Tiêm vaccine covid bao lâu thì được tắm

Hiện nay chủ đề tiêm vaccine đang được nhiều người quan tâm sau khi Bộ y tế phát động chiến dịch toàn dân nâng cao hệ miễn dịch phòng Covid 19. Vậy sau khi tiêm vacxin có được tắm không? Cần lưu ý những gì? Bạn hãy đọc chi tiết ngay bài viết bên dưới. 

Trước khi đi vào tìm hiểu có nên tắm sau khi tiêm phòng vắc xin không, bạn cần biết rõ bản chất của loại dung dịch tăng kháng nguyên này. 

Vaccine (Vắc xin) phòng Covid 19 được bào chế và đưa vào sử dụng từ khoảng đầu năm 2021. Loại dung dịch bào chế cho phép đưa vi sinh vật gây bệnh vào cơ thể ở mức độ an toàn để hệ miễn dịch sản sinh / ghi nhớ và kháng lại chúng. 

Tiêm vaccine covid bao lâu thì được tắm

Virut gây bệnh trong vacxin đã được làm giảm tác hại, chúng gọi là kháng nguyên nhằm đưa cơ thể con người vào trạng thái “tự chữa bệnh”. 

Sau khi chích ngừa phòng vacxin, bạn có thể bị các triệu chứng như bệnh thật nhưng ở mức độ nhẹ. Cơ thể lúc này sẽ phát đi cơ chế miễn dịch kháng lại virus và ghi nhớ cách diệt trừ chúng. 

Do đó, sau khi tiêm vaccine, khả năng mắc bệnh là không cao hoặc miễn nhiễm. 

Bên cạnh vaxcin Covid 19 thì hiện nay trên Thế Giới đã có rất nhiều loại vacxin khác phòng nhiều bệnh tại người lớn và trẻ em: mũi tiêm 6in1, 5 trong 1, bệnh sởi,.. 

Tiêm vaccine covid bao lâu thì được tắm

Tiêm vacccine là cách tốt nhất tăng khả năng miễn dịch, đặc biệt trong thời kì Covid 19 đang lây lan diện rộng, gây tê liệt ngành hàng không, kinh tế. 

Tiêm Vacxin Covid 19 hiện đang được Bộ y tế cung cấp miễn phí cho toàn người dân từ 18 tuổi trở lên tại Việt Nam. 

II/ Sau khi tiêm vacxin có được tắm không?

Vacxin Covid theo nghiên cứu của 1 số nhà khoa học và công bố từ nhà sản xuất, có khả năng người sau tiêm sẽ gặp biến chứng nếu không tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của các nhân viên y tế. 

Vậy sau khi tiêm vacxin có được tắm không? Đây là câu hỏi rất được quan tâm bởi xoay quanh câu chuyện tiêm phòng, có rất nhiều luồng thông tin giả, sai sự thật được cộng đồng mạng thêu dệt, truyền tai nhau. 

Trên thực tế, sau khi tiêm phòng về bạn vẫn có thể TẮM BÌNH THƯỜNG, vệ sinh cơ thể nhẹ nhàng bằng nước ấm. 

Tiêm vaccine covid bao lâu thì được tắm

Đặc biệt, sau tiêm sẽ để lại 1 nốt nhỏ trên bắp tay, bạn không cần quá lo lắng và lưu ý để vết thương vệ sinh sạch sẽ nhất. 

Bạn không nên rửa nước trực tiếp vào vết thương sau tiêm, điều này có thể gây nhiễm trùng. 

Đồng thời, nên sử dụng nước ấm để vệ sinh cơ thể. Khi có dấu hiệu sốt do thuốc bắt đầu hoạt động sinh kháng thể, bạn không nên cố tắm rửa. Chỉ lên lau người và nằm nghỉ ngơi sẽ giúp cắt sốt nhanh hơn. 

Theo quyết định mới nhất của Bộ y tế và các nhà sản xuất vắc xin, trẻ nhỏ dưới 18 tuổi chưa được tiêm kháng thể nên bạn không cần quá lo lắng cho sức khỏe các bé.  

