Tại sao chữ viết phương Tây được coi là tiến bộ hơn so với chữ phương Đông

Văn hóa cổ đại phương Tây và văn hóa cổ đại phương Đông:

Thứ nhất: Văn hóa cổ đại phương Tây

– Cư dân cổ đại Hy lạp và Roma đã xây dựng được một nền văn hóa cổ đại phát triển cao với những giá trị, cụ thể:

+ Chữ viết: Phát minh ra hệ thông chữ cái abc lúc đầu có 20 chữ sau đó được bổ sung thêm 06 chữ nữa để trở thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh.

+ Lịch và thiên văn học: Cư dân Địa trung hải đã tính được một năm có 365 ngày và ¼ ngày nên họ định ra một tháng lần lượt có 30 hoặc 31 ngày riêng tháng 02 có 28 ngày.

+ Nghệ thuật: Nghệ thuật tạc tượng thần và xây dựng đền thơ thần đạt đến đỉnh cao như tượng thần vệ nữ Milo, lực sĩ ném đá, đền thờ Pac-tê-nông…

+ Văn học: Chủ yếu là kịch với các nhà viết kịch nổi tiếng Êsin, sô-phốc, …

+ Sự ra đời của khoa học: Chủ yếu trên các lĩnh vực toán, lý, sử, địa. Trong lĩnh vực Toán học đã biết khái quát thành các định lý định đề. Khoa học đến Hy lạp và Roma thực sự trở thành khoa học.

– Hiểu biết khoa học đến Hy Lạp và Roma mới thực sự thành khoa học:

+ Độ chĩnh ác của khoa học đặc biệt là toán học khôn chỉ ghi chép và giải các bài riêng biệt mà thể hiện trình độ khái quát thành định lý, tiêu đề, lý thuyết được thực hiện bới các nhà khoa học tên tuổi đặt nền móng cho các ngành khoa học sau này.

+ Thể chế dân chủ cổ đại mang tính chất dân chủ rộng rãi. Tuy nhiên, đây là một thể chế chính trị dựa trên sự bóc lột nô lệ, những người alo động chủ yếu trong xã hội Địa trung hải là nô lệ thì không có quyền công dân. Đối với đông đảo quân chúng nô lệ và kiểu dân thì đó cũng là nền chuyên chính của giai cấp chủ nô.

+ Nghệ thuật tạc tượng thần và xây dựng đền thờ thần đạt đến đỉnh cao như tượng thần vệ nữ Milo, lực sĩ ném đá, đền Pactenong, … Hơn ba vạn công nhân hợp thành đại hội công dân, bầu và cử ra cơ quan Nhà nước, quyết định mọi công dân việc Nhà nước.

– Thể chế dân chủ cổ địa phát triển nhất ở Aten:

+ Công cụ bằng sắt ra đời có ý nghĩa rất lớn đối với khu vực Địa trung hải khai phá đất đai làm diện tích canh tác tăng, việc trồng trọt có kết quả cao hơn, sản xuất thủ công và kinh tế hàng hóa tiền tệ phát triển.

+ Địa trung hải, mỗi vùng mỗi mỏm bán đảo là một giang sơn của bộ lạc. Khi xã hội có giai cấp hình thành thì đây cũng là một nước, nước nhỏ, nghề buôn bán phát triển nên cư dân sống tập trung chủ yếu ở thành thị được gọi là các thị quốc.

– người ta không chấp nhận có vua, có 50 phường mỗi phường cử 10 người làm thành Hội đồng 500 có vai trò như quốc hội thay mặt dân quyết định mọi việc. Hàng năm, mọi công dân đều họp một lầ ở quảng trường có quyền phát triển và biểu quyết các vấn đề lớn của cả nước.

Thứ hai: Văn hóa cổ đại phương Đông

– Ở phương Đông vua là người tối cao nắm cả vương quyền và thẩm quyền. Ở Ai Cập vua được gọi là Pharaon, ở Lưỡng Hà là Enxi, ở Trung Quốc là Thiên tử.

