Phong trào nuôi lớn tiết kiệm có ý nghĩa như thế nào từ phong trào này em có thể rút ra bài học gì

Phong trào nuôi lớn tiết kiệm có ý nghĩa như thế nào từ phong trào này em có thể rút ra bài học gì

Các em học sinh Trường tiểu học Thủ Khoa Huân (TP.Mỹ Tho) tiết kiệm nuôi heo đất

Anh Ngô Huỳnh Quang Thái, Chủ tịch Hội đồng Đội tỉnh cho biết: "Ngay từ đầu năm học, Hội đồng Đội tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo phát động, thực hiện công tác Đội và phong trào thiếu nhi trong trường học với từng nội dung cụ thể. Trong đó, phong trào "kế hoạch nhỏ" từ khi ra đời đã được các em thiếu nhi, học sinh nhiệt tình hưởng ứng, thông qua các hình thức như: nuôi một con, trồng một cây, đảm nhận các công trình măng non, quyên góp sách báo, giấy phế liệu, chai nhựa, lon bia... Trong đó hình thức được nhiều Liên đội tổ chức thực hiện đó là thu gom giấy vụn, nuôi heo đất. Năm học 2014-2015, các Liên đội đã thu được trên 220 triệu đồng từ bán giấy vụn, phế phẩm…, ủng hộ 40 triệu đồng cho chương trình "Vì bạn ở Trường Sa"".

Tuy chỉ là một trường tiểu học thuộc vùng ven của TP. Mỹ Tho, có 2 Chi đội với hơn 100 đội viên thiếu niên và gần 100 đội viên nhi đồng, nhưng phong trào Đội của trường phát triển khá mạnh. Liên đội đã chọn những việc cụ thể để làm theo Bác, "Tuổi nhỏ làm việc nhỏ" nhưng ý nghĩa lớn. Hàng năm, các em tiết kiệm nuôi heo đất gần 2 triệu đồng; vận động tặng 1.000 sách giáo khoa giúp học sinh khó khăn; đội viên nhặt được của rơi trả lại cho người mất; ủng hộ giúp các bạn học sinh bệnh hiểm nghèo; thu gom gần 300 kg giấy vụn…

Đặc biệt, qua 3 năm thực hiện phong trào "nụ cười hồng", Liên đội nhà trường đã tạo được ấn tượng tốt đẹp bằng hình thức các em đã đóng góp gạo trao cho học sinh nghèo nhân dịp Tết Nguyên đán. Thầy Lê Chí Phúc, Tổng phụ trách Đội trường tiểu học Mỹ Phong phấn khởi: "Khi phong trào được phát động, cả phụ huynh và học sinh đều nhiệt tình ủng hộ. Hàng năm, các em đóng góp gần 150 kg gạo, trao cho 30 em học sinh nghèo".

Từ tiền bán giấy vụn, Liên đội trường tiểu học Thạnh Tân, huyện Tân Phước đã mua tặng bộ đồng phục trị giá trên 200 ngàn đồng cho 1 bạn học sinh nghèo. Hay như, các em trường tiểu học Thạnh Mỹ đã tự nguyện tiết kiệm tiền quà sáng để đóng góp gần 400 ngàn đồng tặng cho 1 bạn bị ung thư máu. Thực hiện công trình măng non "đèn quạt phòng em" của Liên đội THCS Thạnh Mỹ được 10 quạt và 20 bộ đèn với tổng kinh phí trên 5 triệu đồng. Tuy số tiền không nhiều, nhưng đã thể hiện được tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của các em.

Phong trào nuôi lớn tiết kiệm có ý nghĩa như thế nào từ phong trào này em có thể rút ra bài học gì

Buổi thu gom gấy vụn của Trường THCS Lê Học Hân (TP.Mỹ Tho)

Anh Hồ Tấn Sơn, Chủ tịch Hội đồng Đội huyện Tân Phước cho biết: "100% đội viên trên địa bàn huyện đều tham gia phong trào kế hoạch nhỏ, làm nghìn việc tốt. Nhiều phụ huynh cũng đồng hành với phong trào của các Liên đội, cùng con em mình để dành phế liệu, phế phẩm. Chỉ tính trong năm học 2014-2015, ngoài số tiền giúp nhau tại các Chi đội, Liên đội từ phong trào kế hoạch nhỏ, thì các Liên đội còn tiết kiệm gần 8 triệu đồng gởi về Hội đồng Đội huyện. Chúng tôi tận dụng nguồn Quỹ nhỏ này hỗ trợ các em có hoàn cảnh khó khăn. Phong trào đã tạo khí thế thi đua sôi nổi trong học sinh, đội viên từ phong trào kế hoạch nhỏ đến các phong trào ý nghĩa khác. Tuyên dương người tốt, việc tốt 1.876 em nhặt của rơi trả lại cho người bị mất với số tiền là 38 triệu đồng và 1 máy tính".

