Tại sao bị buốt răng

Tại sao bị buốt răng
Tại sao bị buốt răng

Việc bị ê buốt chân răng có thể khiến người bệnh rất khó chịu, không thể ăn uống ngon miệng. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Hiểu rõ vì sao răng bị ê buốt sẽ giúp bạn phòng tránh hiệu quả hơn.

Có bao giờ bạn cảm thấy răng đau nhức khi ăn đồ lạnh hoặc đồ nóng chưa? Nếu có thì có lẽ bạn đã bị ê buốt chân răng. Vậy tại sao bạn lại bị tình trạng này? Tìm hiểu ngay những thông tin mà Hello Bacsi tổng hợp được trong bài viết sau đây.

Ê buốt chân răng là bệnh gì?

Ê buốt chân răng hay còn gọi là răng nhạy cảm xảy ra khi phần ngà răng lộ ra ngoài do mô nướu bị tụt. Chân răng thường không có lớp men cứng bao phủ bên ngoài nên khi phần nướu tụt sẽ làm lộ lớp ngà răng và các ống thần kinh nhỏ. Do đó, khi thức ăn – đồ uống tiếp xúc với phần ngà răng và các ống thần kinh sẽ gây kích thích các dây thần kinh trong răng và khiến bạn đau nhức.

Bạn thường dễ bị đau buốt răng khi uống hoặc ăn những thức ăn nóng hoặc lạnh. Một số người có thể bị nhạy cảm khi ăn uống đồ ngọt hay chua. Cơn đau nhức răng thường không kéo dài, chỉ xuất hiện và biến mất trong khoảng thời gian ngắn.

Vì sao bạn bị ê buốt chân răng?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến chân răng bị ê buốt, chẳng hạn như:

  • Đánh răng quá mạnh hoặc dùng bàn chải có lông quá cứng: Theo thời gian, điều này có thể làm mòn lớp men răng và để lộ các ống dây thần kinh nhỏ. Khi các ống này tiếp xúc với đồ ăn, đồ uống quá nóng/lạnh hoặc các loại đồ ăn có tính axit và dính, răng có thể bị ê buốt và gây khó chịu.
  • Thường xuyên ăn những thực phẩm có tính axit: Khi các ống thần kinh nhỏ của răng bị lộ ra ngoài, việc ăn những thực phẩm như cà chua, chanh, bưởi… có thể khiến bạn bị đau răng.
  • Có thói quen nghiến răng: Thói quen nghiến răng có thể làm mòn men răng, theo thời gian sẽ làm lộ phần ngà hoặc lớp giữa của răng – nơi chứa các ống thần kinh nhỏ.
  • Sử dụng kem đánh răng làm trắng răng: Một số sản phẩm kem đánh răng có chứa chất làm trắng, có thể không phù hợp với người có răng nhạy cảm.
  • Sử dụng nước súc miệng không phù hợp: Giống như kem đánh răng, việc sử dụng một số loại nước súc miệng có chứa cồn và các hóa chất khác có thể là nguyên nhân khiến răng dễ bị nhạy cảm hơn.
  • Bệnh viêm nướu: Tình trạng viêm nướu nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới tụt nướu và gây đau buốt chân răng.
  • Quá nhiều mảng bám trên răng: Điều này sẽ gây mòn men răng và khiến răng dễ nhạy cảm hơn.
  • Vừa làm các thủ thuật nha khoa: Bạn có thể cảm thấy đau buốt chân răng sau khi cạo vôi răng, lấy tủy răng, nhổ răng hoặc gắn mão răng. Nếu các triệu chứng không biến mất sau vài ngày, bạn nên đến gặp bác sĩ vì đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.

Đôi khi, các tình trạng khác có thể là nguyên nhân dẫn đến ê buốt chân răng. Ví dụ, trào ngược dạ dày thực quản (GERD) có thể khiến axit trào lên từ dạ dày và thực quản và làm mòn men răng theo thời gian. Các tình trạng gây nôn mửa thường xuyên – bao gồm liệt dạ dày và chứng ăn vô độ – cũng có thể khiến axit ăn mòn men răng.

Sâu răng, gãy răng, miếng trám hoặc mão răng bị sứt mẻ hoặc mòn men răng có thể làm lộ ngà răng, gây ê buốt. Trong trường hợp này, bạn thường chỉ cảm thấy ê buốt ở một răng hoặc một vùng cụ thể trong miệng thay vì đau hết các răng.

