Nguyên thần là gì trong tử vi

Tương truyền, Hoàng Đế bái kiến Quảng Thành Tử tại Không Động Sơn, sau dốc lòng tu đạo, năm 120 tuổi đắc đạo thành tiên, cưỡi rồng bạch nhật phi thăng. Lão Tử đã truyền lại Đạo Đức Kinh 5000 chữ, và cưỡi trâu xanh về phía tây ra khỏi ải Hàm Cốc, đời sau tôn xưng ông là “Đạo đức Thiên tôn”.

“Phong Thần diễn nghĩa“, chuyện về Khương Tử Nha thay Nguyên Thủy Thiên Tôn phong thần. Rốt cuộc người và thần có quan hệ gì? “nguyên thần” của con người vì sao lại có chữ “thần”?

“Tam bảo” của sinh mệnh

Y học cổ đại và Đạo giáo của Trung Quốc đều cho rằng “Tinh”, “Khí” và “Thần” là ba báu vật của sinh mệnh, được gọi chung là “Tam bảo” của sinh mệnh. “Ba Bảo vật” của sinh mệnh không chỉ đại diện cho các yếu tố của sinh mệnh, mà còn thể hiện tầng thứ cao thấp của sinh mệnh.

“Tinh” là hữu hình, “Khí” và “Thần” là vô hình; trong ba loại này thì “Thần” có cấp độ cao nhất, vi lạp là nhỏ nhất và năng lượng lớn nhất, và là chủ thể thực sự của sinh mệnh con người.

“Tinh”, “Khí” và “Thần” của sinh mệnh thì “thần” còn được gọi là “nguyên thần”, tương tự như ” linh hồn” trong Cơ Đốc giáo phương Tây thường nói đến.

Tại sao “nguyên thần” lại có từ “thần”? So với “thần” trong Thần tiên mà chúng ta vẫn nói đến có giống nhau không? Thực ra là như nhau, bởi vì “nguyên thần” của con người đến từ thế giới của “Thần” (Thiên quốc), nên “nguyên thần” của con người cũng giống như “Thần”, là thánh khiết, trong sáng và thiện lương.

“Nguyên thần” (linh hồn) của con người

“Nguyên thần” là cần thiết để tạo thành một con người hoàn chỉnh, vì vậy trong “Hoàng đến nội kinh” nói: “Những người thiếu nguyên thần sẽ chết, còn những người còn nguyên thần thì sống.” Đạo gia giảng rằng “nguyên thần” của con người trong ẩn trong nê hoàn cung (còn gọi là tuyến tùng trong y học hiện đại); “nguyên thần” có thể hoán vị và thường ngụ tại tim, nên y học Trung Quốc nói “tâm tàng thần”, và “nguyên thần” còn thường được gọi “tâm linh”.

Con người có đạo đức và trái tim thiện lương vì họ có nguyên thần (linh hồn), đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa con người và động vật.

Con người có hai phần: “bản ngã tiên thiên” và “bản ngã hậu thiên”; “bản ngã tiên thiên” chính là “nguyên thần”, là thần thánh và thiện lương; còn “ bản ngã hậu thiên” là tư tưởng không tốt được hình thành trong cuộc sống.

“Bản ngã tiên thiên” đến từ Thiên, và biểu hiện của nó là Phật tính; “bản ngã hậu thiên” đến từ địa, và biểu hiện của nó là những quan niệm của con người.

“Thần” không phải là mê tín

Con người hiện đại tin vào khoa học và nghĩ rằng “Thần” là mê tín và phi khoa học; tuy nhiên, hai nhà khoa học vĩ đại nhất, Newton và Einstein, đều tin vào sự tồn tại của Chúa. Newton nói: “Vạn vật trong vũ trụ, nhất định phải có một vị Thần toàn năng điều khiển và cai trị. Ở cuối kính viễn vọng, tôi đã nhìn thấy dấu vết của Thần“.