Nhiều em học sinh tâm sự, trước khi tham gia phong trào, hầu hết sách vở của các em đều bỏ vì năm sau không dùng tới, mà không biết rằng các bạn nghèo lớp sau không có điều kiện mua sách học. Các em khá giả thì thường được ba mẹ mua cho đồng phục mới, những bộ đồng phục cũ vẫn có thể mặc được nhưng cũng đều bỏ đi. Nhưng từ khi được thầy cô, Liên đội phát động phong trào, các em đã ý thức được những vật dụng mình không còn dùng đến vẫn rất cần đối với các bạn nghèo khó hơn hơn mình. Từ đó, hàng ngàn bộ sách giáo khoa cũ, áo trắng đã được trao tận tạy những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn. 

Em Nguyễn Hoàng Nam, đội viên trường Tiểu học Thủ Khoa Huân, TP. Mỹ Tho vui vẻ: "Cuối giờ học, em thường cùng các bạn vệ sinh lớp học, sân trường, vừa nhặt giấy vụn, chai nhựa… cho phong trào của lớp, vừa vệ sinh lớp cho ngày học hôm sau. Một lần, em đã để dành tiền quà sáng mua cây viết máy tặng bạn Nga cùng lớp, vì viết bạn hư mà chưa có tiền để mua. Em và các bạn thấy thích thú với phong trào này vì nó mang đến nhiều điều hữu ích. Ở nhà, có giấy vụn, báo cũ..., mẹ em đều để dành cho em".

Kế hoạch nhỏ đã và đang mang lại nhiều ý nghĩa lớn, thiết thực, kết nối tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết giúp đỡ nhau. Phong trào đã tạo cho em thói quen tiết kiệm từ những vật dụng tưởng chừng không còn giá trị. Anh Ngô Huỳnh Quang Thái, Chủ tịch Hội đồng Đội tỉnh phát động: "Các trường, các Liên, Chi đội cần tiếp tục phát huy hiệu quả phong trào kế hoạch nhỏ để không chỉ giúp nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục việc học mà còn giáo dục được tinh thần, ý thức trách nhiệm cộng đồng, xã hội cho các em học sinh từ khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường".

P. Mai

Thứ Sáu, 31/10/2014 | 16:52

Thời gian qua, phong trào Nuôi heo đất tiết kiệm khuyến học đã được các trường học, các dòng tộc, các gia đình hiếu học… thực hiện khá tốt. Từ phong trào này, mỗi năm đã có hàng trăm học sinh nghèo được giúp đỡ để tiếp tục bám trường, bám lớp.

Phong trào nuôi lớn tiết kiệm có ý nghĩa như thế nào từ phong trào này em có thể rút ra bài học gì

Học sinh lớp 2/1, Trường tiểu học Phùng Ngọc Liêm nuôi heo đất tiết kiệm để giúp bạn nghèo. Ảnh: C.K

Phong trào do Hội Khuyến học tỉnh phát động, các trường học, dòng tộc, gia đình hiếu học phát huy, thực hiện dưới nhiều hình thức. Trong đó, nổi bật nhất là việc vận động học sinh tham gia “nuôi heo” từ những đồng tiền tiết kiệm khi được cha mẹ cho tiền ăn quà vặt, hoặc tổ chức thu gom phế liệu bán để lấy tiền “bỏ ống” giúp bạn… Dù dưới hình thức nào thì phong trào này đã và đang nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của học sinh, phụ huynh. Bởi, qua phong trào này đã giúp nhiều học sinh nghèo vượt qua khó khăn, tạo thêm động lực cho các em tiếp bước đến trường.