III/ Một số lưu ý sau khi tiêm phòng vắc xin về

Khuyến cáo của Bộ y tế, sau khi tiêm chủng vaccine phòng Covid 19, bạn cần tuân thủ theo các lưu ý sau: 

Tiêm vaccine covid bao lâu thì được tắm

  • Lưu lại điểm tiêm 30 phút để nghỉ ngơi và phát hiện các triệu chứng phản ứng thuốc. 
  • 5 nhóm thực phẩm có lợi: rau xanh, súp (cháo, canh), hành tỏi, nghệ, việt quất. 
  • Tuyệt đối không uống rượu, bia, chất kích thích trước khi tiêm. 
  • Uống đủ nước, có thể bổ sung orezol, nước cam, chanh tăng đề kháng và vitamin C giảm cảm giác háo nước. 
  • Sử dụng thực phẩm nguyên hạt, nên chuẩn bị sẵn đồ ăn sau tiêm phòng. 

Tiêm vaccine covid bao lâu thì được tắm

Đặc biệt, bạn luôn phải theo dõi nhiệt độ cơ thể, nếu sốt trên 38,5 độ hãy uống thuốc hạ sốt. Đồng thời sử dụng các biện pháp hạ thân nhiệt khi có dấu hiệu nóng lên của cơ thể. 

Trong quá trình chăm sóc tại nhà, luôn cần có người hỗ trợ và theo dõi sức khỏe. Bạn cũng không nên đụng chạm vào chỗ tiêm, để vùng tiêm thoải mái sẽ nhanh giảm cơn đau. 

Trên đây là toàn bộ những lưu ý sau khi tiêm chủng và giải đáp thắc mắc sau khi tiêm vacxin có được tắm không. Chúc các bạn sức khỏe vượt qua đại dịch Covid 19. 

Các thông tin về chữa COVID đang rất phức tạp, lẫn lộn được lan truyền qua nhiều hình thức mang lại cả những hệ quả tích cực lẫn tiêu cực. Vậy mắc COVID-19 thì có nên xông hơitắm rửa không?

1. Người bệnh COVID-19 có nên kiêng tắm rửa?

Theo quan niệm của y học cổ truyền nếu khi bị ốm hoặc cảm xông hơi là cần thiết nhưng tắm thì lại phải kiêng. Quan niệm tắm khi bị ốm trong y học cổ truyền lại trái ngược với xông hơi.

Điều này được luận giải như sau: Khi tắm nước nóng làm giãn lỗ chân lông từ đó gây mất khí, ngoại tà dễ xâm nhập... Nhiều tấm gương về việc tắm gây cảm hàn, tử vong. Từ đó sinh ra quan niệm "người ốm phải kiêng nước" còn tồn tại dai dẳng tới nay.

 Điều đó cũng có cơ sở khoa học là trước đây chưa có điều kiện phòng vệ sinh sạch sẽ kín gió như bây giờ, nên người ốm mà tắm là rất nguy hiểm. Một số người quá suy kiệt, chức năng tim phổi quá kém, khi tắm nóng hoặc lạnh có thể gây nên giãn mạch hoặc co mạch toàn thân, gây tăng hoặc giảm huyết áp đột ngột, có thể làm nặng thêm bệnh, thậm chí là tử vong. Vì thế khi đang mắc bệnh không nên tắm nước quá lạnh để "rèn luyện cơ thể", hoặc tắm quá nóng để "diệt mầm bệnh". Rất nguy hiểm.

Tiêm vaccine covid bao lâu thì được tắm

Người bệnh COVID-19 tắm như thế nào?

Thật ra y học hiện đại không kiêng tắm. Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh nhân trước mổ cần được tắm và sát trùng toàn thân sẽ giảm nhiễm trùng vết mổ. Bệnh nhân nằm trong phòng hồi sức nếu được lau rửa toàn thân bằng dung dịch sát khuẩn, thay quần áo, thay dra0 (ga giường) thường xuyên sẽ giảm nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện, giảm số ngày này phòng ICU. 

Tắm gội đầu giúp giải phóng các tế bào da chết (ghét), làm thông thoáng da, cải thiện bài tiết của tuyến mồ hôi, cải thiện lưu thông máu, giảm sưng đau khớp, cải thiện tinh thần, cải thiện giấc ngủ. Ở nhiều bệnh viện khoa ICU vẫn thường xuyên tắm khô và gội đầu cho người bệnh nằm lâu.

