Bài giảng thiên văn phạm viết trinh.ppt năm 2024

Thiên văn học là một ngành khoa học tồn tại từ rất lâu. Việc phát minh ra kính thiên văn ở thế kỉ XVII dẫn tới sự phát hiện rằng Thiên hà của chúng ta, hay còn gọi là dải Ngân hà, chứa vô số ngôi sao. Việc phát hiện các tỉnh văn ngoài thiên hà và sự giãn nở của Vũ trụ vào đầu thế kỉ XX đã mở ra ki nguyên của Thiên văn học hiện đại. Thiên văn học đã thu được những tiến bộ vượt bậc kể từ chiến tranh thế giới lần thứ II nhờ sự phát triển của kĩ thuật mới, cho phép xây dựng những kính thiên văn quang học và kính thiên văn vô tuyến lớn, được trang bị các máy dò nhạy hơn trước rất nhiều. Hiện nay, Thiên văn học liên quan tới một số lĩnh vực khác như Toán học, Vật lí học, Hoá học và Sinh học. Mục đích của Thiên văn học là thăm dò Vũ trụ bằng cách quan sát với các thiết bị thiên văn và phát triển các lí thuyết mới với các định luật vật lí. Thiên văn học hiện đại, xem Vũ trụ như một phòng thí nghiệm vĩ đại, trở thành Thiên văn vật lí.

Read more

5 thập kỉ qua đã chứng kiến sự tiến bộ trong hiểu biết của chúng ta về Vũ trụ thông qua việc mở rộng quan sát ra ngoài dải quang học, tới các bước sóng hồng ngoại và vô tuyến. Các thiết bị trên tàu vũ trụ cho phép các nhà thiên văn quan sát sự phát xạ hồng ngoại xa, cực tím, tia X và tia gam- ma từ vũ trụ. Bức xạ ở những bước sóng này bị hấp thụ bởi khí quyển trái đất và do đó không phát hiện được bởi các kính thiên văn ở trên mặt đất. Cả các công việc quan sát và lí thuyết cho phép chúng ta hiểu về sự hình thành và sự tiến hoá của các ngôi sao và của Hệ Mặt Trời. Các công việc này cũng đã thành công trong việc phát hiện ra các pulsar và quasar có nguồn gốc tương ứng là các sao neutron và các hốc đen. Việc phát hiện các phân tử giữa các sao và các hành tỉnh ở ngoài Hệ Mặt trời là một bước đi đầu tiên trong việc tìm kiếm sự sống ở trên các hành tinh khác, ở bên trong và bên ngoài Hệ Mặt Trời của chúng ta. Việc phát hiện ngày càng nhiều các thiên hà ở xa và những sự quan sát gần đây về bức xạ phòng vũ trụ và tuyển bởi vệ tinh COBE cho chúng ta khả năng thám hiểm một cách chi tiết hơn các giai đoạn bắt đầu của sự tiến hoá của Vũ trụ.

Read more

Trong thực tế, Thiên văn vật lí hiện đại chưa được giảng dạy trong các trường đại học ở Việt Nam. Trong những năm gần đây, nhiều nỗ lực nhằm giới thiệu ngành này ở Việt Nam đã được thực hiện bởi các nhà khoa học đến từ Hội Thiên văn quốc tế, Đài Quan sát thiên văn Paris và Trường Đại học Pierre và Marie Curie (Paris). Việc đào tạo giáo viên và việc giảng dạy ở các trường cao đẳng và đại học, cùng với việc phổ biến là những công việc quan trọng nhất nhằm phát triển Thiên văn vật lí ở Việt Nam, trước khi một nhóm nghiên cứu được hình thành, sau nhiều năm nữa.

Read more

Cuốn sách này gồm các bài giảng đã được giảng dạy trong một số khoá học mà chúng tôi đã tổ chức ở Việt Nam, đặc biệt là những khoá học được tổ chức trong khuôn khổ Chương trình giảng dạy phát triển thiên văn của Hội thiên văn quốc tế. Cuốn sách này tượng trưng cho những nỗ lực chung của một đội ngũ các nhà thiên văn. GS. Phạm Viết Trình viết chương 1: GS. Nguyễn Đình Huân viết chương II; GS. Nguyễn Đình Noãn viết chương III; GS. Donat Wentzel viết các chương V. VI. VII và VIII: GS. Nguyễn Quang Riệu viết các chương IV, IX, X, XI và XII.

Read more

Cuốn sách này được viết cả bằng tiếng Việt và tiếng Anh nhằm giúp bạn đọc Việt Nam làm quen với ngoại ngữ. Chúng tôi hi vọng rằng cuốn sách này sẽ giúp ích cho tất cả những ai muốn làm quen với những hiểu biết hiện đại về Vũ trụ. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Hội Thiên văn quốc tế về sự ủng hộ kinh phí trong việc in cuốn sách này và về sự quan tâm thường xuyên của Hội trong sự phát triển Thiên văn và Thiên văn vật lí ở Việt Nam.

Bài giảng thiên văn phạm viết trinh.ppt năm 2024

Nội dung Text: Bài tập thiên văn - Phạm Viết Trinh (chủ biên)

  1. 127.0.0.1 downloaded 73291.pdf at Tue Apr 10 17:08:39 ICT 2012
  2. 127.0.0.1 downloaded 73291.pdf at Tue Apr 10 17:08:39 ICT 2012
  3. 127.0.0.1 downloaded 73291.pdf at Tue Apr 10 17:08:39 ICT 2012
  4. 127.0.0.1 downloaded 73291.pdf at Tue Apr 10 17:08:39 ICT 2012
  5. 127.0.0.1 downloaded 73291.pdf at Tue Apr 10 17:08:39 ICT 2012
  6. 127.0.0.1 downloaded 73291.pdf at Tue Apr 10 17:08:39 ICT 2012
  7. 127.0.0.1 downloaded 73291.pdf at Tue Apr 10 17:08:39 ICT 2012
  8. 127.0.0.1 downloaded 73291.pdf at Tue Apr 10 17:08:39 ICT 2012
  9. 127.0.0.1 downloaded 73291.pdf at Tue Apr 10 17:08:39 ICT 2012
  10. 127.0.0.1 downloaded 73291.pdf at Tue Apr 10 17:08:39 ICT 2012
  11. 127.0.0.1 downloaded 73291.pdf at Tue Apr 10 17:08:39 ICT 2012
  12. 127.0.0.1 downloaded 73291.pdf at Tue Apr 10 17:08:39 ICT 2012
  13. 127.0.0.1 downloaded 73291.pdf at Tue Apr 10 17:08:39 ICT 2012
  14. 127.0.0.1 downloaded 73291.pdf at Tue Apr 10 17:08:39 ICT 2012
  15. 127.0.0.1 downloaded 73291.pdf at Tue Apr 10 17:08:39 ICT 2012
  16. 127.0.0.1 downloaded 73291.pdf at Tue Apr 10 17:08:39 ICT 2012
  17. 127.0.0.1 downloaded 73291.pdf at Tue Apr 10 17:08:39 ICT 2012
  18. 127.0.0.1 downloaded 73291.pdf at Tue Apr 10 17:08:39 ICT 2012
  19. 127.0.0.1 downloaded 73291.pdf at Tue Apr 10 17:08:39 ICT 2012
  20. 127.0.0.1 downloaded 73291.pdf at Tue Apr 10 17:08:39 ICT 2012