Danh sach top 100 xuat khau thuy san nam 2023 năm 2024

Với nỗ lực vượt qua các khó khăn, thách thức về thị trường và giá nguyên vật liệu biến động thất thường, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bạc Liêu lần đầu tiên đạt 1 tỷ USD và tăng 17,21% so với cùng kỳ. Đây là kết quả đáng phấn khởi, tạo nên những tiền đề cho xuất khẩu các năm tiếp sau đạt hiệu quả cao hơn.

NỖ LỰC VƯỢT KHÓ

Có thể nói, tình hình xuất khẩu hàng hóa năm 2023 có nhiều chuyển biến tích cực và thế mạnh của con tôm xuất khẩu tiếp tục được phát huy. Trong năm 2023, Nhà máy chế biến thủy sản Việt - Úc đã hoàn thành và đưa vào khai thác, góp phần thúc đẩy tăng trưởng của ngành chế biến. Ước đến cuối năm nay, xuất khẩu thủy sản thực hiện hơn 95.000 tấn, đạt 100% kế hoạch, tăng 14,97% so với cùng kỳ (trong đó, tôm đông 91.854 tấn, đạt 100% kế hoạch, tăng 15,12% so với cùng kỳ). Xuất khẩu thủy sản tuy có tăng trưởng, nhưng theo phản ánh của các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu thì vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Do ảnh hưởng tình hình suy thoái, lạm phát ở một số thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn khiến cho nhiều đơn hàng bị cắt giảm, giá nguyên vật liệu đầu vào đều tăng, DN phải cạnh tranh với các nước có cùng mặt hàng xuất khẩu như Ecuador, Ấn Độ… làm giảm lợi nhuận và rủi ro cao.

Song, với nỗ lực vượt khó và chủ động ứng phó với thị trường, nhiều DN chế biến xuất khẩu của tỉnh đã năng động vượt qua bằng việc tổ chức lại sản xuất, đầu tư công nghệ sản xuất mới để nâng cao khả năng cạnh tranh, đẩy mạnh liên kết với nông dân, nhà khoa học, nhằm xây dựng chuỗi sản xuất khép kín, phá vỡ các rào cản bằng việc hoàn thành các thủ tục về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Văn Thiều: Bạc Liêu có 3 mặt hàng xuất khẩu chính - đó là tôm, gạo và muối. Trong đó, mặt hàng xuất khẩu chủ lực là tôm chiếm trên 95% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Mục tiêu của tỉnh phấn đấu đến năm 2025 xuất khẩu tôm đạt 1,3 tỷ USD và đến năm 2030 đạt 1,7 tỷ USD.

Hiện trên địa bàn tỉnh có 48 nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, với dây chuyền thiết bị hiện đại và công suất chế biến thiết kế khoảng 294.000 tấn/năm. Các sản phẩm tôm đã được chế biến đạt tiêu chuẩn và thâm nhập vào các thị trường khó tính như: Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc và nhiều thị trường khác trên thế giới. Đồng thời, các DN chế biến thủy sản, xuất khẩu trên địa bàn tỉnh phải mạnh dạn đầu tư, thay đổi công nghệ sản xuất lạc hậu sang công nghệ tiên tiến. Tổ chức liên kết với các DN giữa các địa phương tham gia chuỗi tôm, đảm bảo chuỗi sản xuất tôm vận hành liên hoàn. Đồng thời, ngăn chặn kịp thời những sản phẩm như con giống, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản không đảm bảo chất lượng tới người tiêu dùng. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm trong nuôi trồng thủy sản nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm phục vụ chế biến, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu…

Danh sach top 100 xuat khau thuy san nam 2023 năm 2024
Chế biến tôm xuất khẩu tại Nhà máy thủy sản Việt - Úc. Ảnh: K.T

NÂNG CAO GIÁ TRỊ

Với mục tiêu xây dựng Bạc Liêu sớm trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm của cả nước, hướng đến tạo thương hiệu “tôm sạch Bạc Liêu” để thực hiện thành công nâng cao, phát triển chuỗi giá trị ngành tôm trong thời gian tới, tỉnh xác định các mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao là hướng phát triển chính, từ đó khuyến khích phát triển hình thức nuôi công nghệ cao mô hình nông hộ.

