Mang thai lần 2 tiêm phòng khi nào năm 2024

Tiêm phòng khi mang thai lần 2 cũng quan trọng như khi mang thai lần đầu. Mẹ bầu cần chú ý tiêm đủ liều và đúng lịch để đảm bảo an toàn cho con yêu. Tham khảo ngay lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 2 trong bài viết dưới đây nhé.

Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần hai có gì khác so với lần đầu?

Lịch tiêm phòng cho bà bầu lần 2 phụ thuộc vào thời gian hiệu lực của vắc xin ở những lần tiêm trước đó. Trong lần đầu mang thai bạn sẽ được đề nghị tiêm đầy đủ các loại vắc xin phòng các bệnh: cúm, thủy đậu, viêm gan B, sởi - quai bị - rubella, uốn ván...

Tuy nhiên khi mang thai lần hai bạn không cần phải tiêm lại tất cả các vắc xin này. Bởi một số vắc xin có thời gian hiệu lực kéo dài như sởi - quai bị - rubella, thủy đậu. Cách tốt nhất là bạn nên kiểm tra lại nồng độ vắc xin trong cơ thể bằng xét nghiệm kiểm tra kháng thể để chắc chắn vắc xin vẫn còn hiệu lực. Dựa vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn bầu lần 2 tiêm mấy mũi.

Mang thai lần 2 tiêm phòng khi nào năm 2024

Lịch tiêm phòng cho bà bầu lần 2 phụ thuộc vào thời gian hiệu lực của lần tiêm vắc xin trước đó

Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 2

Mang thai lần 2 tiêm uốn ván khi nào?

Mũi tiêm uốn ván khá quan trọng vì vậy không ít mẹ băn khoăn bầu lần 2 tiêm mấy mũi uốn ván, bầu lần 2 tiêm uốn ván khi nào. Theo các bác sĩ, nếu mẹ bầu chưa được tiêm bất kỳ một mũi uốn ván nào trước đây thì cần tiêm đủ 2 mũi. Mũi đầu tiêm khi mẹ mang bầu vào tháng thứ 4 hoặc 5, khi thai nhi trên 22 tuần tuổi. Mũi thứ hai sau mũi đầu 1 tháng và trước ngày dự sinh tối thiểu 30 ngày.

- Nếu đã tiêm uốn ván ở lần thai đầu cách đây 4-5 năm: Tiêm nhắc lại một mũi vào 3 tháng giữa của thai kỳ.

- Nếu đã tiêm phòng 3-4 mũi uốn ván trước đó, lần tiêm cuối cùng đã trên 1 năm: Cần tiêm thêm 1 mũi nhắc lại vào tháng 4, 5 của thai kỳ.

- Nếu đã tiêm đầy đủ 5 mũi uốn ván thì không cần tiêm bổ sung khi mang thai lần sau. Vì lúc này khả năng bảo vệ là trên 95%. Nhưng nếu mũi cuối cùng đã tiêm trên 10 năm thì mẹ nên tiêm nhắc lại 1 mũi.

Xem chi tiết: Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu cần lưu ý những gì?

Vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván

Nếu thai phụ đã được tiêm chủng mở rộng 3 mũi bạch hầu, ho gà, uốn ván từ nhỏ: Nên tiêm thêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kỳ.

Vắc xin cúm

Vắc xin cúm thường chỉ có hiệu quả trong vòng 1 năm. Do các chủng cúm luôn luôn thay đổi nên hàng năm, vắc xin cúm sẽ được WHO (Tổ chức y tế thế giới) cập nhật thêm một chủng mới. Bởi vậy phụ nữ được khuyến nghị tiêm trước tất cả các lần mang thai để phòng bệnh hiệu quả.

Lưu ý khi tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 2

Khi đi tiêm phòng, mẹ cần lựa chọn cơ sở uy tín để đảm bảo an toàn cho bản thân. Tốt nhất, mẹ nên lựa chọn một địa chỉ cố định để tiêm để quản lý tốt lịch tiêm phòng khi mang thai lần 2. Ngoài ra, mẹ cũng nên lựa chọn nơi tiêm có bác sĩ đủ chuyên môn để được tư vấn kỹ lưỡng và ra chỉ định chính xác bầu đứa thứ 2 tiêm mấy mũi.

Những mẹ bầu lần hai mang đa thai hoặc có nguy cơ sinh non có thể tiêm phòng uốn ván sớm hơn. Tuy nhiên mẹ cần hỏi bác sĩ về thời gian tiêm chủng thích hợp.

Sau khi tiêm xong, mẹ cần ở lại nơi tiêm trong vòng 30 phút để theo dõi các phản ứng của vắc xin. Có thể mẹ sẽ thấy một vài tác dụng phụ như sốt nhẹ, đau nhức, sưng đỏ vết tiêm... Đây đều là phản ứng thông thường nên mẹ không cần quá lo lắng và không cần sử dụng thuốc.

Nếu mẹ thấy xuất hiện các triệu chứng như: chân tay lạnh, tim đập nhanh, khó thở, da xanh, tiêu chảy... cần đến ngay bệnh viện để điều trị kịp thời, tránh tình trạng sốc phản vệ sau tiêm.

Mang thai lần 2 tiêm phòng khi nào năm 2024

Lưu ý lựa chọn cơ sở y tế uy tín khi tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 2

Gợi ý địa chỉ tiêm phòng cho bà bầu uy tín, chất lượng

Các mẹ bầu có nhu cầu tiêm phòng tại Hà Nội có thể lựa chọn Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, P. Cổ Nhuế 2, Q. Bắc Từ Liêm.

Bệnh viện cung cấp và cập nhật đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho mọi lứa tuổi. Tất cả các sinh phẩm, vắc xin đều có nguồn gốc rõ ràng, được bảo quản nghiêm ngặt. Khách hàng được thăm khám sàng lọc kỹ trước khi tiêm. Được theo dõi sức khỏe sau tiêm để đảm bảo an toàn và hiệu quả tiêm chủng cao nhất.

Như vậy, bài viết trên đã giải đáp toàn bộ thắc mắc xoay quanh việc tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 2, mang bầu lần 2 tiêm uốn ván khi nào, bầu lần 2 tiêm mấy mũi... Để đặt lịch tiêm và nhận tư vấn chi tiết, các mẹ vui lòng liên hệ tới hotline

Không chỉ ở lần mang thai đầu tiên mới cần chú trọng việc tiêm phòng uốn ván cho mẹ bầu. Bởi kháng thể ngừa uốn ván trong cơ thể mẹ có thể giảm sút theo thời gian và lần sinh nở nào cũng mang nguy cơ nhiễm trùng uốn ván cao cho cả mẹ và bé. Vậy mẹ bầu lần 2 tiêm uốn ván lúc nào và cần lưu ý gì khi tiêm phòng? Câu trả lời sẽ có trong bài viết này của TCI.

Menu xem nhanh:

1. Tại sao mang bầu lần thứ hai vẫn cần tiêm phòng?

Lịch tiêm phòng cho phụ nữ mang bầu lần thứ hai phụ thuộc vào hiệu lực và loại vắc xin đã được tiêm trước đó. Mục đích của việc kiểm tra này là để đảm bảo rằng phụ nữ đã tiêm đủ các loại vắc xin phòng bệnh và xác định liệu mức độ miễn dịch từ các lần tiêm trước còn hiệu lực hay không.

Mang thai lần 2 tiêm phòng khi nào năm 2024

Bệnh uốn ván thường dễ lây nhiễm trong quá trình chuyển dạ của phụ nữ

Trong thai kỳ lần 2, việc tiêm phòng uốn ván cho mẹ là rất cần thiết, bởi:

– Uốn ván là một bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao từ 25% đến 90%. Đặc biệt, tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh mắc uốn ván có thể lên đến 95%. Đối với phụ nữ mang bầu, uốn ván là một nguy cơ cực kỳ nguy hiểm, đặc biệt, bệnh thường dễ lây nhiễm trong quá trình chuyển dạ của phụ nữ. Do đó, việc tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai lần thứ hai cũng rất cần thiết, nhằm bảo vệ sức khỏe của bà bầu và thai nhi.

– Cơ thể mẹ có nguy cơ cao nhiễm bệnh uốn ván khi gặp các vết thương hở hơn những đối tượng khác do hệ miễn dịch yếu. Nguy hiểm hơn là khi mẹ bầu nhiễm uốn ván thì nguy cơ bệnh diễn tiến nặng nề, do mẹ bầu bị hạn chế với một số loại thuốc dễ gây ảnh hưởng cho thai nhi. Bên cạnh đấy, thai nhi không có khả năng tự bảo vệ và phụ thuộc vào sự bảo vệ từ mẹ. Do đó, nếu mẹ bị nhiễm bệnh truyền nhiễm, thai nhi cũng có nguy cơ mắc bệnh và bị ảnh hưởng xấu. Việc tiêm phòng là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh tật, tránh những hậu quả nghiêm trọng cho cả mẹ và thai nhi.

– Sau vài năm tiêm chủng uốn ván từ lần mang thai trước đó, hiệu lực của vắc xin uốn ván đã giảm đi. Vì vậy, việc tiêm nhắc 1 mũi uốn ván giúp bổ sung đủ kháng thể trong cơ thể người mẹ nhằm bảo vệ cả mẹ và con khi vi khuẩn uốn ván có nguy cơ tấn công và gây bệnh.

Bởi vậy, việc tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai lần thứ hai cũng có ý nghĩa quan trọng không kém so với lần đầu.

2. Mang thai lần 2 tiêm uốn ván lúc nào?

Thời điểm tiêm phòng uốn ván thích hợp cho phụ nữ mang thai lần 2 là từ tuần thứ 24 của thai kỳ trở đi và cần phải hoàn tất mũi tiêm cách thời điểm sinh trước 1 tháng.

Mang thai lần 2 tiêm phòng khi nào năm 2024

Mang bầu lần 2 tiêm uốn ván lúc nào là câu hỏi được nhiều mẹ quan tâm

Lịch tiêm chủng cho mẹ bầu lần 2 cụ thể như sau:

– Với những mẹ đã tiêm đủ 2 mũi ở lần mang thai thứ nhất, thì khi mang thai lần 2 chỉ cần tiêm nhắc lại 1 mũi.

– Nếu mẹ bầu đã tiêm đủ 5 mũi uốn ván ở thời kỳ tiền mang thai và mang thai lần 1 rồi, không cần tiêm nhắc lại ở lần mang thai thứ 2 này. Bởi khi này cơ thể mẹ đã có các kháng thể ngừa uốn ván, với khả năng bảo vệ trên 95%.

– Tuy nhiên, nếu mũi thứ 5 đã được tiêm trên 10 năm trước đó, cần tiêm thêm một mũi nhắc lại vắc xin uốn ván ở lần mang thai thứ 2 này..

3. Một số lưu ý khi tiêm phòng uốn ván cho mẹ bầu mang thai lần 2

Trước quá trình tiêm phòng uốn ván khi mang thai lần 2, có một số điều bà bầu cần lưu ý:

– Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Bà bầu cần đảm bảo theo dõi sức khỏe định kỳ để đảm bảo tình trạng sức khỏe tốt trước khi tiêm phòng.

– Chế độ dinh dưỡng đầy đủ: Bà bầu nên tuân thủ chế độ ăn uống cân đối để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho thai nhi và tránh tình trạng thừa cân hoặc thiếu chất.

– Thói quen sống lành mạnh: Bà bầu cần duy trì một lối sống lành mạnh, bao gồm việc giữ cho tinh thần thoải mái và tránh căng thẳng trong quá trình mang thai.

Mang thai lần 2 tiêm phòng khi nào năm 2024

iệc tiêm vắc xin uốn ván có thể gây ra một số phản ứng như đau, buốt, hoặc sưng tại vị trí tiêm

Khi đi tiêm phòng uốn ván vào lần mang thai thứ 2, mẹ bầu cần chú ý đến những điều sau:

– Kiểm tra sức khỏe trước tiêm: Bà bầu cần được thăm khám và sàng lọc cùng bác sĩ chuyên môn trước tiêm chủng, nhằm đảm bảo đang ở tình trạng sức khỏe tốt và đủ điều kiện tiêm chủng.

