Nước mắt chảy ngược là gì năm 2024

Cho dù tình cảm bố mẹ với con cái là nước mắt chảy xuôi thì sự hiếu thảo với cha mẹ là lẽ sống cần và nên có, trong mọi xã hội.

Trong tập 27, "Đừng nói khi yêu", khi thấy vợ mình là bà Thảo (NSƯT Mỹ Uyên) liên tục ngăn cấm, can thiệp quá mức vào chuyện tình cảm của con trai lớn Quy (Mạnh Trường), ông bố đã có những lời khuyên nhất định cho vợ. Đặc biệt là câu nói "Tình cảm bố mẹ với con cái, người ta gọi là nước mắt chảy xuôi. Mình quan tâm đến nó, rồi sau nó quan tâm đến con nó, các cụ gọi đó là cái nợ đồng lần.

Nhưng mà xã hội ngày càng phát triển tiến bộ hơn, mọi thứ đều thay đổi, thì sao mình cứ bắt con cái phải nghe theo mình?".

"Nước mắt chảy xuôi" là thành ngữ Việt Nam. Ý nói đến tình cảm cha mẹ dành cho con cái.

Cụ thể, cha mẹ dồn hết tình thương yêu cho con cái, con cái dẫu có hiếu thuận với cha mẹ thế nào cũng chỉ đáp được một phần công lao nuôi dưỡng của cha mẹ.

Nhiều khán giả đồng tình với lời khuyên của ông bố.

Họ cho rằng, những người con trong gia đình khi trưởng thành, đã có thể tự lập hoặc đã có gia đình và bắt đầu có mái ấm, có con, và ở riêng. Thì họ sẽ thường thương con của họ, thương gia đình nhỏ của họ hơn.

Nước mắt chảy ngược là gì năm 2024
Sự hiếu thảo với bố mẹ là lẽ sống cần và nên có, trong mọi xã hội. Ảnh: Xinhua

Khi này, nếu cha mẹ vẫn luôn giữ mức độ quan tâm như hồi bé hoặc can thiệp quá nhiều vào câu chuyện của họ, thì dễ dẫn đến cảm giác ngột ngạt, mệt mỏi cho đôi bên.

Không khó hiểu khi nhiều cha mẹ vẫn giữ mức độ quan tâm con cái như khi họ còn bé mặc dù họ đã trưởng thành.

Theo Pravmir, điều này bắt nguồn từ cảm giác có quyền đối với đứa trẻ. Cha mẹ cảm thấy rằng, bằng cách sinh ra và nuôi nấng con mình, họ có quyền, có tiếng nói trong cuộc sống của con mình kể cả khi chúng đã trưởng thành.

Điều này không phải lúc nào cũng là điều xấu, nhiều khi nó chỉ dừng lại ở sự quan tâm đơn thuần đến tính mạng của đứa con. Nhưng không ít trường hợp, sự quan tâm của cha mẹ còn khiến khoảng cách giữa con cái và cha mẹ xa dần.

Theo Ekaterina Sivanova - nhà tâm lý học gia đình người Nga, sự quan tâm thái quá của cha mẹ còn bắt nguồn từ tình yêu và mong muốn giúp đỡ con mình.

Tuy nhiên, cha mẹ nên phân biệt tình yêu với sự quan tâm thái quá. Tình yêu đích thực không bao giờ ngột ngạt.

Tình yêu đích thực liên quan đến việc chấp nhận con bạn trong mọi tình huống, lắng nghe chúng và nói: mẹ sẽ luôn yêu con cho dù cuộc sống có ra sao!

Đây là một việc làm khá khó khăn, vì rất khó để cha mẹ hạn chế quan tâm tới một người mà họ đã cống hiến hết mình nuôi dạy.

Tuy nhiên, đó là cách làm mẹ tốt. Bảo vệ quá mức là mong muốn kiểm soát hoàn toàn, thao túng để người con phải làm theo ý mình.

