Mỗi cá nhân được thành lập bao nhiêu công ty TNHH

  • Việt Nam
  • Cập Nhật Gần Nhất: 11.30 sáng
  • 29℃ TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Một cá nhân được thành lập tối đa bao nhiêu công ty? Có được cùng lúc là chủ sở hữu/thành viên góp vốn/cổ đông của nhiều công ty?... Hãy cùng dịch vụ thành lập công ty TinLaw tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp

Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020. Ngoại trừ những tổ chức, cá nhân sau đây không được thành lập và quản lý doanh nghiệp:

  • Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản Nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp Nhà nước;
  • Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp Nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật Doanh nghiệp 2020, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
  • Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng. Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
  • Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Như vậy, nếu không thuộc các đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp nêu trên thì đều có quyền thành lập và quản lý công ty. Tuy nhiên, số lượng công ty một người được phép thành lập còn phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà người đó muốn thành lập. Cụ thể như thế nào hãy xem phần bên dưới nhé!

Tùy loại hình doanh nghiệp, một người sẽ được phép thành lập nhiều hay chỉ 1 cty

Một cá nhân được thành lập bao nhiêu công ty?

Doanh nghiệp tư nhân

Theo điều 188, Luật Doanh nghiệp 2020:

"Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần."

⇒ Như vậy, mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Nếu bạn đã là chủ của một doanh nghiệp tư nhân thì sẽ không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh; cũng không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Vì cá nhân là chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng tất cả tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp nên tài sản cá nhân khó có thể đảm bảo cho nhiều doanh nghiệp cùng một lúc.

>> Xem thêm: Cách thành lập doanh nghiệp tư nhân

Công ty hợp danh

Công ty hợp danh có 2 loại thành viên:

  • Thành viên hợp danh là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
  • Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

Vậy quyền hạn của thành viên hợp danh và thành viên góp không giống nhau. Vì giới hạn chịu trách nhiệm của 2 bên là khác nhau, trong khi thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản thì thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp. Do đó, khả năng góp vốn, mua cổ phần của 2 đối tượng này cũng có sự khác biệt. Cụ thể:

Thành viên hợp danh:

Theo Khoản 1 Điều 180 Luật Doanh nghiệp 2020:

“1. Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.”

⇒ Như vậy: 

  • Không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân. 
  • Thành viên hợp danh không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác nếu như không được sự nhất của các thành viên hợp danh còn lại. Điều này đồng nghĩa, nếu được nhất trí thì thành viên này có thể là thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác và cũng không giới hạn số lượng công ty hợp danh mà một thành viên hợp danh có thể là thành viên. Tuy nhiên, trong thực tế rất hiếm có thành viên nào lại đồng ý điều này.

Thành viên góp vốn:

  • Nếu là thành viên góp vốn trong công ty hợp danh thì bạn hoàn thành có thể mua cổ phần/góp vốn vào 1 hay nhiều công ty cổ phần/công ty TNHH/công ty hợp danh khác.

>> Xem thêm: Cách thành lập công ty hợp danh 2021

Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân

Công ty TNHH và công ty cổ phần

Hiện nay, pháp luật Việt Nam không quy định hạn chế một cá nhân được thành lập bao nhiêu Công ty TNHH hay công ty cổ phần. Vậy, một cá nhân có thể thành lập nhiều công ty TNHH hoặc nhiều công ty cổ phần.

>> Xem thêm: Cách thành lập công ty cổ phần

>> Xem thêm: Hướng dẫn thành lập công ty TNHH 1 thành viên

>> Xem thêm: Hướng dẫn thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên

Một cá nhân có thể thành lập nhiều công ty TNHH hoặc nhiều công ty cổ phần

⇒ Tóm lại: Cá nhân chỉ được quyền thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân. Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác (trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại). Đối với công ty TNHH và công ty cổ phần, cá nhân có thể được thành lập nhiều Công ty TNHH hoặc nhiều Công ty cổ phần.

TinLaw vừa giải đáp câu hỏi “Một người được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp?”. Thành lập công ty là cột mốc quan trọng của mỗi doanh nghiệp, với những người mới sẽ gặp không ít khó khăn trong các thủ tục, quy trình thực hiện. Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề này, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp bất cứ thắc mắc nào của Quý khách.

Gọi ngay: 1900 633 306

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư:  

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho Chuyên gia của chúng tôi 24/07:  1900 633 306

Làm nhanh, lấy gấp đáp ứng nhu cầu công việc, lên ngay Văn phòng TinLaw

Mục lục bài viết

  • 1. Các hành vi bị nghiêm cấm trong Luật Doanh nghiệp
  • 2. Chủ thể không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam
  • 3. Khái quát Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên
  • 4. Đặc điểmCông ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên
  • Thành viên công ty
  • Vốn điều lệ của công ty
  • Trách nhiệm tài sản của chủ sở hữu
  • Khả năng huy động vốn
  • Tư cách pháp lý
  • 5.Các bước thành lập công ty TNHH một thành viên

Khách hàng: Kính gửi công ty Luật Minh Khuê, tôi có một vấn đề thắc mắc mong nhận được sự tư vấn từ luật sư. Tôi là chủ sở hữu của một công ty TNHH 1 thành viên. Hiện nay tôi muốn thành lập thêm 1 công ty TNHH 1 thành viên nữa. Luật sư cho tôi hỏi tôi có được thành lập 2 công ty TNHH 1 thành viên không? Mong nhận được phản hồi sớm từ luật sư.

Tôi xin cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụctư vấn luật Doanh nghiệp của Công ty luật Minh Khuê

>>Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật MinhKhuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Các hành vi bị nghiêm cấm trong Luật Doanh nghiệp

Về cơ sở pháp lý:Luật doanh nghiệp

Cụ thể là tại Điều 17 Luật doanh nghiệpquy định như sau:

>> Xem thêm: Mẫu Điều lệ Công ty TNHH Một thành viên mới nhất năm 2022

Điều 17. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm giấy tờ khác trái với quy định của Luật này; gây chậm trễ, phiền hà, cản trở, sách nhiễu người thành lập doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Ngăn cản chủ sở hữu, thành viên, cổ đông của doanh nghiệp thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

3. Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà khôngđăng kýhoặc tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhậnđăng kýdoanh nghiệp.

4. Kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơđăng kýdoanh nghiệp và nội dung hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

5. Kê khai khống vốn điều lệ, không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký; cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị.

6. Kinh doanh các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh; kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật đầu tư hoặc không bảo đảm duy trì đủ điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động.

7. Rửa tiền, lừa đảo.

2. Chủ thể không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam

Chủ thể không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam được quy địnhtại khoản 2, điều 18 Luật doanh nghiệp quy định:

2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòngtrongcác cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệptrongcác cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quanđăng kýkinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.

3. Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

4. Thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình theo điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này là việc sử dụng thu nhập dưới mọi hình thức có được từ hoạt động kinh doanh, từ góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào mộttrongcác mục đích sau đây:

a) Chia dưới mọi hình thức cho một số hoặc tất cả những ngườiquy địnhtại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này;

b) Bổ sung vào ngân sách hoạt động của cơ quan, đơn vị trái với quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;

c) Lập quỹ hoặc bổ sung vào quỹ phục vụ lợi ích riêng của cơ quan, đơn vị.

=> Kết luận: Theo căn cứ trên thì Luật doanh nghiệpkhông cấmmột cá nhân được thành lập 2 công ty TNHH 1 thành viên nếu không thuộc các điều kiện cấm thành lập doanh nghiệp theo khoản 2, điều 18. Như vậy bạn đã đủ điều kiện thành lập 1 công ty TNHH 1 thành viên rồi thì bạn hoàn toàn có quyền thành lập 2 công ty TNHH 1 thành viên.

