Người anh hùng cắm cờ him lam là ai

ANTT.VN – Chớp thời cơ nhanh chóng, cờ giải phóng phần phật bay trước gió từ bàn tay của những anh hùng quả cảm như Nguyễn Hữu Oanh, Phạm Văn Lãi, Nguyễn Văn Cẩn…

Tin liên quan

Một trong những biểu tượng quyết thắng của quân ta trong những trận chiến lịch sử như trận Điện Biên Phủ (1954), Chiến dịch mùa xuân năm 1975 là lá cờ dân tộc:

Cờ Quyết chiến Quyết thắng trên đồi Him Lam

Trận đánh Him Lam ngày 13 tháng 3 năm 1954 mở đầu cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây là cuộc đối đầu quyết định giữa Quân đội nhân dân Việt Nam và Quân đội viễn chinh Pháp trong chiến tranh Đông Dương.

Trong trận này, Đại đội 243 được trung đoàn chọn giao nhiệm vụ là mũi chủ công của Tiểu đoàn 11, có nhiệm vụ đánh chiếm mỏm 1, cứ điểm Him Lam mở màn chiến dịch. 17 giờ, cấp trên phát lệnh nổ súng đánh Him Lam. Sau 3 giờ chiến đấu quyết liệt, Tiểu đoàn 428 chiếm được mỏm 2 và 3. Nhưng hướng mỏm 1, địch trong cứ điểm kháng cự rất quyết liệt, nhiều đoạn hào bị địch đánh mìn san lấp. Trung đội 7 bộc phá của Đại đội 243 sau khi phá được 7 hàng rào, đến hàng rào cuối cùng thì bất ngờ bị 2 hỏa điểm địch bắn chéo trước cửa mở như vãi đạn. Lợi dụng lúc địch tạm ngừng bắn, bộc phá viên dự bị xông lên nhưng chưa kịp điểm hỏa thì hy sinh. Phát hiện được hỏa điểm ngầm của địch, chỉ huy đại đội điều 4 đại liên chế áp quyết liệt và bộ phận bộc phá nhanh chóng phá bung hàng rào cuối cùng của địch.

Chớp thời cơ, Tiểu đội trưởng xung kích Nguyễn Hữu Oanh dẫn đầu tiểu đội lao vào trung tâm cứ điểm. Bị địch bắn chặn, Oanh nhanh chóng phân công 5 chiến sĩ đánh các lô cốt nhỏ, anh đánh lô cốt mẹ. Sau khi lừa địch, bằng động tác rất mau lẹ, Oanh áp sát cửa lô cốt và chỉ cần một quả thủ pháo, bọn địch trong lô cốt đã bị anh diệt gọn.

Người anh hùng cắm cờ him lam là ai

Lá cờ Quyết chiến Quyết thắng trên đồi Him Lam (nguồn: Internet)

Thừa thắng, Oanh lao lên nóc lô cốt, phất mạnh lá cờ Quyết chiến Quyết thắng mấy vòng ra hiệu cho toàn đơn vị tràn vào trung tâm, hoàn toàn làm chủ cứ điểm Him Lam. Lúc ấy là 22 giờ 30 phút.

Cờ chiến thắng trên Dinh Độc lập

Vào lúc 9h30 ngày 30-4-1975, một lá cờ giải phóng nửa đỏ nửa xanh với ngôi sao vàng năm cánh đã tung bay hiên ngang trên đỉnh cao tháp nước sân bay Tân Sơn Nhất. Đó là một trong những lá cờ giải phóng đầu tiên được kéo lên trên bầu trời Sài Gòn còn rền vang tiếng súng trong giờ phút hấp hối của chế độ Việt Nam Cộng hòa.

Đại tá Đinh Quốc Kỳ, nguyên cán bộ bảo vệ chính trị nội bộ Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (Đoàn B) cho biết: Trong tấm ảnh ghi lại giờ phút lịch sử ấy có hai người cắm cờ là Phạm Văn Lãi và Nguyễn Văn Cẩn.

