Ngôn ngữ học so sánh lịch sử là gì năm 2024

Uploaded by

Nguyễn Kiều Trang

0% found this document useful (0 votes)

96 views

7 pages

Copyright

© © All Rights Reserved

Available Formats

DOCX, PDF, TXT or read online from Scribd

Share this document

Did you find this document useful?

Is this content inappropriate?

0% found this document useful (0 votes)

96 views7 pages

NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU

Uploaded by

Nguyễn Kiều Trang

Jump to Page

You are on page 1of 7

Search inside document

Reward Your Curiosity

Everything you want to read.

Anytime. Anywhere. Any device.

No Commitment. Cancel anytime.

Ngôn ngữ học so sánh lịch sử là gì năm 2024

  • 1. VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG --- Bài giảng NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU Tài liệu học tập dành cho sinh viên khoa Ngoại ngữ, bậc đại học hệ chính quy Biên soạn: Nguyễn Ngọc Chinh (Lưu hành nội bộ) Đà Nẵng, 2018
  • 2. bài giảng cho học phần “Ngôn ngữ học đối chiếu” là tập bài giảng bao gồm 5 phần được giảng dạy bao gồm lý thuyết, thảo luận và thực hành trong 30 tiết (2 tín chỉ), gồm: - Dẫn nhập: 2 tiết; - Chương 1: Vị trí của ngôn ngữ học đối chiếu trong các bộ môn ngôn ngữ học hiện đại - 6 tiết; - Chương 2: Nhiệm vụ của Ngôn ngữ học đối chiếu - 6 tiết; - Chương 3: Mục đích của Ngôn ngữ học đối chiếu - 6 tiết; - Chương 4: Thực hành phân tích đối chiếu - 10 tiết; Mỗi bài, ngoài phần lý thuyết, còn có phần bài tập nhằm củng cố kiến thức đã học. Đây là tập bài giảng được tích lũy, bổ sung và điều chỉnh qua quá trình lên lớp, giảng dạy cho sinh viên ngành biên, phiên dịch, … bậc đại học các khóa hệ chính quy tại Đại học Đà Nẵng và tại Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng. Trong quá trình biên tập chắc hẳn còn những thiếu sót và sẽ được hiệu chỉnh trong những lần tiếp theo. Người biên soạn PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chinh
  • 3. 5 Chương 1: Vị trí của ngôn ngữ học đối chiếu trong các bộ môn ngôn ngữ học hiện đại 18 1.1. So sánh 18 1.2. Những phương pháp cơ bản được áp dụng trong so sánh ngôn ngữ 20 1.3. Phân biệt ngôn ngữ học so sánh - lịch sử, ngôn ngữ học so sánh - loại hình, ngôn ngữ học so sánh - khu vực và ngôn ngữ học so sánh - đối chiếu 21 1.4. Lịch sử hình thành bộ môn ngôn ngữ học đối chiếu 21 Chương 2: Nhiệm vụ của ngôn ngữ học đối chiếu 23 2.1. Những quan điểm khác nhau về nhiệm vụ của ngôn ngữ học đối chiếu 23 2.2. Dựa vào phạm vi của ngôn ngữ học đối chiếu để xác định nhiệm vụ cụ thể của ngôn ngữ học đối chiếu 24 Chương 3: Mục đích của ngôn ngữ học đối chiếu ngôn ngữ 36 3.1. Những mục đích xét ở phạm vi nghiên cứu ứng dụng lý thuyết 36 3.2. Những mục đích xét ở phạm vi nghiên cứu ứng dụng thực hành ngôn ngữ 37
  • 4. hành phân tích đối chiếu ngôn ngữ 46 4.1. Nghiên cứu đối chiếu về ngữ âm 46 4.2. Nghiên cứu đối chiếu từ vựng- ngữ nghĩa 51 4.3. Một số thử nghiệm (Nghiên cứu về đối chiếu ngôn ngữ - Một số bài báo về so sánh, đối chiếu ngôn ngữ đã đăng ở tạp chí, hội thảo khoa học) 52 Tài liệu tham khảo 91
  • 5. hóa các kiến thức môn Dẫn luận ngôn ngữ, môn Tiếng Việt có liên quan đến môn Ngôn ngữ học đối chiếu, trong đó các khái niệm cơ bản là: Ngôn ngữ là gì?; Ngôn ngữ học là gì?; Đồng đại, lịch đại là gì?; Ngữ âm là gì?; Ngữ pháp là gì?; Từ vựng là gì?; Ngữ dụng là gì?; Âm vị là gì?; Hình vị là gì?; Từ, cụm từ là gì?; Câu là gì?; Các phương thức ngữ pháp bên ngoài và bên trong từ?; Phân loại ngôn ngữ theo cội nguồn: các ngữ hệ, các dòng, các ngành, các nhánh; Phân loại ngôn ngữ theo loại hình: các loại hình ngôn ngữ và các đặc trưng cơ bản của chúng; Các đặc điểm loại hình của tiếng Anh và tiếng Việt. 1. Ngôn ngữ là gì? Ngôn ngữ là một hệ thống những đơn vị vật chất phục vụ cho việc giao tiếp của con người và được phản ánh trong ý thức của tập thể một cách độc lập với những tư tưởng, tình cảm và nguyện vọng cụ thể của con người, cũng như trừu tượng hóa khỏi những tư tưởng, tình cảm và nguyện vọng đó. Như vậy, ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp ở dạng khả năng tiềm tàng. Còn lời nói là phương tiện giao tiếp ở dạng hiện thực hóa, tức là dạng hoạt động, gắn với những nội dung cụ thể.
  • 6. học là gì? Ngôn ngữ học là một bộ môn khoa học nghiên cứu các ngôn ngữ. Nhiệm vụ của ngôn ngữ học là: - Phải miêu tả và làm lịch sử cho tất cả các ngôn ngữ, các ngữ tộc. - Phải tìm ra được những qui luật tác động thường xuyên và phổ biến trong các ngôn ngữ, rút ra những qui luật khái quát có thể giải thích tất cả những hiện tượng cá biệt. 3. Đồng đại là gì? Lịch đại là gì? - Đồng đại là trục của những hiện tượng đồng thời, liên quan đến những sự vật đang cùng tồn tại, loại trừ mọi sự can thiệp của thời gian. - Lịch đại là trục của những hiện tượng kế tục, trên đó bao giờ cũng chỉ có thể xét một sự vật trong một lúc mà thôi, nhưng trên đó có tất cả những sự vật của trục thứ nhất (trục đồng đại) với những sự thay đổi của nó (Saussure so sánh đồng đại và lịch đại với nhát cắt ngang và nhát cắt dọc của một thân cây). Cần phân biệt đồng đại và lịch đại nhưng không nên đối lập chúng một cách tuyệt đối. Trong mỗi trạng thái ngôn ngữ cần vạch ra những sự kiện đang lùi vào quá khứ và những hiện tượng đang xuất hiện trên cái nền của những hiện tượng ổn định, có tính chuẩn mực đối với trạng thái ngôn ngữ đó. 4. Ngữ âm là gì? Âm thanh tiếng nói con người, về bản chất là vô tận bởi tuỳ theo các đặc điểm cá nhân khác nhau, các đặc điểm về hoàn cảnh phát âm khác nhau, mục đích phát âm khác nhau mà tiếng nói phát ra có những phần khác nhau. 5. Ngữ âm học là gì? Ngữ âm học là ngành nghiên cứu về cơ chế tạo sản các âm thanh của tiếng nói con người, cho nên, ngoài việc mô tả một cách chính xác cơ chế đó hoạt động như thế nào thì cần phải đặc tả một cách chính xác các sự biểu hiện khác nhau của tiếng nói ấy, tức là các
  • 7. cơ chế tạo sản âm thanh tiếng nói con người. Chính vì thế, các dạng thể âm thanh là vô hạn. Và đơn vị của ngữ âm học là các âm tố, tức là các âm thanh tự nhiên của tiếng nói con người. 6. Từ vựng học là gì? Nói cho đơn giản thì từ vựng học (lexicology) là một bộ môn ngôn ngữ học nghiên cứu từ vựng của ngôn ngữ. Vậy, đối tượng nghiên cứu của từ vựng học là từ vựng. Từ vựng được hiểu là tập hợp tất cả các từ và đơn vị tương đương với từ trong ngôn ngữ. Đơn vị tương đương với từ là những cụm từ cố định, cái mà người ta vẫn hay gọi là các thành ngữ, quán ngữ. Ví dụ: ngã vào võng đào, múa tay trong bị, con gái rượu, tóc rễ tre, của đáng tội,… trong tiếng Việt; hoặc wolf in sheep's clothing (sói đội lốt cừu), like a bat out of hell (ba chân bốn cẳng)… trong tiếng Anh. 7. Ngữ pháp học là gì? Ngữ pháp hay văn phạm là quy tắc chủ yếu trong cấu trúc ngôn ngữ. Việc tạo ra các quy tắc chính cho một ngôn ngữ riêng biệt là ngữ pháp của ngôn ngữ đó, vì vậy mỗi ngôn ngữ có một ngữ pháp riêng biệt của nó. Ngữ pháp là một phần trong nghiên cứu ngôn ngữ hay còn gọi là ngôn ngữ học. 8. Phong cách học là gì? Phong cách học nghiên cứu các sự kiện biểu đạt của ngôn ngữ trên quan điểm nội dung biểu cảm của chúng, nghĩa là sự biểu đạt các sự kiện tình cảm bằng ngôn ngữ và tác động .... Bởi vì sự khắc khổ có thể là một cái gì cường điệu và bao hàm một khái niệm không thể hiện điều mà chúng ta cảm thấy ở đây. 9. Ngữ dụng học là gì? Ngữ dụng học (pragmatics) là một chuyên ngành thuộc ngôn ngữ học và tín hiệu học nghiên cứu về sự đóng góp của bối cảnh tới nghĩa. Ngữ dụng học bao hàm cả Lý thuyết hành vi ngôn từ, Hàm ngôn hội thoại, tương tác lơi nói và cả những cách tiếp cận khác tới
  • 8. ngữ trong triết học, xã hội học và nhân học. Khác với Ngữ nghĩa học nghiên cứu về nghĩa qui ước hoặc "mã hóa" trong một ngôn ngữ, Ngữ dụng học nghiên cứu về cách làm sao nghĩa lại được chuyển tải qua không chỉ cấu trúc và hiểu biết ngôn ngữ (ngữ pháp, từ vưng, v.v..) của người nói và người nghe, mà còn qua cả ngữ cảnh của phát ngôn, cùng với những hiểu biết có từ trước đó liên quan tới chủ đề, ý đồ được suy ra của người nói, và các yếu tố khác nữa. Theo cách nhìn này, Ngữ dụng học giải thích về sao người sử dụng ngôn ngữ lại có thể vượt qua những rào cản rõ ràng về sự mơ hồ nghĩa (hay lưỡng nghĩa), vì nghĩa phụ thuộc vào cách thức, vị trí, thời gian, v.v.. của một phát ngôn. 10. Âm vị là gì? Nguyên âm là gì? Phụ âm là gì? Các nét khu biệt? - Âm vị là đơn vị tối thiểu của hệ thống ngữ âm của một ngôn ngữ dùng để cấu tạo và phân biệt vỏ âmthanh của các đơn vị có nghĩa của ngôn ngữ. Âm vịcòn có thể được coi là một chùm hoặc một tổng thể đặc trưng các nét khu biệt được thể hiện đồng thời. Tiếng Việt có 22 phụ âm đầu, bao gồm: /b, m, f, v, t, t’, d, n, z, ʐ, s, ş, c, ʈ, ɲ, l, k, χ, ŋ, ɣ, h, ʔ/ Bảng hệ thống âm đầu tiếng Việt
  • 9. đệm Âm đệm /w/ có chức năng làm trầm hoá âm sắc của âm tiết. Hệ thống âm chính Tiếng Việt có 13 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi làm âm chính: /i, e, ε, ɤ, ɤˇ, a, ɯ, ă, u, o, ɔ, ɔˇ, εˇ, ie, ɯɤ, uo/ Bảng hệ thống nguyên âm tiếng Việt Hệ thống âm cuối Ngoài âm cuối /rezo/, tiếng Việt còn có 8 âm cuối có nội dung tích cực, trong đó có 6 phụ âm /m, n, ŋ, p, t, k/ và hai bán nguyên âm /-w, -j/. Bảng hệ thống âm cuối tiếng Việt 11. Hình vị là gì? Từ là gì? Từ được cấu tạo nhờ các hình vị. Nói cách khác, từ được tạo ra nhờ một hoặc một số hình vị kết hợp với nhau theo những nguyên tắc nhất định. Ví dụ:
  • 10. Antipoison = anti + poison Từ tiếng Nga nucaтeль = nuca + тeль Vậy hình vị là gì? Quan niệm thường thấy về hình vị, được phát biểu như sau: Hình vị là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa và/hoặc có giá trị (chức năng) về mặt ngữ pháp. Quan niệm này xuất phát từ truyền thống ngôn ngữ học châu Âu vốn rất mạnh về hình thái học, dựa trên hàng loạt các ngôn ngữ biến hình. Chẳng hạn, trong dạng thức played của tiếng Anh người ta thấy ngay là: play và -ed. Hình vị thứ nhất gọi tên, chỉ ra khái niệm về một hành động, còn hình vị thứ hai biểu thị thời của hành động đặt trong mối quan hệ với các từ khác trong câu mà played xuất hiện. Các hình vị được phân chia thành những loại khác nhau. Trước hết là sự phân loại thành các hình vị tự do và hình vị hạn chế (bị ràng buộc). Hình vị tự do là những hình vị mà tự nó có thể xuất hiện với tư cách những từ độc lập. Ví dụ: house, man, black, sleep, walk… của tiếng Anh; nhà, người, đẹp, tốt, đi, làm… của tiếng Việt. Hình vị hạn chế là những hình vị chỉ có thể xuất hiện trong tư thế đi kèm, phụ thuộc vào hình vị khác. Ví dụ: -ing, -ed, -s, -ity… của tiếng Anh; ом, uх, е… của tiếng Nga. Từ là gì? Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững, hoàn chỉnh, có chức năng gọi tên, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để tạo câu. Ví dụ: nhà, người, áo, cũng, nếu, sẽ, thì, đường sắt, sân bay, dạ dày, đen sì, dai nhách... 12. Phương thức ngữ pháp là gì? Các phương thức ngữ pháp phổ biến?
