Món ăn truyền thống của dân tộc hmông

Món ăn truyền thống của dân tộc hmông
Thắng cố món ăn đặc sản của núi rừng Tây Bắc.

Thắng Cố được biết đến là món ăn truyền thống của người H’Mông, bắt nguồn từ vùng núi Hà Giang. Trước đây, người dân bản địa chế biến từ một con ngựa, không bỏ đi bất cứ thứ gì. Sau này, thắng cố được cải biến cho thêm thịt trâu, bò…. Tuy nhiên, thắng cố ngon nhất vẫn là thắng cố ngựa ở vùng Bắc Hà, Mường Khương, Sa Pa – Lào Cai.

Tuy nhiên khi nhắc đến món ăn này không phải ai cũng có dũng khí để thưởng thức bởi thắng cố được nấu từ tất cả bộ phận của con ngựa, tất cả lòng, ruột non, ruột già, phèo phổi bèo nhèo, gọi chung là lục phủ ngũ tạng được nấu hỗn độn với xương ngựa, tiết ngựa, hôi nhưng rất bùi. Nhưng nếu đã thử thắng cố sẽ cảm nhận được hương vị quyến rũ, độc đáo của nó.Và chắc chắn khi đến với vùng núi Tây Bắc, du khách sẽ không thể không thưởng thức món ăn nổi tiếng này.

Món ăn truyền thống của dân tộc hmông
Tất cả bộ phận của ngựa đều được nấu chung với nhau.

Để nấu được món thắng cố ngon chuẩn vị, người nấu thường rửa sạch thịt và nội tạng ngựa sau đó chia thành nhiều miếng nhỏ và ướp gia vị như: muối, gừng, thảo quả, hoa hồi, lá chanh, sả…. Tất cả các loại gia vị này đều mang đặc trưng của vùng núi Tây Bắc. Sau đó, dùng một cái chảo lớn cho tất cả vào đảo đều và dùng chính mỡ từ thịt ngựa để đảo chứ không dùng mỡ ở ngoài. Khi chảo thịt se se cạnh, người ta sẽ đổ nước vào ninh cho sôi sùng sục mấy tiếng đồng hồ. Để nồi nước dùng được ngon, người đầu bếp phải tỉ mỉ múc từng muỗng bọt ra để nước xương thêm ngọt, thêm trong. Bên cạnh đó, tiết ngựa cũng được luộc chín và thái vuông sẵn cho vào chảo thắng cố để trên bếp đun, ăn đến đâu múc ra bát đến đó.

Món ăn truyền thống của dân tộc hmông
Mỗi khi thưởng thức sẽ múc ra một bát nhỏ dùng với nước chấm và rau sống.

Thắng cố có vị béo, hơi ngậy ngậy, cay cay và phảng phất một chút mùi nội tạng của ngựa. Ngay khi thưởng thức món này nhiều người sẽ thấy nó rất đắng và thấy có mùi khó chịu là do phần nội tạng chưa được làm sạch. Bên cạnh đó, cũng nhiều người nghĩ đến phần ruột non đang còn cả lớp phân trắng nên sợ không dám ăn. Tuy nhiên, theo dân sành về ẩm thực thì mùi vị đặc trưng đó chính là một loại gia vị tạo nên món ăn đặc sản mang tên thắng cố, một đặc sản không nơi nào có của đồng bào vùng cao. Bên cạnh những người không ăn được thắng cố thì có những người lại thấy đây là một món rất ngon vì khi ăn vào sẽ cảm nhận được mùi vị độc đáo của món ăn núi rừng, rất thơm, bùi và ngọt. Húp một chút nước sẽ cảm thấy vị đắng ngắt như thuốc nhưng khi nuốt xuống lại có vị ngọt. Nhiều người cảm thấy nghiện thắng cố bởi mùi hôi bùi mà lại có vị đắng đắng như thuốc, vị cay của ớt, một dư vị tuyệt vời của ẩm thực vùng cao.

Món ăn truyền thống của dân tộc hmông
Mèn mén cũng là món ăn người dân Tây Bắc yêu thích.

Ngày nay, Thắng cố không chỉ được làm trong các ngày lễ hội mà còn được người dân chế biến và bán trong các phiên chợ chính ngày cuối tuần để khách du lịch được thưởng thức. Đàn ông thường thưởng thức món thắng cố với chút rượu. Phụ nữ và trẻ em thì ăn kèm với cơm nắm hoặc mèn mén.

