Nên dùng tẩy da chết vật lý hay hóa học năm 2024

Tẩy da chết là bước giúp loại bỏ tế bào chết xỉn màu trên bề mặt cho làn da mịn màng, căng sáng hơn. Thế nhưng, bạn không biết nên chọn tẩy tế bào chết hóa học hay tẩy tế bào chết vật lý phù hợp với làn da của mình? Hiểu được điều ấy, Cocolux sẽ bật mí cho bạn cách phân biệt tẩy tế bào chết hóa học và tẩy tế bào chết vật lý qua bài viết sau đây:

Nên dùng tẩy da chết vật lý hay hóa học năm 2024

Phân biệt tẩy da chết vật lý và tẩy da chết hóa học

Hiện nay, có 2 loại tẩy tế bào chết phổ biến nhất là tẩy tế bào chết hóa học và tẩy tế bào chết vật lý hay cơ học. Cả 2 loại tẩy tế bào chết này đều có công dụng chính là lấy đi các tế bào chết xỉn màu, cho làn da sáng mịn, đều màu và mịn màng hơn. Tuy nhiên, mỗi loại đều sẽ có những ưu, nhược điểm và cơ chế hoạt động không giống nhau. Vì thế, tùy thuộc vào từng tình trạng da mà bạn có thể lựa chọn cho mình phương pháp tẩy tế bào chết phù hợp.

Tẩy da chết vật lý

Tẩy da chết vật lý là một sản phẩm tẩy tế bào chết đòi hỏi phải có hành động cọ xát hoặc tạo ra ma sát trên bề mặt da. Điều này giúp lấy đi tế bào chết già cỗi, bụi bẩn, dầu thừa bám trên da, cho làn da sạch thoáng hơn. Ngoài ra, chính hành động ma sát này cũng giúp làn da của bạn được kích thích và tăng cường khả năng lưu thông máu.

Tẩy da chết vật lý phổ biến với 2 dạng là dạng hạt và dạng gel, cụ thể:

  • Tẩy da chết dạng hạt Scrub: Sản phẩm tẩy da chết dạng hạt phổ biến và được nhiều người lựa chọn nhờ cảm giác sạch sâu sau khi dùng. Bạn có thể dùng các loại bột ngũ cốc, đường hay các hạt thực vật nhỏ để tạo ra ma sát và lấy đi tế bào chết trên da. Tuy nhiên, với những làn da dầu nhờn có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh thì việc lựa chọn tẩy tế bào chết dạng hạt sẽ phù hợp hơn so với những người có làn da khô, da nhạy cảm. Với làn da khô, bạn nên dùng các sản phẩm tẩy tế bào chết dạng hạt nhỏ như hạt Jojoba để hạn chế khả năng gây kích ứng hay làm tổn thương da.

Nên dùng tẩy da chết vật lý hay hóa học năm 2024
Tẩy da chết dạng hạt scrub

  • Tẩy da chết dạng kỳ - Peeling Gel: Đây là tẩy da chết dạng gel, có khả năng tạo gôm để ma sát và lấy đi lớp tế bào chết trên da. Tuy nhiên, tẩy da chết dạng gel có thể sẽ không thể lấy hoàn toàn lớp tế bào chết cứng đầu bám chặt trên da. Thậm chí, tẩy da chết dạng kỳ có thể gây kích ứng, tổn thương da do hoạt động chà sát quá mức.

Nên dùng tẩy da chết vật lý hay hóa học năm 2024
Tẩy da chết dạng kỳ - Peeling Gel

Cách sử dụng:

  • Sau khi rửa mặt sạch với sữa rửa mặt, lau khô nhẹ nhàng. Sau đó, cho một lượng tẩy tế bào chết vật lý ra tay, đưa lên mặt massage nhẹ nhàng khắp các vùng da trên mặt. Trong vài phút, các tế bào chết sẽ dần bong ra. Cuối cùng, rửa lại thật sạch với nước.
  • Nên tẩy tế bào chết vật lý từ 1-2 lần/ tuần.

Ưu điểm tẩy da chết vật lý:

  • Phổ biến, dễ dùng và giá thành hợp lý.
  • Không xâm lấn sâu vào da.

Nhược điểm của tẩy da chết vật lý:

  • Tẩy da chết vật lý dạng hạt chỉ hoạt động trên bề mặt da thông qua các thao tác massage và chỉ lấy được khoảng 20% lượng da chết trên da.
  • Dù các hạt này khá nhỏ nhưng vẫn có nguy cơ gây tổn thương cho da do hoạt động chà sát.
  • Không nên dùng với làn da có mụn.

