Sự khác nhau giữa giá trị sổ sách và giá trị nội tại của cổ phiếu

Giá trị sổ sách (tiếng Anh: Book Value) và giá trị thị trường (tiếng Anh Market Value) đều là hình thức biểu hiện của cổ phiếu thường.

Sự khác nhau giữa giá trị sổ sách và giá trị nội tại của cổ phiếu

Hình minh họa. Nguồn: wallstreetmojo

Định nghĩa

Giá trị ghi sổ hay còn gọi là giá trị sổ sách, trog tiếng Anh gọi là Book Value. Giá trị sổ sách của cổ phiếu thường là giá trị của cổ phiếu được xác định dựa trên cơ sở số liệu sổ sách kế toán của công ty (chủ yếu dựa vào bảng cân đối kế toán).

Giá trị thị trường trong tiếng Anh là Market Value. Đó là giá thị trường hiện tại của cổ phiếu thường, được thể hiện trong giao dịch cuối cùng đã được ghi nhận.

Bản chất

Giá trị ghi sổ (giá trị sổ sách)

Trường hợp công ty chỉ phát hành cổ phiếu thường thì giá trị sổ sách của một cổ phiếu thường được xác định bằng cách lấy vốn chủ sở hữu hoặc tổng giá trị tài sản thuần (phần giá trị chênh lệch giữa tổng tài sản và tổng nợ) của công ty chia cho tổng số cố phiếu thường đang lưu hành. 

Trong trường hợp công ty phát hành cả cổ phiếu ưu đãi thì phải lấy tổng giá trị tài sản thuần trừ đi phần giá trị thuộc cổ phiếu ưu đãi rồi mới chia cho số cổ phiếu thường đang lưu hành.

Phần giá trị thuộc cổ phiếu ưu đãi được tính theo mệnh giá hoặc giá mua lại tùy thuộc vào loại cổ phiếu ưu đãi công ty phát hành và cộng với phần cổ tức công ty còn khất lại chưa trả cho cổ đông ưu đãi trong các kì trước đó nếu có.

Xem xét giá trị sổ sách cho phép cổ đông thấy được số giá trị tăng thêm của cổ phiếu thường sau một thời gian công ty hoạt động so với số vốn góp ban đầu.

Giá trị thị trường

Trên thực tế, giá trị thị trường của cổ phiếu không phải do công ty ấn định và cũng không do người nào khác quyết định, mà giá thị trường của cổ phiếu được xác định bởi giá thống nhất mà người bán sẵn sàng bán nó và giá cao nhất mà người mua sẵn sàng trả để mua nó.

Nói một cách khác, giá thị trường của cổ phiếu được xác định bởi quan hệ cung và cầu trên thị trường. Giá trị thị trường cổ phiếu của một công ty phụ thuộc vào nhiều nhân tố, do vậy nó thường xuyên biến động.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Thị trường chứng khoán, NXB Tài chính)

Minh Lan

Giá trị nội tại của doanh nghiệp là giá trị thực sự của doanh nghiệp dựa trên việc tính toán tài sản, các dự án đầu tư… Giá trị nội tại của cổ phiếu cũng được tính dựa trên giá trị nội tại của doanh nghiệp.

Nội dung chính

  • Khái niệm về giá trị nội tại
  • Các phương pháp xác định giá trị nội tại doanh nghiệp
  • Phân biệt giá trị nội tại và giá thị trường

Giá trị nội tại của một doanh nghiệp hay một cổ phiếu là giá trị bên trong của doanh nghiệp hoặc cổ phiếu đó mà không phụ thuộc vào yếu tố thị trường bên ngoài. Hãy cùng TOPI tìm hiểu cách tính giá trị nội tại doanh nghiệp và mối quan hệ giữa giá thị trường và giá trị nội tại.

1. Giá trị nội tại là gì?

Giá trị nội tại (Intrinsic Value) là thuật ngữ chỉ giá trị thực sự, giá trị bên trong của một mã cổ phiếu, khác với giá trị ghi sổ (giá tính theo sổ sách, báo cáo tài chính) hoặc giá thị trường của cổ phiếu đó (thị giá).

