Nghị định thay thế nghị định 97/2022

Ngày nay sự phát triển của khoa học – công nghệ gắn liền với nó là sự tăng trưởng kinh tế, cộng thêm các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội đã và đang phát triển với quy mô ngày càng lớn, theo đó, tính chất nguy hiểm cháy, nổ ngày càng tăng và dễ gây ra nhiều thiệt hại nguy hiểm về người. Ngày 08/11/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 97/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 23/2018/NĐ-CP quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc (BHCNBB). Hãy cùng Luật ACC tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây.  

Nghị định thay thế nghị định 97/2022
Nghị định số 97/2021/NĐ-CP ngày 08/11/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 23/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 của Chính phủ quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc

Theo quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 thì bảo hiểm cháy nổ là một loại bảo hiểm bắt buộc đối với cá nhân, tổ chức thuộc đối tượng mà pháp luật quy định.

Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 và các văn bản hướng dẫn chưa đưa ra định nghĩa cụ thể về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Do vậy, dựa vào những quy định về loại bảo hiểm cháy nổ bắt buộc này có thể hiểu đơn giản rằng bảo hiểm cháy nổ bắt buộc là loại bảo hiểm bồi thường cho người tham gia khi có thiệt hại về tài sản do sự cố cháy nổ gây nên.

Tại Điều 4 Nghị định 23/2018/NĐ-CP quy định về đối tượng được bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là toàn bộ tài sản của cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, bao gồm:

  • Nhà, công trình và các tài sản gắn liền với nhà, công trình; máy móc, thiết bị.
  • Các loại hàng hóa, vật tư (bao gồm cả nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm).

Các bên phải thỏa thuận và ghi rõ đối tượng bảo hiểm và địa điểm của đối tượng bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm để làm cơ sở chi trả bảo hiểm khi có rủi ro xảy ra do sự cố cháy nổ.

2. Ai bắt buộc phải mua bảo hiểm cháy nổ?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 23/2018/NĐ-CP (khoản này được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 97/2021/NĐ-CP) và khoản 1 Điều 3 Nghị định 23/2018/NĐ-CP quy định thì đối tượng phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc là các cơ quan, tổ chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định của pháp luật phòng cháy và chữa cháy.

Tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy, chữa cháy đã quy định cụ thể các cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ. 

3. Phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc là bao nhiêu tiền?

Căn cứ Điều 7 Nghị định 23/2018/NĐ-CP, được sửa bởi Nghị định 97/2021/NĐ-CP, mức phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc được quy định như sau:

  • Cơ sở (trừ cơ sở hạt nhân) có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm dưới 1.000 tỷ đồng:

Mức phí bảo hiểm = Số tiền bảo hiểm tối thiểu nhân x Tỷ lệ phí bảo hiểm

Trong đó, tỷ lệ phí bảo hiểm/năm như sau: Rạp chiếu phim là 0,1%; Cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar là 0,4%; Siêu thị, cửa hàng bách hóa, điện máy, cửa hàng tiện ích là 0,08%,…

  • Cơ sở có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm từ 1.000 tỷ đồng trở lên (trừ cơ sở hạt nhân): Mức phí bảo hiểm do thảo thuận nhưng không thấp hơn mức tối thiểu bằng:

1.000 tỷ đồng x Tỷ lệ phí bảo hiểm

  • Cơ sở hạt nhân: Mức phí bảo hiểm do thỏa thuận.

4. Mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc ở đâu?

Trên thị trường hiện có rất nhiều các công ty bảo hiểm cung cấp sản phẩm bảo hiểm cháy nổ bắt buộc theo quy định của pháp luật.

Để vừa đảm bảo cho việc tuân thủ pháp luật, đồng thời có thể giải quyết nhanh chóng quyền lợi khi xảy ra sự cố cháy, nổ, tổ chức, cá nhân nên tìm mua bảo hiểm cháy nổ tại các công ty bảo hiểm uy tín.

Một vài gợi ý mà bạn đọc có thể tham khảo như:

  • Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC).
  • Công ty Bảo hiểm Bảo Minh.
  • Bảo hiểm cháy nổ PJICO.
  • Bảo hiểm Bảo Việt…

Tổ chức, cá nhân thuộc diện phải tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc có thể đến trụ sở công ty bảo hiểm gần nhất hoặc các đại lý phân phối bảo hiểm để đăng ký mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.

5. Nghị định số 97/2021/NĐ-CP ngày 08/11/2021 của Chính phủ Ngày 08/11/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 97/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 23/2018/NĐ-CP quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc (BHCNBB). Nghị định này gồm 03 điều, trong đó đã sửa đổi, bổ sung nội dung của 06 điều (khoản 1 Điều 2, điểm b khoản 1 Điều 7, khoản 3 Điều 10, khoản 1 Điều 15), bổ sung 02 khoản (điểm c khoản 1 Điều 7, khoản 4 Điều 12), bổ sung thêm 02 điều (Điều 7a, Điều 15b), bãi bỏ 01 phụ lục, thay thế 03 phụ lục của Nghị định số 23/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 của Chính phủ.

Nghị định số 97/2021/NĐ-CP đã quy định danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ phải mua BHCNBB (Phụ lục I) và quy định cụ thể tỷ lệ phí bảo hiểm đối với từng loại hình cơ sở như: Các loại hình cơ sở sản xuất công nghiệp (mục 16 của Phụ lục I) và các loại kho hàng hoá (mục 18 của Phụ lục I).

So với quy định của Nghị định số 23/2018/NĐ-CP, Nghị định số 97/2021/NĐ-CP đã quy định trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) phải thiết kế mẫu Giấy chứng nhận BHCNBB theo các nội dung quy định tại khoản 4 Điều 1 và phải cấp Giấy chứng nhận BHCNBB cho bên mua bảo hiểm bằng bản giấy hoặc bằng bản điện tử; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức có cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ phải xác định hạng nguy hiểm cháy, nổ đối với cơ sở của mình quản lý và trách nhiệm của cơ quan Công an có thẩm quyền trong việc ghi hạng nguy hiểm cháy, nổ trong biên bản kiểm tra nghiệm thu về PCCC hoặc biên bản kiểm tra an toàn về PCCC định kỳ.

Để phù hợp với quy định về chế độ báo cáo, khoản 7 Điều 1 Nghị định số 97/2021/NĐ-CP đã quy định về thời gian chốt số liệu, gửi bảo cáo của DNBH đến cơ quan quản lý, giám sát, trong đó có Bộ Công an; đồng thời tại khoản 5 Điều 1 cũng đã quy định về nội dung sửa đổi việc sử dụng nguồn thu từ BHCNBB cho hoạt động PCCC như: Tăng tỷ lệ chi cho việc hỗ trợ trang bị phương tiện, thiết bị PCCC của lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH; giảm tỷ lệ chi cho việc hỗ trợ tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức PCCC, BHCNBB, hoạt động điều tra nguyên nhân vụ cháy, bồi dưỡng nghiệp vụ, kiểm tra an toàn về PCCC và khen thưởng.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về chủ đề: Nghị định số 97/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 23/2018/NĐ-CP quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Nếu quý khách hàng có bất kỳ câu hỏi liên quan đến chủ đề này có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để nhận được câu trả lời nhanh chóng, chính xác nhất. Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý nhiều kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, chúng tôi tự tin cam kết cho Quý khách hàng dịch vụ pháp lý tốt nhất, nhanh nhất, giá cả hợp lý nhất.