Mừng mùa lễ hội năm 2023 game

Lễ hội truyền thống làng Phù Thụy (nay là thôn 5, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng) diễn ra vào ngày 5 tháng 11 âm lịch hàng năm. Giống như bao làng quê Bắc bộ khác, lễ hội truyền thống làng Phù Thụy là dịp để những người con sinh ra tại đây bày tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ, tri ân những vị thần đã có công gây dựng quê hương, làng mạc. Lễ hội còn là dịp để giáo dục con cháu về nét đẹp truyền thống quê hương, là dịp để mỗi người dân thêm gắn kết tình làng nghĩa xóm.

Theo thần phả, đình làng Phù Thụy thờ 2 vị âm thần là Đương Cảnh thành hoàng Lý Bà Công chúa và nữ tướng Quyền nhiệm Đại vương Thái trưởng Công chúa. Tích xưa kể rằng, Lý Bà Công chúa vốn là người con gái nết na, thùy mị của làng, được bén duyên trở thành cung phi thứ tám của nhà vua. Bà có tấm lòng nhân hậu, thường xuyên xuất tiền cứu giúp người nghèo, lại còn chỉ dậy người dân thạo nghề buôn bán. Dần dần, nhân dân khắp vùng trở nên no đủ, giàu có, biết lễ, hiếu nghĩa. Hết thảy mọi người đều ca ngợi bà là người có công lao to lớn với quê hương, bản quán.

Về phần nữ tướng Quyền nhiệm Đại vương Thái trưởng Công chúa, tích xưa ghi lại bà là người có công cùng Hai Bà Trưng đánh tan quân Tô Định, dẹp yên bờ cõi. Khi bà mất, nhà vua lập miếu trên lăng, truyền cho dân hàng năm hương hỏa thờ phụng. Hàng năm cứ vào ngày sinh của Lý Bà Công chúa, nhân dân trong làng lại tổ chức làm lễ bái, lễ rước trang trọng.

Theo định lệ, hằng năm vào các ngày từ mùng 4 – 6 tháng 11 âm lịch dân làng Phù Thụy đều tổ chức lễ hội tưởng nhớ hai vị thần. Chính hội vào ngày 5 tháng 11, sẽ diễn ra lễ rước kiệu xin chân nhang tại đền thờ Lý Bà và miếu thờ Thái trưởng Công chúa về đình dự hội, nhận lòng thành kính tri ân của dân làng. Trước đó, từ ngày 4 tháng 11, nhiều hoạt động chào mừng lễ hội đã được người dân làng Phù Thụy tổ chức như: thi đấu các trò chơi dân gian (bịt mắt đánh trống, kéo co, cờ tướng…), giao lưu thể thao (bóng chuyền, cầu lông) và giao lưu văn nghệ (hát chèo, múa, nhảy dân vũ…).

Ban Bí thư yêu cầu cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp uỷ, tổ chức đảng phải thật sự nêu gương trong việc thực hiện vui xuân, đón Tết lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.

Mừng mùa lễ hội năm 2023 game
Hình ảnh sum vầy bên mâm cỗ Tết truyền thống của gia đình Việt. (Ảnh minh họa) Ngày 18/11, thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đã ký ban hành Chỉ thị số 19-CT/TW về việc tổ chức Tết Quý Mão năm 2023.

Theo đó, để chuẩn bị tốt nhất các điều kiện phục vụ nhân dân đón mừng năm mới 2023 và vui xuân, đón Tết Nguyên đán Quý Mão lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, tạo khí thế phấn khởi, quyết tâm tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển kinh tế - xã hội, Ban Bí thư yêu cầu cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

1. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, phát huy truyền thống đại đoàn kết, tinh thần "tương thân, tương ái" của dân tộc, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo đảm mọi nhà, mọi người đều có điều kiện vui xuân, đón Tết. Quan tâm chăm lo cho các gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn, các hộ nghèo, đồng bào các địa phương bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số và miền núi; công nhân, người lao động làm việc tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, nhất là người bị mất việc làm.

