Nấu xôi có cần ngâm nếp qua đêm không

Xôi là một trong những món ăn sáng phổ biến của người Việt. Chính bởi sự ưa chuộng này nên đây là một trong những thị trường kiếm lợi nhuận “béo bở”. Tuy nhiên, việc học hỏi những kinh nghiệm nấu xôi bán đúng chuẩn để mang lại doanh thu, lợi nhuận lớn là điều không phải ai cũng biết.

Kinh nghiệm nấu xôi bán quan trọng đầu tiên mà bạn cần biết đó chính là lựa chọn loại gạo chuẩn để nấu xôi. Có thể nói chất lượng gạo nếp quyết định đến 80% độ ngon của món xôi mà bạn chuẩn bị cho ra lò. Hiện nay có rất nhiều loại gạo nếp khác nhau như nếp dài, nếp ngắn, nếp đen, nếp râu,…

Nhìn chung khi bạn lựa chọn bất cứ loại gạo nếp nào để nấu xôi bán cũng cần lựa chọn loại gạo chuẩn loại 1 và nên là gạo lúa mới, có mùi thơm, độ ngọt tự nhiên, không chứa chất bảo quản, không bị nấm mốc,… Bạn có thể thử gạo bằng cách dùng vài hạt gạo sống để nhai thử. Nếu gạo nếp có độ giòn, săn, sáng bóng và bạn sẽ cảm nhận được độ thơm bùi, ngọt tự nhiên của loại gạo nếp đó.

Nấu xôi có cần ngâm nếp qua đêm không
Lựa chọn gạo nếp nấu xôi hạt tròn, mẩy

Với những loại gạo nếp đạt chuẩn chất lượng khi nấu xôi sẽ mang lại cho bạn một mẻ xôi dẻo, thơm ngon đúng nghĩa. Khi đạt được điều này chắc chắn lượng khách hàng của bạn sẽ đông hơn, khách tới ăn lần 1 và những lần sau đó mang lại doanh thu, lợi nhuận cao hơn cho bạn.

Về cách ngâm gạo nếp chính là bước thứ 2 rất quan trọng. Cho dù bạn có lựa chọn được loại gạo nếp đúng chuẩn ngon nhưng cách ngâm gạo của bạn lại sai thì chính là bước phá hỏng tất cả những bước còn lại và kết quả là món xôi của bạn không ngon.

Theo công thức ngâm gạo truyền thống với kinh nghiệm của ông bà ta thường sẽ là cho gạo nếp vào ngâm cùng với nước sạch trong khoảng từ 6 đến 8 tiếng. Bạn có thể căn cứ tùy vào chất lượng của loại gạo nếp mà bạn sử dụng nấu xôi để điều chỉnh sao cho thật hợp lý để tránh xôi khi hấp bị nát, bã xôi.

Nếu bạn ngâm gạo quá lâu thì gạo nếp sẽ dễ bị chua, biến chất không giữ được chất dinh dưỡng vốn có. Khi đồ xôi, hấp xôi dễ bị nở nát mất đi tính thẩm mỹ, hương vị đúng chuẩn mà món xôi cần có. Một bí kíp khi ngâm gạo nếp sao cho thật trắng, thơm ngon thì cứ khoảng 1 tiếng đến 1 tiếng 30 phút hãy thay nước một lần.

Nấu xôi có cần ngâm nếp qua đêm không
Ngâm gạo nếp để đồ xôi khoảng 6-8 tiếng

Tùy thuộc vào nhiệt độ phòng, thời tiết để điều chỉnh phù hợp như mùa hè thì khoảng thời gian này là hợp lý nhưng nếu là mùa đông thì bạn có thể để lâu hơn. Ngoài ra, khi ngâm gạo nếp bạn đừng quên cho một chút muối trắng để giúp khử trùng và tránh gạo bị chua khi chẳng may bạn quên thay nước.

Món xôi của bạn khi nấu có bị nhão, khô, cháy,… phụ thuộc khá nhiều vào lượng nước mà bạn căn trước đó. Do vậy, bạn cần căn lượng nước đúng chuẩn trước khi nấu xôi.

