Luyện tập ngữ văn 7 trang 46

b) Em thấy mình đã thực sự quan tâm đến việc viết cho ai chưa (kể chuyện cho ai nghe, miêu tả cho ai thấy, trình bày nguyện vọng với ai)?Việc quan tâm (hay thiếu quan tâm) ấy có ảnh hưởng tới nội dung và hình thức bài viết như thế nào (xưng hô, dùng từ,…)?

c) Em có lập dàn bài khi làm văn không? Từ kinh nghiệm của bản thân, em thấy việc xây dựng bố cục đã ảnh hưởng thế nào đến kết quả của bài làm?

d) sau khi hoàn thành bài văn, em có thường kiểm tra lại hay không? Việc kiểm tra, sửa chữa bài viết có tác dụng như thế nào?

Gợi ý:

  • Khi tạo nên bất cứ văn bản nào, điều em muốn nói thật sự cần thiết.
  • Trong các văn bản, việc quan tâm, viết cho người khác còn chưa được em chú ý nhiều. Việc quan tâm tới đối tượng, nội dung, mục đích khi tạo lập văn bản ảnh hưởng và chi phối nội dụng, hình thức bài viết. 
  • Lập dàn ý trước khi tạo lập văn bản rất quan trọng. Nhờ đó các ý sẽ được phân tích rõ ràng, theo trình tự logic hợp lý hơn. Đồng thời các đoạn liên kết chặt chẽ giúp người viết dễ đạt được mục đích giao tiếp. 
  • Đọc và kiểm tra lại sau khi hoàn thành rất cần thiết giúp tránh việc thiếu ý khi tạo lập văn bản. 

Câu 2: Có một bạn khi báo cáo kinh nghiệm học tập trong Hội nghị học tốt của trường đã làm như sau:

a) Bạn chỉ toàn kể lại mình đã học thế nào và đã đạt được thành tích gì trong học tập.

b) Bạn luôn hướng về phía các thầy cô giáo, luôn nói: “Thưa các thầy cô” để mở đầu mỗi đoạn và lúc nào cũng xưng em (hoặc xưng con).

Theo em, như thế có phù hợp không, nên điều chỉnh như thế nào?

Gợi ý:

  • Báo cáo kinh nghiệm của bạn đó đã làm không phù hợp. Vì bạn chỉ báo các thành tích học tập, luôn hướng về thầy cô và chưa xác định được đối tượng giao tiếp.

Có thể điều chỉnh như sau:

  • Ngoài việc báo cáo thành tích học tập, bạn có thể rút ra những kinh nghiệm của mình để giúp đỡ các bạn khác.
  • Cần phải xác định được đối tượng giao tiếp của văn bản này là viết cho học sinh cho nên phải hướng về các bạn học sinh, xưng “tôi” với “bạn” mới hợp lí.

Câu 3: Trong một buổi thảo luận tổ, nhiều bạn đã đồng ý rằng: Muốn tạo lập một văn bản thì phải soạn bố cục dưới dạng một dàn bài. Nhưng các bạn còn chưa rõ:

a) Dàn bài có bắt buộc phải viết thành những câu trọn vẹn không? Những câu đó có cần thiết phải liên kết chặt chẽ với nhau không?

b) Một dàn bài thường chứa đựng nhiều mục lớn nhỏ khác nhau. vậy phải làm thế nào để có thể:

  • Phân biệt được mục lớn và mục nhỏ?
  • Biết được các mục ấy đã đầy đủ chưa và đã được sắp xếp rành mạch, hợp lý chưa?

Em sẽ trả lời như thế nào cho những thắc mắc trên đây?

Gợi ý :

– Khi lập dàn bài không nhất thiết phải viết thành những câu trọn vẹn, chỉ cần đủ ý, ngắn gọn.

– Muốn phân biệt được các mục lớn, nhỏ cần dùng các kí hiệu như a,b, I, II, …

– Để biết các mục ấy đã sắp xếp đầy đủ, hợp lý chưa ta cần phải xác định được đúng yêu cầu đề bài.

Câu 4: Em hãy thay mặt En-ri-cô viết một bức thư cho bố nói lên nỗi ân hận vì đã trót nói lời thiếu lễ độ với mẹ kính yêu. Để viết buwcs thư đó, em phải thực hiện những việc gì?

Gợi ý:

  • Xác định vấn đề cần viết:

+ Đối tượng: bố

+ Nội dung: nói về sự ân hận của mình sau khi đọc thư bố.

+ Mục đích: mong bố tha lỗi cho hành động của mình

+ Viết dưới dạng văn bản, một bức thư.

+ Cảm xúc sau khi đọc thư bố.