Hiểu một cách đơn giản, bất kể thị trường định giá cổ phiếu là bao nhiêu thì cổ phiếu đó vẫn luôn cung cấp cho người sở hữu một giá trị nhất định.

Giá trị đó khó có thể định vị được một cách chính xác, mà tính bằng những dòng tiền mà người sở hữu cổ phiếu dài hạn sẽ được nhận. Chiết khấu những dòng tiền này về thời điểm hiện tại sẽ cho ta giá trị nội tại của cổ phiếu đó.

Sự khác nhau giữa giá trị sổ sách và giá trị nội tại của cổ phiếu

Giá trị nội tại của cổ phiếu là giá trị thực chất của cổ phiếu đó

Giá trị nội tại được sử dụng trong phân tích cơ bản để ước tính giá trị của một công ty và dòng tiền của công ty đó trong tương lai.

Hầu hết các nhà đầu tư mới bắt đầu tham gia vào thị trường chứng khoán chưa lâu hay có tâm lý coi nhẹ tầm quan trọng của giá trị nội tại doanh nghiệp hoặc cổ phiếu trong khi những chuyên gia “sừng sỏ” như Warren Buffett, Benjamin Graham, Peter Lynch… lại thường tìm kiếm cổ phiếu của các công ty có giá trị thực sự để đầu tư.

2. Phương pháp xác định giá trị nội tại doanh nghiệp

Như bạn đã biết, giá trị nội tại của doanh nghiệp là yếu tố vô cùng quan trọng, nhà đầu tư khi nhìn vào đó sẽ biết được liệu doanh nghiệp có khả năng phát triển trong tương lai không, có mang về lợi nhuận cao và ổn định không…

Sự khác nhau giữa giá trị sổ sách và giá trị nội tại của cổ phiếu

Xác định đúng giá trị nội tại của doanh nghiệp để có hướng đầu tư chuẩn

Một nhà đầu tư hoặc nhà phân tích có thể ước tính giá trị nội tại của một tài sản, khoản đầu tư, dự án hoặc một doanh nghiệp thông qua việc sử dụng phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật.

Để tính giá trị nội tại của một doanh nghiệp, nhà đầu tư cần sử dụng phân tích cơ bản để xem xét các khía cạnh của doanh nghiệp (mô hình kinh doanh, quản trị, yếu tố thị trường mục tiêu, báo cáo tài chính…)

Sau đó đem so sánh giá trị kết quả với giá trị thị trường để xác định xem doanh nghiệp hoặc tài sản đó đang được định giá cao hay thấp so với giá trị thực.

Giá trị nội tại chỉ là ước tính mang tính chủ quan mà không có giá trị chính xác. Một số nhà nhà đầu tư, nhà phân tích có thể coi trọng vai trò của đội ngũ quản lí trong khi những người khác có xu hướng xem thu nhập và doanh thu là tiêu chuẩn vàng.

Sự khác nhau giữa giá trị sổ sách và giá trị nội tại của cổ phiếu

Có nhiều cách để xác định giá trị thực của doanh nghiệp

Ngoài ra, bạn cũng có thể tính giá trị nội tại doanh nghiệp theo thu nhập chủ sở hữu và dòng tiền tương lai theo công thức sau:

Thu nhập chủ sở hữu = Dòng tiền hoạt động - Chi phí vốn bảo trì

Không phải công ty hay doanh nghiệp nào cũng báo cáo chi phí vốn. Để đơn giản hóa, các nhà đầu tư thường sử dụng Thu nhập thuần của doanh nghiệp để tính toán giá trị nội tại theo công thức:

Thu nhập thuần = Dòng tiền hoạt động – Tổng chi tiêu vốn

3. Mối quan hệ giữa giá thị trường và giá trị nội tại

Khi một công ty quyết định cổ phần hóa và bán cổ phiếu của mình ra thị trường chứng khoán thì giá trị của cổ phiếu sẽ được tính toán và quyết định ở mức giá cao nhất mà người mua sẵn sàng trả. Tuy nhiên, liệu giá thị trường mà các nhà đầu tư sẵn sàng giao dịch có thực sự bằng với giá trị nội tại của mỗi cổ phiếu, và điểm gì khiến cho giá thị trường khác với giá trị nội tại của cổ phiếu?

