Tại sao ma mặc đồ trắng

Tầm 1h sáng, nhà báo P. đang trên đường chở vợ về nhà thì gặp một “bóng ma” đội mũ xanh, áo trắng, tóc xõa, ướt lút thút, phủ một lớp gì lòa xòa trên thân thể. “Bóng trắng bí ẩn” còn gào thét kinh hoàng và chạy theo xe cả một đoạn dài…

Vừa qua trên mạng xuất hiện clip “Rùng rợn clip gặp ma giữa đêm tại Hà Nội”, được ghi lại bằng camera hành trình của ô tô. Theo clip, một người đàn ông lái xe ô tô với tốc độ 60km/h trên khu vực đường vắng, giữa đêm khuya ở xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội bỗng… gặp “ma”.

Cụ thể, anh ta đang lái xe và rủ rỉ nói chuyện với một người phụ nữ, dường như có cả tiếng trẻ con trong xe (chắc là một gia đình), thì bỗng dưng có bóng dáng “hình như là người” xõa tóc, quần áo rộng và trắng toát… “Bóng trắng” đi chệnh choạng ngược chiều, đi như xiêu đổ vào mũi xe ô tô.

Tiếng người đàn ông lái xe thốt lên, người phụ nữ trong xe thì rú lên sợ hãi. Tiếp theo là tiếng trấn an của người đàn ông, ý rằng nếu để em lái xe và em rú lên thế thì gây tai nạn rồi. Clip trên vừa được “đẩy” lên mạng thì đã nhận được sự quan tâm rất lớn của dư luận.

Có nhiều người còn chia sẻ rằng họ cũng đã nhiều lần nhìn thấy bóng trắng tương tự, vất vưởng đi và nói lảm nhảm, có khi gào khóc ở khu vực đó.

Trước đó một ngày, nhà báo D.P, một người có 20 năm kinh nghiệm làm báo và đang là lãnh đạo một tờ báo ở Hà Nội cũng lái chiếc xe Ford Focus đưa vợ về nhà giữa lúc 1h sáng.

Dọc đường nhựa ven kênh xả khu vực Yên Sở vào xã Yên Mỹ, nhà báo P. cũng gặp “bóng ma” tương tự, cũng áo trắng. Nhưng lần này “bóng ma” còn gào thét kinh hoàng và chạy theo xe cả một đoạn dài. Anh P. cùng vợ đã rất hoảng hốt và vào trụ sở Công an xã Yên Mỹ để trình báo.

Công an sở tại đã xác nhận với PV chuyện này và kể rằng, họ còn cùng anh P. đi ra hiện trường.

Đâu là sự thật về “bóng ma” sinh động, rõ ràng, cụ thể với cả video kèm theo đó? Trên mạng có hai luồng dư luận: Có thể ai đó bịa ra để câu like (lượt thích)? Có thể là bóng ma thật sự hay một cái gì đó dễ làm người ta liên tưởng đến ma tà?

Bóng ma áo trắng chuyên rượt ô tô trong đêm

Nhiều trang mạng đặt vấn đề: Hay bóng trắng lay động lao về phía ô tô trong clip kia chỉ là một tấm bìa các-tông trắng mà ai đó vô tình dựng lên rồi “rơi vào tầm ghi hình của ô tô” lúc đêm khuya thanh vắng?

Việc này khó xảy ra, vì “bóng trắng” bước đi rất sinh động, lao vào đầu xe, phản ứng của người trong xe cũng rất thực tế, từng cung bậc, người lái xe rất bản lĩnh, không có chuyện “thần hồn nát thần tính”.

Liệu có việc bịa tạc của những người thích đùa? Không. Vì theo các thông tin trên mạng, người đàn ông lái xe và ghi hình ma bằng camera hành trình tên là T.X.Q. Anh Q. không lý giải clip của mình theo hướng ma tà, mà anh nhận định cái “bóng trắng” đi “thất tha thất thểu, quần áo trắng tinh, đi vất vưởng giữa đường” (từ ngữ nguyên văn) kia có thể là một người đang sống. Anh tỏ ra hoang mang rồi đoán rằng, nếu là người thì người này đầu óc không bình thường.