Làm sao để điều trị ê buốt chân răng?

Một số biện pháp tại nhà có thể giúp bạn phòng ngừa và giảm nhẹ các triệu chứng ê buốt chân răng như:

  • Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Bạn nên chải răng và dùng chỉ nha khoa đúng cách để loại bỏ tất cả mảng bám thức ăn trong mọi kẽ răng. Bạn nên đánh răng nhẹ nhàng và cẩn thận xung quanh đường viền nướu để không làm mất nhiều mô nướu hơn.
  • Sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm: Điều này sẽ giúp ít mài mòn bề mặt răng và ít kích ứng nướu hơn.
  • Sử dụng kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm: Hiện nay có nhiều dòng kem đánh răng dành riêng cho răng dễ bị ê buốt. Khi sử dụng thường xuyên, bạn sẽ cảm thấy tình trạng nhạy cảm giảm dần. Bạn cũng có thể sử dụng kem đánh răng có chứa fluoride để tăng cường men răng và giảm đau.
  • Hạn chế ăn những thực phẩm có tính axit.
  • Tránh nghiến răng: Nếu bạn có thói quen nghiến răng khi ngủ thì có thể mua dụng cụ bảo vệ hàm để giúp ngăn hàm trên và hàm dưới tiếp xúc với nhau.
  • Chăm sóc răng miệng định kỳ: Thường xuyên đi khám răng và cạo vôi răng định kỳ mỗi 6 tháng.

Sau khi áp dụng các biện pháp trên đây nhưng tình trạng ê buốt chân răng không thuyên giảm, bạn cần đến gặp nha sĩ ngay. Họ có thể đề nghị làm một số thủ thuật để điều trị răng nhạy cảm như:

  • Trám răng để che phần chân răng bị lộ ra.
  • Cho bạn bôi Fluoride Varnish lên chân răng để tăng cường men răng.
  • Trám bít hố rãnh để che phần ngà răng, giúp ngăn cản các yếu tố gây kích thích như nhiệt độ hay axit không thể tiếp xúc với ngà răng và gây đau.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có các triệu chứng sâu răng hoặc tổn thương chân răng nghiêm trọng cần phải đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị và ngăn ngừa biến chứng:

  • Đột nhiên đau răng mà không rõ nguyên nhân
  • Đau buốt ở một chân răng
  • Có cơn đau nhói ở răng thay vì đau nhẹ
  • Bề mặt răng bị ố vàng hoặc có màu bất thường
  • Đau răng khi cắn hoặc nhai.

Hy vọng với những thông tin mà Hello Bacsi cung cấp ở trên, bạn đã hiểu rõ vì sao răng bị ê buốt, nắm rõ các biện pháp giúp phòng tránh tình trạng răng miệng này hiệu quả hơn.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nếu bạn đang phải hạn chế các thực phẩm lạnh hoặc đồ uống nóng vì ê buốt răng, có thể đã đến lúc bạn phải giải quyết triệt để tình trạng đau buốt này. Vậy nguyên nhân gây ê buốt răng là gì? Nguyên nhân có thể là bất kỳ các vấn đề liên quan đến tình trạng răng miệng, hãy liên hệ với nha sĩ để chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Nguyên nhân gây ra tình trạng răng ê buốt?

Răng ê buốt có thể do các lớp bảo vệ răng của bạn bị mài mòn. Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA),phần thân răng hoặc vùng răng phía trên đường viền nướu của bạn, được bao phủ bởi một lớp men bảo vệ. Các chân răng bên dưới đường viền nướu được bảo vệ bằng một vật liệu gọi là lớp cement. Bên dưới men răng và lớp cement bảo vệ là lớp ngà, dễ bị phá vỡ hơn lớp cement bảo vệ. Ngà răng chứa các ống siêu nhỏ gọi là ống ngà. Khi men răng hoặc lớp ngà quanh chân răng bị mài mòn hoặc tổn thương, thì các ống ngà sẽ bị lộ ra ngoài. Khi hiện tượng tụt nướu và và lớp ngà răng bị loại bỏ, các chất dịch trong ống ngà sẽ chuyển động nhanh dưới tác động của nóng và lạnh, tạo ra sự thay đổi áp suất bên trong ống ngà làm hoạt hóa những sợi thần kinh trong răng tạo ra cảm giác ê buốt và đau.