  • 11. các loại ý nghĩa ngữ pháp, mỗi ngôn ngữ có thể sử dụng những phương tiện và cách thức khác nhau, tùy thuộc vào loại hình của ngôn ngữ đó. Cách thức và phương tiện mà ngôn ngữ dùng để thể hiện các ý nghĩa ngữ pháp gọi là phương thức ngữ pháp. Có thể nêu lên những phương thức ngữ pháp chủ yếu sau đây: 1. Phương thức phụ gia (hay phụ tố) Khi phân tích các từ có cấu tạo hình thái, ta thu được các loại hình vị khác nhau. Chẳng hạn phân tích từ ‘workers’ (các công nhân) của tiếng Anh ta thu được 2 loại hình vị: căn tố [work-], phụ tố [-er] và vĩ tố [-s]. Căn tố ‘work-‘ là hình vị mang ý nghĩa từ vựng, phụ tố ‘- er’ vừa có ý nghĩa từ vựng vừa có ý nghĩa ngữ pháp và được sử dụng để cấu tạo từ mới, còn vĩ tố ‘-s’ chỉ được dùng để thể hiện các loại ý nghĩa ngữ pháp của từ này. Hình vị ‘-s’ cũng là một loại phụ tố, song không có tác dụng tạo ra từ mới như các phụ tố cấu tạo từ, mà là loại hình vị thuần túy ngữ pháp. Nếu tách vĩ tố ra khỏi từ thì phần còn lại của từ là một phức thể gồm căn tố và một phụ tố cấu tạo từ. Phức thể hình vị này gọi là gốc từ hay từ căn. Dĩ nhiên, từ căn có thể có cấu tạo khác nhau: nó có thể chỉ bao gồm một căn tố như trong ‘(to) work’, nhưng cũng có thể là một phức thể căn tố (ví dụ như trong từ ‘workshop’), hay một phức thể căn tố và phụ tố như ví dụ nêu trên. Phương thức dùng hình vị ngữ pháp ghép với từ căn để thể hiện các ý nghĩa ngữ pháp khác nhau gọi là phương thức phụ gia (hay phụ tố). Phương thức này được sử dụng chủ yếu trong các ngôn ngữ biến hình Nga, Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha. Ví dụ: – ý nghĩa số: teacher (giáo viên) – teachers [các giáo viên – tiếng Anh] kniga (quyển sách) – knigi [các quyển sách – tiếng Nga] livre (quyển sách) – livres [các quyển sách – tiếng Pháp] – ý nghĩa thời:
  • 12. – worked (đã làm việc) (tiếng Anh) govorit’ (nói) – govoril (nó đã nói) (tiếng Nga) parler (nói) – parlai (tôi đã nói) (tiếng Pháp) – ý nghĩa giống: xtud’ent (nam sinh viên) – xtud’entka (nữ sinh viên) (tiếng Nga) étudiant (nam sinh viên) – étudiante (nữ sinh viên) (tiếng Pháp) Schulfreund (bạn học nam) – Schulfreundin (bạn học nữ) (tiếng Đức) 2. Phương thức biến hình bên trong từ căn Đây là phương thức dùng sự thay đổi cấu tạo bên trong từ căn (thường là nguyên âm gốc của từ) để thể hiện các loại ý nghĩa ngữ pháp khác nhau. Phương thức này hiện còn được sử dụng hạn chế trong các ngôn ngữ Ấn-Âu như tiếng Anh, Đức, Pháp, Nga. Ví dụ: Trong tiếng Anh: take (lấy) – took (đã lấy) goose (con ngỗng) – geese (các con ngỗng) foot (bàn chân) – feet (các bàn chân) Trong tiếng Đức: Vater (bố) – Vọter (các ông bố) Nacht (đêm) – Nọcht (các đêm) Ofen (lò sưởi) – ệfen (các lò sưởi) Tuy nhiên trong tiếng Ả rập, đây là phương thức ngữ pháp khá điển hình. 3. Phương thức trọng âm ý nghĩa ngữ pháp có thể được thực hiện bằng cách di chuyển trọng âm. Đó chính là phương thức trọng âm. Ví dụ: trong tiếng Anh, từ ‘survey’ nếu được phát âm với trọng âm ở âm tiết thứ nhất thì đó là danh từ (cuộc điều tra), song khi được phát âm với trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai thì đó lại là một động từ (điều tra). Vậy phương thức trọng âm là phương thức dùng sự thay đổi vị trí của trọng âm để thể hiện các ý nghĩa ngữ pháp khác nhau. Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, phương thức này không thể áp dụng cho
  • 13. có trọng âm cố định như tiếng Pháp hay tiếng Séc. Song ở những ngôn ngữ có trọng âm di động như tiếng Nga hay tiếng Anh, phương thức này có thể được sử dụng khá rộng rãi, không những để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp mà còn để tạo nên các từ mới, ví dụ: Tiếng Anh: record [‘rekɔ:d] – bản ghi chép (danh từ) record [ri’kɔ:d] – ghi chép (động từ) Tiếng Nga: rúki – những cánh tay (chủ cách/số nhiều) rukí – của cánh tay (sở hữu cách/số ít) 4. Phương thức ngữ điệu Ngữ điệu cũng là một yếu tố có thể dùng để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp, mà đặc biệt là nghĩa thức. Như đã nói ở chương I, ngữ điệu là yếu tố được dùng để thay đổi ý nghĩa, mục đích của câu nói. Sự thay đổi các đường ngữ điệu cơ bản có thể thể hiện được thái độ khác nhau của người nói đối với nội dung được nói ra; ngữ điệu kết hợp thăng-giáng thể hiện thái độ khách quan (câu tường thuật), còn thái độ chủ quan được thể hiện hoặc là bằng ngữ điệu thăng (câu nghi vấn) hoặc là bằng ngữ điệu giáng (câu mệnh lệnh hay cảm thán). Do vậy, khi không sử dụng phương thức phụ tố (biến đổi động từ) hay một phương thức ngữ pháp khác để tạo thức mệnh lệnh hay cầu khiến chẳng hạn, người ta có thể sử dụng ngữ điệu giáng, hoặc một đường ngữ điệu đặc trưng nào đó, để thể hiện các ý nghĩa ngữ pháp ấy. Phương thức sử dụng sự thay đổi các đường ngữ điệu cơ bản để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp như vậy gọi là phương thức ngữ điệu. Ví dụ: – Tiếng Anh: Give it to me! (Hãy đưa nó cho tôi!) – Tiếng Việt: Xung phong! 5. Phương thức thay từ căn Trong một số trường hợp, người ta có thể dùng một từ căn khác hẳn với từ căn ban đầu để thay thế nó nhằm thay đổi ý nghĩa ngữ pháp
  • 14. chính là phương thức thay từ căn để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp. Ví dụ: – Tiếng Anh: go (đi) – went (đã đi) be (là) – will (sẽ) good (tốt) – better (tốt hơn) – Tiếng Pháp: bon (tốt) – meilleur (tốt hơn) aller (đi) – je vais (tôi đi) être (là) – je suis (tôi là) Nói chung, phương thức này thường được sử dụng cho một số lượng đơn vị hạn chế và những đơn vị như vậy thường được coi là những trường hợp ngoại lệ trong một hệ biến thái nào đó. 13. Một số họ ngôn ngữ chủ yếu. Căn cứ vào nguồn gốc, các nhà ngôn ngữ học thế giới đã phân ra trên 20 họ ngôn ngữ khác nhau. Sau đây là một số họ ngôn ngữ chủ yếu: a. Họ Ấn Âu: * Dòng Ấn Độ * Dòng Irăng * Dòng Slavơ: - Nhánh đông: Nga, Ucraina, Bêlôrútxia. - Nhánh nam: Bungari... - Nhánh tây: Tiệp, Ba Lan,... * Dòng Bantích: Litva, Latvia * Dòng Giécman: - Nhánh bắc: Đan Mạch, Thụy Điển, Na uy - Nhánh tây: Anh, Hà Lan, Đức... * Dòng Rôman: Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha... * Dòng Hy Lạp: Hy Lạp ...
  • 15. Tạng: * Dòng Hán Thái: Hán, Thái, Lào, Tày, Nùng... * Dòng Tạng Miến: Tạng, Miến Điện; Lô Lô, Hà Nhì (miền Bắc Việt Nam) * Dòng Mèo Dao: Mèo, Dao (miền Bắc Việt Nam). c. Họ Môn Khơme: Tiếng Việt, tiếng Bana, tiếng Cơtu, tiếng Môn và tiếng Khơ me thuộc họ này d. Họ Mông Cổ: e. Họ Mã Lai - Đa Đảo: * Dòng Mã Lai * Dòng Pôlinêdiêng. ... 14. Các loại hình ngôn ngữ chủ yếu: Bốn loại hình: loại hình hòa kết, chắp dính, đơn lập và đa tổng hợp. a. Loại hình ngôn ngữ hòa kết: (Bao gồm các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Ấn Âu như tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Pháp...) Đặc trưng cơ bản: * Trong hoạt động ngôn ngữ từ có biến đổi hình thái, tức là từ nọ đòi hỏi từ kia sự hợp dạng, ở đây ý nghĩa ngữ pháp, quan hệ ngữ pháp được thể hiện ngay trong bản thân từ. Ví dụ: I - me; he - him; work - worked; see - saw... * Sự đối lập căn tố - phụ tố trong các ngôn ngữ hòa kết là rất rõ rệt nhưng chúng cũng được kết hợp với nhau rất chặt đến nỗi căn tố không thể đứng một mình mà chỉ hoạt động được khi đi kèm với phụ tố mang những ý nghĩa ngữ pháp nhất định. * Trong các ngôn ngữ hòa kết, một ý nghĩa ngữ pháp có thể được biểu hiện bằng nhiều phụ tố và ngược lại. Các ngôn ngữ hòa kết có thể chia thành 2 nhóm: hòa kết phân tích và hòa kết tổng hợp.
  • 16. ngôn ngữ chắp dính (tiêu biểu là Thổ Nhĩ Kỳ, Tuốcmênia, Phần Lan, tiếng Hàn, tiếng Nhật...): Là ngôn ngữ có hiện tượng cứ nối tiếp thêm một cách máy móc vào căn tố nào đó một hay nhiều phụ tố; mà mỗi phụ tố đó lại chỉ luôn luôn mang một ý nghĩa ngữ pháp nhất định mà thôi. Có 3 đặc trưng cơ bản: * Quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp của từ được biểu diễn ngay trong bản thân từ bằng phương tiện phụ tố. Ví dụ: adam (người đàn ông) --> adamlar (những người đàn ông). Vậy lar thể hiện ý nghĩa ngữ pháp số nhiều của danh từ trong tiếng Thổ. * Căn tố nói chung không biến đổi hình thái và có thể tồn tại hoạt động độc lập khi không có phụ tố đi kèm. * Mỗi phụ tố chắp dính chỉ biểu diễn một ý nghĩa ngữ pháp và ngược lại (vì vậy độ dài của từ có thể tương đối lớn). c. Loại hình ngôn ngữ đơn lập: (tiêu biểu là tiếng Việt, tiếng Hán và các ngôn ngữ vùng Đông Nam Á) Có 4 đặc trưng chính: * Trong hoạt động ngôn ngữ từ không biến đổi hình thái (không đòi hỏi hợp dạng) * Các quan hệ ngữ pháp, ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị chủ yếu bằng hư từ và trật tự từ. * Tồn tại một đơn vị đặc biệt gọi là hình tiết. * Hiện tượng cấu tạo từ bằng phụ tố hầu như không có. d. Loại hình ngôn ngữ đa tổng hợp (lập khuôn): Tiêu biểu là tiếng Suakhili, một số ngôn ngữ vùng Capcaz... Có hai đặc điểm: * Có một loại đơn vị đặc biệt vừa là từ vừa là câu được cấu tạo trên cơ sở động từ. Trong đơn vị đó có thể có mặt luôn cả bổ ngữ, trạng ngữ và nhiều khi cả chủ ngữ (đơn vị lập khuôn). Ví dụ: - Nitampenda: Tôi sẽ yêu nó; - Atakupenda: Nó sẽ yêu anh.
  • 17. chủ ngữ ni (tôi), a(nó), bổ ngữ: ku (anh), m (nó) và yếu tố chỉ thời gian của động từ: ta (sẽ) * Các ngôn ngữ đa tổng hợp vừa có nét giống với ngôn ngữ chắp dính ở chỗ chúng cũng tiếp nối các hình vị vào với nhau; lại vừa có nét giống với các ngôn ngữ hòa kết ở chỗ: khi kết hợp các hình vị với nhau có thể có biến đổi vỏ ngữ âm của hình vị. (nó - chủ ngữ = a; nó - bổ ngữ = m).
  • 18. CỦA NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU TRONG CÁC BỘ MÔN NGÔN NGỮ HỌC HIỆN ĐẠI Ngôn ngữ học bao gồm 3 ngành học chính: ngôn ngữ học miêu tả, ngôn ngữ học lý luận, ngôn ngữ học so sánh. Ngôn ngữ học đối chiếu là một trong những phân ngành của ngôn ngữ học so sánh. Cơ sở lý thuyết chung của ngôn ngữ học đối chiếu là lý thuyết so sánh. 1.1. So sánh 1.1.1. Khái niệm so sánh So sánh là thao tác tư duy phổ quát của nhân loại, giúp con người nhận thức hiện thực khách quan. Hoạt động so sánh là hoạt động đối chiếu "một cái này" với "một cái khác", nhằm vạch ra mối quan hệ, liên hệ giữa chúng hoặc để làm nổi bật một đặc điểm nào đó của đối tượng. Trong khoa học, so sánh được coi như một thủ pháp nghiên cứu phổ quát. Nó có tư cách của phương pháp nghiên cứu trong tâm lí học, lô gích học, toán học, sinh vật học, kinh tế học... trong ngôn ngữ học cũng vậy. Trong nghĩa thường dùng, hai từ so sánh và đối chiếu không khác nhau nhiều lắm về ý nghĩa. "So sánh" là xem xét để tìm ra những điểm giống, tương tự hoặc khác biệt nhau về mặt số lượng, kích thước, phẩm chất còn "đối chiếu" là so sánh hai sự vật có liên quan chặt chẽ với nhau (Ví dụ: đối chiếu nguyên bản với bản dịch). [Từ điển tiếng Việt, Văn Tân chủ biên] Không nên đưa nội dung nghĩa của các từ như đã nói ở trên vào các kết hợp thuật ngữ "ngôn ngữ học so sánh", "ngôn ngữ học đối chiếu". Bởi vì thuật ngữ khoa học nó luôn mang tính chính xác, tính
