Nhân viên đánh giá cuộc gọi thu hồi nợ prudential năm 2024

Bà Anh cho biết vào ngày 16-8-2012 bà đã ký hợp đồng vay Công ty Prudential Finance Việt Nam (sau đây gọi là Prudential) 30 triệu đồng, mỗi tháng trả lãi lẫn gốc là 1,417 triệu đồng, trả trong 36 tháng. Bà trả góp hằng tháng từ ngày 5-9-2012 đến ngày 28-4-2014 được 29.770.300 đồng thì không trả góp nữa với lý do bản thân mất khả năng chi trả.

Tuy nhiên, vào ngày 20-11-2018, bà Anh nhận được một cuộc điện thoại của một người xưng là Lan, nói bà đến văn phòng Công ty U. (viết tắt, một công ty thu hồi nợ) để giải quyết số nợ còn thiếu Prudential. Người này nói nếu bà Anh không trả số nợ hơn 61 triệu đồng cho Prudential thì Prudential sẽ “bán cho xã hội đen” với số nợ lên đến 158 triệu đồng. Ngày 28-11-2018, bà Anh cũng đã nhận được một thông báo xử lý nợ xấu của Công ty U. thay mặt Prudential với số tiền nợ 158 triệu đồng.

Sau đó, trong tháng 11 và 12-2018, bà Anh thường xuyên nhận được những cuộc điện thoại của công ty thu hồi nợ yêu cầu bà phải trả số tiền trên. Cảm thấy bất an, bà Anh đã ghi âm lại các cuộc gọi và báo công an. “Tôi mong muốn được trả nợ theo pháp luật một cách rõ ràng, chứ số tiền bị đòi nợ quá cao, quá vô lý, tôi không biết thì làm sao mà trả” - bà Anh nói.

Nhân viên đánh giá cuộc gọi thu hồi nợ prudential năm 2024

Bà Châu Kiều Nguyệt Anh bất an trước thông báo đòi nợ 158 triệu đồng của công ty thu hồi nợ. Ảnh: HÒA BÌNH

Prudential và công ty thu hồi nợ nói gì?

Để tìm hiểu những thông tin trên, phóng viên Pháp Luật TP.HCM đã liên hệ với Prudential để xác minh về trường hợp của khách hàng Châu Kiều Nguyệt Anh. Trả lời về những thắc mắc trên, bà Lê Quế Hương, Giám đốc trải nghiệm khách hàng, thương hiệu và truyền thông Công ty Prudential Finance, cho biết: Từ tháng 5-2014, nhân viên thu hồi nợ của Prudential đã gửi đi rất nhiều thông báo, cuộc gọi, tin nhắn yêu cầu thanh toán khoản vay đến các địa chỉ và số điện thoại bà Anh cung cấp nhưng bà vẫn không hoàn trả các khoản nợ quá hạn của mình.

Vậy nên trường hợp của bà Anh được đưa vào danh sách nợ xấu và chuyển sang dịch vụ thu hồi nợ là Công ty U.

Số nợ của bà Anh được Prudential cung cấp như sau: Khoản vay 30 triệu đồng nhận ngày 16-8-2012. Phương thức trả nợ gốc và lãi mỗi tháng một lần. Thời hạn vay 36 tháng. Tính đến tháng 12-2018, số nợ của bà Anh như sau: Số tiền bà Anh đã trả là 29.770.300 đồng, tổng nợ gốc quá hạn: 15.799.600 đồng, tổng nợ lãi phát sinh trên nợ gốc quá hạn 42.831.453 đồng, tổng nợ lãi chậm trả: 4.045.000 đồng. Do đó, tổng dư nợ quá hạn tính đến tháng 12-2018 là 62.676.053 đồng.

Nếu điều kiện hiện tại khách hàng không có khả năng thanh toán một lần đầy đủ khoản nợ quá hạn nêu trên, Prudential có thể cân nhắc đề xuất kế hoạch trả nợ khả thi nhằm giúp khách hàng tất toán khoản vay sớm và cải thiện lịch sử tín dụng.

Chúng tôi đặt câu hỏi vì sao tổng dư nợ quá hạn của bà Anh là hơn 62 triệu đồng mà bị gửi giấy đòi nợ đến 158 triệu đồng? Bà Lê Quế Hương chỉ trả lời rằng: “Đối với thông tin chưa chính xác về khoản tiền phạt do nhân viên của bên cung cấp dịch vụ thu hồi nợ đưa ra, chúng tôi rất trân trọng cám ơn khách hàng và báo đã phản ánh để kịp thời chấn chỉnh”.

