Mẹ là gái làm tiền thì con trai nghĩ gì năm 2024

Trọng nam khinh nữ dường như đã là những bóng đen tâm lí cho mọi cô gái khi sống trong gia đình có bố mẹ “sính con trai”.

Mẹ là gái làm tiền thì con trai nghĩ gì năm 2024
Ảnh cắt từ phim "Cuộc đời vẫn đẹp sao".

Mới đây trong tập 5 phim "Cuộc đời vẫn đẹp sao" phát sóng trên VTV, đã đề cập đến một tư tưởng tồn tại từ lâu trong xã hội - Trọng nam khinh nữ.

Cụ thể, bố mẹ ruột nhân vật Luyến (Thanh Hương) khi biết tin Luyến phải ôm nợ thay người chồng thì sẵn sàng viết giấy từ mặt con, photo đi dán khắp nơi để xã hội đen không tìm tới.

Trái lại, khi con trai ruột chơi bời lêu lổng, báo nợ gia đình thì liền đi tìm cô, định cướp tiền của cô để cho em trai trả nợ.

Đỉnh điểm khi bố Luyến nói: "Không. Nó khác, mày khác, nó là con trai, mày là gái. Nó là cái đinh của dòng họ này, nó là đích tôn".

Phía dưới phần bình luận bộ phim, nhiều khán giả bức xúc với cách hành xử cũng như tư tưởng của bố mẹ Luyến, tuy nhiên không ít người lại có suy nghĩ đây chỉ là "chuyện thường nơi phố huyện", làm chị, giúp em thì có sao.

Nhân chủ đề này nhiều độc giả đã chia sẻ quan điểm cũng như suy nghĩ của bản thân về tình huống trên với Lao Động.

Anh Nguyễn Văn Thành (25 tuổi, Nam Định): Không chấp nhận được tư tưởng trọng nam khinh nữ.

Mặc dù con người trong xã hội hiện nay đã rất thoáng nhưng vẫn còn một số gia đình rất gia trưởng, coi con trai như báu vật, con gái như cỏ.

Theo tôi, họ có tư tưởng như vậy bởi họ cho rằng con gái sớm muộn cũng lấy chồng, lấy chồng thì như bát nước hắt đi, không còn giá trị nữa, cho nên cũng không đầu tư tâm huyết gì cho con gái.

Còn con trai thì là người phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già, hương khói khi quy tiên nên cần đối xử tốt hơn, đầu tư tâm huyết hơn.

Mặc dù là đàn ông nhưng tôi cũng không chấp nhận được tư tưởng trọng nam khinh nữ, bởi tư tưởng này dễ dẫn đến ảnh hưởng tâm sinh lý và hình thành nhân cách sai lệch cho những người bị phân biệt đối xử.

Cụ thể trong trường hợp bố mẹ lấy tiền con gái cho con trai trả nợ. Nếu người em biết tu chí làm ăn, ngoan ngoãn thì việc cho vay là hợp lí. Nhưng đây ăn chơi lêu lổng giờ báo nợ còn bắt chị gái đi trả nợ hộ là điều không thể chấp nhận được.

Mẹ là gái làm tiền thì con trai nghĩ gì năm 2024
Luyến chua xót khi bị bố mẹ đối xử không ra gì, chỉ nghĩ tới em trai. Ảnh cắt từ phim

Chị Lê Thanh Xuân (38 tuổi, Hà Nội): Đó chỉ là đỉnh của tảng băng chìm, không thể coi là điều bình thường

Việc coi trọng con trai, nhất là người nối dõi tông đường là chuyện không hiếm, chứ không muốn nói là phổ biến.

May mắn khi tôi được sinh ra trong gia đình tư tưởng cởi mở, không quan trọng nam hay nữ. Nhưng tôi đã chứng kiến rất nhiều hoàn cảnh mà con gái ở trong gia đình bị đối xử như người ăn, kẻ ở.

Tình huống bố mẹ bắt chị gái ruột trả nợ cho em trai trong khi trước kia con gái cần bố mẹ giúp thì bị quay lưng xảy ra rất nhiều bên ngoài xã hội, nhưng đây chỉ là một phần đỉnh của "tảng băng" được phim ảnh phản ánh chứ ngoài xã hội còn rất nhiều câu chuyện kinh khủng hơn.

Như con gái chỉ được ngồi mâm dưới, ăn rau ăn quả, thịt ngon nhường mâm đàn ông. Con gái không được phép để em trai dọn mâm cơm, con gái phải là người rửa bát,...

Trọng nam khinh nữ không thể coi là bình thường, mà cần phải lên án, nếu coi là đó là chuyện thường thì tư tưởng này rồi sẽ ngày càng phát triển hơn.

