Soạn văn bài luyện tập lập luận chứng minh 7

– Câu tục ngữ có ý nghĩa nhắc nhở chúng ta – những thế hệ sau luôn luôn phải ghi nhớ công ơn của thế hệ đi trước.

– Luận điểm của bài văn không phải là tính đúng đắn của hai câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn” mà là từ xưa đến nay nhân dân ta đã luôn luôn sống theo đạo lí đúng đắn được đúc kết trong hai câu này.

a) Mở bài:

+ Dân tộc Việt Nam có truyền thống đạo đức tốt đẹp được xây dựng trên nền tảng của tư tưởng nhân nghĩa.

+ Suốt mấy ngàn năm, nhân dân ta nhắc nhở nhau sống theo đạo lí: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn.

b) Thân bài:

Giải thích: Thế nào là Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn: Người được hưởng thành quả phải nhớ tới người đã tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước.

Chứng minh: Dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó thể hiện qua hành động, lời ăn tiếng nói hằng ngày:

* Xưa:

+ Lễ hội: giỗ Quốc Tổ, lễ tế Thần Nông, lễ tịch điền , Tết có lễ tảo mộ, tết thanh minh , tục tết thầy học, tết thầy lang. sau vụ gặt : tết cơm mới ( tế thần và biếu bậc trên , những người tri ân cho mình như bố mẹ, nhạc gia , thầy , ông lang…)

+ Nhà nào cũng có bàn thờ gia tiên, thờ cúng tổ tiên, ông bà…kính nhớ những người đã khuất. Phụng dưỡng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ lúc tuổi già..

+ Khắp đất nước, nơi nào cũng có đền miếu, chùa chiền thờ phụng các bậc tiền bối, các vị anh hung có công mở nước và giữ nước.

Lý thuyếtSoạn bài 290 FAQ


Qua bài soạn Luyện tập lập luận chứng minh giúp các em hiểu sâu thêm về phương pháp lập luận chứng minh trong văn nghị luận và biết vận dụng được phương pháp lập luận chứng minh cho một bài văn.

ADSENSE

YOMEDIA

 

Tóm tắt bài

1.1. Đề bài

Cho đề văn: "Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn".

1.2. Trình tự làm bài

a. Hướng dẫn tìm hiểu đề, tìm ý

  • Tìm hiểu đề:
    • Luận điểm cần phải chứng minh: Lòng biết ơn những người đã tạo ra thành quả để mình được hưởng, là một đạo lí sống đẹp của dân tộc Việt Nam.
    • Yêu cầu lập luận: Đưa ra và phân tích những chứng cứ thích hợp để chứng minh luận điểm đó là đúng đắn.
  • Tìm ý
    • Trong thực tế và trong thơ văn:
      • Ngày giỗ Tổ
      • Thờ cúng ông bà, tổ tiên.
      • Ngày thương binh liệt sĩ (27-7)
      • Ngày Nhà Giáo Việt Nam (20-11)
      • Ngày Quốc tế Phụ nữ (8-3)
      • ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2)

b. Lập dàn bài

  • Mở bài: Nêu luận điểm cần chứng minh.
  • Thân bài: Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.
  • Kết bài: Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh.
  • Chú ý: Lời văn phần kết nên hô ứng với phần mở bài.

c. Dàn bài tham khảo

  • Mở bài: Nêu luận điểm cần chứng minh.
    • ​Lòng biết ơn những người đã tạo ra thành quả để mình được hưởng - là một đạo lí sống đẹp của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay.
    • Đạo lí đó được đúc kết qua hai câu tục ngữ: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn".
  • Thân bài: Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.
    • ​Giải thích ngắn gọn nội dung đạo lí, làm rõ vấn đề cần chứng minh.
    • Chứng minh nhân dân ta luôn sống theo đạo lí đó.
      • ​Từ xưa:
        • ​Các lễ hội văn hóa
        • Truyền thống thờ cúng ông bà, tổ tiên.
        • Học trò biết ơn thầy, cô giáo.
      • Ngày nay, đạo lí ấy vẫn được tiếp tục phát huy.
        • ​Toàn dân biết ơn Đảng, Bác Hồ.
        • Các phong trào đền ơn đáp nghĩa.
  • Kết bài
    • ​Khẳng định giá trị và sự đúng đắn của hai câu tục ngữ.
    • Tự hào và phát huy truyền thống đạo lí tốt đẹp đó.

2. Soạn bài Luyện tập lập luận chứng minh

Để hiểu sâu thêm về phương pháp lập luận chứng minh trong văn nghị luận, các em có thể tham khảo thêm bài soạn Luyện tập lập luận chứng minh.