Tẩy da chết hóa học

Tẩy da chết hóa học là phương pháp sử dụng sản phẩm có chứa các axit với các phản ứng hóa học mạnh trên da. Các axit này sẽ phá vỡ các liên kết tế bào da rồi loại bỏ tế bào chết già cỗi, thúc đẩy sản sinh Collagen và kích thích các tế bào mới sinh sôi, phát triển.

Có khá nhiều loại tẩy tế bào chết hóa học nhưng phổ biến nhất là tẩy tế bào chết bằng BHA và AHA.

  • AHA hay ALpha Hydroxy Acids thường có nguồn gốc từ thiên nhiên như trái cây, sữa, đường… 2 loại hoạt chất thuộc họ axit AHA được dùng phổ biến nhất trong các loại mỹ phẩm chăm sóc da hằng ngày là Axit Glycolic (làm từ đường) và Axit Lactic (làm từ sữa).
  • BHA hay Beta Hydroxy Acid là các phân tử hòa tan trong dầu, do đó, chúng có thể dễ dàng tiếp cận sâu hơn vào tận bên trong các lỗ chân lông của da, từ đó giúp làm sạch sâu các lỗ chân lông. BHA có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn cao. Do vậy, loại tẩy tế bào chết hóa học này rất phù hợp với làn da dễ nổi mụn, da dầu hay hỗn hợp thiên dầu.

Cách sử dụng:

  • Khác với tẩy tế bào chết vật lý, tẩy da chết hóa không không cần rửa lại với nước mà có thể lưu trên lại trên da để tiếp tục loại bỏ và đào thải các tế bào chết trên da.
  • Bước dùng tế bào chết hóa học trong chu trình skincare: Sau khi làm sạch da, dùng toner để cân bằng độ pH, lấy một lượng tẩy tế bào chết hóa học vừa đủ, thoa đều trên da, không cần rửa lại với nước. Sau đó, bạn nên đợi từ 10 -15 phút rồi mới thực hiện các bước dưỡng da tiếp theo.
  • Nên tẩy tế bào chết hóa học đều đặn từ 2-3 lần/ tuần. Sau đó, có thể tăng dần nồng độ cũng như tần suất sử dụng tuỳ theo mức độ đáp ứng của làn da. Với những làn da khoẻ có thể sử dụng hàng ngày.

Ưu điểm của tẩy tế bào chết hóa học:

  • Khả năng loại bỏ tế bào chết từ tận sâu bên trong lỗ chân lông.
  • Giảm mụn đầu đen hiệu quả.
  • Không phải chà xát nên hạn chế khả năng làm tổn thương da.
  • Đặc biệt phù hợp với những nàng da mụn.

Nhược điểm của tẩy tế bào chết hóa học:

  • Khiến da nhạy cảm trước môi trường bên ngoài và dễ bắt nắng.
  • Dễ gây kích ứng nếu sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học có nồng độ cao ngay từ khi mới bắt đầu.

So sánh tẩy da chết vật lý và tẩy da chết hóa học

Đặc điểm

Ưu điểm

Nhược điểm

Tẩy tế bào chết vật lý

Chỉ tác động về mặt và cần rửa sạch lại sau khi dùng.

- Mang tới làn da mềm mại, mịn màng ngay sau khi dùng.

- Lành tính, an toàn cho da, không khiến da bị kích ứng.

- Chỉ loại bỏ được khoảng 10-20% lượng tế bào chết vật lý thông thường.

- Có thể gây đau rát, ứng đỏ, mẩn ngứa hay xước da nếu chọn các sản phẩm chứa hạt scrub không phù hợp.

Tẩy tế bào chết hóa học

Tác động vào sâu bên trong lỗ chân lông, không cần rửa mà được dùng như 1 sản phẩm đặc trị.

- Loại bỏ tế bào chết trên da triệt để và hiệu quả hơn tẩy tế bào chết vật lý.

- Giúp làn da mịn màng, đều màu và giảm thiểu các nguy cơ gây mụn trên da.

- Vì có chứa Acid nên các sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học sẽ khiến làn da trở nên nhạy cảm hơn, đặc biệt là dễ bắt nắng.

- Khi mới bắt đầu, làn da của bạn có thể xuất hiện hiện tượng đẩy mụn trên da. Lúc này, bạn cần lấy hết nhân mụn thì tình trạng này mới biến mất.

Làn da của bạn phù hợp với tẩy da chết vật lý hay hóa học?