– Các quốc gia cổ đại phương Đông do nhu cầu sản xuất nông nghiệp, người ta phải liên kết với nhau để khai phá đất đai làm thủy lợi. Một số công xã hợp với nhau lại hình thành tiểu quốc, đứng đầu gọi là vu. Mọi quyền hành tập trung vào tay vua tạo nên chế độ quân chủ chuyên chế.

– Giúp việc cho vua là bộ máy quan liêu thừa hành như quan lại, tăng lữ và quý tộc.

Sự phân hóa của xã hội cổ đại phương Đông:

– Giai cấp thống trị:

+ Quý tộc bao gồm các quan lại, thủ lĩnh quân sự, những người phụ trách lễ nghi tôn giáo. Tầng lớp này sống sung sướng dựa vào sự bóc lột nông dân.

+ Vua nắm mọi quyền hành.

– Giai cấp bị trị:

+ Nô lệ tầng lớp thấp nhất trong xã hội , họ chuyên làm việc nặng nhặc hầu hạ quý tộc.

+ Nông dân công xã là thành phần sản xuất chính trong xã hội. Họ nhận ruộng đất của công xã để canh tác song phải nộp một phần sản phẩm thu hoạch được và làm không công cho quý tộc.

Do nền kinh tế của các nước phương Đông chủ yếu là kinh tế nông nghiệp nên xã hội phương Đông phân hóa trên cơ sở một nên kinh tế nông nghiệp.

Tại sao chữ viết phương Tây được coi là tiến bộ hơn so với chữ phương Đông

So sánh điều kiện tự nhiên phương Đông và phương Tây

Tại sao chữ viết phương Tây được coi là tiến bộ hơn so với chữ phương Đông
So sánh các quốc gia cổ đại phương Đông và Phương Tây về điều kiện tự nhiên

Bảng so sánh điều kiện tự nhiên phương Đông và phương Tây:

Điều kiện tự nhiên của phương Đông cổ đại Điều kiện tự nhiên của phương Tây cổ đại

– Có điều kiện tự nhiên vô cùng thuận lợi cho cuộc sống nông nghiệp của con người. Có nhiều đồng bằng ven sông rộng lớn, đất đai phì nhiêu, mềm xốp rất phù hợp cho việc phát triển nông nghiệp.

– Lượng mưa được phân bổ đều theo mùa nhờ đó mà con người luôn có nguồn nước dồi dào cho trồng trọt, chăn nuôi và sinh hoạt.

– Hàng năm các vùng đồng bằng ven sống đều được bồi đắp thêm phù sa màu mỡ tạo điều kiện thuận lợi cho việc gieo trồng các loại cây lương thực

– Có điều kiện tự nhiên phù hợp cho nền kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển. Nơi đây có bờ biển dài và nhiều vũng vịnh sâu, kín gió rất thuận tiện cho giao thông đường biển .

– Đất đai không màu mỡ. Thổ nhưỡng nơi đây phù hợp cho việc trồng nho và oliu.

– Điều kiện nhiên không thuận lợi để phát triển nông nghiệp, phần lớn lãnh thổ nơi đây là núi và cao nguyên.

Nhưng vậy chúng ta có thể thấy điều kiện tự nhiên của phương Đông và phương tây cổ đại có sự khác biệt rõ nét. Điều kiện tự nhiên của phương Đông thuận tiện cho việc phát triển nông nghiệp với những đồng bằng phù sa rộng lớn. Còn điều kiện tự nhiên của phương Tây cổ đại thì phù hợp với công thương nghiệp.

Sự khác biệt trong văn hóa Đông – Tây và những suy nghĩ đối với việc phát triển văn hóa Việt Nam hiện nay

05/03/2014

Share

Facebook

Email

Print

Viber

Pinterest

Linkedin

TCCSĐT – Văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây tự nó đã có sự khác biệt. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện nay, sự giao lưu văn hóa Đông – Tây tạo nên những cơ hội để mỗi quốc gia phát huy và tiếp thu những khía cạnh tích cực của mỗi nền văn hóa, góp phần làm giàu thêm bản sắc văn hóa của đất nước, dân tộc mình.