Còn anh P. thì là một nhà báo nghiêm túc, có uy tín trong xã hội, từng đoạt nhiều giải thưởng chữ nghĩa. Thậm chí “hồ sơ” về việc anh báo công an đã được Công an xã Yên Mỹ xác nhận với chúng tôi hẳn hoi. Danh sách cuộc gọi và các bức ảnh “ma” mà anh chụp vẫn còn đó.

Nhà báo P. còn kể thêm: Hôm ấy, “bóng ma” kia đội mũ xanh, áo trắng, tóc xõa, ướt lút thút, phủ một lớp gì lòa xòa trên thân thể (như cái áo mưa giấy rẻ tiền). “Bóng trắng bí ẩn” chạy theo xe ô tô gào khóc, anh P. còn kéo kính xe xuống nhìn và nghe rõ tiếng kêu thảm thiết.

Sau khi vợ anh sợ hãi “nằm bò” ra trụ sở xã khóc rồi run lẩy bẩy báo cáo tình hình “gặp ma”, anh đã gọi điện về cho người giúp việc vào lúc 1h sáng để hỏi tin tức các con nhỏ của mình. Anh không tin trên đời lại có ma, nhưng anh sợ “bóng trắng” ấy đến nhà mình thì các cháu sẽ sợ chết khiếp, bị ám ảnh suốt đời.

Thật bất ngờ, người giúp việc đã ở với nhà anh hơn 10 năm, qua điện thoại cũng kể rằng, “bóng trắng” như là ma tà cũng đến gõ cửa, ngồi dí dị ở cổng nhà anh P. trong mưa gió và rên rỉ.

Nhà báo P. chia sẻ: “Tôi vẫn không nghĩ họ là ma. Nhưng nếu họ là người thì quá nguy hiểm. Vì mưa gió, họ đi trên kênh mương nước đầy ắp thế kia. Họ xiêu vẹo khóc lóc thế kia. Nhỡ họ rơi xuống nước chết, nhỡ xe cộ tông chết, nhỡ họ là người tâm thần họ tự giết họ hoặc giết người khác thì sao?

Tôi đi báo công an vì muốn cứu con người tội nghiệp đó. Đấy là tôi phỏng đoán thế. Tôi cũng muốn cùng các đồng chí cán bộ đi làm rõ xem cái mà tôi đã chụp, đã nghe tận tai, nhìn tận mắt, và đã bỏ chạy vì tiếng vợ tôi ôm đầu rú lên kinh khiếp kia là… cái gì!”.

Sự thật buốt lòng về người đàn bà xõa tóc, mặc quần áo trắng

Qua nhiều nguồn xác minh, theo dõi tài liệu trên mạng, qua các cuộc phỏng vấn trực tiếp, nhận thấy vấn đề có thể sẽ không phải là thứ ma tà gì, chúng tôi quyết định trở lại xã Yên Mỹ để tìm hiểu chỗ ngọn nguồn.

Thứ nhất, khu vực Tứ Hiệp mà như clip anh T.X.Q. tải lên, vào buổi tối rất vắng, đường ngoài thực địa trùng khớp với video thể hiện. Khu vực anh P. gặp “ma” còn vắng hơn, ban ngày cũng ít bóng người chứ đừng nói lúc 0 - 1h đầy mưa gió.