Trong tình huống trên, quan điểm của tôi là ai làm người nấy chịu. Đặc biệt khi người em không có khả năng trả nợ thì càng không. Về phần bố mẹ, khi tư tưởng đã ăn sâu vào máu thịt thì khó mà thay đổi, phải để khi về già, may ra ông bà mới giác ngộ được sai lầm trong cách đối xử với con cái của mình.

Chị Lê Thị Thu Hằng (35 tuổi, Hà Nội): Dù sao cũng là ruột thịt

Tôi biết việc trọng nam khinh nữ đã diễn ra từ lâu. Bản thân tôi sống trong gia đình ba chị em gái, một em trai nên tôi ít nhiều hiểu được cảm giác này.

Tôi biết lối tư tưởng này cổ hủ, là không nên nhưng dường như sống chung với tư tưởng này lâu, tôi đã có chút gì đó ảnh hưởng. Tôi cũng muốn sinh con trai, cũng muốn có con trai chăm sóc khi về già.

Đối với tình huống trong phim trên thì ngoài đời không thiếu. Riêng tôi nếu rơi vào tình huống ấy, có lẽ tôi vẫn chọn giúp em trai, dù sao đó vẫn là ruột thịt, là cùng chung một mẹ sinh ra. Chỉ mong sau khi giúp đỡ thì em đổi hướng, tu chí làm ăn để bố mẹ được nhờ.

Bố tôi luôn dành tài sản và lo lắng cho con trai, con dâu, cháu đích tôn trong khi chị em tôi phải tự lập.

Nói về tình trạng trọng nam khinh nữ trong gia đình, độc giả có nickname Vợ Thằng Đậu chia sẻ:

Ba tôi bảo con trai có 75% gen, con gái chỉ có 25% gen của ông nên cái gì cũng lo cho con trai, con dâu và cháu đích tôn, còn hai chị em tôi cái gì cũng phải tự lo. Tôi may mắn làm ra tiền và tự lập, không nhờ vả ai, chị tôi làm ít tiền phải nhờ vả ông bà nhiều nên bị nói "con gái lấy chồng phải ra khỏi nhà". Tôi nghe cũng thấy nhột, chẳng tiêu hóa nổi suy nghĩ của các cụ, đẻ con gái rồi muốn đuổi ra đường.

Ba tôi vẫn lo cho con cái nhưng nhiều lời nói và thái độ của ông khiến tôi rất buồn, không tránh khỏi có những lúc ganh tị với anh trai chị dâu. Thái độ của cha mẹ như vậy khiến con cái dễ xích mích với nhau.

Rút kinh nghiệm bản thân, con gái tôi sau này sẽ được chia 1/2 tài sản và tôi sẽ chăm sóc lúc con sinh nở nếu tôi còn có thể làm được. Tôi không hắt hủi con trai nhưng không đối xử với con gái như mình từng bị.

Độc giả Lee lý giải con gái phần nhạy cảm, phần quan tâm chăm sóc bố mẹ nhiều hơn con trai nên dễ cảm thấy bị phân biệt đối xử:

Tôi thấy trọng nam khinh nữ nhà nào cũng có, nhiều hay ít thôi. Trong nhà tôi bố mẹ cũng có ý phân biệt dù không bao giờ nói ra. Bố mẹ luôn khẳng định công bằng giữa con trai, con gái nhưng kỳ thực có gì cũng vun vén vào con trai. Ví dụ như nhà cửa để lại con trai, chu cấp hằng tháng/ hằng năm cho con trai, phụ giúp lúc cần tiền làm gì đó... Còn con gái thì không được gì.

Có thể từ nhỏ vì một cách đối xử nào đó mà trong tâm thức chị em gái đã suy nghĩ không phụ thuộc bố mẹ, hoặc bản thân các cô con gái thường suy nghĩ cho bố mẹ hơn, không muốn phiền hà bố mẹ, muốn bù đắp thêm cho bố mẹ. Chỉ thấy thương ông bà nhiều tuổi rồi có tí tiền tiết kiệm mà cứ bị con trai con dâu dòm ngó, chì chiết dằn vặt.

Độc giả Nguyen Kim Thanh cho các cô gái nên tự lập, vì khó thay đổi được quan điểm cổ hủ này:

Bố mẹ thuộc thế hệ trước thường trọng nam khinh nữ. Họ nghĩ là phải vun vén chăm lo cho con trai để về già còn nhờ cậy còn con gái, sau này lấy chồng "là con người ta". Có nhiều bà mẹ có ý trọng nam khinh nữ, chỉ chăm chút cho con trai với ý định được nhờ, nghĩ con gái về nhà chồng rồi thì mất nhờ. Cái tư duy này các bạn khó thay đổi được. Vậy thì các cô gái cứ sống tự lập, kiếm tiền và tích lũy cho bản thân mình.