3. Khái quát Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên

Theo Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định như sau:

"1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

>> Xem thêm: Công ty trách nhiệm hữu hạn là gì ? Đặc điểm, đặc trưng của công ty TNHH

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần."

=> Từ quy định nêu trên, có thể rút ra những đặc điểm cơ bản của công ty TNHH một thành viên như sau:

– Là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu;

– Chủ sở hữu chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty;

– Có tư cách pháp nhân;

– Không được quyền phát hành cổ phần trừ khi chuyển đổi thành công ty cổ phần.

4. Đặc điểmCông ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên

Vói khái niệm trong phần 3, ta có thể rút ra những đặc điểm sau đây:

>> Xem thêm: Công ty TNHH một thành viên là gì ? Đặc điểm của công ty TNHH một thành viên

Thành viên công ty

Công ty chỉ do một cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ sở hữu. Nhìn chung, chủ sở hữu công ty phải đáp ứng các quy định tại Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020. Đó là điều kiện các đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp.

Do chủ sở hữu chỉ có một cá nhân hoặc tổ chức, nên người này sẽ nắm quyền điều hành, quản lý và chi phối trực tiếp đối với các hoạt động của công ty.

Vốn điều lệ của công ty

Theo quy định tại Điều 75 Luật Doanh nghiệp:

Vốn điều lệ của công ty TNHH một thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.

Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Thời hạn góp vốn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp không góp đủ, Chủ sở hữu phải thực hiện thủ tục thay đổi vốn điều lệ của công ty TNHH 1 thành viên.

Trách nhiệm tài sản của chủ sở hữu

Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ trong phạm vi vốn điều lệ của công ty. Chủ sở hữu Công ty không phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình giống như loại hình Doanh nghiệp tư nhân.

Khả năng huy động vốn

>> Xem thêm: Quy định mới về thành viên hợp danh của công ty hợp danh ?

Công ty TNHH một thành viên không có khả năng phát hành cổ phần. Tuy nhiên, hoạt động huy động vốn của công ty cũng khá đa dạng. Công ty có thể thông qua việc phát hành trái phiếu, vốn vay từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Hoặc Chủ sở hữu công ty tự góp thêm vốn vào.

Tư cách pháp lý

Công ty TNHH một thành viên là tổ chức có tư cách pháp nhân. Công ty sẽ có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Quyền góp vốn hoặc mua cổ phần, vốn góp các doanh nghiệp khác

Chủ sở hữu công ty có quyền góp vốn hoặc mua cổ phần của các doanh nghiệp khác. Công ty TNHH một thành viên có quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp các doanh nghiệp khác. Cụ thể là các loại hình: công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.

5.Các bước thành lập công ty TNHH một thành viên

Các bước thành lập công ty TNHH một thành viên bao gồm từ chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ và nhận kết quả.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty

Số lượng 01 bao gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

>> Xem thêm: Chuyển nhượng vốn góp trong Công ty TNHH hai thành viên trở lên ? Cách lập giấy chứng nhận góp vốn ?

– Điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

– Bản sao hợp lệ giấy tờ nhân thân chứng thực của chủ sở hữu công ty hoăc của những người đại diện theo ủy quyền nếu chủ sở hữu là tổ chức:

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp công ty được thành lập bởi Nhà đầu tư nước ngoài;

– Các Văn bản ủy quyền cho cá nhân đại diện của chủ sở hữu công ty là tổ chức;

– Danh sách người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu là tổ chức đối với công ty được tổ chức theo mô hình có Hội đồng thành viên.

– Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật.

Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập công ty tại cơ quan có thẩm quyền

Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo cho người thành lập doanh nghiệp biết bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do.

>> Xem thêm: Khái niệm, đặc điểm Công ty TNHH hai thành viên trở lên ?

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗtrợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phậntư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoạisố:1900.6162để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ đề