Tổ chức tốt việc thăm hỏi, chúc Tết thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với nước, cán bộ lão thành cách mạng, Mẹ Việt Nam Anh hùng, nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, chức sắc tôn giáo tiêu biểu, các đơn vị lực lượng vũ trang, lực lượng thường trực làm nhiệm vụ trong những ngày Tết, nhất là ở biên giới, hải đảo, vùng khó khăn, địa bàn phức tạp về an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

 2. Thực hiện tốt công tác quản lý và tổ chức lễ hội theo quy định, bảo đảm các hoạt động lễ hội, vui xuân, kỷ niệm ngày truyền thống, hội nghị tổng kết năm, gặp mặt đầu năm, Tết trồng cây… thiết thực, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống văn hoá của dân tộc và phong tục, tập quán tốt đẹp của từng địa phương. Lãnh đạo các địa phương căn cứ vào tình hình thực tiễn, quyết định việc tổ chức bắn pháo hoa chào mừng năm mới 2023 và Tết Nguyên đán Quý Mão phù hợp với điều kiện, khả năng của địa phương, bảo đảm an toàn, tiết kiệm, không sử dụng ngân sách nhà nước.

3. Không tổ chức thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp; không tổ chức đoàn của Trung ương thăm, chúc Tết cấp uỷ, chính quyền các tỉnh, thành phố; nghiêm cấm biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức; chỉ dự lễ chùa, lễ hội khi được phân công; không tham gia các hoạt động mê tín dị đoan; không sử dụng ngân sách nhà nước, phương tiện, tài sản công trái quy định. Cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp uỷ, tổ chức đảng phải thật sự nêu gương trong việc thực hiện vui xuân, đón Tết lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.

4. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ, bảo đảm tốt công tác an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là dịch Covid-19, cúm, sốt xuất huyết, đậu mùa khỉ… Tăng cường công tác dự báo và quản lý thị trường, ổn định giá cả, bảo đảm cân đối cung - cầu hàng hoá, dịch vụ, bảo đảm xăng dầu, các mặt hàng thiết yếu; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm mọi hành vi gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, đầu cơ, tích trữ, đẩy giá hàng hoá tăng cao bất thường để thu lợi bất chính. Chủ động có kế hoạch bảo đảm đủ phương tiện vận chuyển hàng hoá và phục vụ nhân dân, kiều bào ta từ nước ngoài về quê đón Tết đi lại thuận tiện, an toàn. Có kế hoạch cụ thể, bố trí cán bộ, nhân viên trực Tết, kịp thời xử lý, giải quyết hiệu quả mọi công việc, tình huống phát sinh; thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo trong dịp nghỉ; khẩn trương trở lại làm việc bình thường sau ngày nghỉ, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ ngay từ những tháng đầu năm.

5. Chú trọng công tác bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, an toàn không gian mạng. Chủ động phòng ngừa, phát hiện sớm, sẵn sàng phương án ngăn chặn, xử lý hiệu quả các tình huống phức tạp xảy ra, không để bị động, bất ngờ; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Tăng cường các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả đối với các loại tội phạm, vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội; xử lý nghiêm các vi phạm, bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu, công trình trọng điểm, các sự kiện chính trị, đối ngoại, văn hoá - xã hội của đất nước. Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phòng, chống cháy, nổ. Thực hiện nghiêm các quy định về quản lý, sử dụng pháo và vật liệu nổ.

6. Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội hoàn thành việc tổng kết công tác năm 2022 trước ngày 10/01/2023 (ưu tiên tổ chức hội nghị trực tuyến, chỉ trực tiếp khi cần thiết) để tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị năm 2023 và chăm lo Tết cho nhân dân; nghiêm túc quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị này, góp phần thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ đề ra.

7. Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Bộ Y tế và các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, tăng cường tuyên truyền về những thành tựu của đất nước, các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân, hoạt động văn hoá, thể thao, lễ hội trong dịp Tết; nâng cao ý thức tự giác của nhân dân trong thực hiện các quy định về an toàn giao thông, sử dụng pháo và vật liệu nổ; phòng, chống dịch bệnh; chủ động đấu tranh phản bác các thông tin, quan điểm sai trái, xuyên tạc, làm thất bại mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch.

Văn phòng Trung ương Đảng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nắm tình hình triển khai thực hiện và báo cáo Ban Bí thư về kết quả thực hiện Chỉ thị./.