Thứ hai, bóng trắng mà họ miêu tả trùng khít về hình dáng và hành vi với nhau. Chỉ có điều anh P. bị “bóng trắng” đuổi theo và gào thét nhiều hơn. Như anh P. nói là:“Bóng trắng” gào nhiều đến mức tôi chột dạ. Hay họ đang khóc cho một người vừa chết, nói dại, có thể trong đêm mưa mịt mù con họ vừa bị xe nào đó tông chết thì sao? Họ chạy theo xe tôi để tố cáo thì sao? Vì thế, tôi đã vào mời trực ban công an quay lại hiện trường”.

Theo quan sát của chúng tôi, khu vực anh P. gặp “ma” ở ven sông, bên ngoài đê. Còn khu vực anh Q. gặp “bóng trắng” là phía trong đê, gần quốc lộ 1A cũ.

Ngày 31/5/2016, PV đã trao đổi với một đồng chí cán bộ công an xã Yên Mỹ, người trực tiếp cùng nhà báo P. đi xác minh về “bóng trắng sởn tóc gáy” kia.

Vị cán bộ này kể: “Chúng tôi đã ra đoạn đường vắng đó ngay trong đêm mưa. Hóa ra cái “bóng trắng” là một người phụ nữ mặc quần áo trắng. Vì người này đi trong đêm khuya với hình dáng đó nên nhiều người tưởng là “ma”.

Đêm ấy, ban công an chúng tôi cũng đã nhận tin báo về người này. Chúng tôi xác minh thì cô ấy là Nguyễn Thị Xuân Thương, 35 tuổi, con ông Nguyễn Đức Thạch (SN 1954) ở xóm 8, Yên Mỹ. Ông Thạch này vợ mất lâu rồi, ông có 3 người con, con trai cả cũng hơi chậm chạp, cô này là con thứ 2.

Nguyễn Thị Xuân Thương từng có chồng, sau vì có vấn đề về sức khỏe tâm thần nên cô ấy đã quay về nhà mình ở gần trạm xá xã Yên Mỹ sống. Khoảng 2-3 năm gần đây, cô ấy hay bỏ nhà đi lang thang, tóc dài để xõa, lại mặc quần áo trắng, khóc cười nhiều khi không kiểm soát được.

Cô ấy cũng hay ngồi ở cổng nhà khác “chơi”, khiến nhiều người tưởng ma đến nhà. Công an xã đã phải đến tận nơi, ‘khuyên giải’ bảo cô ấy đi về nhà”.

Đồng chí công an xã cũng xác nhận Nguyễn Thị Xuân Thương rất hay hét lên trong đêm, mặc quần áo trắng toát, tóc dài xõa ra nên khiến rất nhiều người sợ hãi.

“Sau hôm nhà báo P. báo công an, chúng tôi cũng có xem trên mạng cái clip xôn xao kia (ý nói clip mà ô tô của anh T.X.Q. đã ghi). Chúng tôi nhận ra, chính cô này là ‘nhân vật ma’ trong clip”, vị cán bộ nói.

Cũng trong ngày 31/5/2016, PV đã mua một gói quà nhỏ đến thăm hỏi gia đình ông Thạch, bố của người phụ nữ bị gọi là “bóng ma trong đêm Hà Nội”.

Và cuộc đời đau khổ cũng như hành trình “Xúy Vân ngây dại” trong đêm hoang vắng của Xuân Thương là cả một câu chuyện dài, xót xa.

MANGA/FILM 20-12-2018 19:11:31

Bạn đã bao giờ thắc mắc, tại sao ma thường mặc đồ trắng chưa?

1. Màu trắng  - Biểu tượng ma mị và ám ảnh của cái chết

Trong khi ở phương Tây, màu trắng tượng trưng cho sự thuần khiết, trong sạch, không vấy bẩn, được sử dụng làm váy cưới của cô dâu thì ở vài nước Châu Á lại ngược lại. Tại Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, thậm chí Nhật Bản, trong nhiều đám tang truyền thống người ta mặc màu trắng và đeo khăn tang đồng màu. Ở Việt Nam, nhiều người sau khi khuất còn phải đặt vải liệm trắng lên mặt.