3. Hỏi đáp Bài Luyện tập lập luận chứng minh

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Bài soạn môn Ngữ văn lớp 7 học kì 2 dưới đây với bài: Luyện tập lập luận chứng minh được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các em học sinh tham khảo chuẩn bị tốt cho bài giảng của học kì mới sắp tới đây của mình.

Soạn bài lớp 7: Sự giàu đẹp của Tiếng Việt

Soạn bài lớp 7: Cách làm bài văn lập luận chứng minh

LUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHỨNG MINH

I. HƯỚNG DẪN CHUNG

1. Chuẩn bị ở nhà

Cho đề văn: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn".

a) Tìm hiểu đề và tìm ý

b) Lập dàn ý

c) Viết một số đoạn văn: Mở bài, đoạn chứng minh bằng phân tích lí lẽ, đoạn chứng minh bằng dẫn chứng thực tế, Kết bài.

2. Thực hành trên lớp

a) Trình bày dàn ý đã chuẩn bị trước tổ hoặc nhóm theo sự hướng dẫn của thầy, cô giáo

b) Chú ý tham khảo ý kiến của các bạn, cùng trao đổi về cách lập luận, về các dẫn chứng thực tế

c) Ghi chép những nhận xét của thầy cô giáo để bổ sung, điều chỉnh dàn ý, lắng nghe các đoạn văn hay so sánh để hoàn thiện phần viết của mình.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Để lập dàn ý cho bài văn lập luận chứng minh với đề bài trên, em phải làm các bước với nội dung cụ thể như thế nào?

Gợi ý:

  • Hai câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" và "Uống nước nhớ nguồn" nói lên điều gì?
  • Chú ý các từ ngữ gợi dẫn trong đề bài để xác định đúng luận điểm cho bài văn: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn".

Luận điểm của bài văn không phải là tính đúng đắn của hai câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn" mà là từ xưa đến nay nhân dân ta đã luôn luôn sống theo đạo lí đúng đắn được đúc kết trong hai câu này. Việc hiểu ý nghĩa của hai câu tục ngữ là để xác định cái đạo lí mà nhân ta luôn coi trọng ở đây là gì, từ đó mới có thể xác định được các lí lẽ, dẫn chứng cũng như định hướng lập luận cho phù hợp.

  • Phân tích lí lẽ: diễn giải ý nghĩa của hai câu tục ngữ; khẳng định rằng từ xưa đến nay nhân dân ta luôn chứng tỏ đạo lí ấy;
  • Tìm những biểu hiện cụ thể trong thực tế đời sống để chứng minh rằng nhân dân ta luôn "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn". Đây là nhiệm vụ trọng tâm của bài văn. Có thể tham khảo thêm sách báo, hỏi thêm người lớn để có các dẫn chứng thuyết phục. Có thể dẫn các dẫn chứng theo gợi ý sau:
    • Các lễ hội ở đình, chùa nhằm mục đích gì? Hãy kể một số lễ hội mà em biết (Lễ giỗ tổ Hùng Vương chẳng hạn);
    • Các gia đình người Việt Nam có thường hay thờ cúng tổ tiên không? Ngày cúng giỗ trong mỗi gia đình có ý nghĩa gì?
    • Ý nghĩa của các ngày lễ: Ngày Thương binh liệt sĩ, Ngày Nhà giáo Việt Nam, Ngày phụ nữ Việt Nam, Ngày Thầy thuốc Việt Nam...;
    • Nhà nước phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng, con em thương binh liệt sĩ được hưởng chế độ ưu tiên,...
  • Có phải các hoạt động trên đã thành nếp sống, thành nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá của người Việt Nam không?
  • Bản thân em có suy nghĩ gì về đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn"? Em đã làm được những việc gì theo đạo lí ấy và sẽ sống thế nào để thực hiện đạo lí ấy?

2. Xác định các ý cho từng phần (Mở bài, Thân bài, Kết luận) theo lập luận nhất định. Làm sao vừa đảm bảo được mối quan hệ chặt chẽ giữa các phần, vừa thiết lập được mối quan hệ giữa các đoạn trong phần Thân bài

Có thể lập luận theo trình tự thời gian từ xưa đến nay, hoặc theo mức độ từ chung đến riêng, từ rộng đến hẹp của các dẫn chứng.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Dưới đây là bài soạn Luyện tập lập luận chứng minh bản rút gọn nếu bạn muốn xem hãy kích vào đây Soạn văn 7: Luyện tập lập luận chứng minh

Ngoài đề cương ôn tập chúng tôi còn sưu tập rất nhiều tài liệu học kì 2 lớp 7 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 7 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới