Master ocean on board bill of lading là gì năm 2024

Trong khi học và làm về xuất nhập khẩu chúng ta sẽ thường xuyên làm việc với các Vận đơn đường biển, hay B/L – Bill of lading. Đây là một trong số những chứng từ rất quan trọng không thể không biết đối với một người làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, Logistics. Vậy Bill of Lading – Vận đơn đường biển là gì? Hãy cùng VinaTrain Việt Nam tìm hiểu kỹ hơn về loại chứng từ này nhé

Master ocean on board bill of lading là gì năm 2024
BILL OF LADING ( BL ) – Vận Đơn Đường Biển Là Gì? Mẫu Bill Of Lading Chi Tiết

Bill of Lading ( BL ) hay còn gọi là Vận đơn đường biển là một chứng từ vận tải hàng hoá do người chuyên chở, thuyền trưởng hoặc đại lý của hãng tàu (forwarder) ký phát cho chủ hàng sau khi tàu rời bến. Vận đơn đường biển được xem như là là linh hồn của hàng hóa, nó là một giấy chứng nhận hãng tàu cấp cho bạn nhằm xác minh hãng tàu đã nhận chuyên chở lô hàng của bạn. Tất cả các loại vận đơn quốc tế đều bằng tiếng Anh.

Trong vận tải đường biển, vận đơn có chức năng quan trọng và tác dụng đến quá trình chuyển đổi chủ sở hữu hàng hoá.

Bill of lading là một trong những chứng từ không thể thiếu trong quy trình vận chuyển. Để vận chuyển bất kỳ hàng hóa nào, vận đơn (bill of lading) được yêu cầu hoạt động như một biên nhận (hay một hợp đồng vận chuyển). Thông tin trong vận đơn như số lượng, cách thức thanh toán, cách xử lý trên bến tàu rất quan trọng vì nó chỉ đạo cho các hành động của nhân viên vận tải trong suốt hành trình vận chuyển hàng hóa trên tàu.

Nếu xét theo khía cạnh lịch sử hình thành và sử dụng, vận đơn đường biển được bắt đầu sử dụng từ thế kỷ 13, khi thông thương hàng hóa bằng đường biển trở nên tấp nập ở châu u, và chủ hàng cần có bằng chứng văn bản về việc hàng hóa được xếp xuống tàu.

Ban đầu vận đơn chỉ có mục đích như một biên lai của người vận chuyển phát hành khi nhận hàng. Sau nhiều thế kỷ, nhiều thủ tục và quy định được đưa ra áp dụng, dần hình thành nên mẫu vận đơn đang được sử dụng ngày nay. Một số quy định quan trọng gồm Hague-Visby Rules 1968, Brussels Convention 1924, Carriage of Goods by Sea Act 1992 (COGSA)…

Ý nghĩa của vận đơn đường biển trong thương mại quốc tế

Tại sao Bill Of Lading – Vận đơn đường biển lại quan trọng tới như vậy? Sau đây là những lý do khiến cho Bill Of Lading trở thành một chứng từ không thể thiếu trong vận tải đường biển

  • Chứng từ quyền sở hữu: Vận đơn đường biển là một chứng từ quan trọng để xác định quyền sở hữu của người nhận hàng (consignee) đối với hàng hóa. Khi người nhận nhận được vận đơn, họ có thể sử dụng nó để chứng minh rằng họ là người chủ sở hữu và quản lý hàng hóa.
  • Chứng từ vận chuyển: Vận đơn là một tài liệu chứng từ quan trọng trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Nó chứa thông tin chi tiết về hàng hóa, địa điểm gửi và nhận hàng, tuyến đường vận chuyển, thời gian dự kiến, và các điều khoản và điều kiện vận chuyển. Điều này giúp đảm bảo rằng hàng hóa được vận chuyển theo đúng hợp đồng và các điều khoản đã thỏa thuận.
  • Quyền đòi hỏi bồi thường: Nếu xảy ra thiệt hại hoặc mất mát hàng hóa trong quá trình vận chuyển, vận đơn đường biển có thể được sử dụng để yêu cầu bồi thường từ hãng vận tải hoặc bảo hiểm. Nó là bằng chứng cho việc hàng hóa đã được gửi đi theo điều khoản đã thỏa thuận và giúp người nhận hàng đòi hỏi quyền bồi thường.
  • Tài liệu hải quan và thanh toán: Vận đơn thường được yêu cầu trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan và thanh toán trong thương mại quốc tế. Nó cung cấp thông tin cho các cơ quan hải quan về việc xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa, giúp đảm bảo tuân thủ các quy định và thuế nhập khẩu.
  • Cơ sở cho giao dịch tài chính: Vận đơn đường biển có thể được sử dụng như một cơ sở để vay vốn từ các ngân hàng hoặc tổ chức tài chính. Hãng tàu biển thường cấp vận đơn sau khi hàng hóa được tải lên tàu, và nó có giá trị tài chính có thể sử dụng để đảm bảo các giao dịch tài chính trong quá trình vận chuyển.