Lượng nước được sử dụng khi hấp xôi lý tưởng là chiếm khoảng ⅓ dung tích của nồi. Với lượng nước vừa đủ sẽ giúp cho món xôi của bạn có độ dẻo thơm vừa, không bị nhão hay khê. Tuy nhiên, kể cả khi bạn đã căn được lượng nước hấp xôi hợp lý thì bạn vẫn nên kiểm tra trong xuyên suốt quá trình hấp xôi.

Để nấu xôi bán hàng thường thì các chủ quán xôi sẽ sử dụng chõ đồ xôi, nồi hấp xôi chuyên dụng. Đối với chõ hấp xôi bằng nhôm truyền thống thì việc căn nước càng phải cẩn thận. Tuy nhiên nồi hấp xôi công nghiệp bằng điện hiện đại ngày nay thì dễ dàng thêm nước, điều chỉnh nhiệt độ đảm bảo cho món xôi ngon nhất.

Chắc chắn bạn đang ngạc nhiên không biết vì sao phải quan tâm đến cách cho gạo nếp vào nồi? Mặc dù đây là một trong những bước rất đơn giản trong xuyên suốt quá trình nấu xôi nhưng nhiều người lại mắc sai lầm. Bạn có thể gặp phải các vấn đề khi hấp xôi như nhão lớp ở giữa, khô ở bề mặt, xôi chín không đều…

Điều này ngoài bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ khi bạn hấp xôi còn do từ chính bạn tạo ra khi đổ gạo nếp vào chõ hấp. Để đảm bảo gạo nếp được chín dẻo đều thì gạo nếp cũng cần một khoảng cách thông thoáng với nhau. Tại sao hạt gạo khi nấu khoảng cách và làm cách nào để làm được điều đó?

Nấu xôi có cần ngâm nếp qua đêm không
Cho gạo nếp vào nồi xôi đúng cách

Khi cho gạo vào nồi hấp xôi có thể bạn đổ cả rổ gạo vào nồi cùng một lúc là một trong những cách làm phổ biến. Tuy nhiên, trên thực tế để đảm bảo được khoảng cách thông thoáng tốt nhất giữa các hạt gạo để giúp nồi xôi được chín đều, ngon thì bạn nên dùng tay hoặc bát lớn múc gạo vào nồi hấp một cách từ từ và dàn đều ở xưởng hấp xôi.

Với cách làm đơn giản này sẽ giúp cho các hạt gạo nếp không bị “bí thở” và cho hơi nước được lưu thông đều. Món xôi của bạn được chín đều, thơm ngon mà nhiều khi bạn không cần phải mở vung liên tục để đảo.

Để giúp cho món xôi của bạn ra lò được ngon, thơm dẻo thì khi nấu hấp bạn cần căn chỉnh nhiệt độ phù hợp. Bạn nên cho nước vào đun sôi trước sau đó mới cho chõ hấp gạo vào sau để giúp lượng nhiệt ổn định, món xôi của bạn được se dẻo.

Khi nước đã sôi và đạt được nhiệt độ mong muốn thì bạn nên điều chỉnh giảm nhiệt độ và giữ cố định để giúp sức nóng hơi nước bốc lên vừa phải. Như vậy xôi chín từ từ đảm bảo chất lượng xôi ngon nhất.

Ngoài ra, bạn cũng cần kết hợp căn chỉnh nhiệt độ khi hấp xôi sao cho thật phù hợp, chính xác. Thời gian lý tưởng để hấp xôi thường là 40 đến 60 phút, bạn hãy căn chỉnh thời gian để kiểm tra xôi chín hay chưa và tắt bếp khi cần thiết.

Bạn cũng quan tâm tới:

  • Cách ủ xôi nóng lâu để bán mà xôi vẫn dẻo ngon
  • Cách nấu xôi vò dẻo tơi ngon bằng nồi hấp

Một trong những bí quyết nấu xôi ngon, dẻo lâu mà rất ít người biết đó chính là đồ xôi 2 lửa có nghĩa là đồ xôi 2 lần. Khi bạn thực hiện đồ xôi vừa chín tới hãy múc xôi ra ngoài một chiếc mâm to rồi dàn đều ra xung quanh để cho xôi nguội bớt. Sau đó, bạn hãy tiếp tục cho xôi vào chõ hấp thêm một lần nữa. Bạn hãy thử phương thức này đi và bạn sẽ nhận được sự bất ngờ với mẻ xôi dẻo lâu thơm ngon đúng chuẩn.