Quan trọng là đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất nông - thủy sản nhằm tăng năng suất, chất lượng để xây dựng thương hiệu cho từng mặt hàng, nhất là xây dựng và thực hiện tốt các chương trình giám sát dịch bệnh, vùng giám sát dịch bệnh trên địa bàn tỉnh…

Hiện nay, phần lớn các DN chế biến thủy sản xuất khẩu chỉ tập trung xuất tôm đông và chủ yếu là xuất thô, mang lại giá trị không cao. Vì vậy, sang năm 2024, các DN cần quan tâm hơn đến việc chế biến các mặt hàng giá trị gia tăng cao, đa dạng các mặt hàng để thâm nhập ngày càng sâu, rộng hơn các thị trường xuất khẩu lớn. Đây cũng được coi là một trong những giải pháp làm tăng khả năng cạnh tranh về xuất nguyên liệu thô với các nước có nền công nghiệp nuôi tôm lớn. Đồng thời, hạn chế tình trạng sử dụng lãng phí nguồn nguyên liệu và hướng đến thay đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững và nâng cao giá trị gia tăng.

Trải qua năm 2022, ngành thủy sản xuất sắc lập kỷ lục xuất khẩu 11 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay, đưa Việt Nam trở thành 1 trong 3 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới (sau Trung Quốc và Na Uy). Vậy có những cổ phiếu ngành thủy sản nào tiềm năng trong năm 2023? Cơ hội và tiềm năng tăng trưởng như thế nào? Nếu nhà đầu tư đang quan tâm và theo dõi các cổ phiếu ngành thủy sản thì hãy theo dõi đến cuối bài viết của Vietcap để tìm hiểu các thông tin bổ ích nhé.

Danh sach top 100 xuat khau thuy san nam 2023 năm 2024

Danh sách nhóm cổ phiếu ngành thủy sản đã được niêm yết

Sau đây là nhóm cổ phiếu thủy sản đã được niêm yết trên 3 sàn Hose, Hnx và UpCom.

STT

Mã chứng khoán

Tên doanh nghiệp

Tổng KL

Sản phẩm

1

MPC

CTCP Tập đoàn thủy sản Minh Phú

199.943.650

Tôm

2

VHC

CTCP Vĩnh Hoàn

181.946.026

Cá tra

4

ANV

CTCP Nam Việt

127.127.875

Cá tra

5

SEA

Tổng Công ty Thủy sản Việt Nam

124.990.500

Tôm, Cá tra, mực - bạch tuộc

6

CMX

CTCP Camimex Group

90.817.502

Tôm

7

FMC

CTCP Thực phẩm Sao Ta

65.388.889

Tôm

8

DAT

CTCP Đầu tư Du lịch và Phát triển Thủy sản

55.206.417

Cá tra

10

ACL

CTCP Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Cửu Long An Giang

50.159.019

Cá tra

11

SSN

CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Sài Gòn

39.600.000

Cá tra, Tôm, Mực

12

SJ1

CTCP Nông nghiệp Hùng Hậu

22.155.050

Cá tra

13

CAD

CTCP Chế biến và Xuất nhập khẩu Thủy sản Cadovimex

20.799.927

Cá tra, cá basa, tôm

14

TS4

CTCP Thủy sản số 4

16.051.594

Tôm

15

ICF

CTCP Đầu tư Thương mại Thuỷ Sản

12.807.000

Cá tra, tôm, mực

16

SPD

CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Miền Trung

12.000.000

Tôm

17

ATA

CTCP NTACO

11.999.998

Cá tra

18

ABT

CTCP Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Bến Tre

11.777.257

Cá tra, Nghêu

19

BLF

CTCP Thủy sản Bạc Liêu

11.499.999

Cá tra, Tôm, Mực

20

AAM

CTCP Thủy sản Mekong

10.451.182

Cá tra

21

VNH

CTCP Đầu tư Việt Việt Nhật

8.023.071

Cá tra, Tôm, Cua, mực, ghẹ

22

NGC

CTCP Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Ngô Quyền

2.299.854

Tôm, ghẹ

Top những cổ phiếu thủy sản tốt nhất 2022

Mã cổ phiếu ngành thủy sản là những mã cổ phiếu do các công ty thuộc nhóm ngành chế biến thủy sản đã được niêm yết trên các sàn chứng khoán. Các nhà đầu tư khi tham gia vào mua các mã cổ phiếu xuất khẩu thủy sản, sẽ được hưởng được nhiều lợi ích khi hoạt động của các doanh nghiệp có mã cổ phiếu đi lên.