Sự khác nhau giữa giá trị sổ sách và giá trị nội tại của cổ phiếu

Thị giá không phải lúc nào cũng phản ánh đúng giá trị nội tại

Tài sản chỉ được coi là có giá trị nội tại nếu nó tạo ra dòng tiền cho các nhà đầu tư. Dòng tiền có thể là cổ phiếu, lợi nhuận từ cổ phiếu, lợi nhuận từ bất động sản…

Giá thị trường là giá cổ phiếu hiện đang được giao dịch trên sàn chứng khoán, có thể lấy giá dựa trên giao dịch gần nhất hoặc giá chốt phiên gần nhất để xác định giá thị trường của cổ phiếu đó. Giá thị trường hiếm khi phản ánh đúng giá trị nội tại bởi không phải lúc nào nhà đầu tư cũng đánh giá chính xác thực lực và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Một số doanh nghiệp bị đánh giá thấp dẫn đến thị giá thấp hơn giá trị nội tại. Những doanh nghiệp được đánh giá cao hơn thực tế sẽ có thị giá cao hơn so với giá trị thực bên trong. Đôi khi, thị giá cao hay thấp cũng do cung cầu quyết định.

Đối với các nhà đầu cơ, họ thường bỏ qua việc xem xét giá trị nội tại của cổ phiếu mà chỉ chú ý đến thị giá và nhu cầu về cổ phiếu đó, mã cổ nào có nhu cầu cao, đang trên đà tăng giá thì các nhà đầu cơ sẽ mua gom và bán ra ngay khi được giá.

Sự khác nhau giữa giá trị sổ sách và giá trị nội tại của cổ phiếu

Các nhà đầu tư thường quan tâm đến giá trị thực của tài sản

Ngược lại, các nhà đầu tư thường xem xét giá trị nội tại - giá trị thực của doanh nghiệp để rót vốn đầu tư lâu dài nhằm thu về lợi nhuận ổn định, dài lâu.

Từ những thông tin trên, bạn có thể xác định mình là người ưa thích đầu tư vào giá trị nội tại doanh nghiệp hay muốn đầu cơ lướt sóng không? Mỗi hình thức đều có ưu thế riêng mà nếu biết vận dụng linh hoạt sẽ đem lại lợi nhuận tốt cho bạn. Đừng bỏ qua những kiến thức và kinh nghiệm hay về đầu tư tài chính được TOPI chia sẻ hàng ngày nhé!

Giá trị nội tại là gì? Ý nghĩa và cách xác định giá trị nội tại? Dòng tiền tương lai và cách tính giá trị nội tại của doanh nghiệp?

Hiện nay trong chứng khoán chúng ta thường nghe tới thuật ngữ giá trị nội tại nhưng lại chưa hiểu thực chất về loại giá trị này được sử dụng như thế nào và nó có ý nghĩa như thế nào trong giao dịch chứng khoán.

1. Giá trị nội tại là gì?

Biên độ an toàn là yếu tố không thể thiếu trong phương pháp đầu tư giá trị. Như chúng ta thấy với nguyên tắc này đã được sử dụng  và ứng dụng rất phổ biến bởi các nhà đầu tư nổi tiếng như Charlie Munger, Warren Buffett, Benjamin Graham, Peter Lynch trong một thời gian khá dài. Bên đó ta thấy có hầu hết các nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường chứng khoán thường coi nhẹ tầm quan trọng của nó và bỏ qua yếu tố giá trị nội tại của một doanh nghiệp mỗi khi rót vốn đầu tư.

Giá trị nội tại trong tiếng Anh là Intrinsic Value.

Khi nhắc tới giá trị nội tại chúng ta có thể hiểu đây là giá trị cảm nhận hoặc giá trị tính toán của một tài sản, một khoản đầu tư hoặc một công ty. Thuật ngữ này được sử dụng trong phân tích cơ bản để ước tính giá trị của một công ty và dòng tiền của công ty đó. Một cách sử dụng khác của giá trị nội tại là lợi ích hay giá trị mà nhà đầu tư có thể nhận được từ việc nắm giữ vị thế mua trong hợp đồng quyền chọn.

