Liên minh phần mềm bsa là gì năm 2024

Liên minh phần mềm (BSA), công bố chiến dịch "Xóa bỏ phần mềm trái phép", nhắm vào 10.000 công ty trên khắp Việt Nam.

BSA cho biết, các công ty được nhắm đến thuộc các lĩnh vực kinh doanh như sản xuất, xây dựng, ngân hàng và tài chính, kỹ thuật, kiến trúc, truyền thông, thiết kế, công nghệ thông tin và y tế.

Chiến dịch này gồm hai hoạt động cơ bản là hợp tác chặt chẽ hơn với cơ quan chức năng Việt Nam để kiểm tra việc tuân thủ dùng phần mềm có bản quyền của các doanh nghiệp và cung cấp 'Công cụ ước tính rủi ro cho CEO' miễn phí, giúp lãnh đạo các công ty có thể xác định mức phạt mà họ phải đối mặt nếu không kiểm soát tốt việc sử dụng phần mềm bất hợp pháp.

Liên minh phần mềm bsa là gì năm 2024

Ông Tarun Sawney - Giám đốc cấp cao của BSA tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Ảnh: BSA

"Ngành công nghiệp phần mềm đánh giá cao công việc mà chính phủ Việt Nam đang làm. Tuy nhiên, chúng tôi muốn thấy nhiều hoạt động của các CEO tại Việt Nam để đảm bảo việc sử dụng phần mềm tại tập đoàn của họ là hợp pháp 100%. Điều đó không có nghĩa là chúng tôi cho rằng các CEO vi phạm luật, mà là nhiều người không quản lý bản quyền của tài sản phần mềm của họ đủ chặt chẽ", ông Tarun Sawney, Giám đốc cấp cao BSA khu vực Châu Á Thái Bình Dương cho biết.

10.000 doanh nghiệp sẽ được BSA chọn lọc bằng 2 cách. Một là theo dõi các doanh nghiệp đã từng mua bản quyền phần mềm nhưng nay đã dừng gia hạn. Cùng với đó là các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề cần những phần đặc thù nhưng lại đối chiếu không có trong danh sách khách hàng của nhà cung cấp. Đây là hai nhóm doanh nghiệp có nguy cơ dùng phần mềm lậu cao, sẽ được tiếp cận để tìm hiểu và vận động.

Theo BSA, tỷ lệ phần mềm không bản quyền trên tổng số phần mềm được sử dụng ở Việt Nam theo khảo sát mới nhất vào năm 2017 là 74%, giảm nhẹ so với mức 78% vào năm 2015. Đây là xu hướng tích cực nhưng vẫn còn rất cao so với trung bình thế giới và với các nước lân cận. Ví dụ, tỷ lệ này tại Thái Lan là 67% và Trung Quốc là 60%.

Hồi tháng 3 đến tháng 9/2019, BSA cũng đã tổ chức một chiến dịch tại Việt Nam, tiếp cận 6.278 công ty dùng phần mềm lậu. Kết quả, 1.358 công ty chấp nhận chuyển sang dùng phần mềm bản quyền, tức tỷ lệ chuyển đổi chỉ 22%.

Năm 2018, Bộ Thông tin - Truyền thông đã xử lý 50 trường hợp doanh nghiệp dùng phần mềm không bản quyền. Chín tháng đầu năm nay, số trường hợp bị xử lý là 85. Kể từ tháng 1/2018, vi phạm bản quyền là một tội hình sự tại Việt Nam, có thể bị xử phạt lên đến 3 tỷ đồng hoặc đình chỉ kinh doanh 2 năm đối với các tổ chức thương mại.

"Các doanh nghiệp Việt Nam có thể tránh những hậu quả đáng tiếc bằng cách tự giác kiểm tra kỹ lưỡng phần mềm trên máy tính tại công ty để đảm bảo tất cả đều hợp pháp. Điều đó sẽ đòi hỏi nỗ lực thực tiễn từ các CEO và lãnh đạo cấp cao, những người có quyền lợi trong việc bảo vệ dữ liệu, tài sản kỹ thuật số của công ty họ, của khách hàng, uy tín bản thân và phúc lợi tài chính. Đó là ý tưởng đằng sau chiến dịch này", ông Sawney nói thêm.