Mẫu vận đơn đường biển Bill of Lading

Bạn xem mẫu vận đơn đường biển của hãng tàu MSC trong hình dưới, có thể nhấp chuột phải và mở trong tab mới để xem ảnh kích thước lớn hơn.

Master ocean on board bill of lading là gì năm 2024
Mẫu vận đơn đường biển – Bill of Lading

Nội dung ghi trên Bill Of Lading

Nội dung chi tiết được ghi trên Bill of Lading (BL) sẽ không hoàn toàn giống nhau mà tùy từng hãng vận tải. Sau đây là những mục chính cần lưu ý trong cách đọc vận đơn đường biển, cho hàng container (tàu chợ), còn B/L cho tàu chuyến sẽ khác đi chút ít (ví dụ: không có số container, seal…).

  • Tên & logo của hãng vận tải
  • Số vận đơn (B/L No.)
  • Số lượng bản gốc (No. of Originals)
  • Người gửi hàng (Shipper)
  • Người nhận hàng (Consignee)
  • Người thông báo (Notify Party)
  • Tên tàu & Số chuyến (Vessel & Voyage No.)
  • Cảng xếp (Port of Loading), cảng dỡ (Port of Discharge)
  • Số container, chì (Container No.; Seal No.)
  • Mô tả bao kiện, hàng hóa (Descripton of Packages and Goods)
  • Trọng lượng toàn bộ (Gross Weight), Dung tích (Measurement)
  • Cước và phí (Freight and Charges)
  • Ngày và địa điểm phát hành B/L (Place and Date of Issue)
  • Nội dung khác…

Mặt sau của vận đơn gồm các thông tin như định nghĩa, các điều khoản chung, trách nhiệm của người chuyên chở, xếp dỡ và giao nhận, cước phí và phụ phí, giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở, miễn trách của người chuyên chở… do hãng vận chuyển chuẩn bị và in sẵn, chủ hàng chỉ có thể chấp nhận chứ không thay đổi được. Tuy nhiên, những nội dung này phải phù hợp với quy định của các công ước, tập quán quốc tế về vận chuyển hàng hoá bằng đường biển.

Với những người làm thủ tục hải quan hàng nhập khẩu, thì trong khi đọc vận đơn đường biển, cần lưu ý những nội dung quan trọng sẽ phải nhập vào tờ khai hải quan. Bạn nên đối chiếu số liệu với những chứng từ khác như: Packing List, Commercial Invoice, Certificate of Origin. Những nội dung cần để ý bao gồm:

  • Số và ngày vận đơn
  • Tên cảng xếp, dỡ hàng
  • Số container, số seal
  • Số lượng và loại kiện
  • Trọng lượng toàn bộ (G.W)

Còn với hàng xuất, bạn cũng cần kiểm tra B/L kỹ lưỡng từ bản nháp (draft), để có thể phát hiện sai sót. Nếu phải sửa chữa nội dung B/L thì cần làm sớm, tránh phát sinh phí sửa Bill mà hãng tàu có thể áp dụng.

Các loại vận đơn đường biển Bill of Lading

Thông thường, Vận đơn đường biển sẽ được phân loại theo cách ghi người nhận hàng, tương ứng với chức năng quan trọng nhất liên quan đến “chứng từ sở hữu”. Bên cạnh đó, dựa vào thực tế sử dụng mà Bill of Lading sẽ được phân loại phù hợp

Vận đơn đường biển theo chủ thể nhận hàng:

  • Straight bill of lading – Vận đơn đích danh: Là loại ghi rõ tên, địa chỉ (và các thông tin khác như: số điện thoại, fax, email…) của người nhận hàng; chỉ người này mới có quyền nhận hàng (khi xuất trình vận đơn hợp lệ) ( Xem thêm về Vận đơn đích danh )
  • Order bill of lading – Vận đơn theo lệnh: Đây là loại phổ biến nhất trong thương mại và vận tải quốc tế, mà theo đó người vận tải sẽ giao hàng theo lệnh của người gửi hàng, hoặc của người được ghi trên vận đơn. ( Xem thêm về Vận đơn theo lệnh )
  • Bearer bill of lading – Vận đơn vô danh: Cho phép giao hàng cho người xuất trình vận đơn. Có thể coi đây là một dạng vận đơn theo lệnh nhưng trên đó không ghi theo lệnh của ai.

Theo một cách khác, vận đơn theo lệnh có thể chuyển thành vận đơn vô danh bằng cách ký hậu vào mặt sau nhưng không ghi rõ giao hàng theo lệnh của ai (blank indorsement).

