Mô hình ý nghĩa của ý nghĩa là gì năm 2024

Đó là những mô hình, giải pháp góp phần hỗ trợ nghề nghiệp trong tương lai của sinh viên. Hay đó là nơi để sinh viên tạo ra niềm vui thích và đam mê học tiếng Anh, được cống hiến vì những điều ý nghĩa cho xã hội và cộng đồng thông qua các hoạt động tình nguyện…

Cùng học tốt tiếng Anh

Là một trong 16 mô hình, giải pháp được đánh giá cao, mô hình “Chuỗi sự kiện English +: Inside Out” hay còn gọi là “Tuần sinh hoạt tiếng Anh” của Hội Sinh viên trường Đại học Kinh tế quốc dân (KTQD) ra đời từ năm 2015 với mục đích đẩy mạnh phong trào học tập và rèn luyện tiếng Anh của sinh viên. Đây là chuỗi sự kiện được xây dựng để khơi gợi nguồn cảm hứng học tiếng Anh cũng như tạo dựng một môi trường cởi mở cho các bạn trẻ. Từ đó, sinh viên có cơ hội để thể hiện khả năng của bản thân.

Mô hình ý nghĩa của ý nghĩa là gì năm 2024

Hà Nội tuyên dương các mô hình, giải pháp tiêu biểu của sinh viên TP.

Chủ tịch Hội Sinh viên trường Đại học KTQD Ngô Tuấn Sơn cho biết, tham gia mô hình, sinh viên sẽ có 5 buổi sinh hoạt vào các chiều Chủ nhật hàng tuần. Mỗi buổi có một chủ đề và hình thức thể hiện khác nhau để sinh viên không thấy nhàm chán.

“Trong những buổi sinh hoạt, các bạn sinh viên sẽ nói tiếng Anh hoàn toàn cùng với các thầy cô khoa tiếng Anh của trường. Tại đây, thầy cô sẽ là những người bạn giúp sinh viên sửa sai, nói đúng, từ đó, khả năng nói tiếng Anh của sinh viên ngày càng được nâng cao. Bằng việc trò chuyện, sẽ giúp các bạn sợ học tiếng Anh cảm thấy thoải mái hơn. Từ đó, tạo dựng môi trường lành mạnh không chỉ giúp sinh viên học tốt tiếng Anh mà còn khám phá được tính cách cũng như khả năng của bản thân” - anh Ngô Tuấn Sơn chia sẻ.

Sau 3 năm thực hiện, “Chuỗi sự kiện English +: Inside Out” đã lan có sức lan tỏa rộng lớn trên khắp TP Hà Nội. Các buổi sinh hoạt đều diễn ra sôi nổi với số lượng người tham ngày càng tăng. Đây chính là động lực để thời gian tới, Hội Sinh viên trường Đại học KTQD nâng cao chất lượng và mở rộng mô hình xuyên suốt năm học, giúp nhiều sinh viên học và thực hành tốt tiếng Anh.

Rèn luyện kỹ năng mềm

Ra đời với ý nghĩa rèn luyện các kỹ năng mềm cho sinh viên, mô hình “Phát triển, đào tạo kỹ năng và hoạt động thực tiễn cho sinh viên trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0” - “Skills you need” đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.

Là một trong những sinh viên của trường được tập huấn, trải nghiệm các kỹ năng mềm, bạn Nguyễn Như Hoa - sinh viên khoa Tài chính ngân hàng chia sẻ: “Trong thời đại hiện nay, sinh viên không chỉ làm chủ kiến thức mà còn phải có kỹ năng mềm để có thể làm việc và hội nhập. Vì vậy, mô hình “Skills you need” thực sự đáp ứng nguyện vọng của sinh viên. Từ những buổi tập huấn đó, nhiều bạn đã trưởng thành, xin được việc làm đúng mong muốn”.

Theo Chủ tịch Hội Sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Đỗ Thị Ngọc Ánh, ý tưởng mô hình bắt nguồn từ thực tiễn sinh viên trong trường tập trung học nhiều môn chuyên ngành, chưa quan tâm tới việc bổ sung các kỹ năng mềm. Điều này dẫn đến việc sinh viên chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà tuyển dụng và gặp rất nhiều bỡ ngỡ khi bước vào môi trường làm việc.

Từ đó, mô hình được tổ chức thành các buổi tập huấn kỹ năng và đào tạo cho sinh viên theo 5 modul cơ bản bao gồm: Lý thuyết cơ sở, trao đổi với chuyên gia; kỹ năng thuyết trình, thành lập nhóm, làm việc nhóm, lãnh đạo quản lý nhóm; kỹ năng sáng tạo và phát triển nhóm; đào tạo thực tế và nhân rộng mô hình. Chỉ sau hơn một năm triển khai, hơn 5.000 sinh viên trong trường đã được đào tạo kỹ năng. Đặc biệt, 100% đội ngũ cán bộ Hội Sinh viên đã được đào tạo và trải nghiệm thực tế. Trên cơ sở đó, Hội Sinh viên trường thành lập Câu lạc bộ kỹ năng mềm SUN thu hút hơn 200 sinh viên tham gia.

Có thể nhận thấy, mô hình “Skills you need” đã và đang tạo sức lan tỏa rộng rãi tới hàng nghìn sinh viên toàn trường. Thời gian tới, Hội Sinh viên trường sẽ áp dụng mô hình vào chiều sâu, tạo nền tảng vững chắc để xây dựng Câu lạc bộ SUN hoạt động thêm hiệu quả.

Lãnh đạo TT.Long Thành (H.Long Thành) trao những suất cơm miễn phí cho người dân có hoàn cảnh khó khăn từ mô hình Bếp ăn 0 đồng. Ảnh: T.Lâm

Các mô hình đã phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, chăm lo đời sống cho người dân và góp phần thay đổi diện mạo địa phương.