Xem ngay: Bí quyết kinh doanh bán xôi bánh mì với xe bán xôi tiện lợi, chuyên nghiệp

Nấu xôi có cần ngâm nếp qua đêm không
Đồ xôi 2 lửa để xôi dẻo và ngon hơn

Bí quyết giúp bạn nấu xôi bán hàng đảm bảo vừa ngon lại đẹp mắt đó chính là khi xôi chín tới hãy rưới thêm một chút dầu ăn hoặc mỡ gà, mỡ lợn rồi đảo đều. Hấp thêm khoảng 10 phút nữa để dầu thấm vào xôi, xôi dẻo hơn. Với cách này sẽ cho bạn hiệu quả ngay lập tức với món xôi căng bóng, mướt mềm thơm ngon.

Bạn cũng thấy khi bán xôi ngoài chợ, chủ quán xôi thường rưới thêm chút dầu ăn vào xôi để tạo sự bóng mỡ trông xôi ngon hơn.

Ngoài ra, để bán xôi tăng thêm chất lượng vị thơm ngon bạn hãy kết hợp với cách chuẩn bị thêm các món đi kèm cùng với xôi như hành tím phi thơm, thịt kho tàu, trứng, ruốc, giò chả,… hay đa dạng linh hoạt nấu xôi cùng với gấc, lạc, dừa, đậu đỗ,… Với sự kết hợp linh hoạt này sẽ giúp cho thực đơn món xôi của bạn được đa dạng, phong phú đáp ứng sở thích ăn uống của nhiều lượt khách khác nhau.

Với những kinh nghiệm nấu xôi bán chúng tôi vừa nêu trên hy vọng giúp bạn có thêm những bí kíp kinh doanh hiệu quả đạt được doanh thu và lợi nhuận cao nhất!

Là một món ăn truyền thống, xôi là món ăn không còn xa lạ với bất cứ với bất cứ người Việt nào. Đây là món ăn gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước của Việt Nam chúng ta. Chỉ là một ăn nhưng có rất nhiều cách chế biến cũng như công thức của nhau như xôi trắng, xôi đỗ xanh, xôi vò, xôi gấc … Một món ăn vô cùng đa dạng và có thể kết hợp với rất nhiều loại nguyên liệu khác nhau.

Theo các bà nội trợ lâu năm, xôi muốn nấu ngon cầu phải nấu bằng đồ chõ gốm và đun trên bếp củi. Dù là một món ăn thoạt qua trông khá đơn giản tuy nhiên để làm được những mẻ xôi ngon là điều không phải ai cũng làm được. Giờ đây chúng ta có thể mua xôi ở bất cứ đâu, từ những gánh hàng rong cho đến những nhà hàng sang trọng.

Nhiều chị em hiện nay truyền tại nhau cách nấu xôi bằng nồi cơm điện thơm ngon, hấp dẫn. Chỉ với chiếc nồi cơm điện nấu cơm mỗi ngày, chị em có thể chế biến muôn vàn những món xôi yêu thích. Nấu xôi bằng nồi cơm điện cũng dẻo thơm không kém gì đồ xôi chõ gốm đâu. Hãy cùng VNShop tìm hiểu cách nấu xôi bằng nồi cơm điện cực thơm ngon nhé.

Nguyên lý hoạt động của nồi cơm điện

Khi cấp điện cho nồi, bật chế độ nấu mà người tiêu dùng muốn, bộ điều khiển sẽ cấp điện cho mâm nhiệt, mâm nhiệt chuyển điện năng thành nhiệt năng làm nóng lòng nồi khiến gạo được nấu thành cơm, vỏ nồi giữ nhiệt độ ổn định trong quá trình nấu, khi gạo đã nở đến một mức nhất định, bộ phận điều khiển sẽ tự động chuyển sang chế độ giữ ấm.

Trong quá trình nấu còn có sự tham gia của van thoát hơi nước, nó giúp điều chỉnh lượng nước, mức áp suất trong nồi giúp thức ăn được chín đều.

Về cơ bản thì mọi nồi cơm điện đều có chung nguyên lý hoạt động như trên. Sự khác nhau giữa các loại nồi chính là cách mà bộ điều khiển hoạt động.

