Loộ trình tăng lương công chức 2023

Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Quốc hội Nguyễn Hoàng Mai, cho hay Chính phủ đang trình Quốc hội điều chỉnh mức lương cơ sở để tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức lên 1,8 triệu đồng/tháng (hiện 1,49 triệu đồng), tăng khoảng 20,8%.

Chiều 17.10, Tổng thư ký Quốc hội tổ chức họp báo thông tin về dự kiến chương trình kỳ họp 4, Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20.10 tới.

Phương án tăng lương cơ sở từ 1.7.2023

Tại họp báo, trả lời về phương án tăng lương cơ sở mà Chính phủ trình tại kỳ họp 4 lần này, Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Quốc hội (QH) Nguyễn Hoàng Mai, cho hay Chính phủ đang trình QH điều chỉnh mức lương cơ sở để tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức lên 1,8 triệu đồng/tháng (hiện 1,49 triệu đồng), tăng khoảng 20,8%.

Bên cạnh đó, tăng chi lương hưu, trợ cấp BHXH đối với đối tượng do ngân sách nhà nước chi trả khoảng 12,5%. Đồng thời, hỗ trợ với người nghỉ hưu trước năm 1995; tăng chi ưu đãi cho người có công và các chính sách an sinh xã hội gắn với lương cơ sở khoảng 20,8%.

Việc thực hiện điều chỉnh này dự kiến từ 1.7.2023. Riêng điều chỉnh tăng phụ cấp nghề với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở dự kiến thực hiện từ 1.1.2023.

Về lộ trình thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 của T.Ư khóa XII dự kiến triển khai từ 2021, ông Mai cho biết sau khi tăng lương cơ sở thì các cơ quan chức năng sẽ tính toán, đề xuất thời điểm thực hiện cải cách tiền lương. “Tuy nhiên, đây là vấn đề rất lớn, trong đó có thách thức liên quan đến nguồn lực để thực hiện cải cách tiền lương, đặc biệt trong bối cảnh đất nước vừa trải qua hơn 2 năm chống chọi với dịch Covid-19 và mới bắt đầu phục hồi kinh tế”, ông Mai nói.

Chính phủ chưa đề xuất giảm thuế xăng, dầu

Tại họp báo, thông tin về vấn đề điều hành giá xăng, dầu thời gian qua, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Minh Sơn cho biết vấn đề xăng, dầu trong thời gian vừa qua gây ra nhiều bức xúc và khi đi tiếp xúc cử tri cũng nhận được nhiều ý kiến.

\n

Theo ông Sơn, bất cập trong điều hành giá xăng, dầu thời gian qua có nguyên nhân giá xăng, dầu thế giới có biến động với biên độ lớn trong khi chu kỳ điều hành giá xăng, dầu trong nước chưa phù hợp với giá thế giới. Do đó, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho rằng Chính phủ cần chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng lại cơ chế điều hành giá bán lẻ một cách hợp lý hơn vừa đảm bảo lợi ích người dân, doanh nghiệp, thương nhân đầu mối, xuất nhập khẩu, bán lẻ xăng, dầu.

Về xem xét giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng của xăng, dầu, theo ông Sơn, tại thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ QH cũng đã đề nghị Chính phủ khẩn trương nghiên cứu về các loại thuế này với xăng dầu báo cáo QH xem xét khi giá xăng, dầu tăng cao. “Đến nay, Chính phủ chưa có tờ trình báo cáo QH về nội dung này. Khi Chính phủ có tờ trình các cơ quan của QH sẽ xem xét thẩm tra, trình QH tại kỳ họp sớm nhất”, ông Sơn cho hay.

Trả lời về vụ việc xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn đầu tư An Đông thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát được Ủy ban Kinh tế đánh giá là “gây nhiều hệ lụy, mất niềm tin”, ông Nguyễn Minh Sơn cho biết việc Bộ Công an khởi tố vụ án liên quan tới Công ty CP Tập đoàn đầu tư An Đông của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát làm cho tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội “cũng hơi xáo trộn”. “Qua phản ánh của báo chí, những ngày đầu tiên người dân đã kéo nhau đi rút tiền ở Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB)”, ông Sơn nói. Tuy nhiên, theo ông Sơn, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước thì tình hình đã lắng xuống. "Qua buổi họp báo hôm nay, mong báo chí phản ánh đến người dân, các doanh nghiệp yên tâm vì việc kiểm soát các vấn đề, hoạt động của ngân hàng phải đảm bảo cho người gửi tiền", ông Sơn nhấn mạnh.

Kỳ họp 4 QH khóa XV dự kiến diễn ra trong 21 ngày, từ 20.10 - 15.11.