Một số điểm khác biệt chủ yếu giữa văn hóa phương Đông và phương Tây

Một là,sự khác biệt trong việc nhìn nhận và đánh giá về thế giới xung quanh. Đối với người phương Tây, ngay từ thời cổ đại, cách nhìn nhận và đánh giá về thế giới xung quanh đã thể hiện khá rõ lập trường triết học của họ dưới các hình thức thế giới quan khác nhau, thậm chí đối lập nhau: có thế giới quan duy vật, có thế giới quan duy tâm, có thế giới quan lạc quan, tích cực, có thế giới quan bi quan, tiêu cực…

Trong sự phát triển của các nước phương Tây từ xưa đến nay, những người có thế giới quan duy vật, lạc quan tích cực (dù dưới các hình thức thô sơ, máy móc hay biện chứng…) thường đại diện cho xu hướng tư duy tiến bộ, ủng hộ hoặc đồng hành với sự phát triển của khoa học. Trái lại, những người có thế giới quan duy tâm, bi quan tiêu cực (dù dưới các hình thức chủ quan, khách quan hay tôn giáo) thường đại diện cho xu hướng tư duy phản tiến bộ, không tin hoặc cản trở sự phát triển của khoa học. Trong thói quen xem xét của người phương Tây, thế giới chỉ có thể là đen hoặc trắng chứ không chấp nhận một thế giới đen – trắng lẫn lộn. Điều đó lý giải tại sao người phương Tây lại coi trọng lối tư duy “duy lý” chứ không phải “duy tình”.

Trái lại, đối với người phương Đông, do điều kiện sinh tồn có sự khác biệt so với các nước phương Tây (tính khép kín trong sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp, mô hình kinh tế – xã hội chủ yếu mang đặc điểm của phương thức sản xuất châu Á, chịu ảnh hưởng nặng nề của chế độ phong kiến…), nên cách nhìn nhận và đánh giá về thế giới xung quanh thường phức tạp hơn. Trong nhận thức của người phương Đông, thế giới xung quanh không phải là những mảnh ghép rời rạc nhau mà là một chỉnh thể có tính thống nhất giữa trời, đất và con người. Chính vì thế, trong triết học phương Đông một số lý thuyết triết học, như lý thuyết về “tam tài” (Trời – Đất – Người), lý thuyết “Thiên Nhân hợp nhất” (Trời với Người là một) luôn được các nhà triết học qua các thời đại ở các nước phương Đông đề cao. Đây chính là cơ sở quan trọng để hình thành nên thói quen đề cao văn hóa cộng đồng. Việc coi nhẹ văn hóa cá nhân của người phương Đông cũng là một sự khác biệt căn bản giữa văn hóa phương Đông với văn hóa phương Tây.

Trong quá trình hình thành nên thế giới quan của mình, người phương Đông ít chịu ảnh hưởng bởi các khuynh hướng triết học cụ thể. Sự cạnh tranh của các học thuyết triết học ở các nước phương Đông không gay gắt như ở các nước phương Tây. Đồng thời, cũng do nền tảng phát triển của tri thức khoa học, đặc biệt là các tri thức về khoa học tự nhiên qua các thời đại còn hạn chế, nên trong thế giới quan của người phương Đông, các yếu tố duy tâm, duy vật, biện chứng và siêu hình thường đan xen lẫn lộn. Điều này cũng có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành phương pháp luận trong văn hóa ứng xử của người phương Đông, trong đó, những khía cạnh tích cực là tính linh hoạt, mềm dẻo,…; còn những khía cạnh tiêu cực là: tính hữu khuynh, tính dễ thỏa hiệp trong việc thừa nhận chân lý…