Danh sach top 100 xuat khau thuy san nam 2023 năm 2024

VHC – Công ty CP Vĩnh Hoàn

Công ty CP Vĩnh Hoàn niêm yết chứng khoán với mã VHC, có địa điểm tại thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp, công ty chuyên xuất khẩu thủy sản thuộc các khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Hoạt động kinh doanh với mảng kinh doanh đó là chế biến cá tra là một trong những công ty có tiếng trong ngành thủy sản.

Dự án: Hệ thống mương trong ao; Dự án cá giống công nghệ cao (An Giang); Vắc xin và phúc lợi cho cá tra,….

Trang chủ: https://www.vinhhoan.com/

Cho đến nay thì thị phần mã cổ phiếu ngành thủy sản được nhiều người trong giới thị trường chứng khoán đánh giá khá cao.

Mới đây, ngày 1/3, công ty VHC hiện đã thông báo nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nuôi trồng thủy sản cùng với số tiền chuyển nhượng hơn 15 tỷ đồng. Đây là khu đất nuôi trồng tọa lạc tại xã Nhơn Mỹ, xã Long Giang, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang có tổng diện tích 80,960 m2.

Riêng năm 2021, Công ty đã đạt doanh thu lên đến 9.054 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 1.110 tỷ đồng, lần lượt tăng gần 29% và hơn 54% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy có thể nói là năm 2021 là rất thuận lợi đối với các công ty thủy sản. Đó cũng là một trong động lực tăng trưởng mạnh hơn trong năm 2022.

ANV – Công ty CP Nam Việt

Công ty CP Nam Viêt với mã chứng khoán ANV có địa điểm tại 19D Trần Hưng Đạo, Phường Mỹ Quý, Tp. Long Xuyên, tỉnh An Giang. Với lĩnh vực kinh doanh chính là sản xuất và xuất khẩu cá tra.

Trang chủ: https://navicorp.com.vn/

Có nhiều dự án tối ưu bao gồm dự án điện áp mái để cung cấp điện cho các nhà máy đông lạnh; dự án sản xuất phân hữu cơ, để tận dụng từ nguồn phân cá dưới đáy cao và cả cá chết từ vùng nuôi với công suất khoảng 70.000 tấn/năm để tối ưu hóa lợi nhuận cho lâu dài.

Hưởng lợi từ những điều kiện thị trường thuận lợi trong hơn 1 năm trở lại đây, nhóm công ty xuất khẩu cá tra liên tục cho báo cáo kết quả kinh doanh tăng trưởng vô cùng ấn tượng. Vào 6 tháng đầu trong năm 2022, lợi nhuận của CTCP Vĩnh Hoàn là 1.355 tỷ đồng, bằng 94% so với thực hiện trong năm 2018 và tăng 245% so với cùng kỳ.

Và bên cạnh đó, giá cổ phiếu xuất khẩu thủy sản ANV trong dự đoán của các chuyên gia thì sẽ còn tăng trưởng dựa vào sức kinh doanh của doanh nghiệp, triển vọng, đồng thời thu được lời trong thời gian phục hồi tới.

IDI – Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đa quốc gia I.D.I

Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đa quốc gia I.D.I (mã CK: IDI) có trụ sở chính tại Quốc lộ 80, Khu công nghiệp Vàm Cống, ấp An Thạnh, xã Bình Thành, huyện Lấp Vò, Tỉnh Đồng Tháp

.Các lĩnh vực hoạt động bao gồm nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu cá tra và các sản phẩm phụ, sản phẩm giá trị gia tăng của cá tra.

Trang chủ : https://idiseafood.com/

Dự án nổi bật nhất đó là Dự án Khu đô thị cao cấp Sao Mai Bình Khánh 3 tại phường Bình Khánh, Long Xuyên, An Giang. Dự án này sẽ tạo ra quỹ đất cho 2.777 hộ (13.885 người) .

