So sánh big c và lotte mart

<path d="M17.15,5.58a1.12,1.12,0,0,1,.79.34,1.16,1.16,0,0,1,.33.81,1.22,1.22,0,0,1-.33.81h0c-.22.24-5.68,5.8-5.68,5.8a1.12,1.12,0,0,1-1.59,0,1.2,1.2,0,0,1-.32-.81,1.21,1.21,0,0,1,.32-.81h0l5.69-5.79A1.17,1.17,0,0,1,17.15,5.58Zm-15,5.93a1.11,1.11,0,0,1,.79.33l4.48,4.57a1.16,1.16,0,0,1,.33.81,1.18,1.18,0,0,1-.33.81,1.13,1.13,0,0,1-.79.33A1.2,1.2,0,0,1,5.8,18L1.33,13.46A1.22,1.22,0,0,1,1,12.65a1.16,1.16,0,0,1,.33-.81A1.13,1.13,0,0,1,2.12,11.51ZM21.88,5.58a1.12,1.12,0,0,1,.79.34,1.16,1.16,0,0,1,.33.81,1.18,1.18,0,0,1-.33.81l0,0L12.44,18l-.06.06a1.31,1.31,0,0,1-1,.39,1.41,1.41,0,0,1-.9-.4c-.56-.54-3.94-4-4.47-4.56a1.28,1.28,0,0,1-.33-.81,1.2,1.2,0,0,1,.33-.81,1.13,1.13,0,0,1,.79-.33,1.15,1.15,0,0,1,.8.33l3.84,3.92,0,0,9.62-9.82A1.17,1.17,0,0,1,21.88,5.58Z" />

Đánh dấu đã đọc

Đó là thông tin trong báo cáo Ngành bán lẻ Việt Nam: Chuyển dịch nhanh sang mô hình bán hàng đa kênh mà Deloitte Việt Nam vừa phát hành trong tháng 7.

Theo báo cáo, trước Covid-19, mảng đại siêu thị tại Việt Nam có vẻ ổn định về mặt số lượng, diện tích sàn và doanh số giảm nhẹ 0,2% trong năm 2019. Lý do có thể vì đại siêu thị nằm không gần khu dân cư. Trong khi đó, người dân thành phố thích siêu thị và cửa hàng tiện lợi hơn vì tiếp cận dễ dàng. Người tiêu dùng chỉ đến đại siêu thị khi họ mua lượng hàng lớn.

Trong năm 2019, cả nước có 58 đại siêu thị. Các "tay chơi"chính trong mảng đại siêu thị bao gồm Big C, Lotte Mart, AEON, Saigon Co.op và E-Mart. Trong đó, đại siêu thị đến từ Thái Lan, BigC đang chiếm thị phần lớn nhất với 57,6%.

So sánh big c và lotte mart
Số lượng các đại siêu thị, diện tích mặt sàn và tăng trưởng doanh số của các đại siêu thị giai đoạn 2014-2019

Trong khi đó, theo Deloitte Việt Nam, các "tay chơi" trong nước đang chiếm lĩnh mảng siêu thị, chẳng hạn như Saigon Co.op và Bách Hóa Xanh với thị phần lần lượt là 43% và 14%. Mảng siêu thị này đã tăng trưởng trong suốt 4 năm qua và những doanh nghiệp địa phương am hiểu thị trường nội địa đã chiếm lĩnh được người tiêu dùng. Trong mảng này, các sản phẩm gắn mác riêng của siêu thị cũng đang ngày càng trở nên nổi tiếng. Báo cáo của Deloitte không hề nhắc đến thị phần của Vinmart.

Trong Covid-19, mảng siêu thị và đại siêu thị tăng trưởng mạnh, hơn hẳn các mô hình bán lẻ truyền thống. Lý do là siêu thị và đại siêu thị có nhiều mặt hàng. Điều này giúp khách hàng chỉ cần đến một điểm bán là có thể mua được mọi thứ họ cần để giảm việc đi lại và tiếp xúc, tránh lây lan dịch bệnh.

Trong Covid-19, người tiêu dùng Việt Nam đến siêu thị và đại siêu thị nhiều hơn trước dịch bệnh. Kết quả là nhu cầu hàng hóa ở siêu thị và đại siêu thị tăng cao. Chẳng hạn như Saigon Co.op, lượt khách gọi điện đến đặt hàng tại siêu thị tăng từ 4-5 lần trong khi lượt ghé thăm trang thương mại điện tử của công ty này tăng 10 lần kể từ tháng 1/2020.