Nếu bạn muốn tìm hiểu về cách mà bộ điều khiển của nồi cơ hoạt động thì hãy tham khảo thêm thông tin qua bài viết này. Trong trường hợp bạn có một chiếc nồi điện tử bị hỏng thì tốt nhất nên tìm đến một cơ sở sửa chữa chuyên nghiệp vì nó rất phức tạp với người dùng thông thường.

Những cách nấu xôi bằng nồi cơm điện đơn giản

Cách nấu xôi bằng nồi cơm điện không cần ngâm gạo trước

Để nấu xôi có rất nhiều cách, bạn có thể nấu xôi như nấu cơm bình thường. Nhưng với gạo nếp, bạn nên dùng nước sôi để nấu sẽ cho ra món xôi vừa dẻo, thơm ngon mà lại không bị nhão.

Ban đầu, bạn cần phải vo gạo thật sạch, thêm chút muối vào trộn đều. Sau đó đổ gạo vào nồi cơm điện, cho nước đã đun sôi vào xâm xấp mặt gạo. Bạn nhớ chỉ cho nước xâm xấp mặt, không nên cho quá nhiều nhé.

Tiếp đến cắm điện, bật nút Cook để nấu như nấu cơm bình thường. Do gạo nếp chín bằng hơi, nên nếu bạn cho nhiều nước quá xôi sẽ bị nát.

Khi nồi cơm điện tự chuyển chế độ Warm, bạn lấy đũa tới nhẹ cơm lên cho đều. Sau đó đợi trong khoảng 5 – 7 phút nữa rồi rút điện. Bạn cần nhớ sau khi rút điện thì hãy mở nắp nồi ra cho hơi bay bớt và nước trên nắp nồi không rỏ xuống xôi. Như vậy xôi vừa chín tới, không bị lại hơi gây nhão. Chỉ cần một vài thao tác đơn giản vậy thôi là bạn đã có thể nấu một nồi xôi thơm ngon nức mũi cho cả gia đình rồi.

Cách nấu xôi bằng nồi cơm điện ngâm gạo từ trước

Ngâm gạo trước khi nấu xôi là thói quen của đa số người nội trợ Việt. Và đây cũng là cách nấu xôi chõ ngon, dẻo và thơm ngon. Trước hết bạn vo gạo sạch, sau đó ngâm với nước khoảng 3 – 4 tiếng.

Sau đó đổ gạo ra rổ, tráng qua nước và để khoảng 15 phút cho ráo nước. Tiếp tục trộn thêm đỗ xanh đã ngâm nở hoặc gấc và cho chút muối để món xôi thêm đậm đà.

Nếu nấu xôi để ăn sáng, bạn có thể ngâm gạo và đỗ xanh từ tối hôm trước. Sáng dậy, chỉ cần vo lại gạo và đỗ xanh rồi để ráo là có thể cho vào nồi cơm điện nấu rồi.

Do gạo đã ngâm nên khi nấu bạn không nên cho quá nhiều nước, chỉ cho nước bằng mặt gạo là được. Khi nước cạn, xôi chưa hoàn toàn chín, bạn chỉ cần để một chiếc khăn ướt lên bề mặt là xôi sẽ tự chín bằng hơi.

Khoảng 15 phút sau lấy khăn ướt ra, đánh tới xôi lên và cho thêm chút dầu ăn hoặc mỡ gà để chống cháy đáy nồi.

Những cách nấu xôi ngon bằng nồi cơm điện cần biết

Nói về xôi có lẽ đây là món ăn được biến tấu nhiều nhất, không chỉ đơn thuần là xôi trắng, người ta còn nấu xôi lạc, xôi gấc, xôi ngô, xôi xéo,…. Vì thế, có rất nhiều cách nấu xôi bằng nồi cơm điện thơm ngon, hấp dẫn. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn nấu xôi bằng nồi cơm điện đơn giản cùng thưởng thức với cả gia đình vào mỗi dịp cuối tuần

Cách nấu xôi đậu xanh với nước cốt dừa bằng nồi cơm điện

Nguyên liệu

  • Gạo nếp ngon: 500g
  • Đỗ xanh đã cà vỏ: 200g
  • Nước cốt dừa
  • Muối

Chế biến

Bạn cần để đậu xanh ngâm nước qua đêm, vớt ra rá lỗ nhỏ để ráo nước. Gạo nếp vo sạch và để ráo nước.