* Thiết thực, ý nghĩa

Một trong những mô hình học Bác tiêu biểu là mô hình cờ hoa tại Chi bộ ấp An Bình (xã Trung Hòa, H.Trảng Bom). Tại những tuyến đường hẹp, ấp đã thay thế cây hoa tự nhiên bằng hoa hướng dương to đẹp bằng chất liệu alu. Các cây hoa này được “trồng” dọc các tuyến đường vừa tạo thêm mỹ quan, vừa có độ bền rất cao.

Bí thư Chi bộ ấp An Bình Trần Anh Tuấn nhấn mạnh: “Điều đặc biệt của những cây hoa này là ở phần “nhụy” của bông hoa có kết hợp in các khẩu hiệu tuyên truyền ý nghĩa như: Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc… Hai bên của bông hoa còn được gắn cờ Tổ quốc và cờ Đảng. Kinh phí thực hiện mô hình hoàn toàn do ấp vận động”.

Bên cạnh đó, học Bác ở tinh thần tiên phong, gương mẫu, cán bộ đảng viên trong ấp còn tự nguyện đóng góp tiền mua tặng các tổ nhân dân, mỗi tổ 1 thùng rác hữu cơ để người dân tiện phân loại rác. Ấp cũng chủ động xây dựng một điểm thu gom rác thải nguy hại riêng biệt của toàn ấp. Qua đó, góp phần duy trì và nâng chất các tiêu chí xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu, khu dân cư kiểu mẫu.

Ở xã Bảo Quang (TP.Long Khánh), các tôn giáo đồng hành cùng công tác khuyến học, khuyến tài cũng là một mô hình hay trong học tập và làm theo Bác ở tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái. Được thành lập từ năm 2019, mô hình này đã nhận được trên 200 triệu đồng ủng hộ của các chức sắc tôn giáo và mạnh thường quân. Qua đó, đã có thêm rất nhiều xe đạp, suất học bổng, thẻ bảo hiểm y tế, sách giáo khoa và phần quà hỗ trợ cho học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số, con em hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Mới đây, Đồng Nai vinh dự có đại úy THÁI NGÔ HIẾU, Đội Chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khu vực Trảng Bom, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ cứu nạn Công an tỉnh được vinh danh tại Chương trình Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng do Ban Tuyên giáo Trung ương và Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức.

Trưởng ban Hành giáo giáo xứ Bảo Quang Lã Thanh Sơn chia sẻ, với phương châm sống tốt đời, đẹp đạo, giáo xứ đang và sẽ tiếp tục tham gia nhiệt tình mô hình, qua đó chung tay góp sức cho các em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn được vui bước đến trường.

Một mô hình ý nghĩa khác có thể kể đến là Bếp ăn 0 đồng được Chi hội Phụ nữ KP.Phước Hải (TT.Long Thành, H.Long Thành) triển khai trong thời gian gần đây. Mô hình được tổ chức nhằm phục vụ bữa ăn miễn phí cho bà con nghèo, người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang đang sinh sống tại Phước Hải. Từ mô hình, vào mỗi ngày chủ nhật hàng tuần, sẽ có thêm từ 50-60 suất cơm, bún chay (mỗi suất cơm trị giá 35 ngàn đồng) đến tay người nghèo. Ngay trong ngày ra mắt, các thành viên tham gia Bếp ăn 0 đồng đã phục vụ 70 suất cơm ấm tình người như vậy với kinh phí thực hiện được vận động từ cộng đồng xã hội. Qua đó, giúp bà con có thêm động lực, tinh thần để vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

* Gắn với phong trào thi đua yêu nước

Theo Phó trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Phạm Tấn Linh, các mô hình học và làm theo Bác thường gắn với phong trào thi đua yêu nước; xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu; tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, giúp nhau vượt khó… Qua đó, đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh trật tự, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, tăng cường, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Có thể kể đến như H.Trảng Bom với các mô hình: Khu nhà trọ văn hóa, Xây dựng tuyến đường sáng - xanh - sạch - đẹp, Nuôi heo đất ủng hộ quỹ khuyến học, Thanh niên tình nguyện tham gia xây dựng NTM, Đọc kỹ nghĩ sâu; phối hợp nhịp nhàng; tham mưu chuẩn xác; thực hiện kịp thời, Bếp chay 0 đồng... H.Long Thành với các mô hình: Vì nước quên thân, vì dân phục vụ, Mỗi ngày một tin tốt, mỗi tuần một câu chuyện đẹp; hệ thống camera an ninh tại các xã; Nồi cháo tình thương, hiến máu nhân đạo… H.Thống Nhất với các mô hình: Chung tay chia sẻ vì cộng đồng; Mỗi ngày làm một việc tốt cho dân… H.Định Quán với các mô hình: Hiến máu tình nguyện, Thắp sáng đường quê, Camera an ninh, Hiến đất làm đường, các công trình công cộng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, Đường hoa… H.Cẩm Mỹ với các mô hình: Chung sức xây dựng NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu; Phụ nữ học tập và làm theo Bác; Biến rác thải thành con giống; Biến heo đất thành heo thật…

Theo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, qua kiểm tra việc thực hiện nội dung học tập và làm theo Bác cho thấy, đa số các cấp ủy đều triển khai thực hiện có hiệu quả và tích cực phát huy thực hiện các mô hình. Cùng với đó, thường xuyên rà soát, bổ sung các nội dung phù hợp với chức trách, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, địa phương trong từng thời điểm. Ngày càng có nhiều mô hình hay, cách làm mới, kinh nghiệm quý trong học tập và làm theo Bác được lan tỏa trong cộng đồng.