Như vậy, nói về nghĩa của giá trị nội tại có thể được hiểu là giá trị thực của một loại chứng khoán, khác với giá trị thị trường hay giá trị ghi sổ của loại chứng khoán đó.

Chữ “nội tại” trong “giá trị nội tại” cho thấy đây là giá trị bên trong của cổ phiếu chứ không phụ thuộc vào yếu tố thị trường bên ngoài.

Nói một cách khác, thị trường định giá cổ phiếu như thế nào là quyền của thị trường, nhưng cổ phiếu sẽ luôn cung cấp cho người sỡ hữu một giá trị nhất định. Giá trị đó không gì khác hơn chính là những dòng tiền mà người làm chủ cổ phiếu mãi mãi hay dài hạn sẽ được nhận. Chiết khấu những dòng tiền này về hiện tại sẽ cho ta giá trị nội tại của cổ phiếu đó.

Và để xác định giá trị nội tại của doanh nghiệp, bạn cần hai thông tin:

+ Thu nhập chủ sở hữu

+ Dòng tiền trong tương lai

Như vậy qua đây chúng ta thấy được tầm quan trọng của việc phân tích dược các giá trị nội tại cũng quan trọng đối với các nhà quản lý như đối với các nhà đầu tư. Khi các nhà quản lý đưa ra quyết định phân bổ vốn – bao gồm cả quyết định mua lại cổ phiếu – điều quan trọng là họ hành động theo cách làm tăng giá trị nội tại từng cổ phiếu và tránh các hành động làm giảm nó. Nguyên tắc này có vẻ hiển nhiên nhưng chúng ta thường thấy nó bị vi phạm. Và, khi những sai lầm xảy ra, cổ đông sẽ bị tổn thương.

2. Ý nghĩa và cách xác định giá trị nội tại:

Giá trị nội tại là quan trọng bởi vì nó cho phép nhà đầu tư tận dụng những sai lệch tạm thời của cổ phiếu nếu một cổ phiếu đang bán với giá thấp hơn giá trị nội tại thì cơ hội xuất hiện, cuối cùng thì cổ phiếu cũng được công nhận và giá thị trường sẽ tăng lên đến mức giá trị nội tại của công ty.

Nếu nói về ý nghĩa ta thấy rất rõ rằng các giá trị nội tại thực sự hữu ích trong một số lĩnh vực. Một nhà phân tích hoặc nhà đầu tư có thể ước tính giá trị nội tại của một khoản đầu tư, tài sản, dự án hoặc một công ty thông qua việc sử dụng phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật.

– Giá trị nội tại có thể được tính toán bằng cách sử dụng phân tích cơ bản để xem xét các khía cạnh của một doanh nghiệp bao gồm cả yếu tố định tính, như mô hình kinh doanh, quản trị và các yếu tố thị trường mục tiêu, và yếu tố định lượng như các hệ số tài chính và phân tích báo cáo tài chính.

Giá trị kết quả được so sánh với giá trị thị trường để xác định liệu doanh nghiệp hoặc tài sản được định giá cao hay bị định giá thấp.

Giá trị nội tại sử dụng các giả định và kết quả mang tính chủ quan. Một số nhà phân tích và nhà đầu tư có thể coi trọng vai trò của đội ngũ quản lí của một tập đoàn trong khi những người khác có thể xem thu nhập và doanh thu là tiêu chuẩn vàng.

Xem thêm: Giá trị nội tại trong phân tích cơ bản? Các lưu ý trong phân tích cơ bản?

Ví dụ

Công ty A có lợi nhuận ổn định, nhưng ban quản lí đã vi phạm pháp luật hoặc qui định của Chính phủ. Điều này dẫn tới việc giá cổ phiếu có thể sẽ giảm. Tuy nhiên, bằng cách thực hiện phân tích tình hình tài chính của công ty, kết quả có thể cho thấy công ty đang bị định giá thấp.

