Máy tạo nhịp tim giá bao nhiêu năm 2024

Máy tạo nhịp VVI và DDD là các máy được chỉ định phổ biến nhất. Các máy tạo nhịp này mang lại lợi ích sống còn tương đương cho bệnh nhân. So với máy tạo nhịp VVI, các máy có khả năng tạo nhịp sinh lý hơn (AAI, DDD, VDD) có thể giúp giảm nguy cơ xuất hiện rung nhĩ, suy tim sau khi cấy máy và cải thiện một chút chất lượng cuộc sống.

Các nhà sản xuất đã có nhiều cải tiến nhằm tăng tuổi thọ máy tạo nhịp ví dụ như: mạch điện có mức tiêu thụ năng lượng thấp, các loại pin mới và điện cực phủ corticosteroid ở đầu (nhằm làm giảm ngưỡng tạo nhịp). Các máy tạo nhịp còn có chương trình tự động chuyển chế độ tạo nhịp để đáp ứng với các loại nhịp nội tại khác nhau (ví dụ: chuyển từ chế độ DDDR sang VVIR khi rung nhĩ). Gần đây, các hãng chế tạo máy tạo nhịp đã thiết kế được các máy tạo nhịp không dây có cấu tạo hợp nhất giữa thân máy và điện cực để đặt hoàn toàn trong buồng thất phải. Loại máy này được đưa vào buồng thất phải bằng dụng cụ chuyên dụng và gắn vào cơ thất bằng các móc dạng mỏ neo hoặc đầu vít xoáy. Các máy tạo nhịp không dây có kích thước nhỏ, thể tích chỉ khoảng 1 mL, nặng 2 g và có chế độ tạo nhịp kiểu VVI hoặc VVIR.

Máy tạo nhịp tim giá bao nhiêu năm 2024

Máy tạo nhịp có thể bị rối loạn chức năng:

  • Nhận cảm quá mức.
  • Nhận cảm quá kém.
  • Máy không phát xung tạo nhịp.
  • Máy phát xung nhưng không tạo nhịp được nhĩ hoặc thất.
  • Tạo nhịp với tần số bất thường.

Hiện tượng nhịp nhanh là một vấn đề rất thường gặp. Khi có tác động gây rung vùng đặt máy tạo nhịp hoặc vận động cơ ngực hoặc ở trong môi trường từ tính của chụp cộng hưởng từ, bộ phận đáp ứng tần số của máy tạo nhịp có thể làm tăng nhịp tim. Trường hợp nhịp nhanh qua trung gian máy tạo nhịp, cơ chế là do một ngoại tâm thu thất hoặc nhát tạo nhịp thất dẫn truyền ngược lên nhĩ (qua nút nhĩ thất hoặc qua một đường dẫn truyền phụ).

Các biến chứng bổ sung liên quan đến các thiết bị hoạt động bình thường bao gồm ức chế nói chuyện chéo, trong đó cảm nhận xung động tạo nhịp tâm nhĩ bởi kênh tâm thất của máy tạo nhịp hai buồng dẫn đến ức chế tạo nhịp thất và hội chứng máy tạo nhịp tim, trong đó AV không đồng bộ do tạo nhịp thất gây ra các triệu chứng như cảm giác bồng bềnh, mơ hồ (ví dụ, choáng váng), vấn đề ở cổ (ví dụ, giật ở cổ), hoặc hô hấp (ví dụ, khó thở). Hội chứng máy tạo nhịp có thể giải quyết bằng phương pháp: đảm bảo đồng bộ nhĩ thất bằng cách tạo nhịp nhĩ theo nhu cầu (AAI), máy 2 buồng nhưng điện cực nhĩ chỉ nhận cảm (VDD).

Một số thiết bị và dụng cụ có thể gây ra tương tác điện từ, ảnh hưởng đến chức năng máy tạo nhịp ví dụ như dao điện trong phẫu thuật, chụp cộng hưởng từ (MRI). Điện thoại di động và thiết bị an ninh điện tử có thể là nguồn gây tương tác điện từ với máy tạo nhịp. Không nên để điện thoại di động sát với máy tạo nhịp, nhưng nói chung nếu chỉ dùng điện thoại với mục đích nói chuyện thì không đáng ngại. Máy tạo nhịp sẽ không bị rối loạn chức năng khi bệnh nhân đi bộ qua máy dò kim loại trừ phi bệnh nhân nán lại quá lâu trong máy.

Máy tạo nhịp tim giá bao nhiêu năm 2024

Bản quyền © 2024 Merck & Co., Inc., Rahway, NJ, USA và các chi nhánh của công ty. Bảo lưu mọi quyền.

Khoa Nội tim mạch - Lão học, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh đã tìm kiếm nhà tài trợ, hỗ trợ 13 triệu đồng cho bệnh nhân đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn vì bệnh nhân có nguy cơ tử vong do tim có thể ngừng đập bất cứ lúc nào.

