Rimpac là gì

Diễn ra từ ngày 29-6 đến ngày 4-8 quanh Quần đảo Hawaii và Nam California, theo USNI News, RIMPAC 2022 có sự tham gia của 26 quốc gia, bao gồm nước chủ trì Mỹ.

Các nước tham dự bao gồm Úc, Brunei, Canada, Chile, Colombia, Đan Mạch, Ecuador, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Israel, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Hà Lan, New Zealand, Peru, Hàn Quốc, Philippines, Singapore, Sri Lanka, Thái Lan, Tonga, Anh và Mỹ.

Rimpac là gì

Tàu chiến Mỹ, Chile và Canada di chuyển qua Thái Bình Dương để tham gia RIMPAC 2022. Ảnh: Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ

Rimpac là gì

Ảnh: Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ

Các nước không có tàu đại diện sẽ được đại diện bởi các yếu tố mặt đất; có thể tham gia vào các nhóm chỉ huy và nhân viên tổng hợp khác nhau hoặc tham gia với tư cách quan sát viên.

Năm nay, đội tàu hùng hậu nhất đến từ Hàn Quốc, quốc gia điều 3 tàu và 1 tàu ngầm tham dự. Tiếp đến là Hải quân Hoàng gia Úc, với 3 tàu.

Rimpac là gì

Hải quân Hoàng gia Malaysia trong một lần tiếp tế nhiên liệu trên đường đến Hawaii tham dự RIMPAC 2022. Ảnh: Hải quân Hoàng gia Malaysia

Rimpac là gì

Ảnh: Hải quân Hoàng gia Malaysia

Canada, Nhật Bản và Mexico mỗi nước triển khai 2 tàu trong khi Chile, Pháp, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, New Zealand, Peru, Philippines và Singapore mỗi nước 1 tàu.

Nhiều tàu được triển khai kèm máy bay trực thăng để tham dự các nội dung huấn luyện trong khuôn khổ của cuộc tập trận diễn ra 2 năm/lần.

Rimpac là gì

RIMPAC 2022 có sự tham dự của Hải quân Peru. Ảnh: Marina de Guerra

Rimpac là gì

Ảnh: Marina de Guerra

Theo thông tin được Hạm đội 3 thuộc Hải quân Mỹ công bố, RIMPAC 2022 có sự tham gia của tổng cộng 38 tàu nổi, 4 tàu ngầm, 9 lực lượng mặt đất, hơn 170 máy bay cùng khoảng 25.000 quân nhân.

Rimpac là gì

Tàu sân bay trực thăng Izumo và Takanami của Nhật Bản di chuyển cùng tàu Prairial của Pháp. Ảnh: Lực lượng Phòng vệ Bờ biển Nhật Bản (JMSDF)

Rimpac là gì

Ảnh: JMSDF

Chương trình tập trận năm nay bao gồm nội dung huấn luyện liên quan đến pháo binh, tên lửa, chống tàu ngầm và phòng không; cũng như các hoạt động đổ bộ, chống cướp biển, rà phá bom mìn, xử lý vật liệu nổ, lặn và cứu hộ. Bên cạnh đó, cuộc tập trận còn bao gồm hoạt động không gian và không gian mạng.

Rimpac là gì

Tàu khu trục KRI I Gusti Ngurah Rai (332) của Hải quân Indonesia tại tại Căn cứ Hỗn hợp Base Pearl Harbor-Hickam ở bang Hawaii - Mỹ, để tham dự RIMPAC 2022. Ảnh: Hải quân Mỹ

Rimpac là gì

Tàu khu trục HMCS Vancouver (FFH 331) của Hải quân Hoàng gia Canada đến Căn cứ Hỗn hợp Base Pearl Harbor-Hickam để tham dự RIMPAC 2022. Ảnh: Hải quân Mỹ

Cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương lần thứ 27 diễn ra từ ngày 17 đến ngày 31-8 ở vùng biển Hawaii, tức sự kiện diễn ra trong 2 tuần với các sự kiện chỉ diễn ra trên biển thay vì hủy bỏ hoàn toàn do Covid-19. Tuy nhiên, thông báo của Hạm đội Thái Bình Dương không nêu rõ có bao nhiêu đối tác và đồng minh sẽ tham dự trong cuộc tập trận năm nay.

