Di sản văn hóa phi vật thể 2023 năm 2024

Ông Nguyễn Lê Phúc, Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam phát biểu tại buổi lễ khai mạc chương trình tối 1/12 - Ảnh: VGP/TT

Do Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch quốc gia Việt Nam) tổ chức, “Chương trình giới thiệu, trưng bày di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận gắn với phát triển du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi" (Chương trình) diễn ra từ nay đến hết tháng 12/2023.

Tại buổi lễ khai mạc chương trình diễn ra tối 1/12, hai di sản văn hóa phi vật thể là Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên và Nghệ thuật Xòe Thái đã được giới thiệu và trưng bày. Qua đó, truyền tải tới công chúng câu chuyện về hai di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được UNESCO công nhận hiện nay đang được cộng đồng thực hành ra sao ở địa phương và mong muốn bảo tồn, phát huy các giá trị di sản như thế nào thông qua tiếng nói của chính những nghệ nhân đang thực hành di sản.

Ông Nguyễn Lê Phúc, Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam cho biết: "Du lịch di sản văn hóa được xác định là một trong những dòng sản phẩm chủ đạo của du lịch Việt Nam và là một thành tố cốt lõi tạo nên thương hiệu du lịch Việt Nam. Trong ba năm 2019, 2020, 2022, Việt Nam đã vinh dự được Tổ chức Giải thưởng Du lịch thế giới (World Travel Awards) trao tặng danh hiệu "Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới", cho thấy những giá trị nổi bật toàn cầu và sức hấp dẫn của di sản văn hóa Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế.

"Thông qua chương trình này, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam mong muốn các địa phương, điểm đến, hiệp hội, doanh nghiệp du lịch, lữ hành và cộng đồng sẽ tiếp tục chung tay bảo tồn, phát huy các giá trị di sản, tăng cường thu hút khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm các giá trị quý giá của di sản văn hóa đất nước ta" - Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam nhấn mạnh.

Di sản văn hóa phi vật thể 2023 năm 2024

Không gian trưng bày di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận - Ảnh: VGP/TT

Đến với Chương trình, bên cạnh những thước phim đặc sắc về di sản, du khách còn được trực tiếp giao lưu với nghệ nhân, thưởng thức những màn biểu diễn độc đáo của đoàn nghệ nhân dân gian người Thái đến từ thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái và đoàn nghệ nhân dân gian người Bana đến từ huyện Kbang, tỉnh Gia Lai.

Trong khuôn khổ Chương trình còn có các gian hàng của các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm đặc trưng của địa phương, giới thiệu thông tin về các chương trình tour tuyến du lịch hấp dẫn đến với vùng Tây Bắc và Tây Nguyên đại ngàn, chương trình giao lưu trải nghiệm ẩm thực đặc sắc của địa phương…

Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên trải khắp 5 tỉnh ở Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng với các chủ thể là hơn mười dân tộc sinh sống từ lâu đời tại đây, như Bana, Xơđăng, Giarai, Êđê, Mnông, Cơho, Mạ… Năm 2005, UNESCO công nhận Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là Kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể của nhân loại. Đến năm 2008, di sản này được chuyển sang Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Cồng chiêng được sử dụng nhiều và tập trung nhất trong lễ cúng ăn trâu và tang ma. Ngày nay, cồng chiêng còn được sử dụng trong các sinh hoạt văn hóa đời thường.

Nghệ thuật Xòe Thái phổ biến ở các tỉnh Tây Bắc như Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La... Chủ thể là dân tộc Thái, nhưng đã được nhiều dân tộc trong khu vực tiếp thu và thực hành. Năm 2021, UNESCO ghi danh Nghệ thuật Xòe Thái vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Hiện nay, Nghệ thuật Xòe Thái là một trong những điểm nhấn đặc sắc thu hút du khách đến với vùng Tây Bắc.

Tính đến tháng 4/2023, có 676 Di sản Văn hóa Phi vật thể của 140 quốc gia, vùng lãnh thổ được UNESCO vinh danh. Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia có số Di sản nhiều nhất được vinh danh, với 15 Di sản.

Di sản văn hóa phi vật thể 2023 năm 2024

Xòe Thái - Di sản Phi vật thể Đại diện của Nhân loại được UNESCO ghi danh năm 2021.