Liên hệ thực tế: 

Thông thường, các nhà đầu tư cố gắng sử dụng cả phân tích định tính và định lượng để đo lường giá trị nội tại của một công ty, nhưng các nhà đầu tgư nên nhớ rằng kết quả chỉ mang tính chất ước tính. Mô hình chiết khấu dòng tiền chúng ta biết tới nó là phương pháp định giá thường được sử dụng để xác định giá trị nội tại của công ty. Mô hình DCF sử dụng dữ liệu từ dòng tiền tự do của một công ty và chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC).

3. Dòng tiền tương lai và cách tính giá trị nội tại của doanh nghiệp:

Yếu tố thứ hai để tính toán giá trị nội tại của doanh nghiệp là dòng tiền tương lai có giá trị như thế nào đối với chúng ta ở thời điểm hiện tại. Theo đó chúng ta có thể tự tưởng tượng chúng ta sẽ mua cửa hàng bán đồ ăn nhẹ:

Trong 10 năm qua, dòng tiền tự do của doanh nghiệp này tăng trưởng đều đặn 10% mỗi năm. Giả sử doanh nghiệp này có thể giữ tốc độ tăng trưởng đó, thì dòng tiền tự do của doanh nghiệp này trong 10 năm tới sẽ gấp 10 lần dòng tiền tự do hiện tại.

Đặt vào bảng tính để quan sát rõ ràng:

Nhiều nhà đầu tư thường nghĩ rằng tổng tất cả các dòng tiền trong tương lai sẽ là giá trị nội tại của doanh nghiệp và họ phải trả số tiền này nếu muốn sở hữu cửa hàng đồ ăn đó. Tuy nhiên điều này là không chính xác bởi sẽ mất nhiều thời gian để chúng ta thực sự có được dòng tiền đó.

Theo cách nghĩ này, bạn phải lấy dòng tiền trong tương lai của doanh nghiệp này và chiết khấu chúng xuống mức mà chúng thực sự có giá trị đối với chúng ta. Mặc dù không có tiêu chuẩn chung nào để tính toán giá trị nội tại của một công ty, nhưng hầu hết các nhà đầu tư đều chiết khấu dòng tiền trong tương lai khoảng 15% mỗi năm. Cộng với dòng tiền mà chúng ta sẽ thu về bằng cách bán doanh nghiệp trong 10 năm tới nhưng x10 lần sẽ là giá trị nội tại của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại.

Và trong trường hợp này, cửa hàng sẽ có giá trị nội tại khoảng 306 000 $.

Hiện nay với giá cổ phiếu biến động trên thị trường rất khó xác định và nếu nhìn nó xoay quanh giá trị nội tại, song trong từng thời kỳ nhất định, thị giá có thể cao hơn hay thấp hơn giá trị nội tại. Giá trị nội tại là nhân tố cơ bản quyết

Theo đó ta thấy đối vói vấn đề định thị giá, nhưng ngoài nó còn có nhiều nhân tố khác ngoài tầm của doanh nghiệp như tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngoài nước, thậm chí yếu tố tâm lý và sự đánh giá chủ quan của các nhà đầu tư cũng có tác động rất lớn.

Về lý thuyết, nếu thị giá thấp hơn giá trị nội tại thì nhà đầu tư nên mua vào và ngược lại. Vì sau một thời gian, thị giá sẽ thể hiện đúng giá trị nội tại. Tuy nhiên, trên thực tế, đôi khi điều đó không xảy ra. Thêm vào đó, ngay cả ở những thời điểm được cho là rất lý tưởng để mua vào thì những nhà đầu tư chuyên nghiệp có thể vẫn suy luận rằng, thị giá đã rất rẻ so với giá trị nội tại, so với thời điểm trước đây, nhưng có thể sẽ không rẻ so với ngày mai hay tuần sau. Điều này sẽ làm tăng độ lệch giữa thị giá và giá trị nội tại.

Như vậy ta thấy không chỉ với tài sản cụ thể mà với các yếu tố khác ý nghĩa của việc xác định giá trị nội tại là vô cùng quan trọng vì nó có thể quyết định các yếu tố để biết xem bên trong các loại tài sản có biến động hay không từ đó các định chính xác giá trị kinh tế của nó trên thực tế, với vai trò và ý nghĩa như vậy chúng tôi tin rằng đây là những thông tin ý nghĩa đối với bạn đọc.