Đế tránh biến chứng, người đang suy kiệt nặng, huyết áp thấp, người đang tiêm truyền, người có vết mổ, người suy tim gan thận nặng không được tắm. Khi tắm cần tắm bằng nước ấm 30 – 35 độ C, tắm nhanh trong khoảng 5 -10 phút, nơi kín gió, sau tắm lau khô người và mặc quần áo, sấy tóc khô.

Với người mắc COVID-19 theo tôi nên tắm cách ngày 1 lần, tắm nhanh, tận dụng nồi lá xông, xông xong rồi tắm nhanh trong 5 – 10 phút, lau khô người, sẽ thấy rất sảng khoái, giúp hạ sốt, thông thoáng mặt da, ngủ ngon, mau khỏe.

2. Xông hơi

Kinh nghiệm dân gian từ lâu vẫn chữa cảm mạo bằng biện pháp xông hơi. Điều đó bắt nguồn từ y học cổ truyền cho rằng cảm mạo là do ngoại tà xâm nhập từ bên ngoài vào, nên cần làm cho ra mồ hôi để loại trừ tà khí ra bên ngoài. Cái này y học cổ truyền gọi là biện pháp phát hãn, giải biểu. Người bệnh sẽ uống các thuốc có nhiều tinh dầu, uống thuốc nóng ấm, xông, để cho ra mồ hôi.

Theo y học hiện đại, các biện pháp xông hơi có tác dụng làm thông thoáng đường hô hấp, tinh dầu gây cảm giác thư giãn, nâng cao hệ miễn dịch, giúp người cảm cúm mau khỏi bệnh.

Tiêm vaccine covid bao lâu thì được tắm

Tuy nhiên cũng theo y học cổ truyền, khi cảm mạo để lâu ngày, tác nhân gây bệnh không còn ở bên ngoài nữa mà đã đi sâu vào phần máu, phần nội tạng, thì lúc này không được phát hãn giải biểu nữa, vì sẽ làm tiêu hao chính khí trong cơ thể, cơ thể sẽ suy yếu không chống đỡ được bệnh. Lúc này cần phải thanh nhiệt, bổ khí, bổ huyết…

Như vậy chúng ta thấy ngay y học cổ truyền cũng không dùng xông hơi tràn lan khi bị cảm cúm, huống chi chúng ta đã biết khi mắc COVID-19 là virus SARS-CoV-2 đã chui vào trong tế bào niêm mạc hô hấp rồi lan đi khắp cơ thể, đâu còn ở trên bề mặt mũi họng nữa. Vậy thì có xông thế hay xông nữa thì cũng không được diệt được virus.

Xông hơi quá nhiều lần gây mất mồ hôi, mất các chất muối trong cơ thể, làm rối loạn chuyển hóa, cơ thể càng yếu hơn. Xông hơi nhiều lần, súc họng nước muối nhiều lần làm tổn thương niêm mạc hô hấp, dễ gây bội nhiễm thêm các bệnh hô hấp khác.

Vì vậy, khi mắc COVID-19 có thể xông mũi họng ngày 1 lần, giúp cho hệ hô hấp thông thoáng, tinh thần thư giãn, mau lành bệnh. Hoặc xông phòng ở để phòng thông thoáng, dễ chịu. Nhưng nhắc lại: Biện pháp này không diệt virus, vì vậy không nên điên cuồng xông hơi, súc họng ngày nhiều lần để diệt virus. Không ích gì đâu, mà lại càng có hại. Không xông quá nóng hoặc xông quá lâu gây tổn thương niêm mạc hô hấp, gây hại nhiều hơn. Mỗi lần xông nên chỉ từ 10 – 15 phút là đủ.

- Công thức nồi lá xông gồm: Các cây lá tự nhiên có tinh dầu như vỏ bưởi, lá bưởi, lá tre, hương nhu, tía tô, sả, gừng tươi… Một số vùng linh hoạt dùng cả các lá khác có tinh dầu như cúc tần, bạch đàn, tràm…

- Không tắm nhiều lần trong ngày vì cũng chẳng làm khỏe hơn mà còn gây hại.

- Người suy nhược nặng, người huyết áp thấp, đang mắc các bệnh tim gan thận nặng không nên tắm mà dùng biện pháp tắm khô như: Lau người nhanh rồi thay quần áo.

Mời độc giả xem thêm video:

Cách chăm sóc trẻ mắc COVID-19 tại nhà | Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương tư vấn

TS Quan Thế Dân