Luyện tập tiểu sử tóm tắt trang 55

- Có nhiều hoạt động xã hội: ngoại giao, biên soạn sách, sáng tác văn chương, phát triển kinh tế, dạy dân dùng thuốc.

- Đóng góp chủ yếu là mở mang dân trí, phát triển kinh tế, dạy dân dùng thuốc.

- Lương Thế Vinh là con người kinh bang tế thế, “tài hoa, danh vọng” tột bậc.

b. Các tài liệu được lựa chọn ở trên đảm bảo cụ thể, chính xác, chân thực và tiêu biểu.

c. Để chuẩn bị cho bài viết tiểu sử tóm tắt cần sưu tầm tài liệu về nhân thân, hoạt động xã hội, thành tựu của người được nói tới. Các tài liệu này phải chính xác, tiêu biểu.

Câu 2 (trang 55 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

- Văn bản “Lương Thế Vinh” gồm nhiều nội dung và được sắp xếp theo thứ tự: nhân thân → hoạt động xã hội → đóng góp chính → đánh giá chung.

- Phần đánh giá cần khái quát, ngắn gọn và đúng với đối tượng.

Luyện tập

Câu 1 (trang 55 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Trường hợp cần viết tiểu sử tóm tắt: c; d.

Câu 2 (trang 55 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

So sánh tiểu sử tóm tắt với các văn bản khác: điếu văn, sơ yếu lí lịch, thuyết minh.

- Điểm giống: đều khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của một cá nhân nào đó.

- Điểm khác của các văn bản nằm ở mục đích và hoàn cảnh sử dụng:

+ Điếu văn dùng để ca ngợi công đức và bày tỏ sự tiếc thương người đã mất, được đọc trong lễ truy điệu nên khác tiểu sử tóm tắt, điếu văn cần thêm nội dung tiếc thương người đã mất, lời chia buồn với gia quyến.

+ Sơ yếu lí lịch là văn bản hành chính, thường có mẫu cố định, nội dung nhấn mạnh đến các thông tin về nhân thân, do bản thân người khai viết và cần có dấu xác nhận của chính quyền. Trong khi đó, tiểu sử tóm tắt do người khác viết, không cần dấu xác nhận, nội dung chủ yếu tập trung vào hoạt động và đóng góp của người được nói đến.

+ Thuyết minh có đối tượng rộng lớn hơn (người, vật, cảnh,…), nội dung thuyết minh phong phú do tùy đối tượng và hành văn cần có tính biểu cảm, hấp dẫn. Tiểu sử tóm tắt có đối tượng là người, lời văn khách quan, nội dung tiêu biểu.

Câu 3 (trang 55 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Viết tiểu sử tóm tắt về một nhà văn, nhà thơ trong chương trình Ngữ văn 11:

Ví dụ: Viết tiểu sử tóm tắt về nhà thơ Tố Hữu.

Nhà thơ, nhà cách mạng Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê gốc ở làng Phù Lai, nay là xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tố Hữu sớm tham gia phong trào đấu tranh cách mạng, từng bị giam giữ trong nhiều nhà tù nhưng vẫn kiên định con đường cách mạng đến trọn đời. Ông hoạt động tích cực trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng như Chủ tịch ủy ban khởi nghĩa Huế trong cách mạng tháng Tám năm 1945, phụ trách văn hóa nghệ thuật ở cơ quan Trung ương Đảng trên quê hương cách mạng Việt Bắc, Ủy viên bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam, Bí thư trung ương đảng, Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Đường đời, đường cách mạng của Tố Hữu gắn bó và song hành với đường thơ. Ông có những đóng góp lớn lao cho nền văn học cách mạng Việt Nam với bảy tập thơ đồ sộ: Từ ấy (1937-1946), Việt Bắc (1946-1954), Gió lộng (1955-1961), Ra trận (1962-1971), Máu và hoa (1972-1977), Một tiếng đờn (1992) và Ta với ta (1999). Thơ Tố Hữu không những là phương tiện hiệu quả truyền bá cách mạng sâu rộng vào nhân dân mà còn đưa thơ cách mạng lên đỉnh cao nghệ thuật. Với Tố Hữu, thơ cách mạng đạt đến trình độ thơ trữ tình chính trị, hấp dẫn người đọc bởi tính dân tộc, khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn và giọng điệu tâm tình, ngọt ngào, thương mến.

