Người học có quyền lợi gì?

Khi thực hiện điều này, có 2 vấn đề cần phải quan tâm: Học phí tăng liệu có đi kèm cùng cam kết tăng chất lượng? Làm sao để học phí không là rào cản để người học theo đuổi việc học.

Khi Việt Nam đã hội nhập, ngày càng nhiều sinh viên (SV) ra nước ngoài học tập, các trường quốc tế mở rộng hoạt động ở Việt Nam, Bộ GD-ĐT cũng đang xây dựng chuẩn chương trình đào tạo với mong muốn SV Việt Nam ra trường có thể đạt chuẩn cùng khu vực và tiến xa hơn là thế giới thì các trường đại học buộc phải thay đổi mạnh mẽ. Sẽ khó thực hiện được điều này nếu học phí thấp, nhất là khi hiện nay chi phí đầu tư trung bình cho một SV ở Việt Nam rất thấp so với khu vực.

GS Phạm Phụ, nguyên giảng viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, nhiều lần đề nghị tăng suất đầu tư cho SV mỗi năm. Theo ông, mức đầu tư này ở Việt Nam quá thấp, chỉ khoảng 1.000 USD/năm, và nên tăng lên khoảng 2.100 USD/SV/năm. Theo các chuyên gia, suất đầu tư cho SV và học phí thấp không đủ để đảm bảo chất lượng, nhất là yêu cầu chất lượng cao.

Tuy nhiên, trong điều kiện Việt Nam thì nâng suất đầu tư cho SV không dễ thực hiện nên tăng học phí cũng như tìm nguồn hỗ trợ khác bên ngoài như tài trợ từ các tổ chức, cá nhân, nguồn thu từ nghiên cứu khoa học, dịch vụ là giải pháp. Chưa kể, đối với các trường đại học tự chủ, các khoản chi thường xuyên từ nhà nước sẽ bị cắt nên các trường phải bù bằng việc tăng học phí.

Vì vậy, tăng học phí đại học là điều tất yếu nhưng phải đảm bảo 2 yêu cầu được nhắc ở trên.

\n

Về yêu cầu tăng chất lượng đào tạo, trên nguyên tắc, các trường phải có trách nhiệm giải trình, công khai thông tin về chất lượng đào tạo đến người học. Tuy nhiên, trong thực tế không dễ kiểm soát được điều này. Vấn đề là làm sao để ngay từ những điều có thể nhìn thấy được, người học phải biết chất lượng đào tạo đang được cải thiện ứng với học phí đã đóng. Chẳng hạn đó là cơ sở vật chất, là chất lượng giảng viên, điều kiện học tập, thực tập, chương trình đào tạo… Vì thế, với yêu cầu này, cần phải có cơ chế thanh, kiểm tra rõ ràng, chế tài thích đáng để các trường thực hiện đúng cam kết.

Không để bất cứ ai ở lại phía sau. Quan điểm này cần phải được thực thi nhất quán trong giáo dục. Vì thế, tăng học phí mà không cản trở SV nghèo tiếp tục học tập, đảm bảo công bằng xã hội là bài toán mà nhà nước và bất cứ nhà trường nào cũng phải đặt lên hàng đầu. Giải pháp là chính sách miễn giảm học phí, học bổng, quỹ cho SV vay vốn. Sau khi ra trường, SV tìm việc làm sẽ trả tương ứng với mức lương có được. Nói cách khác, SV chuyển chi trả cho việc học từ hiện tại sang tương lai. Điều này, các nước tiên tiến trên thế giới đều thực hiện.

Cho nên quan trọng hơn vấn đề tăng học phí là các trường đại học phải đảm bảo được quyền lợi của người học, có lộ trình hợp lý, có chính sách rõ ràng, tránh tình trạng “té nước theo mưa”.

Khái quát về người học theo quy định của Luật giáo dục? Nhiệm vụ và quyền của người học theo quy định của Luật giáo dục?