+ Sự ân hận về lỗi lầm của mình

+ Hành động cụ thể để sửa chữa lôi lầm.

  • Lập dàn bài.
  • Viết thư.
  • Đọc và sửa chữa.

Trên đây là toàn bộ tài liệu hướng dẫn soạn văn bài soạn phần luyện tập trang 46 sgk Ngữ Văn 7 tập 1 . Hy vọng với cách hướng dẫn trên



Công dụng của trạng ngữ

Câu 1 (trang 45 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

   Có những câu văn không nên hoặc không thể lược bỏ trạng ngữ vì trạng ngữ nhiều khi giữ chức năng quan trọng về nghĩa cho câu :

   a.

   - Thường thường, vào khoảng đó → là trạng ngữ chỉ thời gian

   - Sáng dậy → chỉ thời gian

   - Trên giàn hoa lí → chỉ không gian

   - Chỉ độ tám chín giờ sáng → chỉ thời gian

   - trên nền trời trong trong→ chỉ không gian

   b.

   - Về mùa đông → trạng ngữ chỉ thời gian

   Các trạng ngữ trên xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc trong câu, làm cho câu văn được đầy đủ, chính xác. Đồng thời nối kết các câu các đoạn với nhau tạo nên sự chặt chẽ và mạch lạc.

Câu 2 (trang 46 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

   Trong việc thể hiện trình tự lập luận của bài văn nghị luận, trạng ngữ là thành phần hình thành hoàn cảnh, điều kiện cho sự việc, cho dẫn chứng, và còn là phương tiện kết nối các câu trong đoạn, các đoạn trong bài.

Tách trạng ngữ thành câu riêng

Câu 1 (trang 46 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

   Câu in đậm là câu được tách ra từ câu trước và nó là trạng ngữ chỉ mục đích cho thành phần chủ – vị trong câu trước.

Câu 2 (trang 46 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

   Việc tách câu như vậy nhằm nhấn mạnh ý của trạng ngữ đứng sau (“để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó” )

Luyện tập

Câu 1 (trang 47 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Công dụng trạng ngữ trong các câu :

   a.

   - Kết hợp các bài này lại : trạng ngữ chỉ cách thức.

   - Ở loạt bài thứ nhất ; Ở loạt bài thứ hai : trạng ngữ chỉ trình tự lập luận. Nhấn mạnh về sự phong phú trong thơ Hồ Chí Minh.

   b.

   - Lần đầu tiên chập chững bước đi ; Lần đầu tiên tập bơi ; Lần đầu tiên chơi bóng bàn ; Lúc còn học phổ thông : trạng ngữ chỉ thời gian. Nhấn mạnh vào thời điểm.

   - Về môn hóa : trạng ngữ chỉ phương diện.

Câu 2 (trang 47 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Các trạng ngữ được tách :

   a. Năm 72 : nhấn mạnh thời điểm hi sinh.

   b. Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn : làm nổi bật thông tin nòng cốt câu.

Câu 3 (trang 48 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

   Đoạn văn tham khảo :

   Tiếng Việt giàu, tiếng Việt đẹp nằm ở từ vựng, ở ngữ âm, cú pháp, hơn nữa là những kiệt tác sản sinh từ tiếng Việt. Trong nền văn học nước nhà, “Truyện Kiều” (Nguyễn Du), “Tuyên ngôn độc lập” (Hồ Chí Minh), … thật đáng tự hào về một lối sử dụng tiếng Việt. Để tạo nên những kiệt tác, các tác gia không ngừng làm phong phú vốn từ của tiếng Việt, vẽ màu cho ngôn ngữ tuyệt vời này.

   Các trạng ngữ gạch chân trên được sử dụng giúp bổ sung nghĩa cho câu và nối kết các câu trong đoạn tạo nên chặt chẽ, mạch lạc cho đoạn văn.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 cực ngắn, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

CHỈ CÒN 250K 1 KHÓA HỌC BẤT KÌ, VIETJACK HỖ TRỢ DỊCH COVID

Phụ huynh đăng ký mua khóa học lớp 7 cho con, được tặng miễn phí khóa ôn thi học kì. Cha mẹ hãy đăng ký học thử cho con và được tư vấn miễn phí. Đăng ký ngay!

Tổng đài hỗ trợ đăng ký khóa học: 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Luyện tập ngữ văn 7 trang 46

Luyện tập ngữ văn 7 trang 46

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn lớp 7 ngắn nhất | Soạn bài lớp 7 ngắn nhất | Để học tốt Ngữ văn 7 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Để học tốt ngữ văn 7 và bám sát nội dung sgk Ngữ văn 7 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.