Einstein nói: “Vũ trụ có bao nhiêu hành tinh, và mỗi hành tinh quay theo một quỹ đạo nhất định, và sự sắp xếp này chính là quyền năng của Chúa.” Do đó, nhiều hiện tượng của thế giới “vô hình” không thể kiểm chứng bằng khoa học hiện nay, nhưng không thể nói nó không tồn tại.

Nguyên thần sinh cho dụng thần vì thế để luận đoán quẻ kinh dịch được chính xác ta phải xem Nguyên thần hữu lực hay vô khí, vượng tướng, hưu tù như thế nào, để đưa ra kết quả tốt nhất. Chúng ta hãy đến với bài tiếp theo trong phần cách luận đoán quẻ dịch.

Mục lục nội dung

1. Nguyên Thần hữu lực có 5 loại

1.1 Vượng tướng.

Nguyên thần vượng tướng khi Lâm Nhật. Lâm Nguyệt. Nhật, Nguyệt, Động hào sinh phò.

  • Ngày Sửu chiêm Quẻ mà Nguyên Thần là Sửu : Gọi là Lâm Nhật.
  • Ngày Sửu hành Thổ mà Nguyên Thần hành Kim ( Thân – Dậu ) Thổ sinh Kim : Gọi là Nhật sinh.
  • Hào Động là Kim mà Nguyên Thần hành Thủy. Kim sinh Thủy: Gọi là Động Hào sinh.
  • Tháng Dần chiêm Quẻ mà Nguyên Thần là Dần : Gọi là Lâm Nguyệt.
  • Tháng Dần chiêm Quẻ mà Nguyên Thần hành Hỏa ( Tỵ – Ngọ ): Gọi là Nguyệt sinh.
Nguyên thần là gì trong tử vi
Cách luận giải quẻ dịch

1.2. Nguyên Thần Động hóa Hồi đầu Sinh hoặc hóa Tiến

Như Nguyên Thần là Sửu động hóa Ngọ. Sửu hành Thổ. Ngọ hành Hỏa. Hỏa quay lại sinh cho Thổ : Gọi là Hồi đầu Sinh. Hoặc như Nguyên Thần là Dần động hóa Mão (Dần Mão cùng hành Mộc): Gọi là hóa Tiến.

Lưu ý hào động và hào biến phải cùng Hành như :

Thân hóa Dậu – Dần hóa Mão – Tỵ hóa Ngọ – Hợi hóa Tí – Sửu hóa Thìn – Thìn hóa Mùi – Mùi hóa Tuất – Tuất hóa Sửu mới gọi là TIẾN.

1.3. Nguyên Thần Trường sinh hoặc Đế vượng tại Nhật, Nguyệt Thần.

Như Nguyên Thần hành Mộc (Dần – Mão) mà Hợi là Nhật (hay Nguyệt) Thần. Mộc trường sinh tại Hợi: Gọi là Nguyên Thần Trường sinh tại Nhật (hay Nguyệt) Thần.

Hoặc như Nguyên Thần hành Hỏa (Tỵ – Ngọ) mà Ngọ là Nhật (hay Nguyệt) . Hỏa trường sinh tại Dần, Vượng tại Ngọ và Mộ tại Tuất.: Gọi là Nguyên Thần Đế Vượng tại Nhật (hay Nguyệt) Thần. Nếu như Nguyên Thần là hào Ngọ thì cũng có thể gọi là Nhật (hay Nguyệt) Kiến

Hoặc như Nguyên Thần hành Thổ (Thìn – Tuất – Sửu – Mùi). Thổ trường sinh tại Thân, Vượng tại Tí và Mộ tại Thìn. Ngày Thân hay tháng Thân chiêm Quẻ thì gọi là Trường Sinh tại Nhật hay Nguyệt. Như ngày Tí (hay Tháng) chiêm Quẽ thì gọi là Đế Vượng tại Nhật (Nguyệt) Thần.

