So sánh 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 3

LQVT: Thêm bớt trong phạm vi 3

I, MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Trẻ biết thêm bớt, tạo nhóm trong phạm vi 3.

-  Phát huy tính tích cực, phát triển tư duy, kỷ năng xếp tương ứng cho trẻ

- Biết chú ý học và thực hiện được các yêu cầu của cô.

- Biết yêu quý trường lớp của mình.

II. CHUẨN BỊ

- Mô hình trường học: 1 cầu trượt, 2 xích đu, 1 bập bênh, 2 đu quay, các thẻ số tương ứng.

Mỗi trẻ một giỏ đồ dùng trong đó có 3 quyển vở, 3 cái thước, thẻ số từ 1 – 3


III. TIẾN HÀNH

* Hoạt động 1: Ổn định, gây hứng thú

- Cô cho trẻ hát bài “ Ngày Vui của bé” và trò chuyện cùng trẻ về ngày hội đến trường.

* Hoạt động 2: Ôn số lượng trong phạm vi 3.

- Cô cho trẻ đi tham quan mô hình trường học cô đã chuẩn bị và đếm các đồ chơi có trong đó

* Hoạt động 3: So sánh, thêm bớt trong phạm vi 3.

- Cô gắn 2 nhóm: nhóm 1 cầu trượt, 2 xích đu cho trẻ đếm số lượng, mời trẻ chọn thẻ số tương ứng gắn vào mỗi nhóm. Hỏi trẻ:

+ Số cầu trượt và xích đu thì nhóm nào nhiều hơn? Nhiều hơn mấy? ít hơn mấy?

+ Muốn bằng nhau thì phải làm gì?

+ Bây giờ số xích đu và cầu trượt như thế nào với nhau? Bằng mấy?

+ Tương ứng với thẻ số mấy? Cô chú ý gọi cá nhân trẻ lên thêm bớt, chọn và gắn thẻ số.

* Họat động 4: Ôn luyện và củng cố.

* T/c “Thi xem ai nhanh”: Cho trẻ tự lên lấy giỏ của mình, bên trong có 3 quyển vở, 3 cái thước, thẻ số. Cô yêu cầu trẻ xếp tất cả các quển vở trong giỏ ra thành một nhóm, đếm số lượng và gắn thẻ số tương ứng (số 2)

- Sau đó, cho trẻ xếp 3 cái thước  ra thành một nhóm. Cho trẻ đếm số thước và chọn thẻ số đặt vào.

- Cô cho trẻ so sánh số vở và số thước? Số nào nhiều hơn số nào? Nhiều hơn mấy và ít hơn mấy? - Thế muốn số thước bằng số vở phải làm gì? (cất 1 cái thước); Thế muốn số vở và số thước đều có số lượng là 3 thì phải làm gì? (Thêm 1 quyển vở, 1 cái thước); Gắn thẻ số mấy? (số 3).

* Trò chơi “Tìm bạn”

- Cô hướng dẫn cách chơi trò chơi này sau đó tiến hành cho trẻ chơi. Yêu cầu trẻ phải tìm bạn sao cho gộp 2 nhóm bạn lại là có số lượng 3.

Cho trẻ chơi khoảng 3 – 4 lần.

* Trò chơi 2

- Cho trẻ nối các nhóm đồ dùng lại với nhau để có số lượng là 3. Tô màu các nhóm đồ dùng đó.

- Cô nhận xét, tuyên dương

* Kết thúc hoạt động:

So sánh 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 3

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

a) HĐCCĐ: Quan sát cây bàng

- Trẻ ra sân hít thở không khí trong lành

- Cho trẻ đứng quanh  cây Bàng.

+ Đây là cây gì? Thân, lá, nh­­­ư thế nào?

+ Muốn cho cây t­­­ươi tốt thì phải làm gì?...

+ Cây giúp ích gì cho con ng­­­ười?

* Giáo dục  trẻ:

b) TCVĐ:  “Lộn cầu vồng”

- Cô nêu cách chơi, luật chơi

- Chơi 4-5 lần

c) Chơi tự do:

- Chơi với bóng, câu cá, xếp hình, sỏi, đồ chơi ngoài trời

- Cô bao quát đảm bảo an toàn cho trẻ.

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

1, Hướng dẫn trẻ kỉ năng giở sách, lật trang sách

a) Mục đích yêu cầu:

 - Trẻ nhận biết tên gọi một số cuốn sách, hình dáng của cuốn sách, hiểu nội dung của những cuốn sách.