Thắng cố là món ăn nhất định bạn phải thưởng thức khi có dịp tới núi rừng Tây Bắc thơ mộng. Để một lần trong đời trải nghiệm mùi vị của thắng cố, món ăn mang đậm sắc màu Tây Bắc, tin chắc rằng thắng cố sẽ để lại nhiều ấn tượng khó quên.

Món ăn truyền thống của dân tộc hmông
Thắng cố món ăn mang đậm hương vị Tây Bắc khiến nhiều người nhung nhớ.

Skip to content

Mỗi dân tộc sinh sống trên mảnh đất hình chữ S luôn có những bản sắc văn hóa vô cùng riêng biệt. Một trong những dân tộc có nền văn hóa về đời sống, hương vị ẩm thực đặc sắc đó chính là dân tộc Mông. Ẩm thực của những đồng bào người Mông được chọn lựa từ những nguyên liệu tự nhiên do bàn tay con người làm ra. Những món ăn đặc sắc nhất của người Mông phải kể đến như thắng cố, mèn mén, rượu ngô…. Tất cả mang đến một màu sắc rất riêng trong văn hóa ẩm thực truyền thống của những con người nơi đây.

Hiện nay, lương thực của người Mông chủ yếu là bột ngô (mèn mén) hoặc cơm gạo. Trong đó mèn mén là món ăn phổ biến của người Mông. Mèn mén được làm từ hạt ngô chế biến khá cầu kỳ. Họ xay ngô thành bột nhỏ bằng cối xay đá rất nặng. Phải hai người khỏe xay khoảng một giờ đồng hồ mới đủ cả nhà 5 đến 6 người ăn cả ngày. Xay xong phải sàng, sảy cho sạch hết mày. Sau đó đổ bột ngô ra mẹt, tưới một ít nước lạnh và bột. Dùng tay trộn cho bột nhuyễn, có độ ẩm vừa phải. Sau đó cho bột vào chõ, bắc chõ lên chảo nước trên bếp lửa hồng để đun.

Món ăn truyền thống của dân tộc hmông
Mèn mén là món ăn mang đậm bản sắc văn hóa người Mông

Đun cách thủy như vậy cho đến khi hơi nước từ chảo bốc xuyên qua bột lên miệng. Chờ độ nửa tiếng thì đổ bột ngô đó ra mẹt. Ta tiếp tục vẩy nước lã vào bột ngô. Dùng tay trộn cho nước thấm đều và bột ngô tơi đều. Sau đó ta tiếp tục đồ lần thứ hai khoảng nửa tiếng cho bột ngô chín kỹ, có thể ăn được. Mỗi ngày mỗi gia đình đồ một chõ bột ngô để ăn cả ngày, do vậy chõ cần phải to. Công việc đồ xôi được tiến hành từ khi trời chưa sáng.

Thắng cố – Món ăn đặc trưng truyền thống của người Mông

Cùng với món mèn mén, người Mông còn có món thắng cố nổi tiếng. Nghĩa đen của từ thắng cố là canh chảo. Cách chế biến món này là cho tất cả các loại thịt, xương, lòng,… của con ngựa. Nó được chặt thành miếng rồi đem nấu chung trong một chảo canh. Vào những dịp trang trọng như lễ cưới, ma chay hoặc trong các chợ phiên. Đồng bào Mông hay nấu thắng cố.

Nếu như ăn uống trong ngày thường là yêu cầu trọng thực, đảm bảo nhu cầu no. Thì ở những phiên chợ đông vui, nhu cầu ăn uống cộng cảm được đặt lên hàng đầu. Chỉ cần một chảo thắng cố, một bình rưỡi rượu. Lần lượt từng người sẽ uống chung bát rượu và ăn chung một chảo canh. Đó là một hình ảnh đẹp về tính cộng đồng và bình đẳng của người Mông trong cách thức ăn uống.

>>> Xem thêm chuyên mục Văn hóa Việt Nam tại đây.

Rượu ngô đã thành thức uống mang phong vị của núi rừng miền cao nguyên trắng. Nổi tiếng nhất là rượu ngô Bản Phố của đồng bào dân tộc Mông. Loại ngô làm rượu phải là ngô nếp, hạt màu vàng óng. Ngô được thu hoạch khi đã chín già trên cây, đem phơi nguyên bắp qua vài nắng rồi chất lên gác bếp để bảo quản và nấu rượu dần.