Người anh hùng cắm cờ him lam là ai

Anh hùng Phạm Văn Lãi ( nguồn: Internet)

Thượng sỹ Phạm Văn Lãi nhớ lại: Ngày Thứ Bảy 26-4, không khí chuẩn bị chiến đấu trong trại khẩn trương, nhưng bộ đội ta vẫn bình tĩnh chờ lệnh. Hôm ấy, Đội Chiếu phim phục vụ anh em bộ phim "Giải phóng Châu Âu" của Điện ảnh Liên Xô, chiếu cả 5 tập liên tục. Đêm 28 rạng ngày 29, pháo ta nã đạn vào sân bay Tân Sơn Nhất, đạn pháo rơi cả vào bãi chiếu phim. Khoảng 8h00 ngày 30-4, Thiếu tướng Trưởng đoàn Hoàng Anh Tuấn lệnh cho Trung tá Mười Sương, Trưởng ban Chính trị gọi tôi lên giao nhiệm vụ vào kho lấy lá cờ to nhất mang cho vệ binh cắm lên tháp nước”.

Phạm Văn Lãi vào kho, tìm được lá cờ to nhất, bề rộng lá cờ bằng 4 khổ vải. Cứ theo tỷ lệ, có thể thấy lá cờ phải rộng hàng chục mét vuông. Phấn khởi vì được thủ trưởng tin cậy, với nhiệt tình cách mạng của tuổi trẻ, Lãi quyết định trực tiếp treo cờ. Anh ôm lá cờ vào người, chạy băng qua sân Trại đến tháp nước. Dọc đường, anh gọi cảnh vệ Nguyễn Văn Cẩn đi theo. Một đồng chí trong Ban Nghiên cứu dưới hào hỏi vọng lên: "Ai giao cho cậu treo cờ?", Lãi trả lời: "Đây là lệnh của thủ trưởng Phái đoàn và đã được Đảng ủy Đoàn quyết định". Lãi và Cẩn vừa chạy vừa quan sát, các anh nhặt được một đoạn ống nước làm cán cờ và hai sợi dây thép. Đến chân tháp nước, Lãi chui vào lồng bảo vệ trèo lên trước, Cẩn đeo súng ngắn K-54 theo sau. Lên đến đỉnh, Lãi buộc phía trên, Cẩn buộc phía dưới. Kiểm tra mối buộc xong, thấy chắc chắn rồi, Phạm Văn Lãi buông tay, lá cờ no gió mở ra "phật" một tiếng, cuồn cuộn tung bay trên điểm cao của thành phố Sài Gòn.

Hoàng Hà (TH)

Trần Can (1931-7 tháng 5 năm 1954) là một quân nhân của quân đội nhân dân Việt Nam và được truy tặng là Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân. Trần Can tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ và hi sinh tại đây.

Người anh hùng cắm cờ him lam là ai
Trần CanTiểu sửQuốc tịch Việt NamSinh1931
Sơn Thành, Yên Thành, Nghệ AnMất1954Binh nghiệpThuộc
Người anh hùng cắm cờ him lam là ai
Quân đội nhân dân Việt NamNăm tại ngũ1951-1954Đơn vịTrung đoàn 209, Đại đoàn 312Tham chiếnKháng chiến chống PhápKhen thưởngAnh hùng lực lượng vũ trang nhân dân

Trần Can sinh năm 1931, dân tộc Kinh, quê ở xã Sơn Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

 

Mộ Trần Can tại nghĩa trang A1 thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên

Khi tham gia trận Điện Biên Phủ, Trần Can là Đại đội phó bộ binh thuộc Trung đoàn 209, Đại đoàn 312.

Đồi Him Lam

Trong trận đánh đồi Him Lam mở đầu cho chiến dịch Điện Biên Phủ, Trần Can được giao nhiệm vụ chỉ huy tiểu đội đánh thọc sâu để tiêu diệt sở chỉ huy tại đây. Dù hoả lực quân Pháp bắn ra dữ dội nhưng Trần Can vẫn hiên ngang dẫn đầu tiểu đội vượt qua lô cốt tiền duyên để xông vào sở chỉ huy, rồi cắm cờ lên lô cốt. Sau đó, Trần Can chỉ huy tiểu đội tiêu diệt lính Pháp còn lại trong hầm ngầm, bắt sống 25 tên, thu rất nhiều vũ khí.

Trận đánh điểm cao 507

Trong trận đánh điểm cao 507, Trần Can dẫn đầu tiểu đội tấn công quân Pháp, chiếm lấy mỏm cột cờ. Quân Pháp bắn pháo đáp trả và cho lính xung phong chiếm lại. Hai bên giành giật các vị trí quyết liệt. Đơn vị của Trần Can đã cố thủ tốt trước 4 đợt phản kích của quân Pháp.