IDI hiện đang được xếp vào top 5 công ty chế biến xuất khẩu cá tra lớn nhất tại Việt Nam. Công ty đã có nhà máy tinh luyện dầu cá với công suất thiết kế hơn 100 tấn dầu cá thô/ngày và tổng vốn đầu tư 300 tỷ đồng.

Báo cáo tài chính quý II/2022 của công ty mẹ với doanh thu thuần 1.578 tỷ đồng, tăng 41%. Giá vốn tăng thấp hơn, vì vậy lợi nhuận gộp đạt 378 tỷ đồng, gấp 3,5 lần so với cùng kỳ năm trước. Trong 6 tháng còn lại trong năm 2022, đặc biệt là vào quý IV, khi mùa kinh doanh của ngành cá tra thuận lợi nhất thì doanh nghiệp kỳ vọng sẽ có sự bùng nổ lợi nhuận khi có đủ nguồn cung chất lượng cao cùng với giá vốn thấp.

FMC – Công ty CP Thực phẩm Sao Ta

Công ty CP thực phẩm Sao ta được thành lập năm 1995 tại Km 2132, Quốc lộ 1A, phường 2, thành phố Sóc Trăng,tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam. Cùng với hoạt động ban đầu chuyên về tôm đông lạnh xuất khẩu, còn có tên thương mại FIMEX VN và cổ phiếu thủy sản FMC lên sàn chứng khoán HOSE vào ngày 7/12/2006.

Trang chủ công ty: https://www.fimexvn.com/vi/

FMC cũng là một trong những công ty có cổ phiếu lội ngược dòng tăng trưởng mạnh trong thời điểm hiện tại, mức tăng trung bình gần 20% trên thị trường chứng khoán, điều này cho thấy dấu hiệu tốt của tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Năm 2023, công ty FMC đặt kế hoạch doanh thu đạt 5.900 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế ghi nhận đã đạt 400 tỷ đồng, tăng lần lượt 39%, 22% so với cùng kỳ năm trước. Dự kiến, với mức chia cổ tức bằng tiền có tỷ lệ thấp nhất là 20%.

Cả nước đang trong giai đoạn phục hồi, mà cổ phiếu ngành thủy sản FMC vẫn đẩy mạnh sức tăng trưởng tốt ở giá hơn 56 nghìn đồng/CP. Có thể thấy giá cổ phiếu xuất khẩu thủy sản của FMC khá cao trên thị trường, đứng trước những khó khăn của ngành thủy sản, nhưng FMC vẫn đang hoạt động rất tốt và thu được doanh thu cao.

ACL – Công ty CP Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Cửu Long An Giang

Công ty CP Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang (mã CK: ACL) có địa điểm tại 90 Hùng Vương, Khóm Mỹ Thọ, Phường Mỹ Quý, TP. Long Xuyên, Tỉnh An Giang, VN. Hoạt động kinh doanh là sơ chế và chế biến thủy sản.

Tại công ty có các dự án tiêu biểu như Đề án cá tra 3 cấp; triển khai thực hiện dự án “Xây dựng cơ sở hạ tầng vùng sản xuất cá tra tập trung tỉnh An Giang”.

Trang chủ công ty: https://clfish.com/

ACL xuất khẩu sang hơn 40 quốc gia khác trên toàn thế giới. Hiện nay công ty là một trong những nhà cung cấp sản phẩm cá tra cho hệ thống siêu thị Walmart lớn toàn cầu.

Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất vào Quý III/2022 cùng với doanh thu thuần 323,5 tỷ đồng, tăng 44,5% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế đã đạt hơn 18 tỷ đồng tăng 414,3%, gấp 6 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

*Lưu ý: Các mã cổ phiếu chỉ mang tính tham khảo, bạn nên xem Báo cáo chi tiết từ Doanh nghiệp thông qua Phân tích Doanh nghiệp tại Vietcap để có quyết định đầu tư phù hợp.

Theo Tổng cục Hải quan (TCHQ), xuất khẩu thủy sản trong 4T23 đạt 2,57 tỷ USD, giảm 29% so với cùng kỳ. Giá trị xuất khẩu các mặt hàng chủ lực đều giảm mạnh từ 10-41% do nhu cầu thị trường chính bị ảnh hưởng nặng nề bởi lạm phát cao, suy thoái kinh tế khiến cả lượng xuất khẩu và giá bán bình quân đều giảm.

