So sánh cpi và lạm phát

Đối với một doanh nghiệp, CPI được xem là một giá trị đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vậy CPI là gì? Mối quan hệ giữa CPI và lạm phát ra sao? Để tìm câu trả lời thích hợp nhất hãy cùng Khóa Luận Tốt Nghiệp theo dõi bài viết sau đây nhé.

So sánh cpi và lạm phát

Xem thêm: 

Tổng hợp 50+ đề tài khóa luận tốt nghiệp tài chính ngân

IRR là gì? Công thức tính IRR? Ưu điểm và hạn chế của IRR

1. Khái niệm CPI là gì?

Nhiều người thường có thắc mắc rằng chỉ số CPI là gì? Trong tiếng Anh, CPI  là tên viết tắt của từ Consumer Price Index, là chỉ số giá tiêu dùng, là thước đo mức độ thay đổi của giá cả hàng hóa dịch vụ theo thời gian. Nhìn vào đó ta có thể biết rằng nền kinh tế có đang bị lạm phát hay giảm phát hay không.

Chỉ số giá tiêu dùng CPI sẽ được cập nhật hàng tháng bởi Tổng cục thống kê Bộ lao động. Nó được sử dụng để xác định về tỷ lệ lạm phát hay việc chi tiêu trên mức giá cố định.

Chỉ số CPI sẽ phản ứng với mức giá trung bình của các sản phẩm cũng như là các dịch vụ từ các nhóm đại diện. Người ta gọi đó là giỏ hàng hóa của khách hàng.

2. Ý nghĩa của chỉ số CPI

Chỉ số CPI được xem như một chỉ số kinh tế tương đối. Việc tính toán và phân tích về chỉ số này đã mang tới nhiều hiệu quả tích cực đối với một nền kinh tế, cho chính phủ và các doanh nghiệp. Thông qua đây, người dân có sự chuẩn bị kỹ càng trước những thay đổi có liên quan tới giá cả hàng hóa dịch vụ của nền kinh tế.

Đồng thời CPI còn là chỉ tiêu phản ánh xu thế và mức độ biến động giá bán lẻ hàng hóa, tiêu dùng và giá dịch vụ được sử dụng trong sinh hoạt của dân cư và hộ gia đình. Do đó nó được dùng nhằm theo dõi sự thay đổi của các chi phí sinh hoạt theo thời gian. Nếu khi CPI tăng sẽ đồng nghĩa với mức giá trung bình cũng sẽ tăng và ngược lại.

Đối với sự biến động của CPI có thể dẫn tới lạm phát hoặc giảm phát. Từ đó báo hiệu sự suy sụp cả một nền kinh tế. Khi mức giả cả tăng tới độ không thể nào kiểm soát được thì lạm phát sẽ trở thành siêu lạm phát. Thế nhưng sự sụt giảm về mức giá chung CPI do sự sụt giảm của tổng cầu nó sẽ gây ra hiện tượng giảm phát và điều này sẽ kéo theo suy thoái về nền kinh tế, gây tình trạng bị thất nghiệp.

So sánh cpi và lạm phát

3. Cách tính chỉ số CPI

CPI là gì? Cách tính CPI ra sao là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Để có thể tính được CPI bạn chỉ cần áp dụng theo các bước cơ bản sau:

Bước 1: Cố định về giỏ hàng hóa

Việc cố định này sẽ được thực hiện thông qua các cuộc điều tra giúp xác định lượng hàng hóa và các dịch vụ tiêu biểu mà một người tiêu dùng có thể mua.

Bước 2: Tiến hành xác định giá cả

Ở bước này bạn cần phải kiểm tra và thống kê giá cả của mỗi mặt hàng có trong các giỏ hàng hóa tại mỗi thời điểm nhất định.

Bước 3: Tính chi phí sử dụng để mua giỏ hàng hóa

Để tính chi phí được dùng mua giỏ hàng hóa bạn sẽ tính theo cách lấy giá của mỗi loại hàng hóa rồi nhân với số lượng. Sau đó cộng tổng chúng lại với nhau.

Bước 4: Tính chỉ số giá tiêu dùng cho các năm

Lựa chọn một thời kỳ gốc sử dụng làm cơ sở so sánh. Sau đó sẽ tính chỉ số giá tiêu dùng CPI dựa trên công thức như sau:

CPI(t) = (Chi phí sử dụng mua giỏ hàng hóa thời kỳ t/ chi phí mua giỏ hàng hóa kỳ cơ sở ) x100.

Đối với mỗi nước khác nhau thời kỳ gốc sẽ được thay đổi trong vòng 5 đến 7 năm.

So sánh cpi và lạm phát

4. Ưu và nhược điểm của việc sử dụng CPI

Khi sử dụng CPI bạn cần nắm được những ưu điểm và nhược điểm cơ bản sau:

Ưu điểm

  • CPI là chỉ số kinh tế quan trọng dành cho những người theo dõi thị trường, đặc biệt là các trader tiền tệ. Nó sẽ giúp cung cấp các thông tin về giá thị trường. Ngoài ra dựa vào chỉ số này thị trường cũng có thể nhận thức được những gì có thể xảy ra đối với một nền kinh tế. Từ đó có tác động tới giá trị đồng tiền của mỗi quốc gia.
  • Chỉ số CPI giúp cung cấp thông tin lạm phát, giảm phát, đặc biệt là thị trường Forex.