Chưa hài lòng với câu trả lời này, chúng tôi liên hệ phía Công ty U. Bà Lưu Yến Vy, trưởng bộ phận thu hồi nợ, đã lý giải với chúng tôi việc này như sau: “Vì lý do bảo mật thông tin khách hàng, nhân viên USBS khi đi thu hồi nợ không được cầm theo tài liệu mà chỉ coi thông tin khách hàng qua một cái app của công ty. Do app bị lỗi, màn hình điện thoại nhỏ khó nhìn nên nhân viên của công ty đã nhìn sai, viết tay số nợ gốc của bà Anh đã được làm tròn từ 15,8 triệu đồng thành 158 triệu đồng” (?).

Prudential đã yêu cầu kỷ luật nhân viên bên thu hồi nợ

Về phản ánh của bà Châu Kiều Nguyệt Anh cho rằng bị nhân viên thu hồi nợ gây bất an, bà Lê Quế Hương thông tin: Qua xác minh cho thấy đơn vị thực hiện dịch vụ thu hồi nợ chưa tuân thủ quy định về tư cách đạo đức nhân viên thu nợ và chuẩn mực dịch vụ của Prudential Finance, dẫn đến sự không hài lòng của khách hàng. “Chúng tôi đã chính thức cảnh cáo bên cung cấp dịch vụ thu hồi nợ và yêu cầu xử lý kỷ luật ở mức cao nhất đối với nhân viên đã có hành vi vi phạm” - bà Hương cho biết.

Theo Prudential, đây là hoạt động thanh tra có định kỳ thuộc kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định của pháp luật thanh tra và pháp luật kinh doanh bảo hiểm.

Nhân viên đánh giá cuộc gọi thu hồi nợ prudential năm 2024
Ông Phương Tiến Minh, Tổng Giám Đốc Prudential Việt Nam. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Ngày 1/7, Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam (Prudential) thông tin phản hồi cho báo chí về Kết luận thanh tra số 812/KL-BTC.

[Kênh đại lý bán bảo hiểm qua các ngân hàng có nhiều sai phạm]

Về kết luận thanh tra có đề cập một số vấn đề còn tồn tại trong quá trình hoạt động kinh doanh bảo hiểm, ông Phương Tiến Minh, Tổng Giám Đốc Prudential Việt Nam khẳng định Prudential đề cao việc tuân thủ và phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý.

Đối với những vấn đề liên quan đến quản lý chất lượng đại lý được đề cập trong kết luận thanh tra, ông Minh trao đổi Prudential đã chủ động phối hợp với các đối tác để thường xuyên giám sát, phát hiện và áp dụng các biện pháp nội bộ kiểm soát chất lượng. Tất cả những trường hợp đại lý vi phạm được nêu trong kết luận thanh tra lần này cũng đã được Prudential xử lý theo quy định nội bộ của công ty ngay tại thời điểm năm 2021.

Prudential cũng thực hiện hơn 400 cuộc đánh giá dưới hình thức “mua hàng ẩn danh” trong năm 2021, để kiểm tra chất lượng tư vấn của đại lý bảo hiểm, nhân viên ngân hàng. Năm 2022, số lượng cuộc “mua hàng ẩn danh” tăng hơn 70% với gần 700 cuộc đánh giá.

Trong 6 tháng của năm, ông Minh chia sẻ Prudential đã phối hợp cùng các ngân hàng đối tác thực hiện 100% cuộc gọi kiểm tra chất lượng bán hàng, nhằm đảm bảo khách hàng được tư vấn đúng và đủ. Đây là căn cứ đồng thời giúp khách hàng hiểu rõ quyền lợi khi tham gia bảo hiểm. Bên cạnh đó, Prudential đã chú trọng hơn đến việc thẩm định hợp đồng bảo hiểm đầu vào, đảm bảo khách hàng tham gia bảo hiểm đúng nhu cầu và khả năng tài chính./.

Nhân viên đánh giá cuộc gọi thu hồi nợ prudential năm 2024
Hoạt động thanh tra này đã giúp Prudential tích cực tìm ra các giải pháp để cải thiện và củng cố các hoạt động kiểm soát chất lượng bán hàng. (Ảnh: PV/Vietnam+)