Di sản Văn hóa Phi vật thể (Intangible Cultural Heritage) là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác bao gồm lễ hội, lối sống, bí quyết truyền nghề, văn hóa ẩm thực, trang phục truyền thống.

Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện Nhân loại

Danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể được UNESCO đưa ra để ghi danh giá trị bắt đầu năm 2001 với 19 Di sản. Mỗi Di sản Văn hóa Phi vật thể muốn có tên trong danh sách phải được một hoặc nhiều quốc gia đề cử cho UNESCO trước khi được một ủy ban của tổ chức này xem xét khả năng đưa vào danh sách.

Tại hội nghị lần thứ 3 họp tại Istanbul tháng 11/2008, Ủy ban liên Chính phủ về Bảo tồn Di sản Văn hóa Phi vật thể đã đưa chia ra hai danh sách ghi danh các Di sản Văn hóa Phi vật thể gồm: Danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện Nhân loại và Danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể cần được Bảo vệ khẩn cấp. Qua đó, các kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại đã được công bố trước đó được chuyển vào Danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện Nhân loại.

Di sản văn hóa phi vật thể 2023 năm 2024

Di sản "Hát Xoan" - Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện của Nhân loại, được UNESCO công nhận năm 2017 (Ảnh: Nguyễn Việt Thanh/Vietnam+)

Theo UNESCO, Danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện Nhân loại chứa đựng các yếu tố "giúp chứng minh sự đa dạng của Di sản Văn hóa và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của nó.’’

Tính đến tháng 4 năm 2023, đã có 676 Di sản Văn hóa Phi vật thể của 140 quốc gia và vùng lãnh thổ được UNESCO vinh danh.

Trong số này, Trung Quốc đang là nước dẫn đầu với 43 Di sản, đứng thứ 2 là Pháp, 26 Di sản…

Với 15 Di sản được ghi danh trong Danh sách, Việt Nam có mặt trong top 10 quốc gia có số Di sản Văn hóa Phi vật thể nhiều nhất được vinh danh. Trong số này, có 14 Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện Nhân loại và 1 Di sản Văn hóa Phi vật thể cần được Bảo vệ khẩn cấp (Ca trù).

Đồng thời, hiện Việt Nam đã chuẩn bị hồ sơ để UNESCO phê duyệt vào Danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể thêm 13 Di sản, trong đó có 11 Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện Nhân loại và 2 Di sản Văn hóa Phi vật thể cần được Bảo vệ khẩn cấp.

Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia

Tại Việt Nam, các địa phương, có trách nhiệm thống kê, phân loại các Di sản Văn hóa Phi vật thể sau đó đề xuất để Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia. Địa phương đồng thời có nhiệm vụ thực hiện quản lý nhà nước đối với Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia đã được công nhận theo quy định của pháp luật về Di sản Văn hóa.

Di sản văn hóa phi vật thể 2023 năm 2024

Lễ nhảy lửa của người Pà Thẻn là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia. (Ảnh: Nam Sương/TTXVN)

Các Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia của Việt Nam gồm các loại hình: Lễ hội Truyền thống, Nghệ thuật Trình diễn Dân gian, Tập quán Xã hội và Tín ngưỡng, Nghề Thủ công Truyền thống, Tri thức Dân gian. Tiếng nói, Chữ viết, Ngữ văn Dân gian, Di sản Hỗn hợp (điển hình là Di sản Nói lý, Hát lý của người Cơ Tu – vừa là Di sản Nghệ thuật Trình diễn Dân gian, vừa là Di sản Tiếng nói, Di sản Chữ viết).

Theo thống kê tại trang web của Cục Di sản, đến tháng 6 năm 2021, cả nước có 395 Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia được công nhận trong đó nhiều nhất là loại hình Di sản Lễ hội Truyền thống, tiếp đến là Di sản Nghệ thuật Trình diễn Dân gian và Di sản Tập quán Xã hội và Tín ngưỡng; Ít nhất là loại hình Di sản Hỗn hợp.

Gìn giữ để phát triển

Việc bảo tồn gìn giữ Di sản Văn hóa Phi vật thể mang ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi dân tộc, quốc gia.