Nguyên nhân gây ra tình trạng răng ê buốt?

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra ê buốt răng. Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:

  • Mài mòn men răng do sử dụng bàn chải cứng và thói quen chải răng quá mạnh.
  • Hiện tượng mài mòn răng do thực phẩm và đồ uống có tính axit cao.
  • Sâu răng, miếng trám bị mòn, rò rỉ và răng bị vỡ làm lộ lớp ngà răng ra bên ngoài.
  • Hiện tượng tụt nướu khiến bề mặt chân răng lộ ra ngoài.
  • Nghiến răng khi ngủ.
  • Nhạy cảm sau điều trị nha khoa cũng khá phổ biến nhưng chỉ là hiện tượng tạm thời, đặc biệt là với các thủ thuật mão răng, trám răng và tẩy trắng răng.

Răng ê buốt với từng độ tuổi

Răng ê buốt có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây của Tạp chí khoa học Jornal of Conservative Dentistry cho thấy người lớn từ 20 đến 50 tuổi có nhiều khả năng ê buốt nhất với con số tăng vọt về hiện tượng quá cảm ngà răng ở bệnh nhân từ 30 đến 40 tuổi. Mặc dù chưa rõ lý do chính xác của hiện tượng này, tuy nhiên nó có thể liên quan đến thực tế là cấu trúc vật lý của răng thay đổi theo độ tuổi. Tuy nhiên, những người lớn tuổi thường bị tụt nướu, một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng răng ê buốt. Đôi khi, vấn đề chính là do men răng bị mài mòn theo thời gian.

Cách điều trị răng ê buốt?

Điều trị tại bệnh viện

Do các bệnh răng miệng nghiêm trọng thường sẽ khiến răng cực kỳ nhạy cảm, vì vậy đến gặp nha sĩ để được điều trị tận gốc là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết. Giải pháp chữa trị tình trạng này có thể liên quan tới thủ thuật mão răng, lớp trám inlay, hoặc trám bonding, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Nếu gặp tình huống viêm nướu đã chuyển sang giai đoạn mãn tính hoặc giai đoạn nặng, bạn cũng cần phải điều trị càng sớm càng tốt. Nha sĩ có thể giúp bạn với một kế hoạch điều trị phù hợp.

Nếu bạn bị mất mô nướu ở chân răng, nha sĩ có thể đề nghị phẫu thuật ghép nướu để che phủ phần chân răng giúp chúng được bảo vệ khỏi tổn hại. Nếu tình trạng ê buốt kéo dài và dần chuyển biến nặng, nha sĩ sẽ chụp X-quang để xác định xem có cần áp dụng phương pháp lấy tủy răng hay không, phương pháp mà theo Hiệp hội Nội nha Hoa Kỳ (AAE), là loại bỏ hoàn toàn dây thần kinh.

Điều trị tại nhà

Nếu tình trạng ê buốt răng không quá nặng, bạn có thể điều trị bằng một số thủ thuật đơn giản tại nhà. Bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi sử dụng kem đánh răng chống ê buốt răng giúp bảo vệ bề mặt răng. Nha sĩ có thể đề nghị điều trị bằng Gel Fluoride giúp củng cố men răng hiện tại, làm giảm cảm giác được truyền đến dây thần kinh.

Tuy nhiên, cách điều trị tốt nhất cho chứng ê buốt răng là phòng ngừa từ sớm. Bạn sẽ không thể lấy lại được men răng khỏe mạnh khi chúng đã bị mài mòn. Đánh răng và dùng chỉ nha khoa đúng cách có thể ngăn ngừa răng ê buốt. Nó sẽ giúp củng cố sức khỏe cho răng và nướu bất kể hiện tượng ê buốt nghiêm trọng tới đâu. Lưu ý không đánh răng quá mạnh vì có thể làm mòn dần men răng. Hãy thử sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm và kem đánh răng giúp giảm ê buốt răng để bảo vệ men răng hiệu quả.

Hãy trao đổi với nha sĩ nếu bạn đang bị ê buốt răng ở lần tái khám tiếp theo. Họ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác và gợi ý những phương án điều trị giúp bạn lấy lại nụ cười đầy tự tin.