- Dạy trẻ kỹ năng giở sách, lật trang sách, bảo quản và gìn giữ sách.

- Rèn sự khéo léo của đôi bàn tay.

- Biết sắp xếp góc đọc sách, gìn giữ sách khi đọc.

b) Chuẩn bị

- Nhiều loại sách

- Cuốn sách lớn có nội dung chuyện “ ai nhanh hơn”

c) Tiến hành:

- Cho trẻ tham quan góc đọc sách

- Quan sát và trò chuyện

+ Con thấy trong góc đọc sách hôm nay có gì lạ?

+ Các con nhìn xem những cuốn sách có hình dạng như thế nào?

+ Bây giờ con muốn biết xem cuốn sách to nhất như thế nào không?

- Cô lấy sách và cho trẻ ngồi nghe cô đọc sách: (Chú ý cách lật sách, cách chỉ tay theo chữ trong sách, cách xem sách)

- Theo con cuốn sách này có tên là gì?

- Cuốn sách này có tên là “ Ai nhanh hơn” Chỉ và đọc tên sách cho trẻ thấy.

- Các con thấy khi cô đọc sách cô làm những gì? Con nhớ khi con đọc sách con để sách xa đừng để sát vào mắt quá sẽ bị cận thị, khi xem con lật như thế nào? Lật từng trang sách nhẹ nhàng, nếu là bài thơ con thuộc thì ta chỉ theo từng chữ và đọc, nếu con chưa biết chữ thì con chỉ tranh và đọc nội dung theo tranh vẽ, đọc xong con gấp sách lại cho thẳng rồi xếp cất vào kệ đúng chỗ mình lấy ra, để gìn giữ sách không bị hư rách nha.

- Cho trẻ thực hành dở sách, lật trang sách

- Cô nhận xét, tuyên dương

2, Chơi tự chọn

- Trẻ chơi với đồ chơi ở các góc, cô bao quát và giúp trẻ.

Đánh giá cuối ngày

................................................................................................................................

................................................................................................................................


................................................................................................................................

Giáo án LQVT: So sánh số lượng trong phạm vi 2

1. Mục đích.

* Kiến thức: Trẻ biết so sánh số lượng 1 và 2.

- Biết tô màu vào bình có 2 bông hoa và con voi có 2 quả bóng.

- Trẻ biết vẽ thêm hoặc gạch bớt để 2 nhóm có số lượng bằng nhau

* Kỹ năng: Trẻ tô màu gọn gàng và vẽ đúng yêu câu

* Thái độ: Giáo dục trẻ ngồi học dúng tư thê và chú ý trong giờ học

2. Chuẩn bị.

- Đồ dùng của cô: 2 quần, 2 cái áo, 2 cái mũ và 2 đôi dép

- Đồ dùng củ trẻ mỗi trẻ 1 rổ có đồ dùng tương tự của cô, vở toán, bút màu

3.Tiến hành tổ chức hoạt động.

* Hoạt động 1: Hát và trò chuyện về bài hát.

- Cho cả lớp cùng hát bài “Cái mũi”. Cô hỏi trẻ:

+ Các con vừa hát bài hát nói về cái gì? Mũi dùng để làm gì?

- Trên cơ thể của chúng ta có mấy cái mũi?

* Hoạt động 2: Ôn số 1, 2

- Ngoài cái mũi ra thì trên cơ hể của chúng ta còn có những bộ phận nào nữa?

- Có máy con mắt? ( 2 con mắt thì tương ứng với số mấy?)

- Cô cho trẻ lên chọn thẻ số tương ứng dơ lên .


- Vậy có mấy tai?

- Có mấy cái mồm?

* Hoạt động 3: Dạy trẻ so sánh số lượng trong phạm vi 2

- Khi đi ra đường thì chúng ta cần có cái gì để bảo vệ cái đầu?

- Cô đưa hai cái mũ gắn lên bảmg và cho trẻ lên chọn thẻ sos tương ứng gắn vào.

- Ngoài mũ ra thì chúng ta cần có cái gì để bảo vệ đôi chân của mình?

- Cô đưa 1 chiếc dép gắn lên bảng và cho trẻ lấy thẻ số gắn vào.

- Vậy các con hãy so sánh cho cô số mũ và số dép như thế nào với nhau?

- Số nào nhiều hơn? Số nào ít hơn?

- Cô muốn số mũ và số dép bằng nhau thì phải làm gì?( Thêm vào hoặc bớt ra)

-Bây giờ cô muốn số mũ và số dép đều có số lượng là 2 thì làm như thế nào? ( Thêm vào 1 chiếc dép).