Mảng cửa hàng tiện lợi: Family Mart chiếm thị phần nhiều nhất với 21,4%

Theo báo cáo của Deloitte Việt Nam, cửa hàng tiện lợi đã phát triển nhanh chóng khắp Việt Nam suốt những năm qua với các thương hiệu như Family Mart, Circle K, B’s Mart… Thị phần lần lượt của 3 thương hiệu trên là 21,4%, 20,7% và 9,6%. Số lượng cửa hàng tiện lợi trong cả nước năm 2019 là 1.289, tăng 101 điểm bán so với 2018.

So sánh big c và lotte mart
Số lượng các cửa hàng tiện lợi giai đoạn 2014-2019

Báo cáo cũng cho biết, Covid-19 đã mang nhiều khách hàng mới đến với cửa hàng tiện lợi. Dịch bệnh khiến nhiều người, trước đó chưa từng mua đồ ở cửa hàng tiện lợi, đã có những giao dịch đầu tiên.

Tháng 3/2020, lượng mua sắm tại cửa hàng tiện lợi lên tới đỉnh điểm. Đối với những làm trong mảng mua sắm này, đây là cơ hội cần nắm bắt và có thể đầu tư để giữ chân khách hàng, biến khách hàng mới thành khách hàng trung thành.

Báo cáo về mô hình bán lẻ diện tích lớn của IDG mới đây đánh giá, châu Á sẽ tiếp tục là nơi các siêu thị, đại siêu thị tập trung phát triển. Bất chấp sự cạnh tranh ngày một lớn từ chuỗi cửa hàng tiện lợi và xu hướng mua hàng online, các trung tâm mua sắm quy mô hàng ngàn mét vuông vẫn sẽ thu hút thêm nhiều khách hàng.

IDG nhận định, Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong giai đoạn 2017 – 2022, với mức tăng bình quân khoảng 14% mỗi năm, vượt qua các quốc gia mới nổi khác như Ấn Độ, Philippines, hay cả thị trường lớn như Trung Quốc.

Điểm khác biệt của thị trường siêu thị Việt Nam so với các quốc gia kể trên đó là tăng trưởng chủ yếu đến từ sự đóng góp của các doanh nghiệp ngoại.

So sánh big c và lotte mart
Việt Nam được dự báo có mức độ tăng trưởng doanh thu hệ thống siêu thị cỡ lớn nhanh nhất Châu Á

Phân tích của IDG hoàn toàn có cơ sở, khi trong vòng 1 thập kỷ trở lại đây, hàng loạt các tập đoàn lớn đã đổ bộ vào Việt Nam để xây dựng đế chế bán lẻ của riêng mình. Có thể kể ra hàng loạt cái tên như Aeon, Central Group, Lotte hay Auchan. Doanh thu từ những siêu thị mới mọc lên đóng góp rất lớn vào tốc độ tăng trưởng chung của toàn ngành.

Chẳng hạn, tập đoàn Lotte của Hàn Quốc từng công bố, kể từ năm 2008 đến nay, tập đoàn này đã chi ra khoảng 9.000 tỷ đồng để đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng cho 13 trung tâm Lotte Mart và dự tính mở thêm 12 trung tâm mới trong năm 2018.

Với Central Group, tập đoàn này có mặt tại Việt Nam từ năm 2011 và nổi tiếng với thương vụ thâu tóm lại 2 chuỗi bán lẻ lớn trong nước là chuỗi siêu thị điện máy Nguyễn Kim và chuỗi siêu thị Big C. Bên cạnh đó, Central Group cũng đưa thương hiệu nổi tiếng của mình là Robin vào Việt Nam với 2 trung tâm thương mại đặt tại Hà Nội và TPHCM.

Tuy nhiên, dù thị trường có tốc độ tăng trưởng rất khả quan, không phải ai cũng có phần trong miếng bánh trị giá nhiều tỷ đô la này.

Lotte Mart, sau khi mở ra 13 trung tâm mua sắm vào cuối năm 2016, đã không mở thêm các điểm bán mới trong gần 2 năm qua. Dù trong kế hoạch năm 2018, tập đoàn Hàn Quốc dự kiến mở thêm 12 điểm bán mới tại Việt Nam, nhưng sau 9 tháng, kế hoạch này vẫn chỉ là con số không tròn trĩnh.