Trong lần thứ 5, quân Pháp ném lựu đạn trước khi xung phong. Trần Can gan dạ nhặt lựu đạn và ném lại rồi đánh giáp lá cà. Hầu hết đại đội bị thương vong, Trần Can cũng bị thương, nhưng Trần Can vẫn chỉ huy bộ đội cầm cự chiến đấu.

Sáng hôm sau, Trần Can tập trung thương binh nhẹ lại, động viên bộ đội, chấn chỉnh tổ chức, củng cố trận địa. Quân Pháp lại phản kích dữ dội, hòng đánh bật quân Việt Minh để giành lại cửa ngõ tiến vào Mường Thanh. Trần Can chỉ huy đơn vị anh dũng chống trả, giữ vững trận địa, tạo thế tiến vào trung tâm Mường Thanh. Sau đó, Trần Can hy sinh vào sáng ngày 7/5/1954.

Trần Can được tặng thưởng Huân chương Quân công (hạng Nhì, hạng Ba), 2 Huân chương Chiến công hạng nhất, 2 lần được bầu là chiến sĩ thi đua của đại đoàn và được truy tặng là Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân.

Hiện nay ở thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên có một con đường và một trường học mang tên ông. Ở TP Đà Nẵng cũng có con đường mang tên ông

  •   Dữ liệu liên quan tới Trần Can tại Wikispecies

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Trần_Can&oldid=66975677”

Còn ở cứ điểm 1, người đại đội trưởng chỉ huy kiên cường, dũng cảm Hà Văn Nọa thì 50 năm sau mới được truy tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Ở cứ điểm 3, tiểu đội trưởng Trần Can người chỉ huy chiến đấu oanh liệt suốt cả chiến dịch và là người cắm lá cờ chiến thắng đầu tiên trong chiến dịch mở đầu cho những chiến thắng liên tiếp ở Điện Biên Phủ.

Tôi biết Trần Can sau chiến thắng Bản Hoa trong chiến dịch giải phóng Tây Bắc thu đông năm 1952. Lúc đó anh chỉ là chiến sĩ mới nhập ngũ trước chiến dịch vài tháng nhưng tên tuổi của 3 người: Can, Thi, Đối tung hoành liên tục tấn công tiêu diệt địch ở Bản Hoa đã nổi tiếng khắp trung đoàn.

Hồi ấy cứ sau mỗi chiến dịch, đơn vị lại được bổ sung thêm quân số. Anh em rất hân hoan chào đón những chiến sĩ mới, đặc biệt là các chiến sĩ đến từ quê hương Nghệ Tĩnh Xô - Viết rất được mọi người hoan nghênh. Bởi vì, đại đa số anh em đều cần cù chăm chỉ luyện tập, giữ nghiêm kỷ luật và chiến đấu dũng cảm.

Trần Can là một trong những gương mặt tiêu biểu của số chiến sĩ ấy. Trải qua 2 chiến dịch Tây Bắc và Thượng Lào, Trần Can đã trở thành một tiểu đội trưởng cừ khôi của đơn vị chủ công: Tiểu đoàn 130. Anh là một tiểu đội trưởng nghiêm túc, tháo vát và biết chăm sóc cho chiến sĩ trong tiểu đội như một người anh đối với các em trong gia đình. Vì vậy các chiến sĩ rất tin tưởng Trần Can, cũng như Trần Can tin tưởng anh em trong bất kỳ nhiệm vụ nào được cấp trên giao, cho dù trên thao trường cũng như trên chiến trường.

Người anh hùng cắm cờ him lam là ai
Bộ đội tấn công đồi Him Lam. Ảnh: TL

Tôi còn nhớ khi thực hiện nhiệm vụ kéo pháo ra, địch phát hiện đường kéo pháo của ta, chúng ném bom napan xuống một đồi cỏ tranh cạnh nơi giấu pháo. Lửa cháy đỏ rực, bất chấp hiểm nguy Trần Can đã hăng hái dẫn đầu tiểu đội xông ra dập lửa cứu pháo.

Những thành tích xuất sắc trong nhiệm vụ kéo pháo ra, đại đội 366 của Trần Can đã được Bộ Tổng tư lệnh tặng thưởng huân chương chiến công hạng 3.