– Phản ứng phổ biến: Việc tiêm vắc xin uốn ván có thể gây ra một số phản ứng như đau, buốt, hoặc sưng tại vị trí tiêm. Nếu bà bầu có sốt nhẹ sau tiêm, đây là triệu chứng bình thường và có thể tự giảm nếu nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ. Không sử dụng thuốc hạ sốt mà không có chỉ định của bác sĩ.

– Lịch tiêm phù hợp: Phụ nữ mang thai nên tuân thủ việc tiêm vắc xin uốn ván vào giai đoạn giữa hoặc gần cuối thai kỳ. Lúc này, mẹ bầu cũng đã qua giai đoạn mệt mỏi và nhạy cảm trong 3 tháng đầu thai kỳ, giúp mang lại hiệu quả tiêm chủng cao và đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

– Khai báo thông tin y tế: Bà bầu nên cung cấp đầy đủ thông tin về bất kỳ bệnh lý hoặc dị ứng nào mình có trước khi tiêm phòng cho bác sĩ. Đặc biệt, cần thông báo cho bác sĩ về tình trạng hay phản ứng đã xảy ra khi tiêm phòng uốn ván ở lần mang thai trước đó.

– Tuân thủ lời khuyên của bác sĩ: Cần tuân thủ các lời khuyên và hướng dẫn từ bác sĩ trong quá trình tiêm phòng và cả quá trình mang thai.

– Đi cùng người thân: Nên có người thân đi cùng để hỗ trợ cả về mặt tinh thần lẫn thể chất cho bà bầu.

– Ghi nhớ triệu chứng: Bà bầu cần lưu ý và ghi nhớ các triệu chứng bình thường và bất thường sau tiêm vắc xin uốn ván để có thể xử lý kịp thời nếu có phản ứng không mong muốn xảy ra.

Như vậy, bài viết vừa chia sẻ đến các mẹ thông tin bầu lần 2 tiêm uốn ván lúc nào. Mẹ có dự định mang thai lần 2 cần chú ý để không bỏ lỡ lịch tiêm phòng quan trọng và tham khảo các lưu ý để đạt được hiệu quả cao khi tiêm phòng uốn ván. Để tiêm chủng an toàn, hiệu quả và đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi, tới ngay Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI, mẹ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Mang thai lần thứ 2 tiêm uốn ván khi nào?

Nếu thai phụ mang thai lần 2 hoặc những lần sau mà trong vòng 5 năm trở lại chưa tiêm vắc-xin uốn ván nhắc lại => cần tiêm một mũi vào 3 tháng giữa thai kỳ (Tháng thứ 4,5,6) Nếu thai phụ đã được tiêm phòng 3 mũi Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván từ bé thì chỉ cần tiêm thêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kỳ.

Trước khi mang bầu lần 2 cần tiêm phòng gì?

Trong thai kỳ lần 2, việc tiêm phòng uốn ván cho mẹ là rất cần thiết, bởi: – Uốn ván là một bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao từ 25% đến 90%. Đặc biệt, tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh mắc uốn ván có thể lên đến 95%.

Trong khi mang thai cần tiêm phòng những gì?

Tiêm phòng cho bà bầu: 6 vaccine cần thiết!.

Vaccine phòng cúm..

Vaccine phòng phế cầu..

Vắc-xin 3 trong 1 kết hợp sởi – quai bị – Rubella..

Vaccine viêm gan B..

Vaccine phòng thủy đậu..

Vaccine phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván..

Nên tiêm phòng những gì trước khi mang thai?

1.1 Tiêm phòng viêm gan B trước khi mang thai. ... .

1.2 Tiêm phòng thủy đậu trước khi mang thai. ... .

1.3 Tiêm phòng sởi, quai bị, rubella trước khi mang thai. ... .

1.4 Tiêm phòng cúm trước khi mang thai. ... .

1.5 Tiêm phòng HPV trước khi mang thai..