1.4. Nguyên Thần và Kỵ Thần cùng Động

Kỵ Thần Động thì khắc Dụng Thần, mà lại đi sinh cho Nguyên Thần. Trong Quẻ Nguyên Thần an tỉnh, chỉ Kỵ Thần Động thì Dụng Thần phải chịu bị khắc. Nhưng nếu Nguyên Thần cũng Động thì Kỵ Thần sẽ đi sinh cho Nguyên Thần. Nguyên Thần được Kỵ Thần sinh thì lại càng Mạnh để đi sinh cho Dụng Thần.

Phép này gọi là Phép: THAM SINH KỴ KHẮC trong Ngũ Hành.

Như Dụng Thần là Tỵ hành hỏa thì Nguyên Thần là hai hào Dần và Mão hành Mộc (Mộc sinh Hỏa) và Kỵ Thần là hai hào Tí và Hợi hành Thủy (Thủy khắc Hỏa). Nếu chỉ Kỵ Thần động , nghĩa là hào Tí hay Hợi động. Tí Hợi hành Thủy sẽ khắc chế Dụng Thần Tỵ Hỏa. Nhưng nếu trong Quẻ có hào Dần hay Hào Mão Động thì hai hào Tí và Hợi (hành Thủy) sẽ THAM đi sinh cho hào Dần và mão (hành Mộc) . Nguyên Thần Dần Mão (hành Mộc) sẽ được thêm lực đi sinh cho Dụng Thần làTỵ (hành Hỏa).

1.5. Nguyên Thần lâm Không mà Vượng Động

Như Quẻ Chiêm vào ngày Bính Tuất mà Nguyên Thần là hào Ngọ hay hào Mùi. Ngày Bính Tuât thuộc con nhà Giáp Thân thì Ngọ Mùi Không Vong. Gọi là : Nguyên Thần lâm Không.

Nhưng nếu Chiêm vào Mùa Xuân thì Hỏa Tướng hay chiêm vào mùa Hạ thì Hỏa Vượng mà hào Ngọ Động thì Ngọ là Nguyên Thần vẫn hữu lực để có thể đi sinh cho Dụng Thần.

2. Nguyên Thần tuy xuất hiện nhưng vô lực, không sinh được Dụng Thần

Tuy nguyên thần xuất hiện nhưng không có lực thì không thể sinh cho dụng thầnCó 5 Loại:

2.1. Nguyên Thần bị Hưu Tù, không Động

Khi nguyên thần rơi vào hưu tù, Hoặc Động mà bị Hưu Tù, bị thương khắc. Như Nguyên Thần hành Thoå mà chiêm Quẻ vào mùa Xuân – Xuân Vô Thổ, Hạ vô Kim – thì Nguyên Thần bị Chân Không, hưu tù, vô khí , cho dù có Động cũng không có khả năng sinh được Dụng Thần.

Hoặc như Nguyên Thần là Tỵ hành hỏa động biến Hợi hành Thủy. Thủy quay lại khắc Hỏa gọi là Hồi đầu khắc. Nguyên Thần động bị Hồi đầu Khắc mất Lực cho nên không thể đi sinh cho Dụng Thần.

2.2.Nguyên Thần Hưu Tù lại bị Tuần Không, Nguyệt Phá

Như Nguyên Thần hào Dậu hành Kim mà chiêm Quẻ vào ngày Ất Hợi- Ất Hợi thuộc con nhà Giáp Tuất thì hai hào Thân và Dậu bị Không Vong. Nếu như Chiêm Quẻ vào tháng 2 là tháng Mão.

Mão Dậu tương Xung gọi là Nguyên Thần Bị Nguyệt Phá ( Hào nào bị Nguyệt Xung đều gọi là Phá). Hào bị Phá là hào không có uy lực để đi sinh hay đi khắc các hào khác trong Quẻ

2.3. Nguyên Thần bị hưu tù lại bị Hóa Thoái:

Hóa Tiến hay Hóa Thoái cũng phải cùng Hành. Như Dần động biến Mão (Dần Mão cùng hành Mộc) là Hóa Tiến.  Mão động biến Dần – Ngọ động biến Tỵ – Dậu động biến Thân – Tí động biến Hợi – Thìn động biến Sửu – Sửu động biến Tuất – Tuất động biến Mùi – Mùi động biến Thìn là Hóa thoái.