Bệnh nhân Đoàn Thị Vân, 60 tuổi, xóm 6 xã Phúc Đồng huyện Hương Khê, nhập viện ngày 31/10/2018 với triệu chứng ngất xỉu nhiều lần, khó thở, đau nhiều ở vùng ngực, nhịp tim chậm 35 - 40 lần phút. Các bác sĩ đã làm các xét nghiệm cơ bản, siêu âm tim, điện tâm đồ và tiến hành hội chẩn với chẩn đoán Hội chứng suy nút xoang, có ngất và chỉ định phải đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn.

.jpg)

Lãnh đạo khoa Nội Tim mạch - Lão học trao số tiền tài trợ cho bệnh nhân Vân

Tuy nhiên, gia đình bệnh nhân quá khó khăn, không có khả năng để cùng chi trả phần còn lại sau khi được BHYT chi trả 80%, (trong đó, máy tạo nhịp tim vĩnh viễn có giá 55 triệu, Bảo hiểm thanh toán 42 triệu, còn lại 13 triệu gia đình bệnh nhân cùng chi trả). Trước tình trạng bệnh nhân nặng, có thể ngừng tim bất cứ lúc nào, khoa Nội tim mạch - Lão học tìm nhiều phương án để hỗ trợ bệnh nhân. Rất may khi khoa liên hệ với nhà hảo tâm, họ đã đồng ý tài trợ số tiền 13 triệu đồng đó cho bệnh nhân Đoàn Thị Vân.

.jpg)

Kíp phẫu thuật tiễn hành cấy máy tạo nhịp vào buồng tim ...

.jpg)

... và hình ảnh điện cực được cấy vào buồng tim

Ngày 10/11/2018, khoa Nội Tim mạch - Lão học đã tiến hành đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho bệnh nhân Đoàn Thị Vân.

Hiện tại sau 3 ngày đặt máy, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định, dễ thở, hết đau ngực, nhịp tim đều, ổn định 65 lần/ phút và dự kiến sẽ xuất viện trong một vài ngày tới.

.jpg)

TSBS. Lê Văn Dũng, TK Nội Tim mạch - Lão học khám cho bệnh nhân Vân sau khi đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn.

Trước sự hồi phục sức khỏe mình, bệnh nhân Đoàn Thị Vân rất vui mừng và xúc động: “Trước khi vào viện, sức khỏe của tôi rất kém, thường bị ngất xỉu, khó thở thường xuyên. Nhiều khi tôi nghĩ mình khó cơ hội sống. Thật may là tôi đã xuống điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh, gặp được các bác sĩ giỏi và giàu lòng nhân ái của Khoa Nội Tim mạch - Lão học. Họ đã tìm mọi cách để cho tôi có cơ hội được chữa bệnh. Tôi không nghĩ sau khi đặt máy được mấy ngày bản thân lại thấy khỏe mạnh và dễ thở đến thế, tôi rất cảm ơn tấm lòng của các y, bác sĩ và các nhà hảo tâm đã giúp đỡ cho bản thân tôi và gia đình”.

Đặt máy tạo nhịp tim sống được bao lâu?

Pin của máy tạo nhịp có thể sử dụng 5 - 15 năm tùy thuộc mức độ hoạt động của máy nên khi pin gần hết sẽ phải thay bộ phận điều khiển cùng với pin. Vì vậy, bệnh nhân cần tái khám thường xuyên theo đúng lịch hẹn của bác sĩ (thường 3 - 6 tháng) để được kiểm tra, đánh giá và xử lý kịp thời.

Sau khi đặt máy tạo nhịp tim cần kiêng gì?

Do đó, bệnh nhân cần tránh các động tác như: vận động mạnh, vung tay cao, bê vác nặng, các bài tập thể dục nặng như chạy bộ... Đến cơ sở y tế ngay sau khi xuất hiện các triệu chứng bất thường như: tức ngực, khó thở, chóng mặt, tăng cân và phù nề chân tay,...

Tại sao phải đặt máy tạo nhịp tim?

Tại sao lại cần đặt máy tạo nhịp tim? Việc đặt máy tạo nhịp tim là cần thiết để điều trị rối loạn nhịp tim và giảm thiểu nguy cơ bị các biến chứng nguy hiểm. Máy tạo nhịp tim có thể giúp duy trì nhịp tim ổn định và giảm thiểu các triệu chứng khó chịu như chóng mặt, ngất xỉu và khó thở.

Đặt máy tạo nhịp tim ở đâu?

Hộp được đặt dưới xương đòn, ngang với cơ ngực, bên trái ở người thuận tay phải và ngược lại. Một vết rạch từ 3 đến 4 cm cho phép đặt máy trợ tim dưới da. Loại máy tạo nhịp tim này bao gồm 3 đầu dò: một cho tâm nhĩ phải và 2 cho tâm thất phải và trái, để tạo ra sự co bóp đồng thời của các thành tim không đồng bộ.