Trộn đều đậu xanh và gạo nếp, một chút muối rồi cho vào nồi cơm điện. Tiếp theo đổ nước cốt dừa vừa đủ ngập gạo và đỗ.

Bật nồi cơm sang chế độ Cook. Khi nồi cạn nước, sẽ tự động chuyển sang chế độ Warm. Để khoảng 10 phút ở chế độ này rồi bật lại chế độ Cook một lần nữa. Để nấu khoảng 15 phút nữa thì xôi chín.

Như vậy là bạn đã hoàn thành món xôi đậu xanh nước cốt dừa rồi. Món xôi này vừa mềm dẻo của nếp, vừa thơm vị nước cốt dừa, ăn vào béo ngậy.

Cách nấu xôi lạc bằng nồi cơm điện

Nguyên liệu

  • Gạo nếp: 400g
  • Lạc: 150g
  • Muối: ½ thìa cà phê
  • Mỡ gà: 1 thìa cà phê
  • Nước dừa tươi

Chế biến

Đem ngâm lạc từ 4 đến 6 tiếng hoặc có thể để qua đêm, rửa sạch rồi để ráo. Gạo nếp vo sạch, để ráo. Trộn 1/2 thìa muối với gạo và lạc rồi xóc đều.

Đổ gạo và lạc vào nồi cơm điện, cho nước dừa tươi vừa đủ ngập mặt gạo rồi bật nút Cook cho nồi nấu như bình thường.

Khi nồi cơm chuyển sang chế độ Warm có nghĩa là xôi đã cạn nước. Bạn có thể mở nắp rưới mỡ gà vào rồi bật nút Cook lần 2.

Khi nồi cơm tự chuyển sang chế độ Warm lần nữa thì bạn nên chờ khoảng 15 phút là xôi đã chín hoàn toàn. Bạn có thể lấy xôi ra đĩa để thưởng thức.

Xôi lạc vừa có vị bùi bùi của lạc, dẻo của nếp và vị thơm ngọt của nước dừa tươi. Khi ăn cho thêm một chút muối vừng vào thực sự rất tuyệt vời.

Cách nấu xôi lá cẩm bằng nồi cơm điện

Nguyên liệu

  • Lá cẩm: 20g
  • Gạo nếp: 400g
  • Vừng trắng rang vàng
  • Nước cốt dừa
  • Lá dứa thơm: 2 – 3 lá

Chế biến

Lá cẩm, lá dứa thơm đem rửa sạch, cho vào nồi nước đun sôi và lọc lấy nước, sau đó bỏ phần bã

Gạo nếp đem vo sạch, sau đó trộn cùng nước lá cẩm và để ráo nước. Bạn nên hứng phía dưới rổ gạo nếp để nước lá cẩm rớt xuống.

Cho gạo vào nồi cơm điện, đổ thêm nước lá cẩm vào với tỉ lệ chuẩn 1:1. Nên nhớ rằng chỉ để nước lá cẩm ở mức xâm xấp với mặt gạo. Nếu bạn muốn cho nước cốt dừa thì chỉ cần đổ một phần nước lá cẩm hòa với một phần nước cốt dừa.

Tiếp sau đó bật nồi sang chế độ Cook và nấu như bình thường. Sau khi xôi đãchín, bạn đổ thêm chút nước cốt dừa lên bề mặt, bật lại nút Cook một lần nữa. Để nấu trong khoảng 15 phút nữa là món xôi đã hoàn thành.

Như vậy là bạn đã có đĩa xôi lá cẩm màu tím vô cùng đẹp mắt, thơm dẻo mùi vị nước cốt dừa.

Cách nấu xôi dừa bằng nồi cơm điện

Nguyên liệu

  • Gạo nếp: 400g
  • Dừa: 1 quả
  • Vừng rang
  • Hạt sen: 100g

Chế biến

Đem ngâm gạo qua đêm để xôi có thể đạt được đủ độ dẻo và thơm hơn khi nấu. Nếu không có thời gian để ngâm, bạn cần ngâm gạo với nước ấm trong khoảng 3 tiếng đồng hồ. Sau đó vớt gạo đã ngâm rửa qua bằng nước lạnh và để ráo nước trong vòng 30 phút. Cho thêm chút muối xóc đều với gạo.