Tố Hữu là lá cờ đầu của nền văn học cách mạng Việt Nam. Qua thơ Tố Hữu, có thể thấy tinh hoa và giá trị của nền văn học cách mạng, một nền văn học coi vận mệnh dân tộc là lẽ sống lớn nhất.

a, Bản tóm tắt kể lại nội dung chính tiểu sử Lương Thế Vinh: nhân thân, hoạt động chính, những đóng góp cho đất nước

b, Bài viết đã chọn nội dung tiêu biểu, chính xác về thân thế, cuộc đời Lương Thế Vinh: thân thế, quê hương, gia đình… tác giả chọn lọc nhấn mạnh nét tiêu biểu nhất ở nhân vật lịch sử: sự thông minh hoạt bát từ nhỏ, những đóng góp của ông khi làm quan, đóng góp về văn chương, nghệ thuật

- Bài học: chuẩn bị viết tiểu sử tóm tắt, người viết sưu tầm tài liệu có liên quan

- Tài liệu này chân thực, chính xác, đầy đủ, tiêu biểu

LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 55 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Trường hợp a và e không cần viết tiểu sử tóm tắt, còn lại các trường hợp khác đều phải viết tiểu sử, tóm tắt

Bài 2 (trang 55 sgk ngữ văn 11 tập 2):

- Giống nhau:

Văn bản tóm tắt tiểu sử, điếu văn, sơ yếu lí lịch, giới thiệu, thuyết minh để viết nhân vật nào đó.

- Khác nhau:

   + Tiểu sử tóm tắt điếu văn: khác nhau về mục đích, hoàn cảnh giao tiếp

   + Điếu văn được đọc trong lễ truy điệu bên ngoài nội dung tiểu sử của người mất còn có: lời chia buồn với gia quyến, tiếc thương người đã qua đời…

   + Sơ yếu lí lịch:

   + Sơ yếu lí lịch do chính bản thân viết, tiểu sử do người khác viết

   + Văn bản hành chính, thường có mẫu cố định, nội dung thường nhấn mạnh đến nhân thân, các mối quan hệ

   + Bản lí lịch cần có sự xác nhận của cơ quan thẩm quyền

   + Tiểu sử tóm tắt và lời giới thiệu, thuyết minh: văn bản giới thiệu, thuyết minh, có đối tượng rộng hơn (người, vật, danh lam…)

Bài 3 (trang 55 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Tóm tắt tiểu sử: Nguyễn Du

- Sống ở cuối thế kỉ XVIII, đây là giai đoạn lịch sử đầy bão táp, sôi động với biến cố lớn lao

- Nguyễn Du hướng ngòi bút của mình tới hiện thực xã hội

- Ông sinh ra trong một gia đình đại quý tộc, có truyền thống khoa bảng. Cha là Nguyễn Nghiễm (từng làm tể tướng), anh trai là Nguyễn Khản làm quan to dưới triều Lê

Năm 1783: Nguyễn Du thi Hương đỗ tam trường (tú tài) sau đó không đi thi nữa, Nguyễn Du làm một chức quan nhỏ ở Thái Nguyên

Năm 1789, Nguyễn Du trở về Quỳnh Côi Thái Bình, sống nhờ người anh vợ danh sĩ Đoàn Nguyễn Tuấn

Năm 1796, Trở về Tiên Điền Hà Tĩnh, ông sống chật vật một thời gian tới 1802, ông ra làm quan cho nhà Nguyễn (tri huyện Phù Dung – Khoái Châu, Hưng Yên)

Năm 1820 trước khi đi sứ lần hai thì ông mất tại Huế

Bài viết Liên quan

  • Soạn bài: Chiều xuân (Anh Thơ)
  • Soạn bài: Tương tư (Nguyễn Bính)
  • Soạn bài: Nhớ đồng (Tố Hữu)
  • Soạn bài: Lai tân (Hồ Chí Minh)
  • Soạn bài: Từ ấy (Tố Hữu)

Bài viết cùng thể loại

  • Review 4: Skills
  • Review 4: Language 
  • Review 3: Skills
  • Review 3: Language 
  • Review 2: Skills 

Bài viết cùng chuyên đề

  • Soạn bài: Chiều xuân (Anh Thơ)
  • Soạn bài: Tương tư (Nguyễn Bính)
  • Soạn bài: Nhớ đồng (Tố Hữu)
  • Soạn bài: Lai tân (Hồ Chí Minh)
  • Soạn bài: Từ ấy (Tố Hữu)

Bài viết mới cập nhật

  • Review 4: Skills
  • Review 4: Language 
  • Review 3: Skills
  • Review 3: Language 
  • Review 2: Skills 

CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC NOVA

Hệ thống được xây dựng và vận hành bởi Novaedu - Đơn vị chính thức đồng hành cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc triển khai đề án "Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025" (Đề án 1665) của Thủ tướng Chính phủ. Novaedu cũng là đơn vị đầu tiên và duy nhất được Bộ GD&ĐT phê duyệt triển khai chương trình "Kỹ năng toàn diện - Nền tảng cốt lõi để khởi nghiệp thành công" dành cho HSSV, Giảng viên tại các cơ sở giáo dục trên toàn quốc.