ưu trương nên các vi sinh vật sẽ bị mất nước gây co nguyên sinh do đó vi sinh vật không phân chia được.

+ Thuốc tím có tính oxi hóa mạnh gây ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật.

- Xà phòng không phải là chất diệt khuẩn mà chỉ là chất tẩy rửa.

Câu hỏi in nghiêng trang 107 Sinh 10 Bài 27 :

- Vì sao có thể giữ thức ăn tương đối lâu trong tủ lạnh?

- Nhiệt độ nào thích hợp cho sự sinh trưởng của vi sinh vật kí sinh động vật?

Lời giải:

- Có thể giữ thức ăn tương đối lâu trong tủ lạnh vì: phần lớn các vi sinh vật là ưa ấm (khoảng 25 – 37 độ) mà nhiệt độ trong tủ lạnh lại thấp khiến sự sinh trưởng cuẩ những vi sinh vật ưa ấm bị kìm hãm.

- Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của vi sinh vật kí sinh động vật là nhiệt độ cơ thể của động vật.

Câu hỏi in nghiêng trang 107 Sinh 10 Bài 27 :

Vì sao thức ăn chứa nhiều nước rất dễ bị nhiễm vi khuẩn?

Lời giải:

Đa số các vi sinh vật không sống được trong môi trường khô hạn và phải sống ở nơi có nhiều nước, độ ẩm cao thì mới có thể phát triển tốt. Thức ăn chứa nhiều nước là môi trường thích hợp cho vi sinh vật phát triển, dó đó chúng dễ bị nhiễm vi khuẩn.

Câu hỏi in nghiêng trang 107 Sinh 10 Bài 27 :

Vì sao, trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh?

Lời giải:

Trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh vì: Trong sữa chua có nhiều axit lactic nên có pH thấp. Trong khi đó phần lớn vi khuẩn và động vật gây bệnh tồn tại và phát triển trong môi trường pH trung tính nên các vi sinh vật bị ức chế sinh trưởng, Vì vậy, trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh.

Xem toàn bộGiải Sinh 10:Bài 27. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật

Tại sao ngâm rau sống, hoa quả vào nước muối?

Tại sao thường ngâm trái cây vào nước muối loãng trước khi ăn

Ngâm nước muối chỉ có tác dụng kháng khuẩn, không làm sạch thuốc trừ sâu và chất bảo quản. Ảnh minh họa.

Máy rửa rau quả cũng có thể phản tác dụng

Hiện trên thị trường có nhiều loại máy rửa rau quả bằng ozone. Về mặt khoa học, ozone là một loại khí rất độc, có thể gây bệnh ung thư. Theo nguyên tắc đó, không thể sử dụng ozone trong gia đình, nhà bếp. Để rửa sạch các loại thuốc bảo vệ thực vật, chất độc hại có trong rau quả, những chiếc máy sử dụng công nghệ sục khí ozone này phải đạt đủ nồng độ ozone trong nước. Nhưng khi đã đủ nồng độ sát trùng hoặc có thể chưa đủ độ thì khí cũng sẽ thoát ra ngoài bếp nên sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe người nội trợ.

Mặt khác theo khoa học, không được dùng ozone vào nước đã có clo, bởi nó có thể tạo ra một hợp chất mới độc hại bền. Trong khi nước máy hiện nay có chứa khá nhiều clo.

Nguyên tắc rửa từng loại rau xanh

Theo các chuyên gia, rau xanh được chia làm 4 loại: lá, quả, củ và hoa. Mỗi loại sẽ có nguy cơ nhiễm bẩn, ô nhiễm nguồn nước khác nhau nên khi rửa cần phân loại để làm sạch.

Rau ăn lá được xếp vào dạng ô nhiễm nhiều nhất và nguy cơ mang mầm bệnh tả cao do chứa nhiều vi khuẩn E.Coli và Salmonella từ việc tưới phân tươi trực tiếp lên lá. Vì thế, khi mua về, nên nhặt sạch rau, ngâm qua nước và bắt đầu rửa từng lá, cọng dưới vòi xối. Các cành rau nhỏ như rau muống… phải rửa làm nhiều lần, sau đó rửa từng mớ nhỏ bằng nắm tay dưới vòi nước. Cách tốt nhất hiện nay để loại bỏ các khuẩn tả là ngâm qua nước. Một chậu nước khoảng 10 lít chỉ cho lưng thìa cà phê (một thìa nhỏ) muối ngâm trong vòng 5 phút.

Tại sao thường ngâm trái cây vào nước muối loãng trước khi ăn

Sau khi rửa sạch bụi bẩn, nên ngâm rau củ quả trong nước sạch từ 5-10 phút, rồi rửa lại lần nữa. Ảnh minh họa.

Rau ăn quả thường ít ô nhiễm hơn rau ăn lá bởi quả chủ yếu leo giàn nên khi tưới ít bị dính phân. Nhưng rau ăn quả dễ bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật do thu hoạch quá sớm chưa hết hạn cách ly thuốc hay ô nhiễm khi bảo quản. Khi mua về không nên ăn liền theo thói quen vẫn tồn tại của người Việt Nam. Hãy rửa sạch từng quả rồi bọc nylon cho vào tủ lạnh, ăn sau 2 ngày. Với cách này, rau quả vẫn đảm bảo độ tươi ngon, vừa có thời gian để thuốc phân hủy. Các loại rau quả cần ăn ngay nên rửa sạch dưới dòng nước và ngâm nước muối. Tránh ngâm nước muối rồi cho vào tủ lạnh để cách ngày vì quả dễ bị hỏng.

Rau ăn củ nói chung đảm bảo an toàn hơn nên không cần ngâm nước muối hay thuốc tím. Khi chế biến rau củ nên rửa sạch vỏ sau đó gọt và rửa lại lần nữa. Cách này hạn chế các chất bẩn dính ngoài vỏ củ vào phần thịt củ đã gọt.

Rau ăn hoa được xem là đảm bảo vệ sinh nhất. Hoa thường ở trên cao và rất kỵ với các loại thuốc bảo vệ thực vật hay phân phun trực tiếp vào, rất khó dính bẩn. Khi phun người trồng phải dùng lá đậy mặt hoa nên chế biến chỉ cần rửa hoa sạch dưới vòi nước là đảm bảo an toàn.

Rau gia vị chỉ cần rửa qua. Các loại rau gia vị như hành, thì là hay các loại quả vỏ trơn bóng như cà chua, cà tím, ớt tươi… cũng cần phải rửa sạch như các loại rau khác vì nhiều nơi trồng hành còn bẩn hơn cả rau, họ có thể tưới phân tươi… nên nguy cơ nhiễm ký sinh trùng rất cao.