  • 19. tính quốc tế. Có nghĩa là nội dung của nó được xác định, được quy định chặt chẽ trong mối quan hệ với các thuật ngữ khác trong hệ thống ngôn ngữ. Với ngôn ngữ học, so sánh là một thủ pháp phân tích, một phương pháp nghiên cứu các tài liệu ngôn ngữ. Những kinh nghiệm tích lũy được từ so sánh, phân tích các sự kiện ngôn ngữ, các tài liệu ngôn ngữ là cơ sở cho việc hình thành một ngành học lớn: Ngôn ngữ học so sánh. Trên lí thuyết so sánh chung, các phân ngành nhỏ của ngôn ngữ học so sánh được xác lập. Các phân ngành này khu biệt nhau theo các kiểu phân tích so sánh khác nhau. 1.1.2. Phân biệt so sánh bên trong và so sánh bên ngoài ngôn ngữ a) So sánh bên trong: Sự so sánh các đơn vị, các phạm trù thuộc những cấp độ, những bình diện khác nhau của hệ thống cấu trúc ngôn ngữ, nhưng chỉ trong phạm vi một ngôn ngữ. Chính sự so sánh bên trong ngôn ngữ là cơ sở lí thuyết cho việc hình thành và xác lập bộ môn ngôn ngữ học miêu tả. b) So sánh bên ngoài: Sự so sánh giữa các ngôn ngữ, giả định ít nhất là 2 (hoặc hơn 2 ngôn ngữ) được hiểu là sự so sánh bên ngoài ngôn ngữ. Có thể phân biệt 2 kiểu so sánh tiếp theo: là so sánh không hệ thống, ngẫu nhiên và kiểu so sánh hệ thống giữa các ngôn ngữ. 1.1.3. Phân biệt so sánh không hệ thống và so sánh hệ thống a) So sánh không hệ thống, ngẫu nhiên: là phép so sánh giữa các ngôn ngữ chỉ nhằm mục đích xác nhận (thừa nhận hay phủ định) một đặc điểm hay một vài đặc điểm nào đó. Kiểu so sánh này mang tính chất ngẫu nhiên, "bất chợt" của chủ quan nhà nghiên cứu. Sự so sánh này có thể tìm thấy ở đa số các công trình ngữ pháp miêu tả một ngôn ngữ. b) So sánh hệ thống: là phép so sánh đồng loạt, có trình tự giữa các ngôn ngữ, các hiện tượng, các yếu tố, đơn vị ngôn ngữ... ở tất cả các bình diện, các cấp độ ngôn ngữ. Với kiểu so sánh này, một số phân ngành ngôn ngữ học so sánh đã hình thành và phát triển. Đó là:
  • 20. học so sánh - lịch sử, ngành ngôn ngữ học so sánh - loại hình, ngành ngôn ngữ học so sánh - khu vực và ngành ngôn ngữ học so sánh - đối chiếu. 1.2. Những phương pháp cơ bản được áp dụng trong so sánh ngôn ngữ 1.2.1. Phương pháp so sánh lịch sử Phương pháp này chủ yếu áp dụng cho nghiên cứu, phân loại các ngôn ngữ theo cội nguồn. Mục đích của nó là phát hiện những nét phản ánh quan hệ thân thuộc, gần gũi về nguồn gốc giữa các ngôn ngữ để qui chúng vào những phổ hệ ngôn ngữ khác nhau. Nội dung của phương pháp này là so sánh các từ và các dạng thức của từ tương tự nhau về ý nghĩa và âm thanh trong các ngôn ngữ khác nhau dựa vào tài liệu ngôn ngữ sống cũng như những sự kiện, hiện tượng được ghi trên văn bia và thư tịch cổ. Phương pháp này cũng chú trọng so sánh các hiện tượng ngữ âm thông qua việc so sánh từ và các dạng thức khác nhau của từ. Phương pháp so sánh này dựa trên sự diễn biến lịch sử của các ngôn ngữ. Dù cùng xuất phát từ một ngôn ngữ gốc, mỗi ngôn ngữ vẫn có những quy luật phát triển riêng tùy theo điều kiện xã hội - lịch sử của chúng. Vì vậy, nội dung của phương pháp so sánh - lịch sử là qua việc so sánh tìm ra các quy luật tương ứng về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp, rồi qua đấy xác định quan hệ thân thuộc giữa các ngôn ngữ. 1.2.2. Phương pháp so sánh loại hình Phương pháp này áp dụng cho việc nghiên cứu, phân loại các ngôn ngữ theo loại hình. Mục đích chính của nó là nghiên cứu những đặc trưng của loại hình ngôn ngữ và nghiên cứu những đặc trưng về mặt loại hình của một ngôn ngữ; để quy một ngôn ngữ cụ thể vào những loại hình khác nhau. Phương pháp này hướng vào hiện tại, vào hoạt động của kết cấu ngôn ngữ, tìm hiểu những điểm giống và khác nhau trong kết cấu của 2 hoặc nhiều ngôn ngữ trên các bình diện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Trong đó, sự so sánh các cấu trúc ngữ pháp
  • 21. là cấu trúc từ pháp của vốn từ cơ bản có ý nghĩa quan trọng đặc biệt. Bằng cách so sánh như vậy, người ta có thể rút ra đâu là thuộc tính phổ quát (thuộc tính chung của tất cả ngôn ngữ trên thế giới), đâu là thuộc tính riêng biệt (thuộc tính chỉ có ở ngôn ngữ đó) và đâu là thuộc tính loại hình (thuộc tính đặc trưng cho từng nhóm ngôn ngữ nhất định). Căn cứ vào thuộc tính loại hình để phân loại ngôn ngữ theo loại hình. 1.3. Phân biệt ngôn ngữ học so sánh - lịch sử, ngôn ngữ học so sánh - loại hình, ngôn ngữ học so sánh - khu vực và ngôn ngữ học so sánh - đối chiếu Ngôn ngữ học so sánh lịch sử (historical comparative linguistics): làm rõmối quan hệ về mặt cội nguồn và quá trình phát triển lịch sử của các ngôn ngữ đượcgiả định là có quan hệ về nguồn gốc.Ví dụ : ngữ hệ Ấn Âu (Indo – European): dòng Ấn, dòng Iran, dòng Slave, dòngRoman (Ý, Pháp), dòng German (có tiếng Anh, Đức, Hà Lan)ngữ hệ Semit: dòng Ai Cập, dòng Semitngữ hệ Thổ: Thổ Nhĩ Kỳ, Azecbadanngữ hệ Hán Tạng: Hánngữ hệ Nam Phương (Austronesian): dòng Nam Thái, Nam Á,+ trong Nam Á có ngành Môn-Khmer, + trong Môn – Khmer có tiếng Việt, Mường, Ba Na, Ka Tu…( chỉ cần học 1 ví dụ là đủ)- Ngôn ngữ học so sánh loại hình (typological linguistics): phân loại ngôn ngữtrên thế giới dựa và những điểm giống nhau trong cấu trúc ngôn ngữ, không nhất thiết cùng một nguồn gốc. Ngôn ngữ học so sánh loại hình (typological linguistics): phân loại ngôn ngữ trên thế giới dựa và những điểm giống nhau trong cấu trúc ngôn ngữ, không nhất thiết cùng một nguồn gốc 1.4. Lịch sử hình thành bộ môn ngôn ngữ học đối chiếu
  • 22.
  • 23. CỦA NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU 2.1. Những quan điểm khác nhau về nhiệm vụ của ngôn ngữ học đối chiếu Tựu trung, có 4 loại ý kiến khác nhau: 2.1.1. Loại ý kiến thứ nhất: Chủ trương NNHĐC phải truy tìm những nét khác biệt giữa các ngôn ngữ. Chủ trương này xuất phát từ 1 phạm vi rất hẹp: đó là công tác giảng dạy và học tập ngoại ngữ. Chính những nét khác nhau giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ sẽ làm cho người học gặp phải những khó khăn nhất định; trong khi những gì giống nhau giữa ngoại ngữ và tiếng mẹ đẻ sẽ được tiếp thu một cách dễ dàng. Những nhà ngôn ngữ học có ý kiến thuộc loại này là: A. Refomaski (1962), R. Lado (1964)... 2.1.2. Loại ý kiến thứ hai: Chủ trương NNHĐC phải truy tìm những nét khác biệt quan trọng nhất giữa các ngôn ngữ. Như vậy, cơ sở lý luận của chủ trương này là sự phân biệt 2 kiểu khác biệt: nét khác biệt thông thường và nét khác biệt quan trọng. Thế nhưng, lấy gì làm cơ sở để nói rằng giữa 2 ngôn ngữ đối chiếu, đây là nét khác biệt quan trọng nhất còn cái kia thì không? Điều này tùy thuộc vào các mục đích nghiên cứu khác nhau. Đại biểu cho ý kiến này là B.L.Wolf (1960) 2.1.3. Loại ý kiến thứ ba: Chủ trương NNHĐC phải hướng tới cả những sự giống nhau bên cạnh những nét khác biệt giữa các ngôn ngữ. Khuynh hướng này cho rằng: sự giống nhau giữa các ngôn ngữ là cái cơ sở tối thiểu đảm bảo cho công việc đối chiếu trở nên có kết quả. Một loại giống nhau mà ngôn ngữ học so sánh - đối chiếu phải để tâm tới là sự giống nhau về chức năng và hoạt động ngôn ngữ.
  • 24. ý kiến này là Akhmanova (1972), Lê Quang Thiêm (1983). 2.1.4. Loại ý kiến thứ tư: Chủ trương bên cạnh những sự giống nhau và khác nhau, việc NCĐC cần phải lưu ý đến cả những sự tương ứng và bất tương ứng giữa các ngôn ngữ; đồng thời làm sáng tỏ những mối quan hệ nguyên nhân giữa các hiện tượng đó. Đại biểu cho ý kiến này là V.M.Avramop (1965) 2.2. Dựa vào phạm vi ứng dụng của ngôn ngữ học đối chiếu để xác định nhiệm vụ cụ thể của ngôn ngữ học đối chiếu Vấn đề phạm vi phân giới của nghiên cứu đối chiếu phải được giải quyết trên căn bản mục đích đối chiếu. Phạm vi phân giới cụ thể của việc NCĐC phải được giải quyết trên căn bản mục đích của ngành học. Trong đó cần phải xây dựng một hệ thống lí luận về các nét, các tiêu chí, các đặc trưng và quan trọng hơn cả là phân định được các kiểu loại; các sự giống nhau và khác nhau; sự tương ứng và bất tương ứng; tính chất, tỉ lệ, mức độ quan tâm đến chúng trong những mục đích đối chiếu khác nhau. Nhiệm vụ cụ thể của NCĐC các ngôn ngữ chắc chắn sẽ rõ hơn nếu chú ý đến sự phân biệt và hợp nhất hai phạm vi ứng dụng của phân tích đối chiếu. 2.2.1 Phạm vi ứng dụng lí thuyết ngôn ngữ học Ở phạm vi này cần chú ý đến những nhiệm vụ cụ thể của NCĐC đối với ngôn ngữ học đại cương, loại hình học, ngôn ngữ học so sánh - lịch sử, và ngôn ngữ học so sánh - khu vực (ngữ vực học). a) NNHĐC với ngôn ngữ học đại cương (phổ niệm học ngôn ngữ): Việc nghiên cứu đối chiếu chỉ tập trung vào những sự giống nhau. Nhưng đây là sự giống nhau chung nhất giữa các ngôn ngữ - những sự giống nhau mang tính chất phổ biến. Cái đơn vị nhận biết có tính chất định hướng cho việc nghiên cứu phổ niệm là những nét chung nhất của mọi ngôn ngữ.
  • 25. loại hình học: Việc NCĐC về cơ bản tập trung vào những sự giống nhau có đặc tính loại hình. Dựa vào những sự giống nhau như vậy mới có thể tập hợp các ngôn ngữ thành những kiểu loại hình nhất định. Ví dụ: Từ đầu thế kỷ thứ XIX, F. Schlegel đã đối chiếu tiếng Sancrit với tiếng Hy Lạp, tiếng La tinh, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ để đi đến chỗ xác định hai loại hình ngôn ngữ là loại hình ngôn ngữ khuất chiết và loại hình ngôn ngữ chắp dính. Việc NCĐC thường tập trung vào: 1. Những nét chung nhất cho mọi ngôn ngữ; 2. Những nét chiếm ưu thế trong nhiều ngôn ngữ; 3. Những nét phổ biến ở một số ngôn ngữ; 4. Những nét riêng của một ngôn ngữ. Nhờ vậy, từ các ngôn ngữ cùng loại hình có thể xác định ra các tiểu loại hình. Bởi vì, các ngôn ngữ ở những kiểu loại hình nhất định lại có sự khu biệt lẫn nhau. Tóm lại, NNHĐC cung cấp cho loại hình học nhiều tư liệu cụ thể về cấu trúc và hoạt động của các ngôn ngữ cùng và khác loại hình, góp phần làm rõ đặc trưng của từng loại hình ngôn ngữ và bổ sung cho loại hình học những hướng nghiên cứu mới. Ngược lại, nhờ những kết quả nghiên cứu của loại hình học mà NNHĐC có được cơ sở để giải thích các hiện tượng tương đồng và dị biệt giữa các ngôn ngữ. Đồng thời, kết quả phân loại loại hình các ngôn ngữ có thể giúp ích rất nhiều cho việc miêu tả các ngôn ngữ mới lạ, vì chỉ cần biết được một vài đặc điểm nhất định của một ngôn ngữ ta có thể xác định nó thuộc loại hình ngôn ngữ nào, từ đó, dựa vào hiểu biết về loại hình ngôn ngữ này để định hướng việc nghiên cứu ngôn ngữ đang xét. Ví dụ: Ở giai đoạn mở đầu khi nghiên cứu tiếng Việt, Thái, Miến, nhờ biết chúng cùng loại hình với tiếng Hán nên dựa vào kinh nghiệm nghiên cứu Hán ngữ học, các nhà nghiên cứu đã đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu các ngôn ngữ trên. c) NNHĐC với NNH so sánh – lịch sử:
  • 26. chiếu dựa vào việc truy tìm những sự giống nhau trên những hiện tượng khác nhau. Đơn vị nhận biết có tính chất định hướng cho việc so sánh- lịch sử ở đây là những nét tương đồng lịch sử. Tìm hiểu và xác lập những nét tương đồng kiểu này sẽ giúp nhà NNH chỉ ra được những mối quan hệ lịch sử giữa các ngôn ngữ trong ngữ hệ, một nhóm ngôn ngữ... thuộc cùng một gia đình. d) NNHĐC với ngữ vực học: NCĐC cơ bản nhằm vào những sự giống nhau giữa các ngôn ngữ trong cùng một khu vực. Những sự giống nhau này vốn là kết quả của quá trình tiếp xúc lịch sử - văn hóa của các tộc người nói những ngôn ngữ trong khu vực. Đó là những nét giống nhau ngữ vực. Ví dụ: Liên minh ngôn ngữ Ban Căng là tập hợp các ngôn ngữ không có quan hệ họ hàng nhưng lại cùng một khu vực địa lý (Hy lạp, Bungari, Rumani...). Những ngôn ngữ quốc gia thuộc bán đảo này đã có một số yếu tố chung trong vốn từ vựng và thành ngữ, ở các hệ thống biến cách, ở hệ thống âm vị nguyên âm và phụ âm... Những nét giống nhau (hay gần nhau) ngữ vực cũng là kết quả của các hiện tượng ngôn ngữ học nội tại: đồng quy ngôn ngữ, giao thoa ngôn ngữ, tích hợp và quy tụ trong quá trình hình thành các liên minh ngôn ngữ khu vực. Giới Đông phương học cũng đang cố gắng chứng minh sự tồn tại của một liên minh ngôn ngữ Đông Nam Á, bao gồm các ngôn ngữ quốc gia ở khu vựcĐông Nam Á. e) NNHĐC với đặc trưng học: Việc nghiên cứu đối chiếu về cơ bản tập trung vào những sự khác nhau. Vì trong sự khác nhau được tìm thấy sẽ xuất hiện những gì gọi là đặc trưng của một ngôn ngữ. Ví dụ: Tiếng Việt và tiếng Hàn cùng loại hình ngôn ngữ đơn lập nên có nhiều điểm tương đồng nhưng vẫn có những điểm dị biệt. Chẳng hạn sự khác biệt về vị trí của giới từ trong tiếng Việt (đặt trước danh từ, danh ngữ) và tiếng Hàn (đặt trước danh từ, danh ngữ) và điều