Bên cạnh những Vận đơn đường biển Bill of Lading được phân loại theo chủ thể nhận hàng, chúng ta sẽ còn bắt gặp những vận đơn đường biển được phân loại theo tình trạng vận đơn, nhận hàng…

Vận đơn đường biển theo tình trạng vận đơn:

  • Clean B/L – Vận đơn hoàn hảo: Còn gọi là vận đơn sạch: không có ghi chú về khiếm khuyết của hàng hóa, bao bì. ( Xem thêm về Clean B/L )
  • Unclean B/L – Vận đơn không hoàn hảo: Còn gọi là vận đơn bẩn: có ghi chú về khiếm khuyết của hàng hóa, bao bì, chẳng hạn như: bao bị rách, hàng có dấu hiệu bị ẩm… ( Xem thêm về Unclean B/L)

Vận đơn đường biển theo tình trạng nhận hàng:

  • Shipped on board B/L – Vận đơn đã xếp hàng lên tàu: Được cấp sau khi hàng hóa đã xếp lên tàu. ( Xem thêm về Shipped on Board B/L )
  • Received for shipment B/L – Vận đơn nhận hàng để xếp: Được cấp trước khi hàng hóa được xếp xuống tàu. Trên vận đơn này, do đó, không có tên tàu và ngày xếp hàng xuống tàu. Vận đơn này có thể được chuyển đổi thành “vận đơn đã xếp hàng lên tàu” bằng cách bổ sung xác nhận tên tàu và ngày xếp hàng thực tế lên ( Xem thêm về Received for Shipment B/L )

Vận đơn đường biển theo chủ thể cấp vận đơn

  • Master Bill of Lading – MBL – Vận đơn chủ: Do hãng tàu phát hành. Người gửi hàng và người nhận hàng có thể là chủ hàng hay công ty giao nhận (hoặc đại lý). ( Xem thêm về Master Bill )
  • House Bill of Lading – HBL – Vận đơn nhà : Do công ty giao nhận vận tải phát hành. Người gửi hàng và nhận hàng thường là chủ hàng (công ty xuất nhập khẩu). ( Xem thêm về House Bill )

Vận đơn đường biển theo việc xuất trình vận đơn

  • Original B/L: Vận đơn gốc: Người nhận hàng phải xuất trình vận đơn gốc mới được lấy lệnh giao hàng (D/O). ( Xem thêm về: Original B/L )
  • Telex Release B/L – Vận đơn giao hàng bằng điện: Người nhận hàng không cần xuất trình vận đơn gốc, vì đã có điện giao hàng. ( Xem thêm về Telex Release BL )
  • Surrendered B/L – Vận đơn đã được xuất trình: Vận đơn đã được xuất trình cho hãng tàu, hoặc đại diện hãng tàu ở đâu đó, thường là tại cảng xếp hàng (sau khi phát hành). Tương tự như Telex Release B/L phía trên, người nhận hàng chỉ cần làm thủ tục thanh toán các phí Local charges đầu cảng dỡ là có thể lấy D/O, mà không cần nộp Bill gốc. ( Xem thêm về Surrendered B/L )

Một số loại vận đơn đường biển khác

  • Seaway bill: Đây thực chất chỉ là Giấy gửi hàng, không có chức năng chứng từ sở hữu như B/L. ( Xem thêm về: Seaway bill )
  • Switch Bill of Lading: Là loại vận đơn 3 bên, có liên quan đến mua bán sang tay giữa 3 bên, trong đó người mua và người bán cuối cùng thực sự sẽ không biết nhau, mà thông qua 1 bên trung gian ở giữa. ( Xem thêm về Switch Bill of Lading )

Ngoài ra còn có một số loại Bill of Lading khác như: Copy B/L, Liner Bill, Voyage Charter Bill, Direct Bill, Through Bill, Multimodal BilL, Negotiable bill of lading, Non-negotiable bill of lading…

Trên đây Vinatrain đã giới thiệu tới các bạn những kiến thức quan trọng về Bill of Lading. Thông qua đó các bạn có thể hiểu hơn về vận đơn đường biển là gì, phân loại và chức năng của Vận đơn đường biển Bill of Lading. Nếu có bất kỳ thắc mắc câu hỏi nào, hãy bình luận bên dưới để mọi người cùng nhau thảo luận về Bill of Lading nhé

On Board Ocean bill of lading là gì?

Thuật ngữ Shipped bill of lading còn được gọi là “shipped on board bill of lading” hoặc “on board bill of lading” là vận đơn được ký phát khi hàng hóa đã được đưa lên tàu biển (hàng hóa đã ở trên tàu biển).

Master bill of lading là gì?

Master bill of lading là vận đơn đường biển do hãng tàu phát hành cho shipper, vận đơn này chỉ có người sở hữu tàu mới được quyền phát hành. Master Bill được dịch là Vận đơn chủ, và thường được viết tắt là BML hay MB/L.

House Bill và Master bill khác nhau như thế nào?

Phân biệt Master Bill và House BillLàm Master Bill là mối quan hệ thực tế của hãng tàu và chủ hàng thực hoặc chủ hàng là Forwarder. Làm House Bill là mối quan hệ giữa chủ hàng thật Shipper và đơn vị trung gian vận chuyển (Forwarder).

Full set of Clean on board bill of lading là gì?

Clean on board bill of lading (Vận đơn sạch và đã xếp xuống tàu) là một thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực vận đơn đường biển. Thuật ngữ này ám chỉ rằng hàng hóa đã được xếp xuống tàu trong tình trạng hoàn toàn nguyên vẹn và không bị hỏng hóc hoặc bất kỳ vấn đề nào.