Hai là,sự khác biệt về phương thức tư duy và văn hóa ứng xử. Có lẽ đây là một trong những điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất khi so sánh sự khác biệt giữa văn hóa phương Đông với văn hóa phương Tây. Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển tư duy của nhân loại, người ta thấy có sự khác biệt, thậm chí đối lập nhau, trong phương thức tư duy giữa phương Đông và phương Tây. Đối với người phương Đông, do đặc điểm về điều kiện địa lý, phương thức sản xuất và lịch sử phát triển xã hội nên họ thường chú trọng và đề cao phương thức tư duy trực giác (duy cảm). Đặc điểm nổi bật của phương thức tư duy trực giác (triết học) là “cách thức tư duy chú trọng đến sự cảm nhận hay thể nghiệm”(1). (1). Về mặt đời thường, phương thức tư duy trực giác thể hiện thành thói quen tư duy khi đứng trước đối tượng nhận thức thường chỉ chú trọng tới yếu tố trực quan cảm tính, bề ngoài, mà ít đi sâu nghiên cứu các chi tiết bên trong. Về phương diện văn hóa, do chịu ảnh hưởng bởi phương thức tư duy trực giác nên trong cách suy nghĩ và ứng xử của người phương Đông trong cuộc sống thường ngày thường mang tính trực quan, cảm tính, đề cao nhận thức kinh nghiệm (chủ yếu là kinh nghiệm đời thường của cư dân nông nghiêp), coi nhẹ vai trò của tri thức lý luận, tri thức khoa học. Đặc biệt trong cách ứng xử, người phương Đông thường theo lối “duy tình”. Lối tư duy này cũng có những điểm tích cực, như đề cao tính cố kết cộng đồng; tính dễ thân thiện; coi trọng các quan hệ thân tộc. Nhưng lối tư duy này tự nó cũng bộc lộ những hạn chế, như sự cả tin (dễ tin do vẻ bề ngoài); sự nể nang (do tình thân, do quan hệ) mà làm mất đi lý trí, sự sáng suốt trong đánh giá, nhận định; dễ tạo ra sự ồn ào, chạy theo vẻ bề ngoài; coi trọng đạo đức hơn tài năng con người, coi trọng tình cảm hơn lý trí (một trăm cái lý không bằng một tí cái tình).

Ngược lại với thói quen văn hóa dựa vào phương thức tư duy trực giác của phương Đông, người phương Tây có thói quen văn hóa dựa vào phương thức tư duy duy giác. Tư duy duy giác (hay tư duy duy lý) là phương thức tư duy chỉ chú trọng đến giai đoạn nhận thức lý tính, là “lối tư duy độc lập chỉ thiên về lý trí, chỉ tin vào lý trí”.

Về mặt văn hóa, lối tư duy duy lý của người phương Tây cũng có những điểm tích cực trong nhận thức cũng như hành vi ứng xử, thường phân minh rõ ràng, trắng ra trắng, đen ra đen và không chấp nhận sự lẫn lộn giữa đen và trắng, tính thực tế trong nhận thức và hành động. Tuy nhiên, bản thân phương thức tư duy đó cũng bộc lộ yếu tố hạn chế, như tính máy móc, khả năng thích ứng với sự thay đổi của hoàn cảnh bị hạn chế. Đặc biệt, người có tư duy duy lý nếu chịu ảnh hưởng bởi mặt trái của chủ nghĩa thực dụng có thể tạo ra thói quen ứng xử thực dụng một cách ích kỷ.

Ba là,sự khác biệt về chủ thể văn hóa. Chủ thể văn hóa ở đây được hiểu là văn hóa cá nhân hay văn hóa tập thể. Do chịu ảnh hưởng bởi thói quen kinh nghiệm về lao động sản xuất của cộng đồng cư dân nông nghiệp nên văn hóa ứng xử của người phương Đông thường coi trọng tính tập thể. Một số lý thuyết triết học phương Đông cũng góp phần tạo cơ sở cho văn hóa ứng xử theo lối tập thể của người phương Đông, như thuyết “Trung dung” của Nho giáo hay thuyết “Đại thừa” trong kinh Phật. Đặc điểm của văn hóa tập thể của người phương Đông là lối nhận thức và ứng xử thường dựa vào số đông. Trong văn hóa ứng xử tập thể thì vai trò của tập thể thường được đề cao thay vì cá nhân; mỗi cá nhân muốn tồn tại trong cộng đồng phải tự biết khép mình, hòa vào số đông thay vì muốn tách ra hoặc bộc lộ năng lực vượt trội của cá nhân trước tập thể. Ưu điểm của dạng văn hóa này là có khả năng phát huy sức mạnh của cộng đồng (một dạng dân chủ cơ sở mang tính sơ khai) nhưng tự nó cũng có những nhược điểm hạn chế, như hạn chế sự phát triển của cá nhân, thiếu địa chỉ cụ thể để quy trách nhiệm về các sai lầm, dễ bị cá nhân lợi dụng để lũng đoạn quyền lực…