Nhược điểm

Bên cạnh các ưu điểm thì việc sử dụng CPI vẫn  còn tồn tại một số hạn chế như sau:

  • Chỉ số CPI không phản ánh được độ lệch thay thế bởi nó sử dụng dữ liệu của một giỏ hàng hóa cố định.
  • Chỉ số CPI phản ánh chưa đủ và chưa đúng đối với những loại hàng hóa mới xuất hiện. Khi có hàng hóa mới xuất hiện thì người tiêu dùng sẽ dùng 1 đơn vị tiền tệ nào đó và có thể mua được các sản phẩm nhiều hơn. Khi đó CPI không phản ánh được đúng và đủ về sức mua của việc gia tăng đồng tiền và sẽ đánh giá về mức giá lớn hơn so với trên thực tế.
  • Chỉ số CPI không phản ánh được sự thay đổi của chất lượng hàng hóa. Thông thường số lượng của hàng hóa sẽ có xu hướng tăng về chất lượng. Tuy nhiên chỉ số CPI lại không đánh giá được về vấn đề này và nó chỉ phóng đại mức giá lên so với thực tế.

5. Mối quan hệ giữa CPI và lạm phát

So sánh cpi và lạm phát

Xem thêm: 

Lợi nhuận ròng là gì? Vai trò và cách tính lợi nhuận ròng

Doanh thu thuần là gì? Cách tính và các nhân tố ảnh hưởng

Như chúng ta đã biết chỉ số CPI có thể đo lường được lạm phát trải qua bởi các người tiêu dùng thông qua những gì mà họ cần phải chi trả cho tiêu dùng trong hàng ngày. Nhiều khi chỉ số CPI tăng sẽ khiến cho mọi người nghĩ rằng tỷ lệ lạm phát cũng đang có sự gia tăng.

CPI được dùng để đo tỷ lệ lạm phát của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định nào đó. Khi chỉ số CPI biến động nó sẽ giúp xác định được tỷ lệ lạm phát tăng hay giảm. Dù cho lạm phát tăng hay giảm thì nó cũng tác động lên nền kinh tế của quốc gia.

Bài viết trên đây là một số thông tin nhằm giải đáp thắc mắc CPI là gì? Hy vọng qua bài viết này, Khóa Luận Tốt Nghiệp sẽ mang tới cho đọc thật nhiều kiến thức hữu ích và có cái nhìn tổng quát hơn về CPI. Thường xuyên truy cấp và website của chúng tôi để bổ sung thêm nhiều kiến tức bổ ích nhé.

Nguồn: Khoaluantotnghiep.com

So sánh cpi và lạm phát

Tôi là Nguyễn Thủy Tiên, tôi theo học chuyên ngành kinh tế nhưng lại rất yêu thích viết lách. Đến nay, tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm viết bài cũng như trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiện tại tôi là người đảm nhiệm vị trí Content Leader tại Khóa Luận Tốt Nghiệp, tất cả nội dung trên website đều được tôi lên kế hoạch và kiểm duyệt.

Hy vọng với vốn kiến thức và chuyên môn của mình, tôi có thể giúp các bạn tiếp cận thêm được thật nhiều những kiến thức bổ ích nhất!

SO SÁNH CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG (CPI) VÀ CHỈ SỐ ĐIỀU CHỈNH (D)

N.GREGORY MANKIW,MACROECONOMICS

Trong nghiên cứu của kinh tế học, để tính lạm phát người ta thường đề cập đến CPI mà đôi khi quên đi chỉ số giá điều chỉnh D. Vậy có phải chỉ số giá điều chỉnh D là không phù hợp để đánh giá?

 Trên thực tế cả 2 chỉ số trên đều có những ưu và nhược trong quá trình thực hiện tính toán lạm phát, và vì tùy vào mục đích phân tích khác nhau mà người ta sử dụng chỉ tiêu CPI hay D cho thích hợp. Dưới đây là bảng so sánh cho thấy sự khác biệt của 2 chỉ số tính lạm phát trong nền kinh tế.

Customer Price Index (CPI)

GDP Deflator (D)

Đo lường giá hàng hóa và dịch vụ được mua bởi người tiêu dùng (không bao gồm giá hàng hóa và dịch vụ được mua bởi chính phủ, các hãng)

Đo lường tất cả giá hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra.

Tính cho tất cả hàng hóa và dịch vụ được mua, kể cả hàng hóa nhập khẩu

Chỉ tính cho hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước

Ví dụ: Xe của hãng Honda nhập khẩu vào Việt Nam và được bán tại đây thì sẽ ảnh hưởng đến CPI, nhưng không ảnh hưởng đến D

Cố định sự ảnh hưởng. Nghĩa là nó được tính toán bởi giỏ hàng cố định . Được gọi là chỉ số Laspeyres index

Có sự thay đổi. Nghĩa là nó cho phép có sự thay đổi của giỏ hàng hóa khi mà các thành phần GDP thay đổi. Được gọi là Paasche index

Ví dụ: Do hạn hán xảy ra nên mùa màng bị thất thu. Số lượng cam thu hoạch giảm xuống đến 0 và giá của cam vì vậy được đẩy lên mức cao nhất. Vì cam không phải là một bộ phận của GDP, sự tăng lên của giá cam không chỉ ra được sự thay đổi của D. Nhưng ngược lại, CPI được tính toán bởi các giỏ hàng hóa trong đó có cam. Do đó, sự gia tăng của giá cam là một phần nguyên nhân đẩy CPI tăng cao.

Đo lường chi phí cho đời sống, đôi khi cường điệu sự gia tăng trong chi phí

Giảm bớt xu hướng gia tăng chi phí đời sống

Ví dụ: Tiếp theo ví dụ trên ta nhận thấy vì giá cam tăng lên nên CPI tăng, nhưng nó quên mất rằng người tiêu dùng có thể chuyển sang dùng hàng thay thế khác, thay vì cam họ có thể tiêu dàng hàng khác như chanh, quýt..và khi đó thì chi phí đời sống cũng không thay đổi nhiều.

CH. VÕ THỊ THANH THƯƠNG – KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH