Sai một li đi một dặm nghĩa là gì

Nhầm lẫn, sai sót dù nhỏ, cũng gây tác hại lớn, khó lường trước được (nên phải thận trọng, tính toán kĩ trong mọi hành động): Binh cơ phải linh hoạt, sai một li đi một dặm, chậm một nháy mắt là thời cơ tiêu tan, không thể trì trệ như thế nữa (Chu Thiên).Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việtsai một li đi một dặm ng ý nói: Nhiều khi chỉ lầm một tí mà hậu quả rất tai hại: Nó cứ tưởng làm qua loa cho xong việc có ngờ đâu sai một li đi một dặm. ​Có những người cứ nỗ lực nhưng mãi không thành công. Có những người may mắn lại đến dễ dàng đến thế. Khi thấy một ai đó thành công, phần đa vẫn nói họ may mắn, giỏi có đấy nhưng cần may mắn đi kèm. Còn bản thân mình “số nhọ” nên chưa gặp thời. Nhưng có khi nào bạn ngẫm lại, sao bạn cố gắng nhiều mà vẫn không đem lại kết quả? Rất có thể bạn đã sai ngay từ đầu. Và khi đã sai ngay từ phương hướng thì bạn càng cố gắng lại càng xa rời mục tiêu.

Cổ nhân thường nói “Sai một li đi một dặm”, do vậy điểm khởi đầu nhất định phải chọn đúng.

Có một câu chuyện thế này. Một thanh niên cực kỳ siêng năng, cần cù. Anh ta luôn mong muốn mình hơn người khác về mọi mặt. Trải qua rất nhiều cố gắng, nhưng vẫn không có tiến triển, chàng thanh niên vô cùng buồn bã đến thỉnh giáo một vị đại sư. Vị đại sư này liền gọi ba đệ tử đang chặt củi lại nói: “Các người hãy đưa vị này đến núi Ngũ Lý, cứ chặt củi đến khi nào mà các người cảm thấy thỏa mãn nhất”.

Chàng thanh niên và ba đệ tử men theo sông thẳng tiến tới núi Ngũ Lý. Đợi họ quay trở về, đại sư đích thân ra đón họ. Chàng thanh niên mồ hôi đầm đìa đặt xuống 2 bó củi, hai đệ tử một trước, một sau cũng đặt xuống 4 bó. Lúc đó từ phía sông trôi xuống một cái bè gỗ chở một đệ tử và 8 bó củi dừng trước đại sư. Chàng thanh niên và hai đệ tử về trước nhìn người này mà không thốt nên lời. Đại sư nhìn các đệ tử và hỏi: “Thế nào, các người có thấy vừa lòng với những thể hiện của mình không?” “Đại sư, xin cho con làm lại một lần nữa” – chàng thanh niên cất tiếng cầu xin, “Ngay từ đầu con đã chặt được 6 bó củi, đi được nửa đường không thể vác được nữa con liền vứt đi 2 bó. Đi thêm một lúc nặng đến không thở được con lại vứt đi 2 bó nữa, cuối cùng chỉ mang về được 2 bó này. Nhưng thưa đại sư, con đã cố gắng hết sức rồi”.

“Tình trạng của chúng con thì đối ngược với cậu ấy” – đệ tử lớn nói, “Ngay từ khi bắt đầu, hai người chúng con mỗi người chỉ chặt hai bó, tức 4 bó, hai bó trước 2 bó sau cùng nhau gánh về. Con và tiểu đệ thay nhau, không những không thấy mệt mà còn cảm thấy nhẹ nhàng vô cùng. Sau đó còn mang về 2 bó củi mà vị thí chủ này bỏ đi”. Tiểu đệ tử dùng bè gỗ tiếp lời: “Dáng con nhỏ bé, sức lại yếu, đừng nói 2 bó, đến 1 bó mà đường xa như vậy con làm sao có thể mang về được, do vậy con đã chọn đường thủy”. Đại sư nhìn các đệ tử với ánh mắt tán thưởng, sau đó ngài tiến đến trước mặt người thanh niên, vỗ vai cậu và nói rằng mỗi người đều đi theo con đường riêng của mình, bản thân không có gì sai, để người khác nói cũng không sai gì cả, điều quan trọng là con đường đi đã đúng hay chưa?

Sai một li đi một dặm nghĩa là gì

Ý nghĩa của câu chuyện nằm ở đâu? Ai cũng theo đuổi mục tiêu của riêng mình. Nhưng họ chọn lựa phương pháp và công cụ khác nhau, nên kết quả đạt được hoàn toàn không giống nhau.

Chàng thanh niên trẻ tuổi không quản khó khăn, sẵn sàng làm đi làm lại, nhưng nếu anh ta không thay đổi phương pháp làm việc của mình thì mãi mãi cũng không đạt được kết quả như mong muốn. Nếu lựa chọn phương pháp làm việc khác, anh ta có thể thay đổi được cả cuộc đời mình.

Tạm gác lại câu chuyện, nhìn vào xã hội hiện tại, khi mà con người luôn hối hả với cuộc sống vội vã này. Có phải ai cũng đi đúng hướng? Đơn cử như trong công việc quản lý, các chủ quản lý thường bị rối tung trong mớ câu hỏi làm thế nào để quản lý cho tốt. Có những người thậm chí còn không có cả thời gian dành cho bản thân, cho gia đình chỉ bởi lý do “tôi bận”. Nhưng đến lúc nhìn lại hiệu quả công việc thì không phải ai cũng hài lòng. Vậy thì lý do tại sao? Nhìn vào câu chuyện trên, rõ ràng là chúng ta đang đi nhầm hướng. Việc sử dụng công cụ phù hợp như chàng đệ tử út trong câu truyện là phương án rất thông minh. Vậy thì tại sao ta không học hỏi.

Câu chuyện mới toanh – xảy ra tuần rồi. Cả nhà, dâu và rể, con gái và con trai, các cháu nội ngoại, vẻn vẹn gần chục mạng vù sân bay Tân Sơn Nhất ngót nghét vài trăm cây số để cất cánh ra đảo ngọc Phú Quốc du lịch hè.

Do thiếu cẩn thận, sự không chỉn chu mà người quên căn cước công dân, ba mẹ quên cả giấy khai sinh con cái. Vào tới sân bay mới tả hỏa ra là giấy tờ tùy thân không hoàn chỉnh, đoàn đành chia làm hai, ai đủ giấy tờ bay trước, ai thiếu thì mua vé bổ sung bay sau. Thành ra, cuộc đi thêm tốn kém, vạ vật, kém vui. Người ta nói sai một li đi một dặm là vậy.

Một đồng nghiệp ở vùng duyên hải cực Nam Trung bộ in tập sách mới. Sách in xong đang tươi rói mùi mực, tác giả khẩn trương gửi ngay mấy cuốn kính biếu các bạn văn ở xa, tỏa đi cả nước, với các địa chỉ khác nhau, kèm theo số điện thoại người nhận ghi ngoài bao gói. Đồng nghiệp nọ mang sách ra bưu điện gần nhất gửi tới các địa chỉ cần thiết. Ba ngày là sách quý đến tay người nhận, riêng ông bạn ngụ tại thủ đô lại biệt vô âm tín, không thấy sách đâu? Người gửi sách cứ đi ra đi vào lẩm bẩm: “Sao lạ quá ta, thôi thì đành gửi bổ sung sách đợt 2 vậy”.

Tuần sau đó, bạn văn ở thành phố hoa phượng đỏ từ bệnh viện trở về, do sức khỏe yếu phải nhập viện từ giữa tháng, thấy trên bàn một gói hàng. Lập tức bưu kiện được mở ra, có luôn 2 gói sách của chính chủ và của một người địa chỉ ở Hà Nội. Đồng nghiệp Hải Phòng biết ngay là 1/2 bưu kiện đã do sơ suất của người gói hàng mà chạy nhầm về đây, không biết lỗi của ai? Ông cho người nhà mang ngay ra bưu điện gần nhất chuyển phát nhanh “bé cái nhầm” về thủ đô Hà Nội. Lạ thay, gửi phát nhanh mà một tuần sau đó, người nhận vẫn không nhận được sách? Cuộc truy tìm bằng điện thoại gọi lên gọi xuống 5 – 7 lượt diễn ra ngay sau đó. Địa chỉ người nhận ở Hà Nội thì trúng phóc, nhưng số điện thoại lại thêm một lần nữa “bé cái nhầm”, con số cuối cùng, bạn phương Nam ghi chữ số cuối là 6, số 6 vẫn là 6 nhưng viết hơi “ngoáy” đọc lướt nhanh dễ thành 8, nên bạn ở Hải Phòng nắn nót lại cho rõ thành 8. Anh bưu tá ở Hà Nội tìm đến nhà, gọi cửa không được mà số điện thoại ngoài gói sách hai số 26 thành số 28, nên cứ bấm gọi là chú dế mèn thông minh lại e… ò… e… e… ò… e!

Rốt cuộc, cuộc chuyển phát bưu kiện từ phương Nam ra phương Bắc cũng trọn vẹn. Sau một tuần, cuộc chuyển phát… nhanh - gọi vui là rùa… lật ngửa - cũng kết thúc đâu ra đấy. Hoan hô, vậy là đáng lẽ sách về thẳng Hà Nội lại ghé biển Đồ Sơn tắm mát trong mấy ngày nắng nóng, trước khi kịp quay về thành Thăng Long. Tác giả sách ở phương Nam và bạn văn ở Hà Nội, đồng nghiệp cao niên ở Hải phòng tự an ủi với nhau theo kiểu AQ chính truyện: May có sự gửi sách nhầm lẫn mà họ điện thoại qua lại, từ lạ thành quen, họ hàng xa trở nên họ hàng gần, càng có thêm nhiều thông tin về nhau, quý lắm thay!?

Hai câu chuyện: Đi sân bay và gửi sách, bài học nhãn tiền có thể rút ra, điều mà ông bà cha mẹ ta đã tổng kết: Sai một li đi một dặm. Rằng, trên đời này cẩn thận là mẹ thành công. Khi rời khỏi nhà phải tự kiểm tra cho đầy đủ giấy tờ tùy thân. Và khi đi gửi hàng cần sự cẩn trọng tối đa, giám sát để tránh sự đóng gói nhầm lẫn của nhân viên bưu chính. Khi ghi địa chỉ và số điện thoại không… ngoáy chữ, ngoáy… số. Chút lơ đãng, tai hại khôn lường.