Khi toàn chiến dịch chuyển sang thực hiện phương châm “đánh chắc tiến chắc” công việc chuẩn bị chiến đấu thật gian khổ, vất vả, nhiều ngày đêm. Làm đường, kéo pháo và nhất là xây dựng trận địa, giao thông hào suốt ngày đêm, mọi người mệt mỏi và chỉ háo hức mong chờ ngày nổ súng.

Tôi nghĩ rằng, chưa có trận đánh nào lại được chuẩn bị kỹ càng, nghiên cứu tỉ mỉ, cẩn thận như trận đầu tiên là Him Lam. Cán bộ chỉ huy từ trung đoàn đến các tiểu đội ngày đêm liên tục bám địch, nghiên cứu địa hình, xuất kích. Các đại đội triển khai lễ xuất kích giản dị và trang nghiêm dọc các giao thông hào.

Sau khi đọc thư của Bác Hồ và lệnh động viên của Đại tướng Tổng tư lệnh, trung đoàn đã trao lá cờ quyết chiến quyết thắng của Bác Hồ cho Trần Can yêu cầu phải thi đua với các đơn vị bạn để cắm lá cờ đầu tiên lên cứ điểm 3 Him Lam.

Thế là sau bao ngày mong mỏi chờ đợi, cuối cùng giờ G đã tới.

Mở đầu các loại pháo cối của ta đồng loạt trút bão lửa vào các cứ điểm địch, tiếng nổ rung chuyển cả trận địa. Trong khi đó các chiến sĩ lần lượt tiến quân. Lần đầu tiên trong lễ xuất kích có đội văn công xung kích của Tổng Cục chính trị đã chuẩn bị sẵn ở ngã 3 chiến hào với đàn phong cầm vang lên những lời ca hùng tráng Diệt phát xít, Chiến sĩ Việt Nam. Tiếng hát vang lên như thúc giục các chiến sĩ tiến ra chiến trường. Đoàn chiến sĩ với tiểu liên, bộc phá, lựu đạn trang bị gọn gàng tiến lên. Nhiều chiến sĩ vừa reo hò xông lên vừa hát theo lời ca bài Chiến sĩ Việt Nam:

Là trang nam nhi quyết chiến xa trường

Sống thác coi thường mong xác trong da ngựa bọc thân thế trai.

Giữa tiếng trọng pháo ầm ầm cấp tập vào đồn địch thì tiếng đàn tiếng hát, tiếng hò của quân ta chẳng còn cần im lặng để giữ bí mật như bao ngày trước đây nữa.

Cảnh tượng xuất quân hùng tráng chưa từng có.

Tôi nhận ra Trần Can dáng mảnh khảnh nhanh nhẹn khẩu tiểu liên K50 trước ngực với lá cờ đỏ quấn gọn trên tay, dẫn đầu tiểu đội xung kích lướt qua. Nét mặt bình thản và kiên nghị.

Kết quả của việc chuẩn bị chiến trường kỹ lưỡng nên toàn đơn vị tiến vào chiếm lĩnh trận địa mà không bị sát thương. Trong khi đó, các loại pháo cối, DKZ, các khẩu đại liên, trung liên của toàn trung đoàn đều ngắm bắn rất chính xác vào các hỏa điểm của địch ở tiền duyên. Chưa đầy 10 phút sau đơn vị bộc phá báo cáo đã mở xong cửa, dọn đường cho xung kích tiến lên. Đúng lúc ấy vài chiếc máy bay của địch cất cánh chao lượn trên khu vực trận địa của ta lập tức cao xạ của ta lần đầu tiên ra trận đã lên tiếng. Từng chùm đạn lửa bay vút lên sát các máy bay địch tạo nên những đám khói đen trên bầu trời, buộc máy bay địch phải bay vút lên cao hoặc tránh ra xa.

Khi ấy vào khoảng 17h40 phút, lệnh xung phong được phát ra. Từ sở chỉ huy tôi nhìn rõ đội xung kích đã vọt lên qua cửa mở đánh chiếm thành công lô cốt đầu cầu. Động tác của các chiến sĩ nhanh nhẹn như trong nhiều lần diễn tập. Không dừng lại đó, Trần Can cho một tổ phát triển ngay sang lô cốt số 2 và phối hợp cùng đơn vị bạn đánh lên sở chỉ huy của địch. Sau khi ta chiếm được một nửa cứ điểm thì mũi chủ yếu của ta bị địch bắn chặn quyết liệt không tiến lên được.

