Sổ lao động thương binh xã hội là sổ gì

Người hỏi Trương thị thu hiền Ngày đăng 21/08/2019 Câu hỏi Xin cho em hỏi. Em vào làm việc tại 1 công ty từ tháng 5.2017. Đến tháng 1.2018 em được đóng bảo hiểm đến tháng 11.2018 là công ty chốt sổ cho em( đóng được 5 tháng, vì tháng 7 em xin nghỉ hẳn nên từ tháng 7.2018 là em đóng tự nguyện 100%). Theo quy định của công ty báo nghỉ trước 1 tháng nhưng em xin trước từ tháng 5. Trước khii em nghỉ cũng đã chuyển hết giấy tờ bàn giao cho kế toán mới. Nhưng kế toán mới nghỉ ngang và có 1 số công nợ còn tồn đọng lại. Đến nay Giám đốc công ty cũ bắt em phải chịu trách nhiệm với số giấy tờ bị mất và không trả sổ bảo hiểm cho em.( hiện tại sổ bảo hiểm của em công ty đang giữ và kế toán báo sổ bị mất). Vậy xin hỏi em có thể đến cơ quan bảo hiểm để xin làm lại sổ bảo hiểm của em mà không cần qua công ty cũ không ạ? Vì giám đốc cũ của em nói khi nào các khoản nợ cũ được trả hết mới trả lại sổ, nay lại báo sổ của em mất. Em thấp cổ bé họng không thể nói lại được. Xin hãy giúp em.

Trả lời:

Về vấn đề Bà hỏi, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau: Do Bà xin thôi việc và đã được công ty đồng ý, như vậy, Bà đã chấm dứt hợp đồng lao động đúng quy định của pháp luật, vì thế: Thứ nhất: Theo Điều 47 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau: “1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động. 2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày. 3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.” Ngoài ra, theo Khoản 5, Điều 21, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì người sử dụng lao động có trách nhiệm như sau: "Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật". Trong trường hợp công ty không trả lại sổ bảo hiểm cho Bà trong vòng 7 ngày làm việc kể từ khi chấm dứt hợp đồng lao động, thì căn cứ theo Khoản 8, Điều 18, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về quyền của người lao động thì người lao động có quyền: “Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.” Như vậy, khi chấm dứt hợp đồng lao động, công ty có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho bà. Trong trường hợp công ty không trả lại sổ bảo hiểm cho bà trong vòng 7 ngày làm việc kể từ khi chấm dứt hợp đồng lao động, bà có thể làm đơn kiến nghị đến Hòa giải viên lao động cấp huyện nơi công ty đóng trụ sở để yêu cầu được hòa giải; Trường hợp khi khiếu nại, bà không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở để được thụ lý giải quyết. Thứ hai: Cấp lại sổ Bảo hiểm xã hội: Căn cứ tại Công văn 3663/BHXH-THU có quy định như sau: 1. Trình tự giải quyết hồ sơ cấp số sổ BHXH mới: Bộ phận Thu tiếp nhận hồ sơ tăng mới của đơn vị, căn cứ CMND để vào chương trình SMS thực hiện rà soát tình trạng cấp số sổ cho NLĐ. - Chỉ cấp số sổ mới nếu không phát hiện được NLĐ có bất kỳ số sổ nào. - Trường hợp phát hiện NLĐ đã có 1 số sổ hợp lệ thì ghi nhận tăng mới BHXH theo số sổ đó. Nếu phát hiện NLĐ có nhiều số sổ, thì tạm thời lấy số sổ do BHXH huyện, thành phố cấp sau cùng và kèm theo phiếu yêu cầu gộp sổ. Hiện nay, nếu như người lao động không thể lấy được sổ BHXH do doanh nghiệp cũ nợ tiền BHXH thì bên phía doanh nghiệp mới vẫn đóng BHXH như bình thường. Nếu chốt sổ BHXH thì người lao động có thể tự nguyện hủy quãng thời gian đóng BHXH mà bên phía doanh nghiệp cũ nợ BHXH thì sẽ được tiến hành chốt sổ như bình thường. Khi hủy thời gian đóng BHXH thì người lao động có quyền yêu cầu doanh nghiệp cũ hoàn trả số tiền mà người lao động đã phải bỏ ra để đóng BHXH trong khi doanh nghiệp không dùng số tiền đó để đóng BHXH. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời, hướng dẫn Bà được biết và thực hiện./.

Trong Tuyên cáo ngày 28/8/1945 về việc thành lập Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh thành lập 13 bộ, trong đó có Bộ​ Lao động và Cứu tế xã hội là tiền thân của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ngày nay.

Quá trình phát triển ngành Lao động - Thương binh và Xã hội qua từng giai đoạn cách mạng đã đáp ứng được cho công cuộc kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Cùng với các địa phương trong cả nước ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Tiền Giang đã củng cô tổ chức cho phù hợp với nhiệm vụ mới. Ngày 05/5/1987 Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang đã có quyết định số 453/QĐUB thành lập Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trên cơ sở sáp nhập hai Sở Lao động và Sở Thương binh và Xã hội (trước đây là Ty Lao động và Ty Thương binh- Xã hội).

  1. Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy:

1. Về chức năng: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về: Lao động; việc làm; dạy nghề; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp); an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội (sau đây gọi chung là lĩnh vực lao động, người có công và xã hội).

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản theo quy định của pháp luật; chịu sự chỉ đạo, quản lý và điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Về nhiệm vụ: Sở Lao động -Thương binh và Xã hội có 2 nhiệm vụ sau:

- Về quản lý nhà nước:

+ Xây dựng phương hướng, mục tiêu và giải pháp về lĩnh vực công tác lao động, thương binh và xã hội trong kế hoạch ngắn hạn, dài hạn theo kế hoạch chung của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tiền Giang.

+ Tổ chức hướng dẫn và thực hiện các chính sách, chế độ về quản lý sử dụng lao động, đào tạo nghề, kế hoạch tài chính, chính sách ưu đãi người có công, bảo hiểm xã hội, các hoạt động bảo trợ xã hội, xóa đói giảm nghèo, phòng chống tệ nạn xã hội, thanh tra, kiểm tra các vấn đề thuộc lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội,…

+ Kiện toàn tổ chức bộ máy và tập huấn về nghiệp vụ cho cán bộ ngành Lao động - Thương binh và Xã hội ở xã, phường, thị trấn.

- Các hoạt động sự nghiệp:

+ Thực hiện cácc hoạt động tư vấn và giới thiệu việc làm.

+ Thực hiện các chế độ, chính sách xã hội cho đối tượng thuộc ngành quản lý và một số lĩnh vực phúc lợi cho cộng đồng dân cư.