Theo Hiệp hội Chế và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), thị trường thế giới vẫn bị tác động nặng nề bởi lạm phát, kinh tế suy giảm khiến nhu cầu tiêu thụ thủy sản sụt giảm, dẫn đến lượng và giá xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong quý đầu năm nay cũng giảm theo.

Đáng chú ý, xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng thủy sản chủ lực giảm từ 8 –39%. Trong đó, xuất khẩu tôm giảm 39%, cá tra giảm 23%, cá ngừ giảm 33%, mực bạch tuộc giảm 8%. Tuy nhiên, xuất khẩu các loài cá biển khác vẫn tăng trưởng 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính đến hết quý 1, xuất khẩu tôm mang về 577 triệu USD, giảm 40%; xuất khẩu

cá tra thu về 447 triệu USD, thấp hơn 32% so với cùng kỳ; và xuất khẩu cá ngừ giảm 31%, chỉ được 179 triệu USD. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu mực, bạch tuộc cũng thấp hơn 8% so với cùng kỳ, chỉ đạt 54 triệu USD. Riêng xuất khẩu các loài cá biển vẫn tăng nhẹ 3% đạt 435 triệu USD.

Theo Agromonitor, tiếp nối xu hướng giảm từ Q4/22, xuất khẩu cá tra giảm lần lượt 23% về khối lượng và 34% về kim ngạch xuất khẩu do nhu cầu từ các thị trường chính yếu hơn trong khi mức tồn kho cao của các nhà nhập khẩu và mức nền cao Q1/22. Trung Quốc và Mỹ vẫn là hai thị trường chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu cá tra của Việt Nam, chiếm trên 53% kim ngạch xuất khẩu. Theo ước tính của chúng tôi, xuất khẩu tôm giảm 37% svck do 1) giá bán bình quân giảm 9% svck và khối lượng xuất khẩu giảm 29% svck do nhu cầu của mặt hàng này tại các thị trường suy yếu khi lạm phát neo cao và kinh tế khó khăn cùng với chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ các nước khác như Ecuador và Ấn Độ.

Ngoài thị trường Hoa Kỳ, trong kịch bản xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2023, Trung Quốc được coi là động lực thúc đẩy, sau khi nước này dỡ bỏ hoàn toàn chính sách zero Covid. Tuy nhiên, Trung Quốc như một miếng bánh lớn đang bị chia sẻ bởi nhiều nước xuất khẩu, tạo ra sức ép cạnh tranh quá lớn. Đối với Việt Nam, có 2 đối thủ lớn nhất là Ecuador và Ấn Độ, đang chiếm thị phần chi phối với hơn 60% Nhập khẩu tôm của Trung Quốc. Thế mạnh của 2 nước này là sản phẩm tôm đông lạnh, cỡ nhỏ, giá rẻ.

Không chỉ tôm, đối với các mặt hàng thủy hải sản khác, như các loài cá biển, mực, bạch tuộc...Việt Nam cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh của các nhà xuất khẩu và các thương gia thủy sản từ các nước.

Trong quý đầu năm nay, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc và Hồng Kông đạt gần 230 triệu USD, giảm 9% so với cùng kỳ (chủ yếu vì giảm trong tháng 1). Xuất khẩu thủy sản sang thị trường này trong tháng 2 và tháng 3 có tín hiệu tốt với mức tăng 25% và 30%.

Tham khảo:

- Chuỗi giá trị ngành thủy sản

- Chuỗi giá trị ngành Cao Su và các doanh nghiệp tiêu biểu

Kỳ vọng vào nửa cuối năm 2023

Kỳ vọng nhu cầu nhập khẩu từ thị trường Mỹ sẽ phục hồi từ nửa cuối 2023.

Nhu cầu tiêu dùng thủy sản của người dân Mỹ bị ảnh hưởng bởi lạm phát cao và suy thoái kinh tế, khiến họ phải thắt chặt chi tiêu ngay cả đối với các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu như thực phẩm. Horeca (Khách sạn-Nhà hàng-Café), một trong những kênh tiêu thụ chính của các sản phẩm thủy sản cũng có triển vọng khá ảm đạm trong thời gian tới. Chỉ số Hiệu suất Nhà hàng (RPI) của Hiệp hội Nhà hàng Quốc gia Mỹ đã giảm 1,0% trong tháng 3/23 do kỳ vọng của các nhà quản lý nhà hàng về điều kiện kinh doanh, tăng trưởng doanh số bán hàng và nền kinh tế trong những tháng tới bị suy giảm. Chỉ 46% số chủ các nhà hàng kỳ vọng doanh số bán hàng của họ trong sáu tháng sẽ cao hơn so với cùng kỳ vào T4/23, giảm từ mức 60% vào T3/23 cho thấy triển vọng của phân khúc nhà hàng trong ngắn hạn vẫn chưa khả quan.