  • 27. quan đến sự khác nhau về trật tự cú pháp cơ bản (S-V-O của tiếng Việt và S-O-V của tiếng Hàn). 2.2.2. Phạm vi ứng dụng thực hành ngôn ngữ: Ở đây, NNHĐC hướng vào việc nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học ngoại ngữ và công việc dịch thuật. Trong đó, NNHĐC đặc biệt hướng vào khu vực dạy học ngoại ngữ. a) NNHĐC và lĩnh vực dạy học ngoại ngữ Ở phạm vi này, NCĐC có thể giúp xác định chính xác những thuận lợi và khó khăn mà những học viên có cùng tiếng mẹ đẻ gặp phải khi học một ngoại ngữ nào đó bằng cách phát hiện những điểm tương đồng và khác biệt giữa 2 ngôn ngữ. Đặc biệt là nhờ biết được những điểm khác biệt giữa tiếng mẹ đẻ của người học và ngoại ngữ mà dự đoán được những lỗi mà người học có thể mắc phải để tìm cách phòng tránh và khắc phục. Trong lĩnh vực này xuất hiện mối quan hệ qua lại giữa người giảng, biên soạn sách giáo khoa ngoại ngữ... và người học. Về bản chất, đó là mối quan hệ giữa việc "lập mã", "truyền mã" và 'tiếp nhận", "giải mã"... các sự kiện ngoại ngữ. Về phía người biên soạn sách giáo khoa ngoại ngữ, người giảng dạy ngoại ngữ có nhiệm vụ bắt buộc là phải nắm vững các quy tắc ngữ pháp của ngoại ngữ từ đó lọc ra những gì cần thiết nhất trong những quy tắc đó để truyền đạt lại cho người học. Muốn vậy, phải xem xét đối tượng "truyền mã" là người học. Học một ngoại ngữ có đặc điểm ngoại hình gắn với tiếng mẹ đẻ sẽ dễ hơn là học một ngoại ngữ khác xa về loại hình. Chẳng hạn, một người nói tiếng Hán học tiếng Việt sẽ dễ dàng hơn là học tiếng Anh. Đối với một người nói tiếng Pháp thì ngược lại, học tiếng Anh sẽ dễ hơn nhiều so với học tiếng Việt. Tiếng mẹ đẻ có ảnh hưởng không nhỏ trong quá trình học ngoại ngữ. NNHĐC dùng thuật ngữ chuyển di ngôn ngữ dùng để chỉ sự ảnh hưởng này.
  • 28. một ngoại ngữ là quá trình nắm bắt một hệ thống thói quen mới. Trong quá trình đó, những thói quen sử dụng tiếng mẹ đẻ đã ảnh hưởng đến ngoại ngữ. Thuật ngữ khoa học để chỉ hiện tượng này là "transfert" (chuyển di). Chuyển di ngôn ngữ thường được hiểu là ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ đối với quá trình học ngoại ngữ. Tuy nhiên, chuyển di không phải bao giờ cũng là ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ. Đôi khi chuyển di còn là ảnh hưởng của ngôn ngữ khác mà người học đã học trước đó. Sự ảnh hưởng này có 2 khía cạnh: tích cực và tiêu cực. * Chuyển di tích cực: là hiện tượng chuyển di những hiểu biết và kĩ năng sử dụng tiếng mẹ đẻ vào quá trình học ngoại ngữ, giúp cho việc học ngoại ngữ trở nên dễ dàng hơn do có sự giống nhau giữa tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ cần học. Có thể nói, đây là loại ảnh hưởng có lợi của của tiếng mẹ đẻ đối với việc nắm bắt những thói quen mới trong ngoại ngữ (hoặc tác động tích cực của việc học tiếng này sang học tiếng khác ở những người biết nhiều ngoại ngữ). Hiện tượng chuyển di tích cực thể hiện ở tất cả các bình diện ngôn ngữ và cả những bình diện ngoài ngôn ngữ như chữ viết, văn hóa. * Chuyển di tiêu cực: làm cho việc học ngoại ngữ trở nên khó khăn hơn do áp dụng không thích hợp những phương tiện, cấu trúc, quy tắc trong tiếng mẹ đẻ trong quá trình học ngoại ngữ, làm cho việc sử dụng ngôn ngữ đó bị sai lệch. Nguyên nhân sâu xa của hiện tượng này là sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ. Có thể định nghĩa: Chuyển di tiêu cực (giao thoa ngôn ngữ) là những thói quen sử dụng tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ (đã học) gây cản trở cho việc nắm bắt những thói quen mới trong ngoại ngữ đang học. Trong thực tế, bao giờ người học ngoại ngữ cũng bị chi phối bởi những khó khăn do tiếng mẹ để đưa lại. Sự khác nhau (và có khi giống nhau) giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ là nguyên nhân trực tiếp gây ra hiện tượng giao thoa ngôn ngữ trong học tập ngoại ngữ. Giao
  • 29. xuất hiện như một vật chướng ngại của người đang học ngoại ngữ thứ hai. Do vậy, người biên soạn sách, người giảng dạy ngoại ngữ cần phải nắm được các chuyển di tiêu cực tìm cách khắc phục những lỗi sai có thể đã từng xảy ra trong thực tế. Qua đó, có thể giúp người đọc nắm bắt ngoại ngữ một cách tối ưu nhất. Trong quá trình đối chiếu các ngôn ngữ để khắc phục giao thoa, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đã chủ trương phân biệt 4 trường hợp sau: (1) Những nét giống nhau cần yếu: Đây là những nét giống nhau giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ có thể giúp người học chuyển di tích cực thói quen trong tiếng mẹ đẻ vào ngoại ngữ. Nếu giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ đang học có càng nhiều điểm giống nhau cần yếu thì quá trình học ngoại ngữ càng diễn ra thuận lợi. (2) Những nét giống nhau không cần yếu: Là những nét giống nhau giữa ngoại ngữ và tiếng mẹ đẻ không có giá trị đối với quá trình chuyển di tích cực của người học (không hề gây ảnh hưởng gì cho người biên soạn giáo trình cũng như người học ngoại ngữ). Đây là trường hợp của những phổ niệm ngôn ngữ. (3) Những nét khác nhau cần yếu: Đây là trường hợp đáng lưu ý nhất. Đó là những điểm khác nhau giữa các ngôn ngữ có nhiều khả năng dẫn đến hiện tượng chuyển di tiêu cực (giao thoa ngôn ngữ). (4) Những nét khác nhau không cần yếu: Đây là những sự khác nhau không dẫn đến hiện tượng giao thoa ngôn ngữ cho người học ngoại ngữ. Như vậy, (2) và (4) thực chất là sự lật lại của (1) và (3). Đặc điểm G.trị Sự giống nhau Sự khác nhau Cần yếu 1 3 Không cần yếu 2 4
  • 30. ngôn ngữ trong quan hệ với lí thuyết phiên dịch Xây dựng một lý thuyết phiên dịch nhờ vào việc đối chiếu các ngôn ngữ có nghĩa là: chỉ ra được cái chung về mặt nội dung mà những đơn vị ngôn ngữ khác nhau trong những ngôn ngữ khác nhau biểu đạt nó. Đây là sự đồng nhất về ngữ nghĩa của các đơn vị, các phưong tiện biểu hiện khác nhau. Khi đối chiếu các ngôn ngữ theo mục đích phiên dịch cần phải chú ý đến "tư cách" của các ngôn ngữ trong hoạt động đối chiếu cụ thể. Các ngôn ngữ trong hoạt động đối chiếu không hề có vai trò bình đẳng: một ngôn ngữ là ngôn ngữ gốc - điểm xuất phát của sự phân tích đối chiếu; ngôn ngữ thứ hai là ngôn ngữ phiên dịch. Toàn bộ công việc đối chiếu theo mục đích này thực chất là miêu tả hệ thống ngôn ngữ gốc theo những thuật ngữ của hệ thống ngôn ngữ phiên dịch. c) Nói thêm về giao thoa c1.Lưu ý: * Trường hợp học liên tiếp 2 ngoại ngữ (A và B) cũng có thể xảy ra hiện tượng giao thoa: - Nếu trình độ của A càng cao, thì giao thoa của A đối với B càng lớn. Trường hợp này thường xảy ra ở giai đoạn đầu của việc học ngoại ngữ mới B. - Giao thoa của A đối với B càng giảm nếu B ngày càng mạnh hơn. Ví dụ: Người học tiếng Lào chuyển sang học tiếng Thái hay người học tiếng Nga chuyển sang học tiếng Tiệp, Bun, Balan... * Ranh giới giữa tác động tích cực và tác động tiêu cực nhiều khi rất tế nhị: khi các thói quen trong học tập ngoại ngữ A và B tương tự nhau, dễ xuất hiện hiện tượng chuyển di tích cực. Khi các thói quen ấy chỉ giống nhau bộ phận, từng phần một hoặc giống nhau trên đại thể mà phân biệt ở chi tiết thì dễ nảy sinh chuyển di tiêu cực.
  • 31. ngôn ngữ không xuất hiện một cách bừa bãi, tùy tiện. Chỗ dựa của hiện tượng này là những yếu tố tương đương (chung) nào đó giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ, dẫn đến hành vi áp đặt những yếu tố của tiếng mẹ đẻ vào ngoại ngữ. Ngoài ra còn có nhiều yếu tố khác dẫn đến, ảnh hưởng đến chuyển di tiêu cực: - Tình huống giao tiếp: nếu như người nói bắt buộc phải nói bằng một ngoại ngữ về một vấn đề chỉ quen nói bằng một ngoại ngữ khác thì giao thoa có thể xảy ra. - Tuổi tác và năng lực ngoại ngữ cũng là những nhân tố đáng chú ý khi xem xét hiện tượng giao thoa. (Tuổi càng trẻ thì tiếp thu ngoại ngữ càng nhanh, đặc biệt là trẻ em, sẽ có ít giao thoa hơn người lớn). Tuy nhiên những kiến thức chuyển di ở người lớn lại có ưu thế hơn trẻ em. - Những người nhiều tuổi, nếu càng có nhiều ngoại ngữ thì ở một phương diện nào đó, càng có khả năng thủ tiêu giao thoa hơn. Họ có nhiều kinh nghiệm trong việc tiếp thu ngoại ngữ, có ý thức thể hiện những chuyển di (tích cực) trong quá trình nắm bắt một hệ thống "ký mã" ngôn ngữ mới. - Tất cả những trạng thái bệnh lý và tình cảm đều là những nhân tố dễ tạo điều kiện cho giao thoa ngôn ngữ xuất hiện. (ví dụ: sự đãng trí, tâm lí căng thẳng, bệnh tật, mệt nhọc...) c2) Các loại giao thoa * Giao thoa ngôn ngữ xét trong sơ đồ giao tiếp: Trong giao tiếp ngôn ngữ có thể xuất hiện 2 kiểu giao thoa: giao thoa giải mã và giao thoa ký mã. Người học tiếng nước ngoài, trong giao tiếp, phải tiến hành những hành vi ngôn ngữ theo sơ đồ sau: Hiểu (tiếp nhận - giải mã) Ngoại ngữ (N2) Người học
  • 32. thiết-lập mã) (thông báo) Giao thoa có thể xảy ra ở khu vực hiểu và sản sinh thông báo N2. Tuy nhiên những tai nạn của loại giao thoa xảy ra lúc tiếp nhận và giải mã thông báo không nhất thiết phải đối xứng đều đặn với các loại giao thoa tác động đến việc kiến thiết và lập mã thông báo sai. Trong thực tế, với một thông báo N2, học sinh có thể hiểu rõ ràng nội dung thông báo ấy nhưng lại khó khăn trong việc sản sinh nó và ngược lại. - Giao thoa sản sinh thông báo (giao thoa kí mã): đối với việc sản sinh thông báo N2, nếu như N1 (tiếng mẹ đẻ) xuất hiện những phạm trù, những hiện tượng đa nghĩa, thì lập tức người học sẽ gặp trở ngại trong việc sản sinh những thông báo N2 tương ứng: họ có khả năng áp dụng cấu trúc của tiếng mẹ đẻ vào ngoại ngữ. Ví dụ: "nhà tôi" -> my wife, my house - Giao thoa tiếp nhận thông báo (giao thoa giải mã): đối với việc hiểu thông báo N2, tính đa nghĩa của các phạm trù, của những hiện tượng ngôn ngữ ở N2 dễ dàng gây ảnh hưởng đến việc tiếp nhận và giải mã thông báo N2. Ví dụ1: He is making a speech. Thông thường người Việt chỉ nghĩ đến thời hiện tại tiếp diễn mà quên mất nghĩa chỉ tương lai gần của cấu trúc "to be + verb + ing" Ví dụ 2: Adj - N (attribute) Be - Adj (predicate) Cấu trúc này khác với tiếng Việt nên khi người Việt học tiếng Anh thì thường có giao thoa. * Giao thoa ngôn ngữ xét trong cơ chế hoạt động của nó: Học cả 2 thứ tiếng hoàn toàn khác nhau, trên thực tế, không hẳn đã gây một số lượng giao thoa tối đa như nhiều người vẫn nghĩ. Đôi khi tiếp cận 2 ngôn ngữ như vậy lại có phần dễ dàng hơn học 2
  • 33. nhau. Điều này cũng tương tự như việc học bơi không hề gây cản trở việc học đàn piano. Nhưng với người lái xe Việt Nam đã quen với cách lái xe bên phải thì học lái xe bên trái đường là điều khó khăn. [ví dụ của NVC, tr.55]. Cho nên những ngôn ngữ mà chúng ta tiếp cận càng giống nhau bao nhiêu càng dễ giao thoa bấy nhiêu. Bởi vì sẽ không có sự giống nhau hoàn toàn giữa 2 ngôn ngữ. Chính trên những nét giống nhau thường tồn tại những điểm khác biệt tinh tế. Chúng là những cái gây "tai nạn tinh quái" trong giao thoa ngôn ngữ. Dựa trên cơ chế hoạt động ngôn ngữ, các giao thoa có thể qui vào những kiểu loại chung nhất sau đây: * Giao thoa hệ dọc và giao thoa hệ ngang: Toàn bộ các đơn vị ngôn ngữ hoạt động theo 2 trục: trục lựa chọn và trục kết hợp. Ngôn ngữ nào cũng vậy nhưng các ngôn ngữ đều khác nhau ở hình thức lựa chọn và cách thức sắp xếp, phân bố các ký hiệu trên 2 trục ấy. Do đó đã xuất hiện giao thoa hệ dọc và giao thoa hệ ngang khi có ảnh hưởng bất lợi từ N1 đến N2. Ví dụ: Giao thoa hệ dọc vì đã lựa chọn từ không đúng trên trục dọc: (1) I ' ve been here since Monday. -> I ' m here since Monday (người Việt). (2) Các động từ đi với bổ ngữ trực tiếp: give sb st - give st to sb -> give st for sb get married to s.o -> get married with s.o Giao thoa hệ dọc thường xuất hiện trong phiên dịch khi chọn từ, người ta thường chọn từ sai trong bối cảnh ngôn ngữ cụ thể do hiện tượng đa nghĩa, người dịch có xu hướng gắn với yếu tố phiên dịch mà không chú ý đến ngữ cảnh, đến ngữ dụng học. Ví dụ: Bán tôi nửa cân thịt, cho thêm 2 lạng chả. Giao thoa hệ ngang: cơ sở của nó là quan hệ tuyến tính. Các đơn vị ngôn ngữ lần lượt xuất hiện trên trục ngang.
  • 34. tiếng Việt, tiếng Khơ me và tiếng Lào đều hoàn toàn có sự giống nhau về số lượng các yếu tố cấu tạo đoản ngữ danh từ nhưng về trật tự sắp xếp các yếu tố trên hình tuyến thì lại có khác nhau về sự phân bố các vị trí giữa yếu tố danh từ trung tâm đoản ngữ và các yếu tố phụ. So sánh: Ba con gà (Việt) 1 2 3 Moan bây kôn (Khơme) 3 1 2 Cày xảm tô (Lào) 3 1 2 Do áp lực của tiếng Việt, người Việt khi nói tiếng Khơ me và tiếng Lào dễ sản sinh đoản ngữ giao thoa: Bây kôn moan; xảm tô cày. * Giao thoa mặt biểu hiện và giao thoa mặt được biểu hiện: Ký hiệu ngôn ngữ có thuộc tính hai mặt: cái biểu hiện và cái được biểu hiện. Do vậy, các giao thoa có thể xảy ra theo 2 kiểu: giao thoa mặt biểu hiện và giao mặt được biểu hiện ở tất cả các ngôn ngữ. Giao thoa mặt biểu hiện và giao thoa mặt được biểu hiện có thể xảy ra ở tất cả các loại kí hiệu ngôn ngữ. - Giao thoa mặt được biểu hiện: giữa 2 ngôn ngữ đối chiếu những kí hiệu tương đương có cùng hình thức biểu đạt nhưng nội dung kí hiệu lại không đồng nhất thì trường hợp này dễ gây ra giao thoa mặt được biểu hiện (những ngôn ngữ tương đối gần nhau về khu vực địa lí, những ngôn ngữ có quan hệ họ hàng, những ngôn ngữ có vay mượn nhau thường xảy ra giao thoa kiểu này). Các kí hiệu (từ, ngữ, câu) đa nghĩa ở N2 thường bị những "áp lực tự nhiên" của N1 chi phối. - Giao thoa mặt biểu hiện: Giữa 2 ngôn ngữ đối chiếu, các kí hiệu có cùng nội dung biểu đạt nhưng lại khu biệt nhau về hình thức biểu đạt. Hiện tượng này thường xảy ra ở các kết cấu đồng nghĩa. -> He speaks that ' true. (s) ; He says that ' true. (đ)
  • 35. tôn ti: Bên cạnh quan hệ ngang và quan hệ dọc, giữa các đơn vị ngôn ngữ còn có quan hệ tôn ti. Đây là quan hệ bao hàm nhau giữa các đơn vị ngôn ngữ ở các cấp độ khác nhau. Giao thoa này xuất hiện do những ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ vào ngoại ngữ. Ví dụ: áo dài, hoa hồng Người nước ngoài thường nhầm đơn vị hình vị với từ. * Giao thoa do yếu tố văn hóa tác động: Trong giao tiếp, người Anh khi chào thường gắn với hỏi thăm sức khỏe. Người Việt và người Đông Nam Á nói chung thường hỏi về gia đình, ăn uống... Vì vậy, người Đông Nam Á thường mắc lỗi: Where are you going?; Have you got family of your own?; Have you got dinner yet?... Tóm lại: Hiểu biết về những tương đồng và khác biệt giữa ngoại ngữ và tiếng mẹ đẻ chắc chắn sẽ đem lại những bổ ích để hạn chế những chuyển di tiêu cực, khắc sâu hơn những kiến thức về ngoại ngữ đang học. Tuy nhiên, nhiều giáo viên ngoại ngữ không có kiến thức sâu rộng cả về ngoại ngữ và tiếng mẹ đẻ, đây là điều đáng tiếc.
  • 36. CỦA NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU 3.1. Những mục đích xét ở phạm vi nghiên cứu ứng dụng lí thuyết 3.1.1. Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ trong quan hệ với loại hình ngôn ngữ Trong khi hướng vào loại hình học ngôn ngữ, nghiên cứu đối chiếu đề cập đến các mặt khái quát, các phạm trù có ý nghĩa nguyên tắc đối với hệ thống ngôn ngữ. Mục đích là nhằm phát hiện những đặc điểm loại hình ngôn ngữ, xác định các kiểu ngôn ngữ theo những quy luật nhất định. 3.1.2. Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ trong quan hệ với triết học - ngôn ngữ học Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ, khi hướng vào những vấn đề triết học - ngôn ngữ học, cần phải lưu ý thích đáng: - Không tuyệt đối hóa quá mức vai trò của ngôn ngữ tự nhiên. - Những ảnh hưởng của ngôn ngữ đến tư duy con người, đến những hoạt động nhận thức và văn hóa đều phải được xem xét trong những chừng mực nhất định, có giới hạn. 3.1.3. Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ trong quan hệ với lí thuyết phiên dịch Xây dựng một lý thuyết phiên dịch nhờ vào việc đối chiếu các ngôn ngữ có nghĩa là: chỉ ra được cái chung về mặt nội dung mà những đơn vị ngôn ngữ khác nhau trong những ngôn ngữ khác nhau biểu đạt nó. Đây là sự đồng nhất về ngữ nghĩa của các đơn vị, các phưong tiện biểu hiện khác nhau. Khi đối chiếu các ngôn ngữ theo mục đích phiên dịch cần phải chú ý đến "tư cách" của các ngôn ngữ trong hoạt động đối chiếu cụ thể. Các ngôn ngữ trong hoạt động đối chiếu không hề có vai trò bình
  • 37. ngữ là ngôn ngữ gốc - điểm xuất phát của sự phân tích đối chiếu; ngôn ngữ thứ hai là ngôn ngữ phiên dịch. Toàn bộ công việc đối chiếu theo mục đích này thực chất là miêu tả hệ thống ngôn ngữ gốc theo những thuật ngữ của hệ thống ngôn ngữ phiên dịch. 3.2. Những mục đích xét ở phạm vi nghiên cứu ứng dụng thực hành ngôn ngữ 3.2.1. Nghiên cứu đối chiếu và việc giảng dạy học tập ngoại ngữ Trong thực tế, ở phạm vi ứng dụng thực hành này việc NCĐC phải làm rõ được cơ chế của hiện tượng giao thoa ngôn ngữ; vạch ra nguồn gốc của những giao thoa giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ, các kiểu giao thoa nhất định... Đây chính là những gì mà người học ngoại ngữ gặp khó khăn khi thâm nhập một hệ thống mã ngôn ngữ xa lạ. Chúng ta hãy đi vào xem xét cơ chế của hiện tượng giao thoa. a) Các quan điểm nhìn nhận hiện tượng giao thoa ngôn ngữ: Có 3 quan điểm nhìn nhận hiện tượng giao thoa: * Quan điểm tâm lý học ngôn ngữ: Theo quan điểm này, giao thoa là tác động tiêu cực của thói quen này đối với một thói quen khác có thể xảy ra trong học tập ngoại ngữ. Đây là sự ô nhiễm (contamination) hành vi, thái độ có tính chất tâm lí học. * Quan điểm ngôn ngữ học: Theo quan điểm này, giao thoa là sự vận dụng các yếu tố của một thứ tiếng khi nói hoặc viết một thứ tiếng khác. Đây là tai nạn của tính song ngữ do sự tiếp xúc giữa 2 thứ tiếng với nhau. Có thể xảy ra 2 trường hợp tiếp xúc ngôn ngữ: - Tiếp xúc ngôn ngữ giữa những người thuộc các dân tộc cùng cộng cư trên một khu vực địa lý. - Tiếp xúc ngôn ngữ trong quá trình học tập ngoại ngữ Trường hợp thứ 2 là đối tượng chúng ta quan tâm nhiều hơn. * Quan điểm sư phạm học - sinh ngữ: Theo quan điểm này, giao thoa là một loại lỗi đặc biệt mà học sinh học ngoại ngữ mắc phải
  • 38. hoặc do chịu ảnh hưởng tự nhiên của các mô hình cấu trúc tiếng mẹ đẻ. Đây là quá trình áp đặt tự nhiên một yếu tố của tiếng mẹ đẻ vào ngoại ngữ, làm cho những sự kiện ngoại ngữ đi lệch khỏi chuẩn mực ngôn ngữ của nó. b) Phân biệt giao thoa và chuyển di: Quá trình học một ngoại ngữ là quá trình nắm bắt một hệ thống thói quen mới. Trong quá trình đó, những thói quen sử dụng tiếng mẹ đẻ đã ảnh hưởng đến ngoại ngữ. Sự ảnh hưởng này có 2 khía cạnh: tích cực và tiêu cực. * Tác động tích cực: là loại ảnh hưởng có lợi của của tiếng mẹ đẻ đối với việc nắm bắt những thói quen mới trong ngoại ngữ. Bên cạnh đó, người ta còn có thể nói đến trường hợp: có sự tác động tích cực của việc học tiếng này sang học tiếng khác ở những người biết nhiều ngoại ngữ. Thuật ngữ khoa học để chỉ hiện tượng này là "transfert" (chuyển di). * Tác động tiêu cực: những thói quen sử dụng tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ (đã học) gây cản trở cho việc nắm bắt những thói quen mới trong ngoại ngữ đang học. Thuật ngữ khoa học để chỉ hiện tượng này là "inteference" (giao thoa). Trong hiện tượng chuyển di, những yếu tố ảnh hưởng đến học tập ngoại ngữ được gọi là "facilitation" (sự thuận lợi). Còn trong hiện tượng giao thoa, những yếu tố hoặc xu hướng ảnh hưởng đến học tập ngoại ngữ được gọi là "ilifitation" (sự bất lợi). Lưu ý: * Trường hợp học liên tiếp 2 ngoại ngữ (A và B) cũng có thể xảy ra hiện tượng giao thoa: - Nếu trình độ của A càng cao, thì giao thoa của A đối với B càng lớn. Trường hợp này thường xảy ra ở giai đoạn đầu của việc học ngoại ngữ mới B. - Giao thoa của A đối với B càng giảm nếu B ngày càng mạnh hơn.
  • 39. học tiếng Lào chuyển sang học tiếng Thái hay người học tiếng Nga chuyển sang học tiếng Tiệp, Bun, Balan... * Ranh giới giữa tác động tích cực và tác động tiêu cực nhiều khi rất tế nhị: khi các thói quen trong học tập ngoại ngữ A và B tương tự nhau, dễ xuất hiện hiện tượng chuyển di. Khi các thói quen ấy chỉ giống nhau bộ phận, từng phần một hoặc giống nhau trên đại thể mà phân biệt ở chi tiết thì dễ nảy sinh giao thoa. *Giao thoa ngôn ngữ không xuất hiện một cách bừa bãi, tùy tiện. Chỗ dựa của hiện tượng này là những yếu tố tương đương (chung) nào đó giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ, dẫn đến hành vi áp đặt những yếu tố của tiếng mẹ đẻ vào ngoại ngữ. Ngoài ra còn có nhiều yếu tố khác dẫn đến, ảnh hưởng đến giao thoa ngôn ngữ: - Tình huống giao tiếp: nếu như người nói bắt buộc phải nói bằng một ngoại ngữ về một vấn đề chỉ quen nói bằng một ngoại ngữ khác thì giao thoa có thể xảy ra. - Tuổi tác và năng lực ngoại ngữ cũng là những nhân tố đáng chú ý khi xem xét hiện tượng giao thoa. (Tuổi càng trẻ thì tiếp thu ngoại ngữ càng nhanh, đặc biệt là trẻ em, sẽ có ít giao thoa hơn người lớn). Tuy nhiên những kiến thức chuyển di ở người lớn lại có ưu thế hơn trẻ em. - Những người nhiều tuổi, nếu càng có nhiều ngoại ngữ thì ở một phương diện nào đó, càng có khả năng thủ tiêu giao thoa hơn. Họ có nhiều kinh nghiệm trong việc tiếp thu ngoại ngữ, có ý thức thể hiện những chuyển di (tích cực) trong quá trình nắm bắt một hệ thống "ký mã" ngôn ngữ mới. - Tất cả những trạng thái bệnh lý và tình cảm đều là những nhân tố dễ tạo điều kiện cho giao thoa ngôn ngữ xuất hiện. (ví dụ: sự đãng trí, tâm lí căng thẳng, bệnh tật, mệt nhọc...) c) Giao thoa xét ở khía cạnh ngôn ngữ học:
  • 40. ngôn ngữ xét trong sơ đồ giao tiếp: Trong giao tiếp ngôn ngữ có thể xuất hiện 2 kiểu giao thoa: giao thoa giải mã và giao thoa ký mã. Người học tiếng nước ngoài, trong giao tiếp, phải tiến hành những hành vi ngôn ngữ theo sơ đồ sau: Hiểu (tiếp nhận - giải mã) Ngoại ngữ (N2) Người học Sản sinh (kiến thiết-lập mã) (thông báo) Giao thoa có thể xảy ra ở khu vực hiểu và sản sinh thông báo N2. Tuy nhiên những tai nạn của loại giao thoa xảy ra lúc tiếp nhận và giải mã thông báo không nhất thiết phải đối xứng đều đặn với các loại giao thoa tác động đến việc kiến thiết và lập mã thông báo sai. Trong thực tế, với một thông báo N2, học sinh có thể hiểu rõ ràng nội dung thông báo ấy nhưng lại khó khăn trong việc sản sinh nó và ngược lại. * Giao thoa sản sinh thông báo (giao thoa kí mã): đối với việc sản sinh thông báo N2, nếu như N1 (tiếng mẹ đẻ) xuất hiện những phạm trù, những hiện tượng đa nghĩa, thì lập tức người học sẽ gặp trở ngại trong việc sản sinh những thông báo N2 tương ứng: họ có khả năng áp dụng cấu trúc của tiếng mẹ đẻ vào ngoại ngữ. Ví dụ: "nhà tôi" -> my wife, my house * Giao thoa tiếp nhận thông báo (giao thoa giải mã): đối với việc hiểu thông báo N2, tính đa nghĩa của các phạm trù, của những hiện tượng ngôn ngữ ở N2 dễ dàng gây ảnh hưởng đến việc tiếp nhận và giải mã thông báo N2. Ví dụ1: He is making a speech.
  • 41. Việt chỉ nghĩ đến thời hiện tại tiếp diễn mà quên mất nghĩa chỉ tương lai gần của cấu trúc "to be + verb + ing" Ví dụ 2: Adj - N (attribute) Be - Adj (predicate) Cấu trúc này khác với tiếng Việt nên khi người Việt học tiếng Anh thì thường có giao thoa. A late train: chuyến tàu xuất phát chậm A train late: chuyến tàu đến chậm Small farmer : have a small farm- người nông dân có trang trại nhỏ The famer is small: người nông dân thấp bé Ví dụ 3: Lan loves her cat as much as Nam (1) (1) là một câu mơ hồ. Có thể hiểu theo 2 cách: - Lan loves her cat as much as Nam does (2) - Lan loves her cat as much as she loves Nam (3) Ví dụ 4: Những từ đa nghĩa có thể gây giao thoa: To bear: chịu đựng (1); không có khả năng sinh con She can not bear children c2) Giao thoa ngôn ngữ xét trong cơ chế hoạt động của nó: Học cả 2 thứ tiếng hoàn toàn khác nhau, trên thực tế, không hẳn đã gây một số lượng giao thoa tối đa như nhiều người vẫn nghĩ. Đôi khi tiếp cận 2 ngôn ngữ như vậy lại có phần dễ dàng hơn học 2 thứ tiếng giống nhau. Điều này cũng tương tự như việc học bơi không hề gây cản trở việc học đàn piano. Nhưng với người lái xe Việt Nam đã quen với cách lái xe bên phải thì học lái xe bên trái đường là điều khó khăn. [ví dụ của NVC, tr.55]. Cho nên những ngôn ngữ mà chúng ta tiếp cận càng giống nhau bao nhiêu càng dễ giao thoa bấy nhiêu. Bởi vì sẽ không có sự giống nhau hoàn toàn giữa 2 ngôn ngữ. Chính trên những nét giống nhau thường tồn tại những điểm khác biệt tinh tế. Chúng là những cái gây "tai nạn tinh quái" trong giao thoa ngôn ngữ.
  • 42. chế hoạt động ngôn ngữ, các giao thoa có thể qui vào những kiểu loại chung nhất sau đây: * Giao thoa hệ dọc và giao thoa hệ ngang: Toàn bộ các đơn vị ngôn ngữ hoạt động theo 2 trục: trục lựa chọn và trục kết hợp. Ngôn ngữ nào cũng vậy nhưng các ngôn ngữ đều khác nhau ở hình thức lựa chọn và cách thức sắp xếp, phân bố các ký hiệu trên 2 trục ấy. Do đó đã xuất hiện giao thoa hệ dọc và giao thoa hệ ngang khi có ảnh hưởng bất lợi từ N1 đến N2. Ví dụ về giao thoa hệ dọc vì đã lựa chọn từ không đúng trên trục dọc: (1) I ' ve been here since Monday. -> I ' m here since Monday (người Việt). (2) Các động từ đi với bổ ngữ trực tiếp: give sb st - give st to sb -> give st for sb get married to s.o -> get married with s.o Giao thoa hệ dọc thường xuất hiện trong phiên dịch khi chọn từ, người ta thường chọn từ sai trong bối cảnh ngôn ngữ cụ thể do hiện tượng đa nghĩa, người dịch có xu hướng gắn với yếu tố phiên dịch mà không chú ý đến ngữ cảnh, đến ngữ dụng học. - Bán tôi nửa cân thịt, cho thêm 2 lạng chả. - áo ấm, áo lạnh - cứu hỏa, phục vụ miến gà, đi khám bác sĩ, cho vay phụ nữ nghèo, xay bột trẻ em... - rẻ thối Giao thoa hệ ngang: cơ sở của nó là quan hệ tuyến tính. Các đơn vị ngôn ngữ lần lượt xuất hiện trên trục ngang. Ví dụ: giữa tiếng Việt, tiếng Khơ me và tiếng Lào đều hoàn toàn có sự giống nhau về số lượng các yếu tố cấu tạo đoản ngữ danh từ nhưng về trật tự sắp xếp các yếu tố trên hình tuyến thì lại có khác nhau về sự phân bố các vị trí giữa yếu tố danh từ trung tâm đoản ngữ và các yếu tố phụ. So sánh:
  • 43. (Việt) 1 2 3 Moan bây kôn (Khơme) 3 1 2 Cày xảm tô (Lào) 3 1 2 Do áp lực của tiếng Việt, người Việt khi nói tiếng Khơ me và tiếng Lào dễ sản sinh đoản ngữ giao thoa: Bây kôn moan; xảm tô cày. Ví dụ: Do you understand it? (Hư từ (function) được đảo lên đứng đầu) Anh có hiểu không? * Giao thoa mặt biểu hiện và giao thoa mặt được biểu hiện: Ký hiệu ngôn ngữ có thuộc tính hai mặt: cái biểu hiện và cái được biểu hiện (Nói thêm). Do vậy, các giao thoa có thể xảy ra theo 2 kiểu: giao thoa mặt biểu hiện và giao mặt được biểu hiện ở tất cả các ngôn ngữ. Giao thoa mặt biểu hiện và giao thoa mặt được biểu hiện có thể xảy ra ở tất cả các loại kí hiệu ngôn ngữ. - Giao thoa mặt được biểu hiện: giữa 2 ngôn ngữ đối chiếu những kí hiệu tương đương có cùng hình thức biểu đạt nhưng nội dung kí hiệu lại không đồng nhất thì trường hợp này dễ gây ra giao thoa mặt được biểu hiện. (những ngôn ngữ tương đối gần nhau về khu vực địa lí, những ngôn ngữ có quan hệ họ hàng, những ngôn ngữ có vay mượn nhau thường xảy ra giao thoa kiểu này). Các kí hiệu (từ, ngữ, câu) đa nghĩa ở N2 thường bị những "áp lực tự nhiên" của N1 chi phối. H. Nét nghĩa thức biểu đạt Nơi có sách (1) Chỗ để bán sách (2) Chỗ để cất sách (3) Chỗ để xếp đồ đạc ( 4) librairie + + - - library + - + - (1) thư viện; (2) hiệu sách; (3) kho sách
  • 44. học tiếng Pháp hoặc ngược lại thường có giao thoa này. (Hoặc ở mặt ngữ âm, 2 âm /p/ và /b/) - Giao thoa mặt biểu hiện: Giữa 2 ngôn ngữ đối chiếu, các kí hiệu có cùng nội dung biểu đạt nhưng lại khu biệt nhau về hình thức biểu đạt. Hiện tượng này thường xảy ra ở các kết cấu đồng nghĩa. Ví dụ: thành tiếng bằng lời bày tỏ nhưng ko nhấn mạnh thành tiếng trò chuyện bảo ban ra lệnh speak + - (say) - (talk) - (tell) nói + + + + -> He speaks that ' true. (s) ; He says that ' true. (đ) ăn hốc xơi đớp tọng nhậu eat - - - - - cool + - mát + + nhiệt độ sức khỏe hot + + (cay) nóng + - nhiệt độ vị tall + - (high) cao + + chiều cao người ch.cao vật * Giao thoa tôn ti: Bên cạnh quan hệ ngang và quan hệ dọc, giữa các đơn vị ngôn ngữ còn có quan hệ tôn ti. Đây là quan hệ bao hàm nhau giữa các đơn vị ngôn ngữ ở các cấp độ khác nhau. Giao
  • 45. hiện do những ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ vào ngoại ngữ. Ví dụ: áo dài, hoa hồng Người nước ngoài thường nhầm đơn vị hình vị với từ. * Giao thoa do yếu tố văn hóa tác động: Trong giao tiếp, người Anh khi chào thường gắn với hỏi thăm sức khỏe. Người Việt và người Đông Nam Á nói chung thường hỏi về gia đình, ăn uống... Vì vậy, người Đông Nam Á thường mắc lỗi: Where are you going?; Have you got family of your own?; Have you got dinner yet?... 3.2.2. Nghiên cứu đối chiếu với việc phân tích lỗi và chữa lỗi a) Định nghĩa lỗi: Lỗi - nảy sinh ở người nói tiếng nước ngoài - được hiểu là những gì mà người ấy làm sai lạc các sự kiện ngoại ngữ so với chuẩn của nó. b) Nguyên nhân gây lỗi: trên bình diện ngôn ngữ học đối chiếu, chú trọng đến sự ảnh hưởng tiêu cực của tiếng mẹ đẻ (hay của ngoại ngữ nào đó) đối với ngoại ngữ đang học. c) Các loại lỗi: Dựa vào đối tượng mắc lỗi óc thể phân biệt 2 kiểu lỗi bị mắc: (1) Lỗi thường mắc chỉ ở một học sinh nói N1 nào đó Ví dụ: Lỗi phát âm thanh điệu đối với những người học tiếng Việt nói các ngôn ngữ không thanh điệu. (2) Lỗi thường mắc ở hầu hết các học sinh nói N1 bất kể là ngôn ngữ nào (cùng gần hay khác loại hình với N2) Ví dụ: Lỗi về việc sử dụng động từ giới từ của tiếng Anh đối với tất cả những ai học tiếng Anh như là một ngoại ngữ.
  • 46. PHÂN TÍCH ĐỐI CHIẾU NGÔN NGỮ 4.1. Nghiên cứu đối chiếu về ngữ âm 4.1.1. Đối chiếu các phụ âm a.Quy trình đối chiếu các phụ âm của hai ngôn ngữ gồm ba bước: (1) Xác định hệ thống phụ âm của hai ngôn ngữ trên cơ sở một phương pháp miêu tả nhất quán và trên cơ sở đó xác định những phụ âm tương đương và những phụ âm không tương đương trong hai ngôn ngữ; (2) Xác định các biến thể của các phụ âm và tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai ngôn ngữ; (3) Đối chiếu khả năng phân bố của các phụ âm và sự biến đổi của chúng trong bối cảnh ngữ âm. Để thực hiện những bước này, cần nắm vững những vấn đề sau đây: (1) Cách miêu tả phụ âm theo đặc điểm cấu âm Xét về đặc điểm cấu âm, các phụ âm được miêu tả theo ba tiêu chí cơ bản: - Tiêu chí 1: Theo phương thức cấu âm Theo tiêu chí này, ta phân biệt, chẳng hạn: * phụ âm tắc, ví dụ: [t], [d], [k], [b] * phụ âm xát, ví dụ: [f], [v], [s], [z], [l] * phụ âm tắc-xát, ví dụ: [t], [d], [t∫] * phụ âm rung: [r] hoặc [R]. - Tiêu chí 2: Theo vị trí cấu âm Theo vị trí cấu âm, ta phân biệt những phụ âm cơ bản sau: * phụ âm môi, trong đó lại phân biệt phụ âm hai môi (ví dụ: [b], [p], [m]), và phụ âm môi-răng (ví dụ: [f], [v]).
  • 47. đầu lưỡi- lợi: [t], [d], [n] * phụ âm đầu lưỡi-ngạc cứng: [ş], [ʐ] * phụ âm mặt lưỡi-ngạc: [c], [ɲ] * phụ âm gốc lưỡi-ngạc mềm: [k], [g], [ŋ] * phụ âm họng: [h], [x] - Tiêu chí 3: Theo tính thanh Theo tiêu chí này, ta phân biệt: * Phụ âm hữu thanh, ví dụ: [b], [d], [g]… * Phụ âm vô thanh, ví dụ: [p], [t], [k]… b) Những điểm cần lưu ý khi đối chiếu các phụ âm - Phụ âm bật hơi: Có ngôn ngữ có phụ âm bật hơi nhưng có những ngôn ngữ không có phụ âm này. Mặt khác, đặc điểm của các phụ âm bật hơi giữa các ngôn ngữ cũng có thể khác nhau. Ví dụ: Tiếng Việt có phụ âm bật hơi [ť]. - Sự phân bố các phụ âm liên quan đến những đơn vị lớn hơn, tức là âm tiết. Do vậy, trước khi đối chiếu về sự phân bố các phụ âm trong hai ngôn ngữ, cần phải đối chiếu cấu trúc âm tiết của chúng. Các bản miêu tả cấu trúc âm tiết cần phải chỉ ra được hệ thống phụ âm đầu và phụ âm cuối của các âm tiết trong ngôn ngữ. Ví dụ: Trong tiếng Việt, có những phụ âm xuất hiện trong hệ thống phụ âm đầu nhưng không xuất hiện trong hệ thống các phụ âm cuối, như: /s/; /z/; /f/, hoặc ngược lại, như /p/. - Vị trí phân bố của phụ âm trong thường kéo theo sự biến đổi ngữ âm do có các hiện tượng đồng hóa hay thích nghi ngữ âm của các âm tố. Các Hiện tượng đồng hóa hay thích nghi ngữ âm có thể không giống nhau trong các ngôn ngữ do đó có thể là nguyên nhân dẫn đến việc phạm lỗi khi học ngoại ngữ. Ví dụ: Hiện tượng vô thanh hóa các phụ âm hữu thanh ở vị trí âm cuối của từ hoặc sau phụ âm vô thanh trong tiếng Nga hoặc Ba Lan, hay hiện tượng môi hóa các phụ âm cuối của âm tiết tiếng Việt như ‘học’, ‘chung’, ‘ông’ rất dễ bị người học thể hiện sai.
  • 48. chiếu các phụ âm về mặt phân bố, cần phải phân biệt những biến thể âm vị mang tính bắt buộc và những biến thể mang tính tự do. Trong việc học ngoại ngữ, các biến thể bắt buộc (gọi là biến thể kết hợp) có giá trị trong việc rèn luyện kỹ năng nói và nghe còn các biến thể tự do có giá trị trong việc rèn luyện kĩ năng nghe. Ví dụ: Biến thể “ngậm” của âm vị /t/ ở vị trí cuối âm tiết (ví dụ: tất) hay biến thể môi hóa (ví dụ: tôi) trong tiếng Việt đều phải được thể hiện chính xác, trong khi đó biến thể bật hơi [t’] ở vị trí đầu âm tiết chỉ là biến thể do một số cá nhân thể hiện (có thể do ảnh hưởng của tiếng Anh hoặc theo thói quen cá nhân). - Các phụ âm nói riêng và âm vị nói chung còn chịu ảnh hưởng của các hiện tượng ngôn điệu là trọng âm, thanh điệu, ngữ điệu, nên việc đối chiếu các hiện tượng ngôn điệu trong hai ngôn ngữ cũng cần được được xem xét. 4.1.2. Đối chiếu các nguyên âm a) Hình thang nguyên âm quốc tế (giới thiệu một số âm tiêu biểu) i y    u  Y  e   O        a    
  • 49. âm quốc tế cho ta biết các tiêu chí để phân biệt các nguyên âm: - Tiêu chí 1: Theo độ mở của miệng. Theo tiêu chí này, ta phân biệt các nguyên âm: rộng – hơi rộng – hơi hẹp – hẹp. Các ngôn ngữ có thể phân biệt chi tiết hơn. - Tiêu chí 2: Theo chiều hướng của lưỡi. Theo tiêu chí này, ta phân biệt các nguyên âm: hàng trước – hàng giữa – hàng sau. Có thể có sự phân biệt cụ thể hơn như giữa-trước, giữa-sau hay gần trước, gần sau. - Tiêu chí 3: Theo hình dáng môi. Theo tiêu chí này, ta phân biệt các nguyên âm: tròn – không tròn. Ngoài ra, các nguyên âm còn phân biệt với nhau theo trường độ: nguyên âm dài – nguyên âm ngắn, và tính mũi: nguyên âm mũi – nguyên âm không mũi. Nguyên âm trong các ngôn ngữ khác nhau hay giống nhau là căn cứ vào những đặc điểm mô tả nói trên. b) Nguyên âm và chữ viết Khi đối chiếu các nguyên âm của hai ngôn ngữ, ta có thể đối chiếu sự thể hiện của nguyên âm trên chữ viết. Tuy các ngôn ngữ có thể cùng dùng một loại văn tự để ghi âm nhưng do lịch sử ra đời và lịch sử nghiên cứu ngôn ngữ học của các ngôn ngữ có khác nhau nên việc dùng chữ viết để thể hiện các nguyên âm có thể khác nhau. Đối chiếu âm và chữ viết có thể tìm ra những chỗ bất hợp lí và những khó khăn của người học khi học phát âm và học viết bằng ngoại ngữ. Ví dụ: Tiếng Việt ghi nguyên âm [Ɛ] bằng hai con chữ là e và a (ví dụ: em/ anh). Trên đây chỉ nói về việc đối chiếu các nguyên âm theo đặc trưng cấu âm-âm học. Đây là kiểu đối chiếu truyền thống. Ngày nay, nhờ những thiết bị ghi âm, phổ kí hiện đại, người ta còn có thể đối
  • 50. âm theo những đặc trưng âm học được ghi lại bằng nhiều phương pháp khác nhau, gọi chung là đối chiếu ngữ âm thực nghiệm. Tuy nhiên, xét dưới góc độ học tập và giảng dạy ngoại ngữ trong những điều kiện hiện nay, kiểu đối chiếu này chưa mang lại nhiều lợi ích thực tiễn. 4.1.3. Đối chiếu các hiện tượng ngôn điệu Đơn vị ngữ âm siêu đoạn tính là những đơn vị đi kèm theo đơn vị ngữ âm đoạn tính, là những đơn vị không thể phân chia được trên chuỗi lời nói. Ví dụ: ta có thể chia âm tiết “toán” ra thành 4 âm tố nhưng không thể chia cắt đơn vị siêu đoạn tính đi kèm là thanh sắc. Ba đơn vị siêu đoạn tính chủ yếu là ngữ điệu, trọng âm và thanh điệu. a) Thanh điệu (tone): Thanh điệu là sự nâng cao hoặc hạ thấp giọng nói trong một âm tiết có tác dụng cấu tạo và khu biệt các hình vị, các từ khác nhau. Ví dụ: Trong tiếng Việt có 2 từ “ba” và “bà” phân biệt với nhau, có nghĩa khác nhau (ba: father; bà: grandmother) là do được phát âm với cao độ khác nhau: thanh ngang và thanh huyền. Thanh điệu là đặc trưng của âm tiết. Không phải ngôn ngữ nào cũng có thanh điệu. Tiếng Việt, Hán, Lào, Thái ... có thanh điệu. Tiếng Nga, Anh, Pháp ... không có thanh điệu. Trong các ngôn ngữ có thanh điệu, số lượng thanh điệu cũng khác nhau. Tiếng Việt có 6 thanh, tiếng Hán có 4 thanh, tiếng Mèo có 7 thanh... Thanh điệu còn có tác dụng tạo nhạc tính cho lời nói. Tiếng Việt do có nhiều thanh điệu nên giàu nhạc tính. b) Trọng âm (accent, stress): Trọng âm là hiện tượng nhấn mạnh vào một yếu tố nào đó trong ngữ lưu. Có trọng âm của từ, có trọng âm của câu nhưng thường khi nói đến trọng âm, người ta thường nói đến trọng âm từ. Trọng âm từ là sự nêu bật một trong những âm tiết của từ
  • 51. âm tiết) bằng những phương tiện ngữ âm nhất định. - Trọng âm lực: sự nêu bật được tiến hành bằng cách tăng cường độ phát âm (nhấn mạnh âm tiết). - Trọng âm lượng: sự nêu bật được tiến hành bằng cách tăng trường độ phát âm (kéo dài thời gian phát âm âm tiết). - Trọng âm hỗn hợp: phối hợp cả 2 phương thức trên. c) Ngữ điệu (Intonation): Ngữ điệu là sự biến đổi cao độ của giọng nói trong một ngữ đoạn hoặc trong câu. Nếu như thanh điệu là đặc trưng của âm tiết, trọng âm là đặc trưng của từ thì ngữ điệu là đặc trưng của câu. Ngữ điệu có khả năng mang nghĩa và là một phương thức ngữ pháp để biểu hiện tính chất của các loại câu (câu khẳng định, phủ định, cầu khiến...). 4.2. Nghiên cứu đối chiếu về từ vựng-ngữ nghĩa Đối tượng của việc phân tích đối chiếu về từ vựng là những điểm giống nhau và khác nhau của thành phần từ vựng và quan hệ từ vựng trong các ngôn ngữ đối chiếu. 4.2.1. Đối chiếu một số nhóm từ vựng tiêu biểu a) Đối chiếu từ: - Giống nhau về hình thức và ý nghĩa: Đó thường là những từ vay mượn hoặc có quan hệ cội nguồn. - Giống nhau về hình thức nhưng khác nhau về ý nghĩa: Có thể phân biệt 2 loại: khác nhau một phần và khác nhau hoàn toàn. - Giống nhau về ý nghĩa nhưng khác nhau về hình thức: Đây là trường hợp thông dụng nhất khi so sánh 2 ngôn ngữ. - Khác nhau về hình thức và ý nghĩa: Phương ngữ Bắc: tầng 1 tương ứng với tầng trệt trong Phương ngữ Nam; Phương ngữ Bắc: tầng 2 tương ứng với lầu 1 trong Phương ngữ Nam;
  • 52. về nghĩa gốc nhưng khác nhau về nghĩa phái sinh: Mèo trong tiếng Việt có nghĩa phái sinh là “nhân tình” nhưng trong tiếng Anh thì “cat” chỉ “người đàn bà tinh ranh”. b) Thực hành đối chiếu một số trường từ vựng tiêu biểu: - Trường từ vựng chỉ quan hệ thân tộc; - Trường từ vựng chỉ sự chuyển động; - Trường từ vựng chỉ màu sắc; - Trường từ vựng chỉ thời gian; - Trường từ vựng chỉ hoạt động cảm nghĩ, nói năng, nghe nhìn. … Sự khác nhau giữa các trường từ vựng có thể do sự tri giác, sự cấu trúc hóa thế giới khác nhau. 4.2.2. Nghiên cứu trường hợp tương đương phiên dịch a) Trường hợp một từ trong tiếng mẹ đẻ được biểu thị bằng một từ ở ngoại ngữ đang dịch hoặc ngược lại. b) Trường hợp một từ trong tiếng mẹ đẻ tương ứng với một loạt từ ở ngoại ngữ đang dịch hoặc ngược lại. Ví dụ: rice: gạo, cơm, lúa, thóc, tấm c) Khi phiên dịch, một từ trong tiếng mẹ đẻ được biểu thị bằng một ngữ ở ngoại ngữ đang dịch hoặc ngược lại. Ví dụ: Nói thách: to put the price up expecting people to bargain. d) Trường hợp không có từ hoặc ngữ tương đương ở ngoại ngữ đang dịch: phở, nem rán, cải lương, tuồng, khăn đóng, áo dài, quân tử… Vấn đề thành ngữ cũng là một vấn đề thú vị khi đối chiếu ngôn ngữ. 4.3. Một số thử nghiệm 4.3.1. Tên bài báo “MỘT SỐ ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA TIẾNG ÊĐÊ VÀ TIẾNG VIỆT/THE DIFFERENCE BETWEEN THE Ede LANGUAGE
  • 53. Tác giả: Nguyễn Ngọc Chinh*, Niê H’Loanh**, *Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Đà Nẵng. Mở đầu Dân tộc Êđê có chữ viết theo hệ chữ cái La tinh. Chữ Êđê được hình thành từ những năm cuối thế kỉ XIX [4], [9]. Năm 1935 Toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định công nhận bộ chữ Êđê mẫu tự Latinh. Hiện nay tiếng Êđê được xem là ngôn ngữ phổ thông trong các ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và là một trong những ngôn ngữ được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào giảng dạy trong các trường phổ thông, và không những dạy ở mỗi trường PT mà còn dạy cho cán bộ công chức công tác tại vùng dân tộc. Cụ thể, ở Đắk Lắk có 118 trường học đưa tiếng Êđê vào giảng dạy. Trong đó, bậc Tiêu học là 105 trường (với 597 lớp và 11.963 HS) và THCS là 13 trường (với 38 lớp và 1.378 HS) [8]. Vì vậy tiếng Êđê nó có tầm quan trọng đối với người học, và để người học tiếp thu nhanh một cách dễ dàng, chúng ta tìm ra chỉ những điểm cơ bản khác biệt so với tiếng Việt. Loại hình học là một ngành khoa học thiên về lý luận, không nhằm giải đáp những yêu cầu thực tiễn một cách trực tiếp. Tuy nhiên, các thành tựu, các kết luận của ngành loại hình học lại rất có thể đem ứng dụng vào thực tiễn, lợi ích của loại hình học giúp việc giảng dạy môn ngoại ngữ (tiếng Êđê) có thể rút được nhiều điều, so sánh các hiện tượng trong tiếng mẹ đẻ (tiếng Việt) và ngôn ngữ khác (tiếng Êđê) tìm ra những những khác nhau giữa hai ngôn ngữ. Tiếng Êđê và Tiếng Việt tuy đều là loại hình ngôn ngữ đơn lập [1] nhưng có những điểm khác biệt, để làm rõ vấn đề, bài báo tìm hiểu từng đơn vị ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của hai ngôn ngữ này. Về ngữ âm Bảng 1. Bảng so sánh âm tố tiếng Êđê và tiếng Việt [3] Tiếng Việt Tiếng Êđê a a ă ă â â b b [ c ] d d đ đ e e e ê ê
  • 54. i j k k l l m m n n ` o o o ô ô o# ơ ơ ơ p p q r r s s t t u u u ư ư ư v w x y y Qua bảng so sánh, tiếng Êđê có 38 âm tố (chữ cái), còn tiếng Việt có 29 âm tố. Và tiếng Êđê có những âm tố khác biệt so với tiếng Việt đó là: [, ], e, e#, , j, `, o, o#, ơ, u, ư, w. Hệ thống âm đầu: - Tiếng Việt có 22 phụ âm đầu bao gồm: b, m, f, v, t, t’, d, n, z, z, s, s, c, , ŋ , k, x, ?, y, h, ? - Tiếng Êđê có 26 phụ âm đó là: p, p’, b, [, m, , t, t’, d, đ, c, c’, j, j, k, k’, g, s, j, l, r, n, , ŋ , h, ? Phụ âm đầu tiếng Êđê ghi kí tự chữ viết có phần khác với tiếng Việt như j trong jah (phát (rẫy, cỏ)); p trong pa (bốn). Có những phụ âm không
  • 55. kí tự trên chữ viết, kiểu như một loại phụ âm trong những âm tiết: un (lợn), êa (nước), ung (chồng). Trong tiếng Êđê cách tạo từ hai âm tiết mà tiếng Việt không có đó là: sử dụng dấu gạch nối (-) nếu là từ có hai âm tiết đều là nguyên âm, như ê-ăt (lạnh), ê- i (cái rổ); ê-un (mềm). Và dấu dấu nháy đơn ( ’) để ghi hai phụ âm với nguyên âm và phụ âm với phụ âm, như h’iêng (quý mến); k’ho (nóng); m’ar (giấy). Trong tiếng Êđê, phần đầu âm tiết là bộ phận phức tạp nhất, những tổ hợp phụ âm mà thành phần của nó có thể từ hai đến ba yếu tố tạo thành. Điểm khác biệt với ngôn ngữ tiếng Việt chính là tổ hợp có hai phụ âm và đặc biệt là có tổ hợp ba phụ âm (Bảng 2). Bảng 2. Các tổ hợp hai phụ âm mà tiếng Việt không có [3], [7] Phụ âm Chữ viết Nghĩa tiếng Việt bl blu nói [l [le chảy, mọc bh bha` hắt hơi br brei cho dl dlăng đọc, xem, nhìn dr drei chúng ta đr đru giúp dj djă cầm gr grăp mỗi hg hgum hợp lại hl hla lá kp kpă thẳng md mdei nghỉ mđ mđao ấm mg mgi ngày mai ml mlan tháng, trăng mm mmah nhai mn mnei tắm m` m`am dệt mr mran thuyền ms msah ướt mt mtei chuối pl plei bí đỏ, bí rợ pr prăk tiền tl tlam chiều, buổi chiều
  • 56. Êđê có những tổ hợp có ba phụ âm mà tiếng Việt không có, có thể liệt kê như sau: hml hmlei bông (gòn) kph kphê kphê kdj kdjăt giật mình kng knga tai ktr ktrâo chim bồ câu kml kmlư mớ (ngủ) kmr mkra sửa chữa mbl mblang giảng, dạy mbr mbruê hôm qua mgh mghă đỡ (đánh đòn) mkr mkra sửa chữa mng mnga hoa mdh mdhă gỗ,ván mbh mbhă may mắn mdr mdrao điều trị mpl mplư lừa phỉnh Cấu tạo âm tiết Phương thức cấu tạo từ tiếng Êđê, phân tách âm tiết thành hai bộ phận: phần đầu và phần cuối. Sơ đồ phân bậc âm vị học cấu trúc âm tiết tiếng Êđê như sau: [3] ÂM TIẾT C1 C2 C3 S1 S2 C4 Bậc I Phần đầu Phần cuối C C1 C2 C3 C1 S1 V S2 C4 C1C2C3 Bậc II âm nối âm chính âm cuối Sơ đồ tính phân bậc tiếng Việt Thanh điệu

Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu là gì?

Ngôn ngữ học đối chiếu là một phân học ngành của ngôn ngữ, so sánh hai hoặc nhiều hơn hai ngôn ngữ bất kì để xác định những điểm giống và khác nhau giữa các ngôn ngữ đó, không tính đến vấn đề các ngôn ngữ đó có quan hệ cội nguồn hay thuộc cùng loại hình hay không.

Ngôn ngữ và lời nơi khác nhau như thế nào?

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp ở dạng khả năng tiềm tàng, còn lời nói là phương tiện giao tiếp ở dạng hiện thực hoá, tức là ở dạng hoạt động, gắn liền với những nội dung cụ thể… Trong giao tiếp, người ta chỉ tiếp xúc trực tiếp với các lời nói.

Phương pháp đối chiếu là gì?

"Đối chiếu" là so sánh hai sự vật có liên quan chặt chẽ với nhau (Ví dụ: đối chiếu nguyên bản với bản dịch). 20. So sánh bên trong là gì? Là sự so sánh các đơn vị, các phạm trù thuộc những cấp độ, những bình diện khác nhau của hệ thống cấu trúc ngôn ngữ, nhưng chỉ trong phạm vi một ngôn ngữ.

Ngôn ngữ Lịch sử là gì?

Ngôn ngữ học lịch sử hay ngôn ngữ học lịch đại (tiếng Anh: Historical linguistics) là chuyên ngành ngôn ngữ học nghiên cứu về các vấn đề xoay quanh hiện tượng biến đổi ngôn ngữ và lịch sử diễn tiến của các ngôn ngữ cụ thể.