"Tôi dám nói rằng, mọi người mẹ đều biết mình đã đi quá giới hạn nào trong việc yêu thương con mình nhưng ít ai dừng việc làm đó lại được" - nhà tâm lý học Ekaterina Sivanova nói.

Bản chất tình yêu thương của cha mẹ là nước mắt chảy xuôi, là cho đi và chỉ mong con sống tốt, không cần đáp đền. Nhưng, sự hiếu thảo với cha mẹ là lẽ sống cần, nên có, trong mọi xã hội.

Ở xã hội phương Tây ngày càng tiệm cận hơn với văn hóa phương Đông, và không ít người phương Tây bắt đầu học hỏi một số truyền thống tốt đẹp của người phương Đông như sự gắn kết gia đình, lòng hiếu với mẹ cha.

Về phần con cái, ai làm con cũng đừng biến việc phụng dưỡng cha mẹ thành nghĩa vụ, gánh nặng. Hãy nghĩ rằng làm cho bố mẹ vui là hạnh phúc, là bổn phận của mình.

Anh ngồi xoài lưng tựa vào hành lang bệnh viện, vai áo sợt màu nhuốm đầy máu, khuôn mặt thẫn thờ, ánh mắt nhìn về nơi xa xăm. Anh gục đầu xuống khi nhận được thông tin người thân không qua khỏi.

Cả gia đình đang sum họp, ăn hoa quả và nói chuyện, anh nói với vợ và cô con gái mới lớn là đi sửa chiếc xe máy bị hỏng mấy hôm nay. Nhận được tin gia đình xảy ra chuyện, mà có chuyện gì mới được chứ? Mới vừa ra khỏi nhà có 10 phút chứ bao nhiêu?... Chạy vội về nhà, người vợ trẻ nằm trên vũng máu, mặt tái nhợt, thều thào kêu cứu.

Đưa vội vợ đến bệnh viện huyện gần nhất, lập tức được chuyển vào phòng hồi sức cấp cứu. Khi tôi vừa từ phòng cấp cứu ra, nhìn thấy khuôn mặt anh nhợt nhạt, lo âu.

- Anh là chồng bệnh nhân à?

- Vâng, tình hình vợ tôi thế nào thưa bác sĩ?

- Chị nhà làm sao mà đến nông nỗi này vậy?

- Dạ thưa anh, mấy mẹ con đang ngồi ăn hoa quả với nhau, tôi có việc chạy ra ngoài. Con gái tôi năm nay 14 tuổi, cháu vừa học xong lớp 9, vì chuyện tình yêu mà bị mẹ cấm đoán, dẫn đến xô xát giữa hai mẹ con. Thế tình hình vợ tôi thế nào rồi bác sĩ?

Nước mắt chảy ngược là gì năm 2024

Các bác sĩ cấp cứu luôn hết lòng vì người bệnh

- Xin chia buồn cùng anh và gia đình, do bị thương quá nặng, vợ anh bị nhiều vết thương trên người, làm chảy nhiều máu dẫn đến tử vong, chúng tôi đã cố hết sức nhưng vẫn không thể cứu chị được, xin thông cảm cho chúng tôi và xin chia buồn cùng gia đình!

Anh lặng câm, ngồi phịch xuống ghế, vô hồn, tôi không biết nói gì hơn, chờ anh hồi phục lại tâm lý:

- Giờ sự việc đã xảy ra, là người làm chủ gia đình, mong anh hãy bình tĩnh, việc trước mắt, chúng tôi sẽ đưa xác chị nhà xuống nhà đại thể và yêu cầu giám định pháp y cho kết luận cuối cùng, còn về phần anh, hãy lưu ý đến con gái, trong những rối loạn nhất thời có thể cháu sẽ làm những việc tiêu cực.

Xót xa cho kiếp sống một con người, xót xa cho một gia đình, xót xa cho một cảnh đời còn non trẻ rồi đây sẽ ra sao. Bao nhiêu hệ lụy còn mang theo. Tôi mang theo bao nỗi niềm đến với đêm trực.

