So sánh harmonica tone c và g

Kèn harmonica diatonic là dòng kèn với đặc trưng 1 lỗ có thể vừa hút và thổi để tạo ra note nhạc và mỗi 1 note tương ứng với 1 lưỡi gà - Còn harmonica tremolo là dòng kèn với đặc trung 1 lỗ chỉ có thể hút hoặc thổi để tạo ra note nhạc và mỗi note tương ứng với 2 lưỡi gà.

Kèn harmonica diatonic thường có số lỗ ít hơn cũng như hình dáng nhỏ gọn hơn dòng kèn tremolo.

Kèn harmonica diatonic thường có cấu trúc sơ đồ note đặc trưng gồm 2 note G ở lỗ hút 2 và thổi 3 để có thể chơi các dòng nhạc Blues!

Âm thanh của kèn harmonica diatonic thường ấm và da diết - Âm thanh của kèn tremolo có hiệu ứng réo rắc nhờ có cấu tạo 1 note 2 lưỡi gà!

2. Cách khắc phục việc thiếu note cho kèn diatonic (độ note A thấp cho kèn harmonica diatonic).

Trả lời:

Việc thiếu note trên dòng kèn harmonica diatonic hoàn toàn có thể khắc phục bằng việc độ lại lưỡi gà trong kèn! Việc này đơn giản là mài cho lưỡi gà về đúng tone của note mà bạn cần có! Cụ thể là note A thấp thì sẽ mài lưỡi gà ở lỗ hút 2 hoặc lỗ thổi 3.

3**. Các lỗ đầu tiên 1 2 3 của kèn harmonica diatonic thường rất khó thổi và tạo ra âm thanh khác so với các lỗ khác. Cách thổi những lỗ đó như thế nào?

Trả lời:

Đối với các bạn mới làm quen với dòng kèn harmonica diatonic thì trường hợp thổi hay hút sai cách ở các lỗ đầu tiên 1 2 3 là rất phổ biến.

Các bạn thường gặp trường hợp các lỗ đó khi thổi hoặc hút tạo ra âm thanh khác lạ như kèn bị hỏng, lý do dẫn đến nguyên nhân đó chính là chiều dài lưỡi gà của các lỗ 1 2 3 có độ dài lớn nhất so với các lưỡi gà còn lại. Khi các bạn thổi và hút với cường độ như các lỗ khác thì hiện tượng vật lý sẽ xảy ra: đó là hiện tượng "giao thoa sóng dừng"!

Lúc này các lưỡi gà ở lỗ 1 2 3 sẽ không còn dao động đúng với tần số của tone của nó nữa mà nó sẽ bị lệnh tần số hoặc thậm chí dừng dao động (các bạn có thể tham khảo thêm hiện tượng sóng dừng trên dây đàn hồi để hiểu rõ)!

Cách khắc phục đơn giản nhất là bạn sẽ phải điều chỉnh lại luồng hơi của mình khi thổi hoặc hút các lỗ trên. Theo kinh nghiệm của mình là sẽ sử dụng cả khoan mũi và khoan miệng để hút hoặc thổi lỗ 1 2 3 của kèn harmonica diatonic!

4. Các cách thổi đơn note trên kèn harmonica diatonic (single note)

Trả lời:

Theo như AD biết thì hiện tại có 3 cách thông dụng để các bạn có thể thổi note đơn (single note) trên kèn harmonica diaotnic.

- Cách đơn giản và nhiều người sử dụng nhất: Chu mỏ, bạn chỉ cần chu mỏ (miệng) của mình đủ tạo thành một luông hơi duy nhất vào duy nhất một lỗ. cách này ưu điểm là đơn giản và nhược điểm là sẽ mỏi mồm khi mới tập =))

- Cách thứ 2 có phần dễ dàng và nhẹ nhàng hơn là sử dụng môi trên và môi dưới. Bạn sẽ nghiêng kèn của mình đi 45 độ chếch lên trên hoặc xuống dưới tùy thuộc bạn sẽ xác môi trên hay môi dưới nhé! Lúc này, môi của bạn sẽ trở thành một cái ống dưa luồng hơi vào chỉ một lỗ của kèn. Ưu điểm của cách này là bạn sẽ không bị mỏi mồm nhưng nhược điểm là khá khó xác định lỗ!

- Cách thứ 3 là cách mà AD đang sử dụng vì AD rất sợ bị mỏi mồm và cũng lười xác định lỗ nên AD sẽ sử dụng lưỡi của mình để tạo thành một chữ "U" chính xác là một chữ "U". nếu các bạn đã từng thổi sigum thì sẽ biết các này. Trên thế giới họ bảo kỹ thuật này là "U Block". Lúc này chính lưỡi của bạn sẽ tiếp xúc trực tiếp với những lỗ trên cây kèn và đưa luồng hơi và từng lỗ một. Ưu điểm của cách này là bạn không bị mỏi mồm nhưng nhược điểm và sẽ không còn bend được cũng như cây kèn sẽ lúc nào cũng ướt át =))

Bài mở đầu khi muốn học thổi kèn harmonica chúng ta cần tìm hiều kỹ sơ đồ nốt nhằm giúp các bạn hiểu cấu tạo note của kèn và chơi nâng cao các bài harmonica.

– Do: Doh ,- Kí hiệu C – Tông Đô – Rê: Ray – D – Tông Rê – Mi: Me – E – Tông Mi – Fa: Fah – F – Tông Pha – Son: Sol – G – Tông Son – La: Lah – A – Tông La – Si: Xi – B – Tông Si

So sánh harmonica tone c và g

Mỗi kèn diatonic đều có thêm 1 note tương ứng với kèn đó và note thổi đầu tiên và note thổi cuối cùng là note của tone kèn .

Ví dụ:

– Kèn tone C có thêm 1 note C

– Kèn tone G có thêm 1 note G …

Một số kí hiệu :

– # : thăng âm lên – b- bend : giáng âm

Thứ tự các nốt:

Thứ tự nốt nhạc từ thấp lên cao : Đô – Rê – Mi – Fa – Sol – La – Si- Đô (lập lại )

Giữa các nốt có một cao độ nửa cung gọi là thăng hoặc giáng. Riêng giữa 2 nột Mi – Fa và Si – Đô là không có.

Ví dụ:

– Giữa Đô – Rê gọi là Đô thăng hoặc Rê giáng.

– Giữa Rê – Mi gọi là Rê thăng hoặc Mi giáng. – Giữa Mi – Fa , Si- Đô : Mi thăng chính là Fa, Si thăng chính là Đô , La thăng = Si giáng

Hình ảnh: Sơ đồ note tham khảo chi tiết cho diatonic chuẩn 10 lỗ:

So sánh harmonica tone c và g

Nhằm giúp các bạn so sánh cấu tạo note và chơi nâng cao các bài harmonica.

Khi muốn học thổi kèn harmonica chúng ta cần tìm hiều kỹ sơ đồ nốt nhằm giúp các bạn hiểu cấu tạo note của kèn và chơi nâng cao các bài harmonica.