- Tương tự cô làm với số quần và số áo.

* Hoạt động 4: Trẻ thực hiện so sánh.

- Cô yêu cầu trẻ xếp số áo ra trước sau đó xếp số quần.( Xếp tương ứng 1- 1)

-Cho trẻ so sánh số quần và số áo .

- Cô yêu cầu trẻ tặng bạn của mình 1 cái quần và so sánh số quần và số áo hiện tại xem số nào nhiều hơn số nào ít hơn?

- Muốn 2 nhóm có số lượng bằng nhau và đều bằng 2 thì làm như thế nào?

* Hoạt động 4: Luyện tập củng cố..

- T/c1: Tạo nhóm: Cô nêu cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi 2lần

- Tc2: Nối các nhóm đồ vật với số lượng tương ứng

Kết thúc : Cho trẻ về nhóm thực hiện vào vở toán.

* Hoạt động góc: Góc phân vai (góc chính)

So sánh 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 3


KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI.

Nội dung hoạt động:  - Quan sát cây chuối cảnh.

-  TCVĐ: Kéo co.        -  Chơi tự do: Chơi với đ/c ngoài trời

1. Mục đích - yêu cầu

- Trẻ biết tên và một số đặc điểm nổi bật của cây chuối cảnh.

- Trẻ ra sân được hít thở không khí trong lành, được vui chơi phát triển thể lực, sức khỏe.

- Trẻ biết cách chăm sóc và bảo vệ cây xanh để cho không khí trong lành và làm đẹp cho sân trường.

2. Chuẩn bị: - Chỗ đứng đủ cho trẻ quan sát. Cây chuối cảnh thật của trường.

- Đ/c ngoài trời: Xích đu, đu quay, cầu trượt sạch sẽ, an toàn. Dây thừng.

3. Tiến trình tổ chức hoạt động:

* Quan sát cây chuối cảnh.

- Cô trò chuyện với trẻ trước khi ra sân phải tắt hết quạt điện để tiết kiệm điện và dặn dò trẻ ra sân phải ngoan ngoãn, không chạy lung tung. Sau đó, cho trẻ đứng quanh cây chuối cảnh quan sát. Hỏi trẻ:

- Đây là cây gì? Cây chuối cảnh là loại cây gì? (cây ăn quả/ cây cảnh/ cây lương thực...)

- Thân, lá của cây bàng thế nào? Cây chuối cảnh có tác dụng gì?

- Cần làm gì để cây chuối cảnh phát triển tươi tốt? Giữ môi trường sạch, đẹp?

* TCVĐ: Kéo co.

- Cô nêu cách chơi, luật chơi; sau đó hỏi lại trẻ.

- Tổ chức cho trẻ chơi  2 - 3 lần.

* Chơi tự do: Chơi với xích đu, đu quay, cầu trượt. Cô bao quát trẻ chơi an toàn.

- Chơi xong cô cho trẻ đi rửa tay bằng xà phòng. Dặn trẻ vặn nhỏ vòi nước để tiết kiệm nước.

* Hoạt động góc: Góc nội trợ ( góc chính)

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHIỀU

Nội dung hoạt động: - Học Kidsmart.

                                    - Hoàn thành bài tập ở vở toán

1. Mục đích:

- Trẻ biết tên và nắm được nội dung bài học, trẻ học hứng thú.

- Biết tô màu không nhem ra ngoài

2. Chuẩn bị: 

- Máy vi tính của lớp, có đủ chổ ngồi cho trẻ học, chơi. 

- Vở toán, bút màu

3. Tiến trình tổ chức hoạt động: 

- Cô dặn dò trẻ trước lúc lại phòng máy.

* Học Kidsmart.

- Cô chia trẻ thành 4 nhóm và lần lượt sẽ cho trẻ từng nhóm lại máy để học cùng cô. 

- Cô hướng dẫn trẻ thao tác trên máy và chơi.

* Hoàn thành bài tập ở vở toán: Những nhóm trẻ còn lại cô cho trẻ về bàn, cô phát vở,  bút màu cho trẻ vẽ và  tô màu.

- Cô đến bên trẻ quan sát, giúp đỡ trẻ vẽ và tô màu.

* Đánh giá các hoạt động trong ngày. (Đón trẻ, ăn, ngủ - HĐCCĐ - HĐNT - Vui chơi).


…………………………………………………………………………………………………...