Không chỉ là lưu giữ được công sức và nét đẹp văn hóa truyền thống của các thế hệ trước mà còn tạo tiền đề để các thế hệ sau phát triển và tái tạo. Từ đó, xây dựng và phát triển giá trị bản sắc sắc văn hóa dân tộc trên cơ sở cập nhật nền văn hóa hiện đại. Trên tinh thần và sự quyết tâm lưu giữ đối với các giá trị văn hóa dân tộc. Nhằm cập nhật nền văn hóa tiên tiến nhưng vẫn không bị mất đi bản sắc dân tộc.

Việc bảo tồn gìn giữ Di sản Văn hóa Phi vật thể góp phần quan trọng làm phong phú nền văn hóa dân tộc nói riêng.

Ngoài tham gia và thể hiện vào di sản văn hóa thế giới nói chung, còn là xây dựng hình ảnh, dấu ấn riêng biệt của mỗi một quốc gia khác nhau qua đó, tạo nên ấn tượng, nền tảng văn hóa, lịch sử riêng với bạn bè thế giới.

Di sản văn hóa phi vật thể 2023 năm 2024

Năm 2009, với những giá trị tiêu biểu, đặc sắc, Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện của Nhân loại. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Bảo vệ có nghĩa là đảm bảo di sản văn hóa phi vật thể là một phần cuộc sống của thế hệ hiện tại và sẽ được truyền dạy sang các thế hệ tương lại. Các biện pháp bảo vệ hướng tới mục tiêu đảm bảo sự sống, sự liên tục làm mới và truyền dạy. Các hoạt động nhằm bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể bao gồm xác định và tư liệu hóa, nghiên cứu, bảo tồn, thúc đẩy, tăng cường và truyền dạy di sản, đặc biệt là thông qua giáo dục chính quy và không chính quy cũng như làm sống lại một số yếu tố đã bị mai một.

Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể cũng là một nguồn phát triển kinh tế quan trọng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để thúc đẩy điều này không nhất thiết phải thông qua các hoạt động tạo nguồn thu nhập như du lịch hoặc hoạt động mở rộng và khai thác ra các ngành nghề, lĩnh vực liên quan khác... có thể làm ảnh hưởng đến di sản.

Để khai thác được khía cạnh kinh tế từ di sản văn hóa phi vật thể cần thiết có kế hoạch cụ thể để tăng cường các chức năng của di sản văn hóa phi vật thể trong xã hội và thúc đẩy lồng ghép vào các kế hoạch chính sách phát triển kinh tế./.

Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hóa phi vật thể?

Tính đến tháng 12 năm 2023, Việt Nam có tổng cộng 15 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận, bao gồm: [1] Nhã nhạc cung đình Huế: là một loại hình nghệ thuật biểu diễn âm nhạc cung đình của triều đại phong kiến nhà Nguyễn.7 thg 12, 2023nullDanh sách di sản văn hóa phi vật thể được Unesco công nhận tại ...thuvienphapluat.vn › hoi-dap-phap-luat › 839F132-hd-danh-sach-di-san-v...null

Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh vào năm 2013 ở An Giang là gì?

2.8 Đờn ca tài tử Năm 2013, Đờn ca tài tử đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp thế giới.nullTổng hợp các di sản văn hóa được UNESCO công nhận tại Việt Namheritagevietnamairlines.com › di-san-van-hoa-duoc-unesco-cong-nhannull

Đâu là di sản văn hóa phi vật thể của Thành phố Hà Nội?

Theo đó, 5 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của Hà Nội được công nhận là: Nghề may Trạch Xá, xã Hòa Xá, huyện Ứng Hòa; lễ hội làng Keo, xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm; lễ hội đình Tường Phiêu, xã Tích Giang, huyện Phúc Thọ; hội diều làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng; lễ hội chùa Thầy, xã Sài Sơn, huyện Quốc ...nullHà Nội có thêm 5 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gialaodongthudo.vn › ha-noi-co-them-5-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia...null

An Giang có bao nhiêu di sản văn hóa cấp quốc gia?

Đến nay, toàn tỉnh có 89 di tích được xếp hạng, trong đó, có 2 di tích quốc gia đặc biệt, 28 di tích quốc gia và 59 di tích cấp tỉnh, với các loại hình di tích, như: Di tích kiến trúc nghệ thuật, khảo cổ học, danh lam thắng cảnh, lịch sử văn hóa, lưu niệm danh nhân...nullAn Giang phát huy di sản văn hóaangiang.gov.vn › tin-tuc › chi-tiet › an-giang-phat-huy-di-san-van-hoanull