Nói đến vấn đề học hành thì không thể nào nói đến việc học là chốc lát có có thể kết thúc vào một thời gian nào đó và việc học được cha ông ta đi trước nhận định là một trong những việc làm cả đời và không thể ngừng lại ở một giai đoạn nào đó. Bởi vì học tập, học hành và học hỏi  đều được xác định là quá trình học và là quá trình đạt được sự hiểu biết, kiến thức về các hành vi hay những kỹ năng, giá trị, thái độ và sở thích mới có trong cuộc sống, trong sách vở mà các nhà khoa học nhà nghiên cứu hoặc thậm chí là những kiến thức dân gian mà cha ông ta đã để lại. Theo như nhận định của tác giả thì quá trình học tập của một con người được nhận định từ khi họ mới được sinh ra hoặc có thể là được biết đến hoạt động học tập ở trước đó. Và việc học tập này được các chủ thể tiếp tục thực hiện cho đến khi chết do hệ quả của những tương tác liên tục giữa con người và môi trường của họ.

Lĩnh vực trong học tập là muôn và và không ai có thể tự mình giới hạn được sự học tập bao gồm trong những nội dung như thế nào mà mỗi hoạt động, mỗi thứ mà chúng ta nhìn thấy thì đều được nhận định là việc chung ta đang tiếp thu và nhận thức về nó. Tuy nhiên việc học tập của con người thông thường và việc học tập của người học được quy định trong Luật giáo dục thì có nội dung như thế nào? Và đồng thời thì trong Luật giáo dục quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của ở học ra sao? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ gửi tới quý bạn đọc nội dung về nhiệ vụ và quyền hạn của người học như sau:

Người học có quyền lợi gì?

Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568

Cơ sở pháp lý: Luật Giáo dục năm 2019

1. Khái quát về người học theo quy định của Luật giáo dục

Trước khi vào tìm hiểu về nhiệm vụ và quyền hạn của người học được quy định trong Luật Giáo dục có nội dung như thế nào? Thì trước hết theo như quy định tại mục 1 này tác giả sẽ gửi tới quý bạn đọc về nội dung khái quát định nghĩa người học trong Luật Gáo dục để quý bạn đọc hiểu rõ hơn về đối tường này:

Trên cơ sở quy định tại Điều 80 có quy định về định nghĩa của người học ở đây đó chính là người đang học tập tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Đồng thời thì cũng theo như quy định tại điều này thì người học được quy định bao gồm các đối tượng được biết đến đó là: Trẻ em ở các cơ sơ mầm non; Học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông, đào tạo nghề, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp, trường dự bị đại học; Sinh viên đại học, cao đẳng; Học viên của cơ sở đào tại thạc sỹ, Nghiên cứu sinh của cơ sở đào tạo tiến sỹ; Học viên theo học chương trình giáo dục thường xuyên.

Như vậy, có thể hiểu rằng những chủ thể tham gia học tập trong hệ thống giáo dục quốc dân và được pháp luật hiện hành quy định thì sẽ được xác định là người học theo như quy định của Luật Giáo Dục này. Do đó, những đối tượng là người học này sẽ được quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của người học theo như quy định tại Luật Giáo dục này với nội dung như thế nào?

2. Nhiệm vụ và quyền của người học theo quy định của Luật giáo dục

Trên cơ sở quy định tại Luật Giáo dục này thì người học cũng được xác định như những chủ thể khác thì cũng đucợ quy định là những quyền và nghĩa vụ mà chủ thể này phải thực hiện khi tham gia vào hoạt động học tập tại các cơ sở giáo dục quốc dân theo như quy định. Đồng thời thì nhiệm vụ của người học được Luật Giáo dục quy định rất cụ thể tại Điều 82 thì đối với quyền của người học cũng được Luật này quy định tại Điều 83. Trong đó người học có những nhiệm vụ và quyền hạn được pháp luật hiện hành quy định với nội dung như sau:

Xem thêm: Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong luật giáo dục

Thứ nhất, nhiệm vụ của người học được quy định theo Điều 82 Luật Giáo dục năm 2019

“1. Học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục, quy tắc ứng xử của cơ sở giáo dục.

2. Tôn trọng nhà giáo, cán bộ và người lao động của cơ sở giáo dục; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện nội quy, điều lệ, quy chế của cơ sở giáo dục; chấp hành quy định của pháp luật.

3. Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe và năng lực.

4. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của cơ sở giáo dục.

5. Góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của cơ sở giáo dục”.

Từ quy định vừa được nêu ra ở trên thì có thể thấy rằng, đối với người học thì sẽ được quy định những nhiệm vụ cơ bản nhất có liên quan đối với việc học đó là nghĩa vụ học tập và rèn luyện theo như chương trình, kế hoạch giáo dục, quy tắc ứng xử mà pháp luật quy định. Đây có thể được xem là một trong những nhiệm vụ chính để người học có thể hoàn thành tốt được quá trình học tập của mình theo như quy định của pháp luật hiện hành. Bên cạnh đó thì một trong những truyền thống của ngành giáo dục Việt nam đó chính là “Tôn sư trọng đạo” là việc người học phải thực hiện các hoạt động và thái độ của mình tôn trong đối với nhà giáo, cán bộ và người lao động của cơ sở giáo dục.

Không những thế mà pháp luật còn đua ửa các nhiệm vụ giúp người học liên kết lại với nhau để giúp đỡ nhau trong quá trình học tập và đời sống thường này và đây được biết đến là một trong những bản chất của người Việt nam đó là tính đoàn kết trong nhưng hoạt động.

Xem thêm: Đưa vào cơ sở giáo dục là gì? Áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc?

Thứ hai, theo như quy định tại Điều 83 Luật Giáo dục thì người học được quy định bao gồm các quyền như sau:

Một là, người học theo như quy định này được giáo dục và học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân trong quá trình học tập quốc dân.

Hai là, người học theo như quy định này được tôn trọng; bình đẳng về cơ hội giáo dục và học tập; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh; được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình.

Ba là, người học theo như quy định này được học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban, được tạo điều kiện để học các chương trình giáo dục theo quy định của pháp luật.

Bốn là, người học theo như quy định này được học tập trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.

Năm là, người học theo như quy định này được cấp văn bằng, chứng chỉ, xác nhận sau khi tốt nghiệp cấp học, trình độ đào tạo và hoàn thành chương trình giáo dục theo quy định.

Sáu là, người học theo như quy định này đượcược tham gia hoạt động của đoàn thể, tổ chức xã hội trong cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật.

Bảy là, người học theo như quy định này được sử dụng cơ sở vật chất, thư viện, trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể dục, thể thao của cơ sở giáo dục.

Xem thêm: Giáo dục phổ thông là gì? Cơ sở giáo dục phổ thông bao gồm cấp nào?

Tám là, người học theo như quy định này được quy định thực hiện một số quyền khác được quy định rất cụ thể và chi tiết trong Luật Giáo dục.

Trong Quyền đầu tiên của người học theo như quy định của Luật Giáo dục vừa được nêu ra ở trên thì tác giả nhận định và lập luận rằng học sinh nên có quyền tự do ngôn luận và chia sẻ những thắc mắc của họ với nhau và với giáo viên. Từ quy định này có thể thấy được sự khuyết kính và thúc đẩy phát triển của người học. Việc này giúp người đọc tự chủ hơn trong hoạt động học tập của mình mà không bị thụ động và áp đặt trước nội dung lý thuyết mà giáo viên áp đặt trong quá trình học tập của người học này.

Trong khi các trường học được phép thiết lập quy định về trang phục, học sinh có quyền thể hiện bản thân. Tất cả các quy tắc ăn mặc thường được sử dụng để nhắm mục tiêu và làm xấu hổ các cô gái, buộc học sinh tuân theo định kiến ​​giới và trừng phạt những học sinh mặc trang phục có thông điệp chính trị và phản văn hóa. Những chính sách như vậy có thể được sử dụng để che đậy sự phân biệt chủng tộc, bằng cách nhắm mục tiêu vào học sinh da màu trên các biểu tượng “băng đảng” được cho là hoặc trừng phạt học sinh để tóc tự nhiên và để tóc. Quy định về trang phục cũng có thể vi phạm quyền tôn giáo của học sinh bằng cách cấm tràng hạt, khăn trùm đầu và các biểu tượng tôn giáo khác. Các trường học phải đề phòng rằng một loại trang phục nào đó có thể gây ảnh hưởng đến các hoạt động của trường. Họ không thể sử dụng quy định về trang phục để trừng phạt trẻ em gái, người da màu, chuyển giới và sinh viên không phù hợp giới tính và tự do ngôn luận. Nếu bạn được yêu cầu tuân thủ quy định về trang phục mà bạn cho là phân biệt đối xử, hãy liên hệ với ACLU. Tuân thủ quy định về trang phục sẽ không ngăn cản bạn thách thức nó vào một ngày sau đó.