Nguyên thần là gì trong tử vi
lục thân Ngũ thần trong quẻ dịch

Nguyên Thần bị Hưu Tù mà động hóa Thoái thì không đủ Lực để đi sinh cho Dụng Thần. Nguyên Thần Hữu Lực mà hóa Thoái thì trước mắt không Thoái nhưng rồi sẽ cũng phải thoái.

(Người Xưa cho rằng hể Âm động thì gọi là Hóa. Dương động thì gọi là Biến – Trong tập này thì Hóa cũng có nghĩa như Biến – Biến cũng là Hóa)

2.4. Nguyên Thần bị Khắc, bị Mộ, bị Tuyệt

  • Nguyên Thần bị Nhật, Nguyệt Khắc chế là bị hưu tù không đủ lực sinh cho Dụng Thần.
  • Nguyên Thần bị Mộ bị Tuyệt tại Nhật hay Nguyệt Thần là bị Vô Khí không thể sinh cho Dụng Thần.
  • Nguyên Thần hành Mộc (Dần – Mão) bị Mộ tại Mùi và Tuyệt tại Thân. Hành Hỏa (Tỵ – Ngọ) bị Mộ tại Tuất và Tuyệt tại Hợi.
  • Hành Kim (Thân – Dậu) bị Mộ tại Sửu và Tuyệt tại Dần.
  • Hành Thủy (Tí – Hợi) và hành Thổ (Thìn – Tuất – Sửu – Mùi) Mộ tại Thìn và Tuyệt tại Tỵ.

2.5.  Nguyên Thần bị hưu tù động hóa Mộ, Tuyệt, khắc, Phá, tán

Như Mùa Xuân chiêm Quẻ, Nguyên Thần hành Thổ động biến Thìn là biến Mộ, biến Tỵ là biến Tuyệt, biến Dần, Mão là biến Khắc. Mùa Hạ chiêm quẻ, Nguyên Thàn hành Kim động biến Sửu là biến Mộ, biến Dần là biến Tuyệt, biến Tỵ Ngọ là biến Khắc

Mùa Thu chiêm Quẻ, Nguyên Thần hành Mộc động biến Mùi là biến Mộ, biến Thân là biến Tuyệt, biến Dậu là biến Khắc.

Mùa Đông chiêm Quẻ, Nguyên Thần hành Hỏa động biến Tuất là biến Mộ, biến Hợi là biến Tuyệt, biến Tí là biến Khắc.

Các Tháng 3, tháng 6, tháng 9 và tháng 12 là các tháng hành Thổ chiêm Quẻ, Nguyên Thần hành Thủy động biến Thìn là biến Mộ, biến Tỵ là biến Tuyệt, biến Sửu, Mùi, Tuất là biến Khắc.

Trường hợp Nguyên Thần động hóa Xung với Nhật Thần gọi là Hóa Tán. Hóa Xung với Nguyệt Thần goị là Hóa Phá. Như Tháng Dần chiêm Quẻ mà Nguyên Thần Động biến Thân. Thân với Dần Tương Xung gọi là Hóa Phá. Nhưng nếu Ngày Dần chiêm Quẻ mà hào động biến Thân thì gọi là Hóa Tán.

Hào Động biến Khắc, biến Mộ, biến Tuyệt, biến Phá, biến Tán, biến Thoái, biến Không Vong thì uy lực bị giãm sút, không còn khả năng đi sinh đi khắc các hào khác trong quẻ.

Vậy là chúng ta vừa trải qua phần hai tìm hiểu Nguyên Thần trong quẻ kinh dịch trong bài học cách luận đoán quẻ kinh dịch, chúc các bạn luôn tinh tấn.