Nếu chủ thể văn hóa ở phương Đông là tập thể, cộng đồng thì chủ thể văn hóa ở phương Tây lại là cá nhân. Về phương diện triết học, chủ nghĩa cá nhân (individualism) là khuynh hướng triết học đề cao, thậm chí tuyệt đối hóa vai trò vị trí và những lợi ích có liên quan đến cá nhân với tư cách là một trong những bộ phận cấu thành nên cộng đồng hay xã hội. Những người theo chủ nghĩa cá nhân chủ trương không hạn chế mục đích và ham muốn cá nhân. Họ phản đối sự can thiệp từ bên ngoài lên sự lựa chọn của cá nhân – cho dù sự can thiệp đó là của xã hội, nhà nước, hoặc bất kỳ một nhóm hay một thể chế nào khác. Chủ nghĩa cá nhân do vậy đối lập với chủ nghĩa toàn luận (neo full comment), chủ nghĩa tập thể, chủ nghĩa cộng đồng, và chủ nghĩa công xã, tức là đối lập với những chủ thuyết nhấn mạnh đến việc công xã, nhóm, xã hội, chủng tộc, hoặc các mục đích quốc gia cần được đặt ưu tiên cao hơn các mục đích của cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân cũng đối lập với quan điểm truyền thống, tôn giáo, tức là đối lập với bất cứ quan niệm nào cho rằng cần sử dụng các chuẩn mực đạo đức hay luân lý ở bên ngoài, khách thể, để hạn chế sự lựa chọn hành động của cá nhân. Các khuynh hướng triết học đề cao chủ nghĩa cá nhân xuất hiện từ khá sớm trong triết học phương Tây, nhưng chỉ đến khi chủ nghĩa tư bản hình thành và phát triển ở các nước phương Tây thời kỳ cận đại thì chủ nghĩa cá nhân mới chính thức được khẳng định cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn.

Về mặt văn hóa, chủ nghĩa cá nhân với tính cách là một chủ thể văn hóa thường bộc lộ khả năng nhận thức và hành vi ứng xử mang tính cá nhân, như nhấn mạnh đến sự độc lập của con người và tầm quan trọng của tự do và tự lực của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, chủ nghĩa cá nhân trong văn hóa tự nó cũng mang tính hạn chế, như việc đề cao vai trò của cá nhân thường dẫn tới khuynh hướng cực đoan, tuyệt đối hóa vai trò của cá nhân đơn lẻ, dung dưỡng cho tính ích kỷ của cá nhân, hạ thấp vai trò của cộng đồng, của xã hội. Về mặt này, chủ nghĩa cá nhân gần với chủ nghĩa vị kỷ (egoism). Chủ nghĩa cá nhân kết hợp với chủ nghĩa thực dụng làm cho văn hóa cá nhân ở các nước phương Tây mang một màu sắc mới – văn hóa thực dụng, một hình thức văn hóa khá điển hình trong văn hóa Mỹ hiện nay.