Ông Trần Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường tiểu học Phùng Ngọc Liêm (TP. Bạc Liêu) cho biết: “Từ phong trào Nuôi heo đất tiết kiệm khuyến học mà trường đã giúp đỡ rất nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Tuy số tiền hỗ trợ không nhiều, nhưng đó là động lực để các em cố gắng vươn lên trong học tập khi nhận được sự quan tâm của bạn bè, thầy cô”. Theo đó, ở mỗi năm học, đơn vị này dùng số tiền tiết kiệm từ việc nuôi heo đất của học sinh các lớp để mua tập vở, quần áo mới, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn cho học sinh nghèo. Ngoài ra, trường còn tổ chức nhận đỡ đầu học sinh nghèo với mức trợ cấp 300 ngàn đồng/tháng trong suốt năm học. Không chỉ tổ chức chăm lo cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong trường, đơn vị này còn tổ chức hỗ trợ, tặng quà học sinh nghèo ở các trường vùng sâu, vùng xa, các trường có đông học sinh nghèo, học sinh người dân tộc Khmer…

Để thực hiện tốt phong trào này, ngay từ đầu mỗi năm học, nhiều trường tổ chức phát động trong toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh và vận động sự ủng hộ, đóng góp của phụ huynh. Từ đó, phong trào nuôi heo đất tiết kiệm khuyến học được các lớp nô nức tham gia. Nhờ công tác tuyên truyền, vận động được thực hiện tốt, nên hầu hết học sinh đều có ý thức tiết kiệm tiền ăn quà vặt để bỏ ống nuôi heo đất giúp các bạn có hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Qua nhiều năm thực hiện, phong trào này đã đi vào nền nếp, khơi gợi được ý thức, trách nhiệm giúp bạn vượt khó của học sinh. Đây cũng là cách giáo dục học sinh có tinh thần “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách”.

Không chỉ có các đơn vị trường học mới thực hiện tốt phong trào này mà thời gian qua các dòng tộc, gia đình hiếu học trong tỉnh cũng tích cực hưởng ứng. Tùy theo quy định của từng dòng tộc, gia đình hiếu học, số tiền tiết kiệm sẽ được dùng vào các mục đích khác nhau như: hỗ trợ con em trong dòng tộc có hoàn cảnh khó khăn hoặc dùng để khen thưởng cho con em có thành tích học tập tốt… Dù dưới hình thức nào thì những đồng tiền tiết kiệm ấy vẫn có chung một mục đích khuyến khích các em học tốt hơn, cố gắng vượt qua khó khăn trước mắt để vươn lên trong học tập, trong cuộc sống.

Qua nhiều năm thực hiện, phong trào Nuôi heo đất tiết kiệm khuyến học đã thật sự lan tỏa ở các địa phương trong tỉnh. Mỗi con heo đất là một tấm lòng của bạn bè, thầy cô, các bậc phụ huynh và xã hội dành cho các em học sinh nghèo. Hành động đẹp đó đã tạo thêm động lực cho các em tiếp tục đến trường, hăng say học tập để trở thành những công dân có ích cho xã hội sau này.

KHÁNH CHÂU

    Trong nhiều năm học gần đây phong trào “nuôi heo đất gây quỹ giúp đỡ học sinh nghèo vượt khó, vươn lên trong học tập” ngày càng được nhân rộng trong các trường học trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long cũng như trong các trương học của nước nhà. Đây là một hoạt động đầy ý nghĩa với tinh thần “Tương thân tương ái”, “Lá lành đùm lá rách” của các em học sinh.

         Được sự nhất trí của BGH Nhà trường và Thành Đoàn Thành Phố Vĩnh Long, Đầu năm học 2019 - 2020 Liên đội trường THCS Lê Quí Đôn đã phát động, triển khai phong trào “ Nuôi heo đất đất gây quỹ giúp đỡ học sinh ngheò vượt khó, vươn lên trong học tập” đến 48 chi đội lớp nhằm tuyên truyền sâu rộng công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập bằng hình thức trực quan cụ thể dễ nhớ, dễ làm trong các bạn học sinh. Đồng thời cũng góp phần xây dựng mô hình học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về ý thức tiết kiệm, tinh thần đùm bọc, yêu thương giúp đỡ các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Không những thế, phong trào còn tạo nguồn quỹ cho các lớp học để giúp đỡ trực tiếp học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong lớp mình cũng như gây dựng một nguồn quỹ cho các hoạt động phong trào khác. Từ đó mục tiêu giáo dục nhân cách và kĩ năng sống cho các em càng được đẩy mạnh.