Lựa chọn phương pháp hay sản phẩm tẩy tế bào chết cho da có ý nghĩa vô cùng quan trọng để giúp làn da của bạn được thông thoáng và sạch sẽ hơn. Với mỗi làn da sẽ phù hợp với phương pháp tẩy tế bào chết khác nhau, cụ thể:

- Da khô, da nhạy cảm: Làn da khô, nhạy cảm thường rất dễ bị nổi mẩn, căng rát khó chịu, vì thế bạn nên dùng các sản phẩm tẩy tế bào chết vật lý có chứa dầu Jojoba thiên nhiên hoặc tẩy da chết hóa học với thành phần chính là Acid Lactic. Lưu ý: Không nên tẩy tế bào chết quá nhiều lần và liên tục trong thời gian ngắn vì rất dễ khiến làn da trở nên nhạy cảm hơn.

Gợi ý sản phẩm:

  • Tẩy Da Chết Bioderma Sebium Gel Gommant 100ml.
  • Tẩy Tế Bào Chết 3 Tác Động Vichy Normaderm 3 in 1.

- Da khô sạm, bị tổn thương bởi tia UV: Ưu tiên các sản phẩm tẩy tế bào chết có chứa thành phần chống lão hóa, bổ sung Peptide để lấy lại độ đàn hồi, săn chắc và khỏe mạnh cho làn da. Với làn da khô sạm, cần chống lão hóa thì bạn nên lựa chọn tẩy tế bào chết hóa học có chứa nồng độ AHA cao nhằm đẩy nhanh tốc độ thay mới da, tăng sinh Collagen để làn da tươi trẻ hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp cả 2 sản phẩm tẩy da chết hóa học và vật lý để đạt hiệu quả tốt nhất cho da. Tuy nhiên, không nên dùng 2 sản phẩm này trong cùng 1 ngày hay cùng 1 chu trình skincare sáng và tối.

Gợi ý sản phẩm:

  • Tẩy Tế Bào Chết EUCERIN Ngăn Ngừa Mụn 100ml.
  • Tẩy Da Chết DR.PEPTI+ Herb Natural Peeling Gel 130ml.

Nên dùng tẩy da chết vật lý hay hóa học năm 2024

-5%

Tẩy Tế Bào Chết Da Mặt EUCERIN Pro ACNE Solution Scrub Ngăn Ngừa Mụn 100ml

369.550 đ 389.000 đ

- Da thường, da hơi nhạy cảm hay làn da cần chống lão hóa: Ưu tiên các sản phẩm có bảng thành phần thiên nhiên như hoa cúc, lô hội… và tránh xa các sản phẩm có chứa mùi nhân tạo. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng tẩy tế bào chết hóa học chứa Acid Lactic với tần suất khoảng 3 lần/ tuần.

Gợi ý sản phẩm:

  • Gel Tẩy Tế Bào Chết Mặt Hatomugi Platinum Label 300g.
  • Tẩy Da Chết Arrahan.
  • Serum The Ordinary Lactic Acid 10% + HA 30ml.

Nên dùng tẩy da chết vật lý hay hóa học năm 2024

Tẩy Da Chết Arrahan Lô Hội MC

110.000 đ

- Da dầu, da nhạy cảm, ít mụn hoặc dễ nổi mụn bất chợt: Dùng các sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học có chứa Glycolic Acid hoặc các sản phẩm tẩy da chết vật lý có chứa hạt Jojoba tự nhiên, nhỏ mịn để tránh làm tổn thương da.

Gợi ý sản phẩm:

  • Nước hoa hồng Cosrx AHA BHA Clarifying Treatment 150ml.

Nên dùng tẩy da chết vật lý hay hóa học năm 2024

Nước Hoa Hồng Cosrx AHA BHA Clarifying Treatment 150ml

235.000 đ

- Da dầu, tắc nghẽn lỗ chân lông hoặc nhiều mụn: Nên chọn các sản phẩm tẩy tế bào chết không chứa dầu hay những chất dễ gây bít tắc lỗ chân lông. Vì thế, các sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học hay vật lý đều có thể dùng với làn da này.

Gợi ý sản phẩm:

  • Tẩy Da Chết Mặt Freeman Dừa Indonesia & Đường 175ml.
  • Gel Tẩy Tế Bào Chết Cho Da Dầu Mụn Naruko Tea Tree 120ml.

Nên dùng tẩy da chết vật lý hay hóa học năm 2024

Tẩy Tế Bào Chết Da Mặt Naruko Tea Tree Cho Da Dầu Mụn 120ml

220.000 đ

Trên đây là những cách phân biệt tẩy tế bào chết hóa học và tẩy tế bào chết vật lý chi tiết từ Cocolux. Nắm rõ được những ưu, nhược điểm của 2 cách tẩy tế bào chết này sẽ giúp bạn có thể dễ dàng lựa chọn được sản phẩm tẩy tế bào chết phù hợp với làn da của mình.