Bốn là,sự khác biệt về tôn giáo và đức tin. Về mặt lịch sử, các tôn giáo lớn trên thế giới xuất hiện lần đầu tiên vào những năm đầu Công nguyên nhưng ý thức tôn giáo của nhân loại thì đã xuất hiện trước đó hàng nghìn năm cả ở phương Đông và phương Tây. Tuy nhiên, theo thời gian, việc lựa chọn đức tin đối với các tôn giáo giữa người phương Đông và phương Tây có khác nhau. Đa số các cộng đồng dân cư các quốc gia phương Tây đều theo Thiên chúa giáo, nên trong ý thức về tôn giáo của họ đức tin đối với đạo Thiên chúa có một vị trí và ý nghĩa rất lớn. Điều đó giải thích tại sao trong rất nhiều sinh hoạt văn hóa và lễ hội của người phương Tây đều có liên quan đến đức tin đối với đạo Thiên chúa và góp phần tạo ra bản sắc văn hóa riêng của họ. Ngược lại, đức tin tôn giáo của cộng đồng dân cư phương Đông lại có vẻ phức tạp hơn. Do điều kiện lịch sử, địa lý và chính trị khác nhau nên người phương Đông thường có đức tin về các tôn giáo khác nhau. Ngoài đức tin về một số tôn giáo phổ biến như Phật giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Nho giáo hay Đạo giáo, người phương Đông còn có đức tin tôn giáo vào các hiện tượng tín ngưỡng và văn hóa tâm linh khác. Do đó, so với đức tin tôn giáo của người phương Tây, sự hình thành đức tin và các sinh hoạt văn hóa liên quan đến tôn giáo của người phương Đông cũng thường đa dạng và phức tạp hơn. Chính vì thế, tại các quốc gia phương Đông không có ý thức tôn giáo thuần nhất như ở phương Tây mà chỉ có các trung tâm sinh hoạt tôn giáo khác nhau góp phần tạo nên bản sắc văn hóa riêng cho từng vùng, miền trong khu vực.

Một số suy nghĩ rút ra đối với Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia thuộc khu vực châu Á nên trong quá trình phát triển, nền văn hóa Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng và bị chi phối bởi các đặc trưng văn hóa của các quốc gia phương Đông nói chung. Trong điều kiện toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện nay, cũng giống như nhiều quốc gia khác, Việt Nam không nằm ngoài xu hướng giao lưu văn hóa Đông – Tây. Do đó, để chủ động trong việc “xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc” (2) (2) như Đại hội XI của Đảng đã khẳng định, có thể nêu một số suy nghĩ trong cách ứng xử và xây dựng nền văn hóa Việt Nam hiện nay.

Thứ nhất, cần tạo lập một môi trường đa văn hóatrong phát triển văn hóa ở mỗi quốc gia. Tính đa văn hóa trong phát triển văn hóa quốc gia hiện nay được hiểu là tính chất đa dạng, sự giao lưu và tồn tại đan xen các dạng thức văn hóa khác nhau trong một nền văn hóa thống nhất. Môi trường đa văn hóa ấy cần được hiểu ở cả hai chiều cạnh:Một là,tạo ra sự giao lưu và tính tiếp biến giữa văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại; vàhai là,tạo lập môi trường giao lưu giữa văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây. Bài học của các quốc gia phát triển trong khu vực và trên thế giới cho thấy, tạo lập một môi trường đa văn hóa không những không cản trở mà còn tạo động lực cho sự phát triển của quốc gia.

Thứ hai, phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế của văn hóa Đông – Tâytrong việc tạo lập một nền văn hóa mới. Là một quốc gia phương Đông, dĩ nhiên nền văn hóa của Việt Nam trong tương lai phải là một nền văn hóa mang bản sắc phương Đông. Nhưng muốn văn hóa phương Đông trở thành một phần động lực trong quá trình phát triển, trước hết chúng ta cần xác định rõ những giá trị trong văn hóa phương Đông cần phát huy cũng như hạn chế, những nhược điểm có thể gây cản trở cho sự phát triển của nó. Đối với việc tiếp thu các giá trị văn hóa phương Tây trong quá trình xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam cũng cần có quan điểm biện chứng, nghĩa là biết kế thừa, tiếp thu những giá trị hợp lý, đồng thời cũng biết loại bỏ những giá trị không phù hợp. Bài học chung của nhiều quốc gia trong khu vực, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Xin-ga-po, là: trong quá trình phát triển nền văn hóa của mình, họ chú ý nhiều hơn đến các giá trị văn hóa phương Đông để tạo nên đường hướng hình thành bản sắc riêng cho nền văn hóa, đồng thời tiếp thu các giá trị tích cực trong văn hóa phương Tây để tạo ra tính chất tiên tiến, hiện đại của nền văn hóa. Có thể coi đây là gợi ý quan trọng cho Việt Nam trong việc kế thừa, tiếp thu các giá trị văn hóa Đông – Tây trong phát triển văn hóa hiện nay.