Liên minh phần mềm (BSA) là đơn vị chuyên thúc đẩy sử dụng phần mềm hợp pháp, ủng hộ các chính sách thúc đẩy đổi mới công nghệ và tăng trưởng trong nền kinh tế kỹ thuật số. Tổ chức có trụ sở tại Washington, DC (Mỹ), hoạt động tại hơn 60 quốc gia. Một số thành viên tiêu biểu của BSA như Adobe, Autodesk, Apple, Amazon Web Services, Microsoft, Oracle, IBM, Cisco, Symantec...

Ông Đào Anh Tuấn, Trưởng đại diện của BSA tại Việt Nam, cho biết: "Không phải doanh nghiệp nào cũng hội đủ các tiêu chí để có thể gia nhập liên minh. Bkis là một doanh nghiệp có tiềm lực lớn, với các sản phẩm có lượng người sử dụng đông đảo, có thương hiệu và đang bứt phá rất nhanh để tiến ra thị trường toàn cầu. Việc Bkis tham gia BSA được đánh giá là một bước tiến quan trọng đóng góp vào những nỗ lực chung của Việt Nam trong việc nâng cao ý thức về bản quyền phần mềm đối với người sử dụng và các doanh nghiệp trong nước cũng như chống lại nạn vi phạm sở hữu trí tuệ".

Ông Nguyễn Tử Quảng, Tổng Giám đốc Bkis, cho biết tỷ lệ vi phạm bản quyền ở Việt Nam hiện rất cao. Điều đó vừa ảnh hưởng tới sự phát triển của các công ty phần mềm nói riêng vừa ảnh hưởng tới nền kinh tế nói chung. "Chỉ cần 20% trong số 5 triệu người sử dụng thường xuyên phần mềm diệt virus Bkav (tính riêng tại Việt Nam) trả phí bản quyền với mức chi khoảng 20 USD cho một năm sử dụng, thì chúng tôi đã có thể thu thêm 20 triệu USD mỗi năm. Đây là điều kiện cơ bản để Bkis có thể phát triển mạnh hơn và sản phẩm của chúng tôi có thể vươn ra được các thị trường thế giới. Đó là lý do chính mà chúng tôi đã gia nhập liên minh BSA", ông Quảng nói.

Là thành viên của BSA, Bkis sẽ tham gia các hoạt động của tổ chức này tại Việt Nam, tham gia góp ý, tư vấn cho Chính phủ và cùng xây dựng chiến lược bảo vệ bản quyền phần mềm tại Việt Nam. Trong các ngày 27 và 28 tháng 08 tới, Bkis sẽ cùng các thành viên BSA tổ chức đào tạo về điều tra vi phạm bản quyền phần mềm cho các thanh tra viên của Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch và các tỉnh khu vực phía Bắc. Trước đó, Bkis đã cùng với Microsoft, AutoDesk, PPC (Công ty của Mỹ chuyên phát triển các phần mềm thiết kế trong lĩnh vực cơ khí)… đào tạo chương trình tương tự cho các tỉnh khu vực phía Nam.

Về BSA:

Liên minh Phần mềm Doanh nghiệp thế giới BSA là một hiệp hội thương mại phi lợi nhuận, được thành lập để thúc đẩy việc đạt được các mục tiêu của ngành công nghiệp phần mềm và của các đối tác phần cứng của hiệp hội. Đây là tổ chức đầu tiên chú trọng tới sự phát triển của một thế giới kỹ thuật số an toàn và hợp pháp. BSA có trụ sở chính đặt tại Washington DC, và triển khai hoạt động tại hơn 80 quốc gia với đội ngũ nhân viên làm việc tại 11 văn phòng khắp toàn cầu: Brussels, London, Munich, Bắc Kinh, Delhi, Jakarta, Kuala Lumpur, Đài Bắc, Tokyo, Singapore và Sao Paulo.

Các chương trình của BSA nhằm thúc đẩy sự cải tiến, sự tăng trưởng và một thị trường cạnh tranh cho các phần mềm thương mại và các công nghệ liên quan.