Món ăn truyền thống của dân tộc hmông
Rượu ngô Bản Phố được bày bán tại các chợ phiên

Hồn vị làm nên thức rượu ngô hảo hạng ở Bản Phố chính là loại men làm từ hạt hồng mi, một loại cây họ cỏ, cùng loại với kê, quả như bông lau, có hạt màu đen nhỏ li ti, được trồng xen lẫn trên nương ngô, nương lúa.

Người Mông lấy hạt hồng mi phơi khô cho vào cối đá nghiền nát, lọc lấy bột rồi đem nhào với nước, nặn thành bánh nhỏ, đặt trên rơm và phơi ở chỗ ít nắng đến khi những bánh men khô lại, chuyển qua màu trắng thì cất lên gác bếp dùng dần. Quy trình nấu rượu ngô của người dân Bản Phố khá kỳ công, theo cách nấu của bà con người Mông có từ nhiều đời nay. Thường 3 lít rượu đầu rất nặng và cũng thơm ngon nhất nên gia chủ sẽ giữ lại để uống và tiếp khách.

du lịch tây bắc- Mèn mén là tên một món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc H'Mông tại vùng núi Tây Bắc. Do điều kiện thực tế phải sinh sống trên các triền núi đá cao, không có đất trồng lúa nên lương thực chính của người dân ở đây bao đời nay là cây ngô. Men mén hay bột ngô hấp được người H'Mông chế biến từ những hạt ngô được trồng trong những kẽ đá trên núi cao.

Mèn mén được coi là món ăn chính của đồng bào dân tộc vùng cao bởi món này được chế biến từ ngô, một thứ lương thực sẵn có, hơn nữa mèn mén có thể để ăn trong ngày hoặc vài ngày khi đi nương, đi rừng. Nhưng để làm được món ăn này, những người phụ nữ dân tộc cũng mất khá nhiều thời gian để chế biến cho được mẻ mèn mén thơm ngon. Làm mèn mén không phức tạp nhưng cũng kinh qua nhiều công đoạn và đòi hỏi sự kinh nghiệm nhất định.

Để làm mèn mén, bột ngô thường xay thủ công bằng loại cối đá hai  thớt chồng lên nhau, rất nặng và khó thao tác. Ngô ban đầu được xay tróc hết vỏ, rồi mới xay đến khi thành bột mịn. Công đoạn đồ mèn mén cũng phải thực hiện hai lần. Lần đầu, cho bột ngô vào trõ, vẩy nước vào bột ngô, đảo đều cho tơi ra không dính vào nhau. Ở lần đồ này, phải chú ý lửa sao cho bột ngô được chín đều, cho đến khi nào từ  trõ bốc lên mùi thơm nghi nghút là có thể bắc ra được. Lúc này, bột ngô sẽ được đổ ra mẹt, đánh tơi. Như thế lần đồ sau bột ngô sẽ chín kỹ, dẻo và thơm hơn. Ở lần đồ thứ hai, thì cần đồ kỹ hơn lần đồ trước, khi nào thấy mèn mén dẻo, rộ màu vàng, thơm nức là được.

Trong các chợ phiên, mèn mén có thể ăn cùng thắng cố. Còn một món nữa nếu ăn mèn mén không có nó thì mất cả ngon đó là ớt nướng, do điều kiện thời tiết ở vùng cao rất giá lạnh nên người Mông ăn ớt rất giỏi để chống rét, ớt càng cay càng tốt, đúng vị nhất phải là ớt thóc, quả nhỏ xíu như hạt thóc, đem nướng lên giã với muối, ăn cùng với mèn mén cứ gọi là ngon tuyệt.

Ngày nay, do điều kiện cuộc sống đã có phần sung túc hơn, người H’Mông đã chuyển từ mèn mén sang cơm trong những bữa ăn chính. Tuy nhiên vào mỗi dịp lễ tết, mèn mén vẫn được nấu và trân trọng đặt lên bàn thờ gia tiên, như một cách người Mông nhớ về cội rễ khó khăn của mình. Ngoài ra, với bất kỳ vị khách nào khi tới miền đất mảnh đất này mà chưa được thưởng thức mèn mén cũng là chưa khám phá trọn vẹn cái lạ lẫm hấp dẫn của nơi đây.

Xem thêm: https://taybacsensetravel.com/tour-du-lich-tay-bac-c.html

Mèn Mén Món Ăn Truyền Thống Của Người Mông

21 2 23 44 bài đánh giá