So sánh các kiểu phát triển ở động vật

THI247.com giới thiệu đến bạn đọc tài liệu lý thuyết trọng tâm và các dạng bài tập trắc nghiệm sinh trưởng và phát triển ở động vật trong chương trình Sinh học lớp 11.

Mục tiêu: Kiến thức: + Trình bày được khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vật. Đặc điểm của sinh trưởng và phát triển ở động vật. + Phân biệt được sinh trưởng và phát triển qua biến thái và không qua biến thái. Cho ví dụ. + Phân biệt được sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn. Cho ví dụ. Kĩ năng: + Đọc và xử lí thông tin trong sách giáo khoa về đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở động vật. + So sánh và phân tích để phân biệt được sinh trưởng và phát triển qua biến thái và không qua biến thái, sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn.

  1. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM 1. Khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vật. Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình gia tăng về khối lượng và kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào. Phát triển của cơ thể động vật là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể. Biến thái là sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra. Các kiểu sinh trưởng và phát triển ở động vật: + Không qua biến thái. + Qua biến thái: biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn. Các giai đoạn trong quá trình phát triển bắt đầu từ hợp tử → trưởng thành chia thành 2 giai đoạn chính: + Giai đoạn phôi: phân cắt trứng → phôi nang → phôi vị → mầm cơ quan. + Giai đoạn hậu phôi: là giai đoạn phát triển của con non. Hình 1. Quá trình phát triển phôi thai người. 2. Phát triển không qua biến thái. Là kiểu phát triển mà con non mới sinh ra đã có đặc điểm hình thái, cấu tạo, sinh lí tương tự với con trưởng thành. Đại diện: ở đa số động vật có xương sống và nhiều loài động vật không xương sống. Quá trình phát triển của người có thể chia làm 2 giai đoạn: + Giai đoạn phôi thai: Diễn ra trong tử cung người mẹ. Hợp tử phân chia nhiều lần hình thành phôi. Các tế bào của phôi phân hóa và tạo thành các cơ quan (tim, gan, phổi, mạch máu), kết quả là hình thành thai nhi. + Giai đoạn sau sinh: giai đoạn sau sinh của người không có biến thái, con sinh ra có đặc điểm hình thái và cấu tạo tương tự như người trưởng thành. Hình 2. Sơ đồ phát triển không qua biến thái ở người. 3. Phát triển qua biến thái. 3.1. Phát triển qua biến thái hoàn toàn Phát triển qua biến thái hoàn toàn có ở đa số các loài côn trùng (bướm, ruồi, ong) và lưỡng cư Ví dụ, quá trình phát triển của bướm chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn phôi: + Diễn ra trong trứng đã thụ tinh. + Hợp tử phân chia nhiều lần hình thành phôi. Các tế bào phôi phân hóa và tạo thành các cơ quan của sâu bướm. Sâu bướm chui ra từ trứng. Giai đoạn hậu phôi: + Giai đoạn hậu phôi ở bướm có biến thái từ sâu bướm thành nhộng và sau đó thành bướm. + Sâu bướm có hình thái cấu tạo và sinh lí khác với bướm trưởng thành. Sâu bướm trải qua nhiều lần lột xác để biến đổi thành nhộng. Nhộng phát triển trong kén, các mô và các cơ quan mới thay thế các mô, cơ quan cũ. + Phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành, trải qua giai đoạn trung gian (ở côn trùng là nhộng) ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành. Hình 3. Sơ đồ phát triển qua biến thái hoàn toàn ở bướm Hầu hết bướm trưởng thành sống bằng mật hoa, trong ống tiêu hóa chỉ có enzim saccaraza tiêu hóa đường saccarôzơ. Trong khi đó, sâu bướm ăn lá cây có đầy đủ các enzim tiêu hóa prôtêin, lipit và cacbohiđrat. Hình 4. Sơ đồ phát triển qua biến thái không hoàn toàn ở châu chấu 3.2. Phát triển qua biến thái không hoàn toàn Phát triển qua biến thái không hoàn toàn có ở một số loài côn trùng như châu chấu, cào cào, gián Quá trình phát triển của châu chấu có thể chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi. Giai đoạn phôi: + Diễn ra trong trứng đã thụ tinh. + Hợp tử phân chia nhiều lần hình thành phôi. Các tế bào của phôi phân hóa và tạo thành các cơ quan của ấu trùng. Ấu trùng chui ra từ trứng. Giai đoạn hậu phôi: + Giai đoạn này ở châu chấu có biến thái. + Ấu trùng (con non) phát triển chưa hoàn thiện. Ấu trùng châu chấu trải qua nhiều lần lột xác (khoảng 4-5 lần) và sau mỗi lần lột xác ấu trùng lớn lên rất nhanh. Sự khác biệt về hình thái và cấu tạo của ấu trùng giữa các lần lột xác kế tiếp nhau là không lớn. + Phát triển của động vật qua biến thái không hoàn toàn là kiểu phát triển mà ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành. SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA. II. CÁC DẠNG BÀI TẬP

[ads]

- Hãy nêu các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của thực vật.

+ Ngoài : Nhiệt độ, nước, phân bón, ánh sáng, chất dinh dưỡng, môi trường sống.

+ Trong : Giống loài, hoóc môn sinh trưởng.

Ví dụ thì bạn lấy trong thực tế nhé.

- Hãy xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật.

+ Ngoài : Nhiệt độ, chất dinh dưỡng, nước.

+ Trong : Hoóc môn sinh trưởng, giống loài.

Ví dụ thì bạn lấy trong thức tế nhé.

- Hãy lấy hai ví dụ để chứng minh sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật phụ thuộc vào loài.

+ Ví dụ :

- Chuột và voi

Chuột khi lớn thì kích thước nhỏ.

Voi khi lớn thì kích thước to.

- Cây đậu và cây bàng

Cây đậu khi lớn thì kích thước nhỏ.

Cây bàng khi lớn thì kích thước to.

- Hãy lấy một ví dụ chứng minh sự sing trưởng của con người chịu ảnh hưởng bởi chất dinh dưỡng.

Con người sẽ mắc các bệnh như :

+ Còi xương

+ Béo phì

+ Suy dinh dưỡng

+ Người lùn

+ Người khổng lồ