          Để đẩy mạnh hoạt động “Nuôi heo đất gây quỹ giúp đỡ học sinh nghèo vượt khó, vươn lên trong học tập” trong năm học mới 2019-2020, Ban thi đua học sinh nhờ thầy cô chủ nhiệm lớp sinh hoạt nêu rõ mục đích, ý nghĩa cũng như cách thức thực hiện mô hình nuôi heo đất trong nhà trường. Qua đó, nhấn mạnh việc ủng hộ hoàn toàn tự nguyện, tự giác và tùy theo khả năng của mỗi học sinh.

        Theo kế hoạch ban đầu, Liên đội phát động phong trào trong 4 tháng (từ tháng 10 năm 2019 đến tháng 2 năm 2020) nhưng do ảnh hưởng dịch bệnh covít 19 nên mãi đến đầu tuần giữa tháng 5 năm 2020 Liên đội trường mới tở chức cho các chi đội lớp mổ heo. Theo thống kê từ cô Võ Thị Tuyết Lan thủ quỹ Đoàn - Đội nhà trường,  kết quả thu được từ 58.626.600 đồng, sau khi trả lại 50% cho các lớp làm quỹ của lớp thì tổng số tiền còn lại là 29.313.300 đồng.

Phong trào nuôi lớn tiết kiệm có ý nghĩa như thế nào từ phong trào này em có thể rút ra bài học gì

Phong trào nuôi lớn tiết kiệm có ý nghĩa như thế nào từ phong trào này em có thể rút ra bài học gì
   
Phong trào nuôi lớn tiết kiệm có ý nghĩa như thế nào từ phong trào này em có thể rút ra bài học gì

Phong trào nuôi lớn tiết kiệm có ý nghĩa như thế nào từ phong trào này em có thể rút ra bài học gì
    
Phong trào nuôi lớn tiết kiệm có ý nghĩa như thế nào từ phong trào này em có thể rút ra bài học gì

Mổ heo dưới sân trường

         Mặc dù số tiền thu được không nhiều nhưng ý nghĩa của việc làm và mục đích sử dụng mới thật sự đáng quý. Theo thầy Nguyễn Minh Chí -Tổng phụ trách trường THCS Lê Quý Đôn cho biết: “Dù chỉ phát động trong thời gian không nhiều nhưng cũng thu được một nguồn quỹ tương đối, từ đó Liên đội sẽ tham mưu cho BGH nhà trường hỗ trợ cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn của trường, phát các phần quà cho học sinh tại các dịp lễ, Tết Nguyên đán, đầu năm học và đầu học kỳ 2… Góp phần động viên các em cố gắng phấn đấu trong học tập.

        Tin tưởng rằng, với sự quan tâm của Ban giám hiệu Nhà trường, Ban đại diện Cha mẹ học sinh, hội đồng đội các cấp. Đặc biệt là tinh thần, trách nhiệm và tâm huyết của các giáo viên chủ nhiệm, sự nhận thức hưởng ứng tham gia tích cực của các đội viên, nhi đồng trong toàn Liên đội, phong trào “Nuôi heo đất gây quỹ giúp đỡ học sinh nghèo vượt khó, vươn lên trong học tập” của Liên đội ngày càng duy trì, phát triển nhằm mang nhiều niềm vui, hạnh phúc đến cho nhiều bạn nhỏ được nhận quà và cả nhiều bạn nhỏ đã góp tình cảm vào “Việc nhỏ - Nghĩa lớn” này.

         Mong rằng phong trào “Nuôi heo đất trong trường học” sẽ luôn được duy trì và nhân rộng trong các trường học để gây quỹ hỗ trợ động viên kịp thời về cả vật chất lẫn tinh thần cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn có động lực vươn lên trong học tập, tiếp tục an tâm học tập tốt. Qua phong trào, Liên đội trường xin gửi lời cám ơn đến các em học sinh đã ủng hộ và hưởng ứng tốt phong trào Liên đội đã phát động.

Tin, ảnh: Nguyễn Xuân Vân