Bên cạnh nhu cầu tiêu dùng thủy sản suy yếu do lạm phát cao, lượng hàng tồn kho cao cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhập khẩu thủy sản của Mỹ sẽ bị ảnh hưởng trong ngắn hạn. Tồn kho tại thị trường này vẫn ở mức cao nên các nhà nhập khẩu phải giảm hoặc ngừng đặt hàng mới trong những tháng cuối năm 2022 và kéo dài sang đầu năm 2023. Chúng tôi cho rằng tổng khối lượng nhập khẩu thủy sản của thị trường Mỹ nói chung sẽ tiếp tục giảm trước khi phục hồi trong nửa cuối năm 2023, kể từ mức đáy của nửa đầu năm 2023.

Thị trường EU: Nhu cầu cá tra ổn định nhờ lạm phát cao

Trong Q1/23, kim ngạch xuất khẩu cá tra sang EU chỉ giảm nhẹ 4% svck xuống còn 45 triệu USD do người dân tại thị trường này ưa chuộng cá thịt trắng của Việt Nam với mức giá hợp lý trong bối cảnh lạm phát cao buộc người dân phải thắt chặt chi tiêu. Hầu hết các thị trường trong EU đều tăng nhập khẩu cá tra Việt Nam, trong đó nhiều thị trường ghi nhận mức tăng trưởng hai con số: Romania (36%), Thụy Điển (53%), Đan Mạch (34%), Bulgaria (49%). Một số thị trường nhỏ hơn tại châu Âu ghi nhận mức tăng trưởng dương 3 con số như: Đức (100%), Litva (429%), Phần Lan (436%).

Theo Agromonitor, giá trung bình cá tra xuất khẩu Q1/23 sang EU tăng 9,5% svck trong khi giá sang thị trường Mỹ và châu Âu giảm lần lượt 22,4% và 16,4% svck. Lưu ý rằng giá thị trường Mỹ và EU là giá FOB, do đó ảnh hưởng của thay đổi chi phí vận chuyển hàng năm đã bị loại trừ. Điều này chứng tỏ nhu cầu ngày càng tăng đối với cá tra nói chung ở các nước châu Âu.

Tác động của việc Trung Quốc cấm nhập khẩu hải sản từ Nhật Bản (từ ngày 24/8/2023)

Các chuyên gia nhận định cá tra không phải sản phẩm có thể thay thế trực tiếp hải sản nhập khẩu từ Nhật Bản. Xuất khẩu Thủy sản Nhật Bản chiếm chưa đến 5% trong cơ cấu tổng nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc và động vật thân mềm (mực, bạch tuộc, sò...) là sản phẩm chiếm tỷ trọng xuất khẩu chính. Năm 2022, giá trị xuất khẩu phi lê cá từ Nhật Bản sang Trung Quốc chỉ đạt 11,8 triệu USD. Ecuador, Ấn Độ và Nga là những nước xuất khẩu chính cho Trung Quốc. Lưu ý rằng thủy sản nhập khẩu từ Nga vào Trung Quốc đã tăng kể từ đầu năm 2023 và đạt mức cao kỷ lục trong những tháng gần đây. Ghi nhận khối lượng tăng nhẹ svck của xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc vào các tuần gần đây và giá bán trung bình vẫn ở mức thấp, nhưng lượng tăng không đáng kể và kết luận rằng tin cấm nhập khẩu hải sản từ Nhật Bản không quá ảnh hưởng đến ngành thuỷ sản của Việt Nam.

Danh sach top 100 xuat khau thuy san nam 2023 năm 2024

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất cập nhật kiến thức, nhà đầu tư nên xem Phân Tích Doanh Nghiệp để xem những bài phân tích chuyên sâu từ chuyên gia.