Thứ ba, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.Xu thế hội nhập thế giới khiến mỗi nền văn hóa ngày càng mở rộng giao lưu với các nền văn hóa khác trên thế giới, đặc biệt là sự giao lưu giữa hai nền văn hóa Đông và Tây. Tuy nhiên, quá trình hội nhập quốc tế cũng dễ dẫn đến chỗ nền văn hóa bản địa bị hòa tan hoặc đơn giản là không còn bản sắc, do đó việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa trong bối cảnh hiện nay đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, là hết sức cần thiết. Bài học của nhiều quốc gia trên thế giới và trong khu vực cho thấy, việc giữ gìn và phát huy có hiệu quả bản sắc dân tộc trong quá trình phát triển văn hóa là giải pháp quan trọng nhất để đưa nền văn hóa quốc gia hội nhập sâu rộng với các giá trị văn hóa tiên tiến của thế giới. Chứng kiến sự phát triển của nền văn hóa Nhật Bản hiện nay, bên cạnh các giá trị tiên tiến, hiện đại mang dáng dấp của văn hóa châu Âu được nhà nước Nhật Bản cho phép du nhập và phát triển thì những giá trị văn hóa truyền thống của Nhật Bản cũng được giữ gìn và phát huy có hiệu quả. Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại đã tạo ra tính chất độc đáo trong sự phát triển của văn hóa Nhật Bản hiện nay. Cũng giống như Nhật Bản, Hàn Quốc không chỉ nổi tiếng là một đất nước hiện đại và năng động mà còn là một đất nước có nền văn hóa với truyền thống lâu đời được gìn giữ và phát triển qua hàng nghìn năm lịch sử. Thành công trong phát triển của nền văn hóa Hàn Quốc không chỉ dừng lại ở sự thành công trong kết hợp giữa yếu tố truyền thống và hiện đại mà quan trọng hơn đã tạo ra những giá trị văn hóa riêng và mới, góp phần làm thay đổi nhanh hơn diện mạo đất nước, con người Hàn Quốc.

Như vậy, quá trình nghiên cứu và đi đến khẳng định sự khác biệt trong văn hóa Đông – Tây chính là để thấy rõ hơn sự cần thiết phải kết hợp văn hóa Đông – Tây trong xây dựng và phát triển nền văn hóa của mỗi quốc gia trong bối cảnh hiện nay./.

________

(1). PGS.TS. Phạm Công Nhất (chủ biên): Giáo trình triết học (Dành cho học viên cao học và nghiên cứu sinh thuộc nhóm ngành khoa học xã hội và nhân văn), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013, tr. 41
(2). Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 75

5 / 5 ( 1 bình chọn )

  • TAGS
  • bản sắc
  • cach mang
  • chinh tri
  • cơ hội
  • dân tộc
  • dang
  • dang bo
  • dang spkt
  • dang uy
  • dangbo
  • giao lưu
  • góp phần
  • hcmute
  • hiện nay
  • khác biệt
  • khía cạnh
  • làm giàu
  • ly luan
  • phát huy
  • phương tây
  • quốc gia
  • quốc tế
  • spkt
  • tích cực
  • tiếp thu
  • toàn cầu
  • ute
  • văn hóa

Share

Facebook

Email

Print

Viber

Pinterest

Linkedin

Bài trướcBình thường hay không bình thường

Bài tiếp theoNhững điều cần biết

Tại sao chữ viết phương Tây được coi là tiến bộ hơn so với chữ phương Đông

Người phương Đông và phương Tây suy nghĩ rất khác nhau?