Đang cấp cứu cho một cháu bé sốt cao co giật ở khoa nhi (tôi được phân công trực hỗ trợ cho khối nội nhi), tôi nhận được báo cáo có một bệnh nhân rối loạn tâm thần vào cấp cứu dưới khoa nội. Sắp xếp và xử lý ổn thỏa, tôi vội vàng xuống khoa nội để xử trí bệnh nhân mới vào. Ấn tượng đầu tiên khi tiếp xúc với người nhà, tôi có cảm giác tang thương không giống như những trường hợp khác. Nhìn kỹ lại thấy có vẻ quen quen.

- Ở nhà bà bị làm sao vậy anh?

Không giấu gì bác sĩ, số là chiều nay, cô con gái bị chết đột ngột, thương con, bà khóc lên khóc xuống đến nỗi ngất đi, ở nhà chúng tôi lo quá nên đưa bà đến viện, nhưng bà không chịu đi, cứ nằng nặc ở lại bên con gái, chúng tôi phải bế bà đưa đến đây.

Làm công tác tư tưởng cho người nhà, dùng thuốc an bình thần cho bệnh nhân, tôi trở về phòng trực mà bao nhiêu ngổn ngang sự đời cứ vây lấy trong lòng. Nghĩ về cha, về mẹ, về các đấng sinh thành có công dưỡng dục mà thấy xấu hổ:

“Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng

Con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày”

Càng ngẫm nghĩ càng thấy câu nói này rất đúng, đúng từ xưa đến nay và càng về sau, xã hội càng văn minh hiện đại thì thực tế càng phũ phàng hơn.

Những người con chúng ta, lớn lên trong sự đùm bọc của cha mẹ, không ít người coi sự nuôi dưỡng chăm sóc của cha mẹ là một trách nhiệm hiển nhiên, khi chúng ta chưa lập gia đình, chưa có con thì chưa nghĩ được tới thế nào là công dưỡng dục. Khi trưởng thành, đi làm kiếm tiền, bon chen với đời, biết thế nào là lao động để kiếm tiền thì lúc đó lại quý đồng tiền hơn tất cả, có dư mới cho cha mẹ ít đồng, chứ thiếu thì... Tệ hơn là khi có gia đình riêng, lúc đó có một tình cảm khác xuất hiện, nó thực tế hơn.

Khi có con, cũng trở thành cha mẹ, cũng biết thế nào là vàng là đá khi vất vả nuôi con, lúc đó chúng ta mới biết rơi nước mắt nghĩ tới cha mẹ của mình.

Nhìn người cha, người mẹ thương tiếc con cái mà đứt từng khúc ruột. Những giọt nước mắt chảy ngược không biết giấu vào đâu...

Nước mắt chảy ngược vào trong nghĩa là gì?

Khi nước mắt chảy ngược vào trong, là những lúc dẫu đau lòng cách mấy, nhưng không tìm cách nào để thể hiện ra ngoài.

Tại sao nước chảy ngược?

Các nhà khí tượng học giải thích, hiện tượng thác nước chảy ngược xảy ra khi các cơn gió lớn thổi từ đại dương vào đất liền, bị các vách đá chặn lại sau đó dội lại theo chiều hướng lên trên, khiến cho dòng nước theo đó bị thổi ngược lên đỉnh thác.

Tại sao lại chảy nước mắt khi khóc?

Phần não bật "vòi phun nước mắt" nhận tín hiệu từ phần não kiểm soát cảm xúc của bạn. Khi điều này xảy ra, mắt có thể tiết ra hơn nửa cốc nước mắt trong vài phút. Hệ thống thoát nước này đi đến mũi của chúng ta. Đó là lý do tại sao khi khóc, bạn có thể nhận thấy nước mũi của mình bắt đầu chảy.

Nước mắt chảy xuống nghĩa là gì?

“Nước mắt chảy xuôi” là thành ngữ Việt Nam nói đến tình thương chỉ có thể từ cha mẹ dành cho con cái, theo dòng thuận của đời người, từ cao xuống thấp, để khuyên chúng ta đừng đòi hỏi một sự báo đáp từ con cái.