Để ghi nhớ công ơn người anh hùng, nhân dân thành phố Điện Biên Phủ đã gắn biển tên anh cho một đường phố, đường Trần Can. Nghĩa trang liệt sĩ đồi A1 có nấm mồ ở vị trí danh dự: Liệt sĩ anh hùng Trần Can.

Thực hiện “chiến thuật con khỉ” đã được huấn luyện trong suốt mùa hè nghĩa là khi tay ôm cành cây này phải với ngay sang cành khác để giữ cơ thể được thăng bằng, nên sau khi quan sát địa hình, Trần Can yêu cầu đại đội tập trung hỏa lực bắn chế áp lô cốt số 6 để thu hút địch, tạo điều kiện cho Trần Can lợi dụng giao thông hào của địch vòng sang trái đặt quả bộc phá áp sát lô cốt số 6. Khối bộc phá nổ tung giết chết tên quan ba chỉ huy đại đội. Tiểu đội Trần Can cùng các đơn vị bạn tỏa ra đánh chiếm các ổ chống cự còn lại. Tại Sở chỉ huy, Trung đoàn trưởng Hoàng Cầm nghe báo cáo ta đã diệt được sở chỉ huy của địch, anh hét to: “Ta thắng rồi”.

Trận đánh đã kết thúc mau lẹ sau hơn 1 giờ chiến đấu. Chiến sĩ thi đua Trần Can đã cắm lá cờ quyết chiến quyết thắng của Bác Hồ lên sở chỉ huy cứ điểm 3 Him Lam.

Trận này ta tiêu diệt hoàn toàn tiểu đoàn 3 thuộc bán Lữ đoàn Lê Dương thứ 13, đơn vị sừng sỏ của quân viễn chinh Pháp. Điều ngẫu nhiên là phiên hiệu của tiểu đoàn 3 thuộc bán lữ đoàn Lê Dương số 13 lại bị xóa sổ đúng ngày 13/3…

Lá cờ chiến thắng của ta phấp phới tung bay trên cứ điểm 3 là lá cờ chiến thắng đầu tiên của chiến dịch Điện Biên Phủ, lúc ấy vào khoảng 19h30 ngày 13 tháng 3 năm 1954.

Trần Can đã lập công xuất sắc trong trận này, thực hiện lời hứa đanh thép quyết đem lá cờ chiến thắng của Bác Hồ cắm lên cứ điểm địch. Thắng lợi giòn giã ở cứ điểm 3 làm nức lòng cán bộ chiến sĩ toàn trung đoàn tạo cơ hội cho trung đoàn 141 tiêu diệt hoàn toàn các cứ điểm 1 và 2 làm chủ cứ điểm Him Lam. Trận đánh có ý nghĩa to lớn chứng minh ta có thể lần lượt tiêu diệt từng cứ điểm, cụm cứ điểm trong tập đoàn cứ điểm. Thực hiện phương án tác chiến đề ra là bóc vỏ lần lượt, tiến tới tiêu diệt hoàn toàn địch theo phương châm đánh chắc, tiến chắc của Bộ Tổng tư lệnh.

Sau chiến thắng Him Lam, Trần Can được đề bạt lên trung đội trưởng. Anh đã liên tục chiến đấu khi chi viện cho tiểu đoàn 154 phòng ngự ở đồi D lúc giúp cho trung đoàn bạn chiến đấu giữ vững từng chiến hào ở đồi C1.

Trận cuối cùng của Trần Can là tấn công tiêu diệt cứ điểm 507 bên bờ sông Nậm Rốm. Trận đánh diễn ra rất ác liệt suốt đêm 6/5. Cán bộ đại đội 366 bị thương lui về phía sau, trung đội trưởng Trần Can lên thay thế tiếp tục chỉ huy phá hàng rào địch.

Trần Can đã anh dũng hy sinh vào sáng 7/5 khi quân ta chiếm được một phần cứ điểm 507 tạo điều kiện cho Đại đội 360 do Tạ Quốc Luật làm đại đội trưởng đánh chiếm toàn bộ cứ điểm 507 sau đó tiến qua cầu Mường Thanh bắt sống tướng Đờ-Cát và Bộ tham mưu của chúng.

Sau chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, liệt sĩ Trần Can đã được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Đại tá Nguyễn Hữu Tài Nguyên Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn 209 - Đại đoàn 312