Tại sao chữ viết phương Tây được coi là tiến bộ hơn so với chữ phương Đông
Tại sao chữ viết phương Tây được coi là tiến bộ hơn so với chữ phương Đông

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Khuynh hướng tự thổi phồng mình gần như không thấy có ở các một loạt các nghiên cứu khắp Đông Á

Năm 1871 khi Horace Capron tới đảo Hokkaido, ông tìm bóng dáng sự sống ở nơi rừng núi và cánh đồng rộng lớn. "Đó là sự tĩnh lặng của cái chết," ông viết. "không một lá cây lay động, không tiếng chim, không sự sống." Đó là nơi phi thời gian, nơi của thời tiền sử, ông nghĩ.

"Thật lạ lùng là vùng đất giàu và đẹp này, tài sản của một trong những quốc gia cổ xưa và đông dân nhất thế giới… lại không có ai ở trong một thời gian dài và gần như không được biết đến như sa mạc ở châu Phi," ông nói thêm.

Đó là vùng biên giới của Nhật, giống như Miền Tây Hoang dã" của Mỹ. Các đảo Hokkaido phía cực Bắc của Nhật là nơi xa xôi tách khỏi Honshu bởi biển sóng dữ. Ai vượt qua biển này sẽ phải chịu cái rét dữ dội, địa hình núi lửa lởm chởm và muông thú hoang dã. Do vậy chính phủ Nhật để nó cho người bản xứ Ainu, họ sống nhờ vào săn bắn và đánh bắt cá.

Giữa thế kỷ 19, sợ Nga xâm chiếm, chính phủ Nhật quyết định lấy lại đảo Hokkaido này và đưa các Samurai đến đó ở. Rồi những người khác tiếp nối, các trang trại, cảng, đường và đường sắt mọc lên khắp đảo. Các nhà nông học Mỹ như Capron được mời tới hướng dẫn những người tới định cư để khai khẩn, và trong vòng 70 năm dân từ vài nghìn đã phát triển thành hơn 2 triệu. Vào thiên niên kỷ mới, con số lên gần 6 triệu người.

Ngày nay, ít người sống ở Hokkaido phải tự họ chinh phục sự hoang dã. Thế nhưng các nhà tâm lý thấy rằng tinh thần khai khẩn vẫn có ở cách họ nghĩ, cảm thụ và lập luận, so với những người sống ở Honshu chỉ cách đó 54 km. Họ có tính cá nhân hơn, tự hào hơn ở thành công, tham vọng phát triển con người hơn, và ít liên kết hơn với người xung quanh. Thực tế, nếu so với các nước khác, tính cách họ giống người Mỹ hơn những người Nhật khác.

Câu chuyện về Hokkaido chỉ là một trong những trường hợp cho thấy là môi trường xã hội đã hun đúc nên tâm trí con người. Từ những khác biệt lớn giữa Đông và Tây cho tới những biến động nho nhỏ giữa các bang ở Mỹ, ta ngày càng thấy rõ là lịch sử, địa dư và văn hoá có thể làm thay đổi suy nghĩ của tất cả chúng ta một cách tinh vi và đáng ngạc nhiên, cho tới cả cách quan sát của ta nữa. Suy nghĩ của chúng ta có thể được hình thành bởi loại cây mà tổ tiên ta trồng, và một con sông có thể phân ranh giới giữa hai vùng có tính cách con người khác nhau.

Tại sao chữ viết phương Tây được coi là tiến bộ hơn so với chữ phương Đông
Tại sao chữ viết phương Tây được coi là tiến bộ hơn so với chữ phương Đông

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Trước khi Hoàng đế Minh Trị quyết định đưa dân đến đảo, người dân duy nhất sống ở Hokkaido là người bản xứ Ainu.

Dù ta sống ở đâu, nếu biết được sức mạnh này thì ta hiểu được tâm trí của ta hơn một chút.