Việc không mở ra siêu thị mới khiến doanh thu của Lotte Mart chững lại. Năm 2017, doanh thu của chuỗi này đạt 5.500 tỷ đồng, không đổi so với năm 2016. Điều này trái ngược với giai đoạn 2014 – 2016, khi bình quân mỗi năm doanh thu của Lotte Mart tăng khoảng 1.000 tỷ đồng.

Với Central Group, cả 51 điểm bán lẻ lớn được tập đoàn này triển khai tại Việt Nam, bao gồm chuỗi siêu thị Big C, chuỗi điện máy Nguyễn Kim và 2 trung tâm mua sắm Robin đều không mang về kết quả khả quan.

2 năm sau khi nhà bán lẻ hàng đầu Thái Lan thâu tóm chuỗi siêu thị Big C, tình hình hoạt động của hệ thống siêu thị này thậm chí còn bi đát hơn. Hàng loạt các siêu thị lớn nhất trong hệ thống Big C như Big C Thăng Long hay Big C An Lạc báo cáo doanh số giảm sút trong năm 2017.

Big C Thăng Long, siêu thị Big C lớn nhất Việt Nam báo cáo doanh thu 2.698 tỷ và lợi nhuận 150 tỷ đồng trong năm 2017, thua kết quả kinh doanh 2015 khi doanh thu đạt 2.811 tỷ và lợi nhuận 167 tỷ đồng.

Nguyễn Kim, chuỗi bán lẻ điện máy từng dẫn đầu thị trường cũng cho thấy tình hình hoạt động không mấy khả quan khi bị đối thủ đi sau là Điện máy Xanh bỏ qua.

Năm 2017, doanh thu của Central Group tại Việt Nam đạt 787,5 triệu USD, tương đương khoảng 18 nghìn tỷ đồng. Con số này không có sự tăng trưởng nếu so sánh với tổng doanh thu của Nguyễn Kim và Big C trước khi về tay tập đoàn Thái Lan.

Tuy vậy, Central Group cho biết sẽ tiếp tục đầu tư vào ngành bàn lẻ Việt Nam với quy mô khoảng 500 triệu USD trong vòng 5 năm tới để mở thêm khoảng 500 cửa hàng bán lẻ ở Việt Nam. Kể từ khi tiếp quản BigC từ tập đoàn Pháp năm 2016, Central Group đã mở thêm 3 siêu thị mới, nâng số siêu thị BigC trên cả nước nên con số 35 siêu thị tại 20 tỉnh thành.

Một điểm chung của Central Group và Lotte, đây là những đơn vị đang sở hữu các chuỗi bán lẻ mô hình đại siêu thị nhiều nhất Việt Nam. Nhưng trong 2 năm gần đây, cả hai không tiếp tục mở thêm nhiều siêu thị như khi mới vào Việt Nam. Điều này khiến doanh thu các chuỗi không thể tăng trưởng và hụt hơi so với đà tăng chung của thị trường.

Trong khi đó, Aeon Mall, đơn vị theo đuổi mô hình chuỗi trung tâm mua sắm dường như vẫn sống tốt khi không ngừng đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam. Ra mắt từ năm 2014, Aeon Mall đã nhanh chóng mở ra 4 địa điểm và có ‘doanh thu không ngừng cải thiện’, theo đánh giá từ phía tập đoàn Nhật Bản. Dịp Tết vừa qua, doanh số trung bình mỗi trung tâm của Aeon đã tăng trưởng 18%.

Các đối tác của Aeon lại không gặp may như vậy. Citimart và Fivimart, 2 chuỗi siêu thị Việt được Aeon đầu tư đều ghi nhận các khoản thua lỗ hàng trăm tỷ đồng, và đứng trước nguy cơ âm hết vốn điều lệ.

Dù kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp lớn có phần bết bát, IDG vẫn tin rằng, các doanh nghiệp kể trên sẽ sớm đổ thêm tiền để mở rộng phát triển tại Việt Nam. Cơ sở của niềm tin này đến từ việc thị trường bán lẻ trong nước vẫn còn bị thống trị bởi mô hình bán lẻ truyền thống như chợ, cửa hàng tạp hóa và sẽ sớm hướng tới các mô hình bán lẻ hiện đại trong tương lai.

IDG dự báo, trong vòng 5 năm tới, cả Lotte, Central Group hay những tên tuổi lớn khác như Auchan và Vinmart đều sẽ sớm nhân đôi số lượng cửa hàng đã có tại Việt Nam. Doanh thu các chuỗi này, theo đó cũng sẽ sớm tăng trưởng theo.