Từ xa xưa người ta đã quan niệm rằng màu trắng là màu của cái chết, cõi bên kia, và có lẽ vì lý do này, hầu hết hình tượng ma quỷ của châu Á đều đi cùng màu trắng. Không đen tối, u uất như sắc đen của phương Tây, màu trắng trong truyền thống người Châu Á mang tới điều gì đó ma mị hơn, bí ẩn hơn, dẫu vẫn rùng rợn vô cùng:

2. Hồn ma mặc váy trắng thường là trinh nữ chết yểu?

Màu trắng được biết tới, dù là ở phương Đông hay phương Tây, là màu của sự trong sạch, thuần khiết – đặc biệt thường được gán với các trinh nữ. Nếu chúng ta để ý, các hồn ma xuất hiện cùng quần áo, váy trắng thường là phụ nữ. Liệu đây có phải linh hồn của những... trinh nữ chết yểu?

Có vô số câu chuyện về các hồn ma váy trắng, nhiều hơn bất cứ loại ma quỷ nào khác, và kỳ lạ là trong mọi nền văn hóa, đất nước đều có. Có những câu chuyện được truyền lại từ xa xưa, có chuyện lại ở ngay thời hiện đại. Một số truyện đặc biệt nhấn mạnh hồn ma là một cô gái bị hại hoặc một trinh nữ. Đây có thể coi là một hiện tượng siêu nhiên mang tính quốc tế

Chẳng hạn, chúng ta có White Lady – một hồn ma mặc váy trắng thời cổ xưa được nhìn thấy ở các vùng nông thôn, thường gắn với những bi kịch đáng thương. Truyền thuyết này nổi tiếng ở Canada, Đức, Phillippin., Thái, Anh, Estonia và Mỹ. Thậm chí ở Việt Nam cũng có vài phiên bản về loại ma nữ này.

3. Những bằng chứng có thật đều cho thấy ma thường mặc đồ trắng

Có lẽ hồn ma, vong linh được gán với màu trắng bởi những bức ảnh – bằng chứng có thật này. Ma hiện hình thường dưới dạng bóng. Theo nhiều nhà nghiên cứu siêu nhiên, tâm linh, họ cho rằng bởi ma là linh hồn, tồn tại dưới dạng vật chất không thuộc thế giới này, nên khi hiện hình nó luôn thoắt ẩn thoắt hiện, trong suốt, vô định và giống cái bóng trắng.

Một số nhà tâm linh hay những người từng nhìn thấy ma, thậm chí chụp ảnh lại được ma quỷ, hầu hết đều miêu tả rằng chúng có màu trắng hoặc mặc đồ trắng.

4.  Màu trắng sẽ tăng thêm nỗi sợ hãi của con người khi thấy ma?

Sau tất cả, đây cũng là điều dễ hiểu nhất. Con người thích những thứ đáng sợ, kỳ bí, không lý giải được, và thậm chí thích... bị dọa. Bên cạnh đó, đâu có gì đáng sợ hơn một hồn ma nữ trong chiếc váy trắng? Thậm chí những nhà làm phim cũng lấy hình tượng này làm "cần câu người xem."

Cũng có thể bởi ngoại hình đáng sợ với đôi mắt tối hoác, miệng há rộng gào thét, mái tóc đen dài che kín mặt và chiếc váy trắng, những hồn ma trong phim này đã trở nên nổi tiếng tới nỗi biến thành một khuôn mẫu để các câu chuyện, hình ảnh và phim ăn theo. The Conjuring, Ju on, The Ring và vô số bom tấn kinh dị khác đều đã làm điều này:

Hoặc, đây cũng có thể là cách các hồn ma trêu ghẹo con người, vì chúng biết chúng ta sợ điều gì nhất. Nói rằng màu trắng là màu ma mị và rùng rợn nhất có lẽ cũng không sai.

Video liên quan

Chủ đề