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể thôi chức là “nguyện vọng cá nhân”

Trả lời về lý do QH tiến hành miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể tại kỳ họp thứ 4, Tổng thư ký QH Bùi Văn Cường cho biết đây là theo "nguyện vọng cá nhân và phân công của cấp có thẩm quyền". Theo ông Cường, đây là vấn đề đã được Hội nghị T.Ư 6 vừa qua kết luận, quyết định. "Đây theo nguyện vọng cá nhân và sắp xếp cơ quan có thẩm quyền về công tác nhân sự. Đây là việc rất bình thường thôi, liên quan tới công tác nhân sự của Đảng. Đảng quyết định bố trí nhân sự. Các cơ quan QH sẽ thực hiện đúng quy trình của pháp luật", ông Cường nói.

Tin liên quan

  • Tăng lương công chức, viên chức từ 2023, chưa xác định thời điểm cải cách tiền lương
  • Trình Quốc hội phương án điều chỉnh tiền lương công chức, viên chức
  • Trình phương án điều chỉnh tiền lương công chức, viên chức từ 2023

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, tại kỳ họp 4, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét thông qua phương án tăng lương cơ sở từ năm 2023, thời điểm cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 T.Ư khóa XII thì vẫn đang tính toán.

Chiều 17.10, Tổng thư ký Quốc hội tổ chức họp báo thông tin về dự kiến chương trình kỳ họp 4, Quốc hội khóa XV.

Loộ trình tăng lương công chức 2023

Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Hoàng Mai trả lời tại họp báo

gia hân

Trả lời về phương án tăng lương cơ sở mà Chính phủ trình tại kỳ họp 4 lần này, Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Quốc hội Nguyễn Hoàng Mai cho hay, tại Hội nghị T.Ư 6 khóa XIII tuần trước, T.Ư đã cho ý kiến về việc điều chỉnh tăng lương cơ sở.

Chính phủ đang trình Quốc hội điều chỉnh mức lương cơ sở để tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức lên 1,8 triệu đồng/tháng (hiện 1,49 triệu), tăng khoảng 20,8%.

Bên cạnh đó, tăng chi lương hưu, trợ cấp BHXH đối với đối tượng do ngân sách nhà nước chi trả khoảng 12,5%. Đồng thời, hỗ trợ với người nghỉ hưu trước năm 1995; tăng chi ưu đãi cho người có công và các chính sách an sinh xã hội gắn với lương cơ sở khoảng 20,8%.

Việc thực hiện điều chỉnh này dự kiến thực hiện từ 1.7.2023. Riêng điều chỉnh tăng phụ cấp nghề với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở dự kiến thực hiện từ 1.1.2023.

Ông Mai cho hay, việc tăng lương cơ sở dựa trên nhiều yếu tố, trong đó có tính toán theo thang bảng lương, phụ cấp nghề, các quy định khác tại Nghị định 38 năm 2019 của Chính phủ.

“Việc thực hiện tăng lương cơ sở là nỗ lực rất lớn của các cơ quan, được đề xuất và tính toán các điều kiện cần thiết để tăng", ông Mai nhấn mạnh.

Về lộ trình thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 của T.Ư khóa XII dự kiến triển khai từ 2021, ông Mai cho biết, sau khi tăng lương cơ sở thì các cơ quan chức năng sẽ tính toán, đề xuất thời điểm thực hiện cải cách tiền lương.

\n

Tuy nhiên, đây là vấn đề rất lớn, trong đó có thách thức liên quan đến nguồn lực để thực hiện cải cách tiền lương, đặc biệt trong bối cảnh đất nước vừa trải qua hơn 2 năm chống chọi với dịch Covid-19 và mới bắt đầu phục hồi kinh tế.

Loộ trình tăng lương công chức 2023

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường

gia hân

Về cải cách tiền lương, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường thông tin thêm, Nghị quyết 27 của T.Ư khóa XII đã xác định lộ trình cải cách tiền lương.

"Hiện kinh tế đã có sự phục hồi, tăng trưởng cũng đã có dấu hiệu khả quan. Vì vậy, chúng ta tính tăng lương cơ sở trước. Sau đó sẽ có lộ trình để thực hiện cải cách tiền lương", ông Cường nói, song cho hay, việc cải cách tiền lương còn phụ thuộc vào ngân sách, nguồn lực quốc gia.

"Chúng ta phải cân đối kỹ lưỡng giữa đầu tư cho phát triển và đầu tư cho con người. Điều đó phải cân nhắc kỹ lưỡng lắm", ông Cường nói.

Ông Cường phân tích, trả lương cho cán bộ công chức cũng là đầu tư cho phát triển nhưng nếu như không có những thúc đẩy khác nữa thì rất khó.

"Đầu tư cho phát triển để trên cơ sở đó thu tiền thuế nhiều hơn, có ngân sách tốt hơn thì lúc đó chúng ta có lộ trình cải cách tiền lương", ông Cường phân tích.