Nếu bạn dùng hạt sen tươi bạn có thể không cần ngâm qua, nhưng hạt sen khô cũng phải ngâm qua đêm để nấu nhanh hơn. Với dừa già, bạn cần nạo sợi nhỏ và để riêng.

Đem trộn đều gạo, hạt sen và dừa đã nạo sẵn. Đổ ít nước dưới đáy nồi và đun sôi, khi hơi nước bốc lên bạn cho hỗn hợp gạo vào khay hấp của nồi cơm điện rồi dàn đều.

Xôi chín bằng hơi nước nên bạn nhớ đổ lượng nước vừa đủ hoặc nhiều hơn. Sau khi nấu khoảng từ 15 – 20 phút bạn mở nồi cho thêm 2 muỗng cà phê dầu ăn đưa lên chốc và đảo đều. Nhờ dầu ăn, xôi sẽ bóng bẩy, đẹp mắt và thơm hơn.

Tiếp tục nấu trong khoảng 20 phút là xôi đã chín. Nếu chưa ăn, bạn hãy để nồi ở chế độ Warm một lúc cho xôi được kỹ hơn.

Như vậy, sau khi hoàn thành các công đoạn trên thì bạn đã xuất xưởng được món xôi dừa cực thơm, bùi bùi và béo ngậy.

Vệ sinh nồi cơm điện như thế nào sau khi nấu xôi?

Trước khi bắt tay vào vệ sinh nồi cơm, chị em nhớ rút phích cắm của nồi cơm khỏi ổ điện và chờ cho nồi cơm nguội hoàn toàn đã nhé. Tốt nhất là chúng ta hãy vệ sinh nồi cơm trước khi dùng và cũng chưa cần sử dụng ngay.

Ấn giữ nhẹ để mở nắp. Lấy nồi con và xửng hấp trong nồi cơm điện ra. Nếu có thức ăn trong nồi, thì chúng ta sẽ lấy hết phần thức ăn trong nồi ra. Rửa sạch nồi cơm và xửng hấp với nước rửa chén với miếng xốp mềm và để hong khô.

Lấy khăn mềm đã được làm ẩm (khăn được vắt khô nước, chỉ ẩm thôi nhé) và lau sạch phần nắp bên trong nồi.

Tiếp tục dùng khăn mềm chùi nhẹ bên trong thân nồi và mâm nhiệt (bộ cảm ứng nhiệt). Nếu mâm nhiệt chứa nhiều bụi, hạt cơm hoặc những vật tương tự còn dính. Chị em có thể dùng giấy nhám mịn để lau chùi nhẹ nhàng, sau đó lau sạch bằng vải mềm.

Dùng một miếng vải sạch lau nhẹ ở mặt ngoài thân nồi.

Dùng ngón tay ấn nhẹ và lấy van thoát hơi nước ra, lấy khăn mềm lau sạch. Tùy vào mỗi van thoát hơi nước của nồi cơm điện đang sử dụng mà chúng ta có cách tháo phù hợp.

Cần lưu ý:

– Không rửa hoặc nhúng thân nồi cơm điện trực tiếp với nước vì sẽ dễ gây hư hỏng, chạm điện .

– Không dùng miếng chùi kim loại hoặc khăn cứng để lau chùi tránh tình trạng sản phẩm bị trầy xước và mất lớp phủ bên ngoài của nồi cơm điện.

– Tránh va đập, không để nơi có bề mặt gồ ghề trong quá trình vệ sinh nồi hoặc trong quá trình sử dụng.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết cách nấu xôi bằng nồi cơm điện tại VnShop. Hy vọng với những thông cung cấp trong bài giúp các chị em có thêm công thức chế biến món xôi thơm dẻo, vô cùng đẹp mắt dành tặng cho gia đình vào mỗi dịp cuối tuần. Đặc biệt các chị em có thể theo dõi thêm 1 số lợi ích khác của nồi cơm điện như: cách làm tỏi đen bằng nồi cơm điện tại nhà, cách làm bánh pizza bằng nồi cơm điện,…

Hướng dẫn cách làm tỏi đen bằng nồi cơm điện dễ dàng