Theo trang USNI News, cuộc tập trận này thường kéo dài từ tháng 6 đến tháng 8 và bao gồm các hoạt động trên biển, đổ bộ lên bờ biển của thủy quân lục chiến và các lực lượng mặt đất khác, cũng như các sự kiện trao đổi quân sự và văn hóa tại cảng.

Cuộc tập trận do Hạm Đội 3 của Mỹ dẫn đầu năm nay với chủ đề "Khả năng, Thích ứng, Đối tác". Theo thông báo của Hạm đội Thái Bình Dương, cuộc tập trận năm nay sẽ bao gồm diễn tập chống tàu ngầm, các hoạt động đánh chặn trên biển và các sự kiện huấn luyện bắn đạn thật.

Kế hoạch tập trận đã được sửa đổi để giảm thiểu tối đa rủi ro lây nhiễm dịch bệnh cho các lực lượng, đồng minh và đối tác tham dự cũng như người dân Hawaii.

Rimpac là gì

RIMPAC 2018 quy tụ dàn tàu chiến hùng hậu. Ảnh: Hải quân Mỹ

Đô đốc John Aquilino, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, cho biết trong thông báo ngày 29-4: "Trong những thời điểm thử thách hiện nay, điều quan trọng hơn bao giờ hết là các lực lượng hàng hải của chúng ta phối hợp với nhau để bảo vệ các tuyến hàng hải quan trọng và đảm bảo tự do hàng hải qua các vùng biển quốc tế. Chúng tôi sẽ diễn tập an toàn và thận trọng".

"Chúng tôi vẫn cam kết và có khả năng bảo vệ các đồng minh và đối tác ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Cách tiếp cận linh hoạt RIMPAC 2020 tạo ra sự cân bằng hợp lý giữa việc đối phó các đối thủ trong tương lai và mối đe dọa Covid-19" – đô đốc Aquilino cho biết thêm.

Rimpac là gì

Biệt kích Philippines diễn tập đu dây đổ bộ từ trực thăng MH-60s thuộc Đội trực thăng tác chiến biển số 4 (HSC-4) của Mỹ ngày 27-6-2018. Ảnh: Hải quân Mỹ

Năm 2018, có 26 quốc gia cử lực lượng tham gia với 47 tàu nổi, 5 tàu ngầm, hơn 200 máy bay cùng 25.000 binh lính. Trong RIMPAC 2018, bên cạnh những nội dung thường thấy như cứu hộ thiên tai, tấn công đổ bộ, an ninh biển, chống hải tặc, chiến tranh chống ngầm, phòng không, dọn thủy lôi, một loạt cuộc diễn tập bắn đạn thật cũng được tổ chức.

Cuộc tập trận hàng hải quốc tế được xem là lớn nhất thế giới này được tổ chức 2 năm/lần. RIMPAC được cho là mang lại cơ hội huấn luyện độc đáo nhằm thúc đẩy và duy trì mối quan hệ hợp tác mang tính sống còn để bảo đảm an toàn của các tuyến đường biển và an ninh tại các đại dương trên thế giới.

Mỹ từng mời Trung Quốc tham dự tập trận RIMPAC 2018 nhưng đã hủy vào cuối tháng 5 năm đó, khi Bắc Kinh gia tăng các hoạt động quân sự hóa biển Đông, đi ngược lại nguyên tắc và mục đích của cuộc tập trận này. Sau đó, theo USNI News, Hải quân Trung Quốc điều động tàu thu thập thông tin tình báo lớp Dongdiao quan sát quá trình tập trận RIMPAC 2018. Lần đầu tiên Trung Quốc tham gia tập trận RIMPAC là vào năm 2014, tiếp đó là năm 2016.